Giáo án Địa lý Lớp 8 - Bài 23: Vị trí địa lí, giới hạn và lịch sử hình thành lãnh thổ Việt Nam - Năm học 2020-2021

Giáo án Địa lý Lớp 8 - Bài 23: Vị trí địa lí, giới hạn và lịch sử hình thành lãnh thổ Việt Nam - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu: SHD T50

II. Chuẩn bị

- Đồ dùng: Máy chiếu

- HS: Chuẩn bị trước nội dung bài

III. Phương pháp dạy học:

- Vấn đáp, trực quan, thảo luận nhóm.

IV. Tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức:

2. Khởi động

a. Kiểm tra bài cũ:

H: Nêu những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi ra nhập Asean?

b. Mở bài

GV yêu cầu HS làm việc cá nhân (5’) trả lời câu hỏi SHD phần khởi động T50.

H: Kể tên các quốc gia có chung biên giới trên biển với nước ta.

GV gọi HS trả lời, chia sẻ.

* Dự kiến sản phẩm của HS:

- Trên biển nước ta giáp các nước: Trung Quốc, Cam-Pu-chia, Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a, Bru-lây, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan.

GV dẫn dắt vào bài.

 

doc 9 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 191Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý Lớp 8 - Bài 23: Vị trí địa lí, giới hạn và lịch sử hình thành lãnh thổ Việt Nam - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 1/2/2021 
Dạy: 23/2/2021 8D, 24/2/2021 8C, 25/2 8E 
ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM 
TIẾT 27. BÀI 23: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, GIỚI HẠN VÀ LỊCH SỬ 
HÌNH THÀNH LÃNH THỔ VIỆT NAM (T1)
I. Mục tiêu: SHD T50
II. Chuẩn bị 
- Đồ dùng: Máy chiếu
- HS: Chuẩn bị trước nội dung bài
III. Phương pháp dạy học:
- Vấn đáp, trực quan, thảo luận nhóm.
IV. Tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức:
2. Khởi động
a. Kiểm tra bài cũ: 
H: Nêu những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi ra nhập Asean?
b. Mở bài
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân (5’) trả lời câu hỏi SHD phần khởi động T50.
H: Kể tên các quốc gia có chung biên giới trên biển với nước ta. 
GV gọi HS trả lời, chia sẻ.
* Dự kiến sản phẩm của HS:
- Trên biển nước ta giáp các nước: Trung Quốc, Cam-Pu-chia, Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a, Bru-lây, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan.
GV dẫn dắt vào bài. 
3. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
B. Hoạt động hình thành kiến thức.
HĐ 2. Tìm hiểu về VTĐL và giới hạn lãnh thổ
* Mục tiêu: Trình bày được VTĐL, giới hạn, phạm vi lãnh thổ, đặc điểm lãnh thổ nước ta. Nêu được ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta về mặt tự nhiên, kinh tế - xã hội.
* Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS quan sát H1 bài 21+ thông tin SHD T50, hoạt động nhóm đôi trả lời các câu hỏi sau.
H: Biển nước ta nằm ở phía nào của lãnh thổ? Có ý nghĩa như thế nào trong an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế?
* An ninh quốc phòng:
H: Cần làm gì để bảo vệ chủ quyền biển đảo nước ta?
HS trả lời, chia sẻ.
GV nhận xét, chốt KT.
H: Tên đảo lớn nhất của nước ta là gì? Thuộc tỉnh nào?
HS: жo Phó Quèc, diÖn tÝch: 568 Km2 thuéc tØnh Kiªn Giang.
H: Vịnh biển đẹp nhất nước ta là vịnh nào? Vịnh đó đó được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm nào?
HS: VÞnh H¹ Long ®­îc UNESCO c«ng nhËn lµ di s¶n thiªn nhiªn thÕ giíi vµo n¨m 1994.
H: Nêu tên quần đảo xa nhất của nước ta? Chúng thuộc tỉnh, thành phố nào?
HS: QuÇn ®¶o Tr­êng Sa ( tØnh Kh¸nh Hoµ ).
H: Thuận lợi và khó khăn do biển mang lại đối với kinh tế và đời sống của nhân dân ta?
* Thuận lợi:
- Điều hoà khí hậu, tạo cảnh quan tự nhiên ven biển như: bãi biển, vũng vịnh tạo điều kiện phát triển ngành du lịch, nuôi trồng hải sản.
- Biển còn có nhiều tài nguyên như khoáng sản như: Dầu mỏ, khí đốt, cát thuỷ tinh, muối
- Phát triển giao thông vận tải biển đến các vùng trong nước ta, các khu vực và nối nước ta với các nước trên thế giới.
* Khó khăn: Biển mang lại nhiều thiên tai như: bão lũ, cát lấn đất, triều cường,... gây thiệt hại nhiều cho phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân.
* HS khá giỏi:
H: Vị trí địa lí & hình dạng của lãnh thổ nước ta có thuận lợi khó khăn gì cho việc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc?
(* Thuận lợi: Phát triển kinh tế toàn diện với nhiều ngành nghề trên biển và trên đất liền. Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước ĐNA và thế giới.
* Khó khăn: Phải luôn luôn chú ý bảo vệ đất nước, phũng chống thiên tai, gió bóo, lũ lụt, hạn hán, cháy rừng và chống giặc ngoại xâm).
Giảm tải
GV yêu cầu HS về nhà tự học theo nội dung bảng T53.
1. Vị trí và giới hạn lãnh thổ 
b. Phần biển: 
- Biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2, có nhiều đảo và quần đảo.
- Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á, tiếp giáp với vùng biển của nhiều quốc gia.
- Biển Đông có ý nghĩa chiến lược đối với nước ta cả về mặt an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế. 
* Ý nghĩa: 
- Nước ta nằm trong miền nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên đa dạng, phong phú nhưng cũng gặp không ít thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán ...).
- Nằm gần trung tâm ĐNA, nên thuận lợi trong việc giao lưu và hợp tác để phát triển kinh tế - xã hội.
2. Tìm hiểu lịch sử hình thành lãnh thổ nước ta.
4. Củng cố:
H: Hãy xác định vị trí địa lí, giới hạn phần biển nước ta trên lược đồ?
5. Hướng dẫn học bài:
- Học bài theo nội dung mục 1.
- Chuẩn bị bài mới: Địa hình, khoáng sản VN. 
+ Hoàn thiện bảng T58 
Soạn: 1/2/2021 
Dạy: 3/2 8D, 4/2/2021 8C, 5/2 8E 
ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM 
TIẾT 26. BÀI 23: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, GIỚI HẠN VÀ LỊCH SỬ 
HÌNH THÀNH LÃNH THỔ VIỆT NAM (T2)
I. Mục tiêu: SHD T50
II. Chuẩn bị 
- Đồ dùng: Máy chiếu
- HS: Chuẩn bị trước nội dung bài
III. Phương pháp dạy học:
- Vấn đáp, trực quan, thảo luận nhóm.
IV. Tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức:
2. Khởi động
a. Kiểm tra bài cũ: 
H: Nêu những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi ra nhập Asean?
b. Mở bài
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân (5’) trả lời câu hỏi SHD phần khởi động T50.
H: Kể tên các quốc gia có chung biên giới trên đất liền với nước ta. Xác định vị trí địa lí của Việt Nam trên bản đồ?
GV gọi HS trả lời, chia sẻ.
GV dẫn dắt vào bài. 
3. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ 2. Tìm hiểu về VTĐL và giới hạn lãnh thổ
* Mục tiêu: Trình bày được VTĐL, giới hạn, phạm vi lãnh thổ, đặc điểm lãnh thổ nước ta. Nêu được ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta về mặt tự nhiên, kinh tế - xã hội; an ninh quốc phòng.
* Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS quan sát H1 bài 21+ thông tin SHD T50, hoạt động nhóm đôi trả lời các câu hỏi sau.
1. Xác định vị trí, giới hạn Việt Nam trên bản đồ? Việt Nam gắn liền với Châu lục nào, đại dương nào?
2. Việt Nam có đường biên giới chung trên đất liền với những quốc gia nào? Nêu đặc điểm lãnh thổ phần đất liền nước ta?
3. Dựa vào thông tin trong SGK em hãy nêu ý nghĩa nổi bật của vị trí địa lí Việt Nam đối với tự nhiên; phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng?
+ Nước ta có vị trí đặc biệt quan trọng trong khu vực Đông Nam Á, khu vực kinh tế năng động, nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới.
+ Biển Đông có ý nghĩa chiến lược trong xây dựng, phát triển kinh tế và bảo đất nước.
GV gọi đại diện nhãm b¸o c¸o, chia sẻ.
GV chốt kiÕn thøc và hỏi thêm:
H: Hình dạng lãnh thổ nước ta đó ảnh hưởng đến điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông như thế nào?
(- Vị trí, hình dạng, kích thước lãnh thổ có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành các đặc điểm địa lí tự nhiên độc đáo.
- Có đủ điều kiện phát triển nhiều loại hình giao thông vận tải, nhưng có trở ngại lớn về thiên tai).
1. Vị trí và giới hạn lãnh thổ 
a. Phần đất liền:
- Phần đất liền lãnh thổ nước ta kéo dài 15 vĩ độ, mở rộng ra 7 kinh độ.
- Diện tích: 331.212 km2.
- Kéo dài theo chiều Bắc - Nam tới
1650 km, lãnh thổ hẹp ngang, nơi hẹp nhất chưa đầy 50 km ( Quảng Bình). 
- Đường bờ biển dài 3260 km, đường biên giới trên đất liền dài trên 4600 km.
4. Củng cố:
H: Hãy xác định vị trí địa lí, giới hạn và hình dạng phần đất liền nước ta trên lược đồ?
5. Hướng dẫn học bài:
- Học bài theo nội dung mục 1.
- Chuẩn bị bài mới: Giới hạn, đặc điểm phần biển nước ta.
1. Giới hạn và đặc điểm phần biển nước ta.
2. Đặc điểm vị trí nước ta có ảnh hưởng gì tới môi trường tự nhiên nước ta.
Soạn: 12/2/2019
Dạy: 15/2/2019 
TIẾT 27. BÀI 23: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, GIỚI HẠN VÀ LỊCH SỬ 
HÌNH THÀNH LÃNH THỔ VIỆT NAM (T1)
I. Mục tiêu: SHD T50
II. Chuẩn bị 
- Đồ dùng: Máy chiếu
- HS: Chuẩn bị bài
III. Phương pháp dạy học:
- Vấn đáp, trực quan, thảo luận nhóm.
IV. Tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Chơi trò chơi “ gọi thuyền”.
H: Trình bày vị trí địa lí, giới hạn của nước ta trên lược đồ? Nêu đặc điểm lãnh thổ nước ta?
GV nhận xét, bổ sung.
GV dẫn dắt vào bài. 
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ 1. Tìm hiểu về lịch sử hình thành lãnh thổ nước ta. 
* Mục tiêu: Biết sơ lược về quá trình hình thành lãnh thổ nước ta qua ba giai đoạn chính và kết quả của mỗi giai đoạn.
So sánh sự phát triển của ba giai đoạn.
* Cách tiến hành:
GV chiếu Slide: Niên biểu địa chất rút gọn và H2: Sơ đồ các vùng địa chất kiến tạo.
GV yêu cầu HS quan sát + thông tin SHD T53, 54.
GV y/c HS thảo luận nhóm đôi (8’) hoàn thiện bảng T53.
HS thảo luận nhóm hoàn thiện nội dung bảng.
GV gọi đại diện 1 nhóm báo cáo, chia sẻ.
GV nhận xét, chốt KT.
H: Xác định trên sơ đồ các vùng địa chất kiến tạo những mảng nền được hình thành ở giai đoạn tiền Cambri, cổ kiến tạo và tân kiến tạo? 
HS xác định trên sơ đồ.
GV nhận xét, chốt KT.
H: Vận động Tân kiến tạo còn kéo dài đến ngày nay không? Biểu hiện như thế nào?
H: Em hãy cho biết một số trận động đất khá mạnh xảy ra những năm gần đây tại khu vực Điện Biên, Lai Châu chứng tỏ điều gì?
H: Tỉnh Lào Cai thuộc đơn vị nền móng nào? Địa hình có tuổi khoảng bao nhiêu năm?
HS trả lời.
GV nhận xét, chốt KT.
2. Lịch sử hình thành lãnh thổ nước ta. 
(Bảng phụ)
4. Củng cố:
H: Trình bày lịch sử phát triển của tự nhiên nước ta? Ý nghĩa của giai đoạn Tân kiến tạo đối với sự phát triển lãnh thổ nước ta hiện nay?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài theo nội dung mục 2, làm bài tập mục C, D.
- Sưu tầm một số bài thơ, ca dao, bài hát ca ngợi quê hương đất nước
- Bài mới: đọc và xđ MT bài 24. Tìm hiểu mục 1 đặc điểm của địa hình VN.
+ Hoàn thiện bảng SHD T58 về đặc điểm chung của ĐH Việt Nam.
6. Phụ lục: Bảng phụ
Giai đoạn
Thời gian cách ngày nay ít nhất (Triệu năm)
Đặc điểm
Các mảng nền được hình thành
Tiền Cambri
542 Triệu năm
-Đại bộ phận lãnh thổ nước ta lúc đó còn là biển.
Phần đất liền là những mảng nền cổ: Vòm sông Chảy, Hoàng Liên Sơn, Sông Mã, Kon Tum ... 
- Sinh vật còn rất ít và đơn giản. Khí quyển rất ít ôxi.
-> Tạo lập nền móng sơ khai của lãnh thổ.
 Việt Bắc, sông Mã, Hoàng Liên Sơn, Sông Mã, Kon Tum ... 
Cổ kiến tạo
65 Triệu năm
Có nhiều vận động tạo núi lớn làm thay đổi hình thể nước ta so với trước. Phần lớn lãnh thổ nước ta đã trở thành đất liền.
- Một số dãy núi hình thành do các vận động tạo núi.
- Xuất hiện các khối núi đá vôi và các bể than đá lớn tập trung ở miền Bắc và rải rác ở một số nơi.
- Sinh vật phát triển mạnh mẽ.
- Cuối giai đoạn này, địa hình nước ta bị ngoại lực bào mòn, hạ thấp.
-> Phát triển, mở rộng và ổn định lãnh thổ.
Đông Bắc, Trường Sơn Bắc, Pu hoạt, ĐNB, S. Đà
Tân kiến tạo
25 Triệu năm
- Địa hình được nâng cao (dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phan-xi-păng).
- Hình thành các cao nguyên ba dan (ở Tây Nguyên) , các đồng bằng phù sa (ĐB sông Hồng, ĐBS.Cửu Long); các bể dầu khí ở thềm lục địa... 
- Sinh vật phát triển phong phú và hoàn thiện, xuất hiện loài người trên Trái Đất.
-> Tạo nên diện mạo hiện tại của lãnh thổ và còn đang tiếp diễn.
 Hà Nội, Tây Nam Bộ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_ly_lop_8_bai_23_vi_tri_dia_li_gioi_han_va_lich_s.doc