Giáo án môn Lịch Sử 7 - Tiết 38 đến tiết 68

Giáo án môn Lịch Sử 7 - Tiết 38 đến tiết 68

A- MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1.Kiến thức:

- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là cuộc đấu tranh giải phóng đất nước, từ một cuộc khởi nghĩa nhỏ ở miền rừng núi Thanh Hoá đã phát triển rộng khắp cả nước.

- Tầng lớp quý tộc Trần, Hồ đã suy yếu không đủ sức lãnh đạo khởi nghĩa, chỉ có tầng lớp địa chủ mới do Lê Lợi lãnh đạo có đủ uy tín tập hợp khởi nghĩa

2.Tư tương:

- Giáo dục học sinh lòng yêu nước, biết ơn người có công với nước: Lê Lợi, Nguyễn Trẫi.

3.Kĩ năng:

- Đánh giá, nhận xét nhân vật lịch sử tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa.

B- CHUẨN BỊ

- Lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn.

- Bia Vĩnh Lăng, chân dung Nguyễn Trãi.

 

doc 208 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1293Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Lịch Sử 7 - Tiết 38 đến tiết 68", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 4 ngày 12 / 01 / 2011.
Tiết 38 
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn 
a- Mục tiêu bài học.
1.Kiến thức:
- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là cuộc đấu tranh giải phóng đất nước, từ một cuộc khởi nghĩa nhỏ ở miền rừng núi Thanh Hoá đã phát triển rộng khắp cả nước.
- Tầng lớp quý tộc Trần, Hồ đã suy yếu không đủ sức lãnh đạo khởi nghĩa, chỉ có tầng lớp địa chủ mới do Lê Lợi lãnh đạo có đủ uy tín tập hợp khởi nghĩa
2.Tư tương:
- Giáo dục học sinh lòng yêu nước, biết ơn người có công với nước: Lê Lợi, Nguyễn Trẫi.
3.Kĩ năng:
- Đánh giá, nhận xét nhân vật lịch sử tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa.
b- chuẩn bị
- Lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn.
- Bia Vĩnh Lăng, chân dung Nguyễn Trãi.
c- tiến trình bài dạy
1.ổn định lớp. 1’
2.Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: Giới thiệu bài:
Quân Minh đã đánh bại nhà Hồ đặt ách cai trị lên đất nước ta, chúng đề ra chính sách áp bức bóc lột nhân dân ta một cách vô cùng dã man. Ngay sau khi cuộc kháng chiến của nhà Hồ và các quý tộc Trần bị dập tắt, cuộc khởi nghĩa mới đã xuất hiện ở Lam Sơn- Thanh Hoá được đông đảo nhân dân ủng hộ, cuộc khởi nghĩa trải qua các giai đoạn phát triển đầy khó khăn gian khổ cuối cùng...
 I. Thời Kì ở miền tây Thanh Hoá .
Hoạt động của Thầy- trò
Nội dung bài học
H:Đọc sgk giáo viên giới thiệu qua về Lê Lợi, Nguyễn Trãi.
? Em hãy cho biết một vài nét về Lê Lợi.
G:Nghe tin Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa người tìm đến tham gia với nghĩa quân và trở thành quân sư tài ba cho cuộc khởi nghĩa đó là Nguyễn Trẫi.
? Nguyễn Trãi là người như thế nào?
G:Là con Nguyễn Phi Khanh đỗ tiến
sĩ thời Trần làm quan cho nhà Hồ, bị giam lỏng ở thành ĐôngQuan sau đã trốn theo nghĩa quân Lam Sơn.
GV; Gọi HS đọc chữ in nghiêng
? Căn cứ đầu tiên của nghĩa quân ở đâu?
? Vì sao Lê Lợi chọn căn cứ Lam Sơn-Thanh Hoá?
G:Lam Sơn là căn cứ đầu tiên của cuộc khởi nghĩa, là quê hương của Lê Lợi, noi có địa thế hiểm yếu, là nơi giao lưu của các dân tộc: Thái, Mường.Là nơi giao lưu giưa đồi núi và thung lũng tại đây nghĩa quân có thể toả đi xuống đồng bằng trước mặt hoặc rút lên núi bảo toàn lực lượng.
G:Kể về hội thề Lũng Nhai...
? Vì sao hào kiệt khắp nơi về tụ nghĩa?.
G: Giảng+sgk; lược đồ.
? Em có suy nghĩ gì về hoàn cảnh của nghĩa quân lúc đó?.
? Em có suy nghĩ gì về tấm gương hy sinh cứu chúa của Lê Lai?
 .
? Trong lần rút lên núi Chí Linh lần 3 quân ta đa gặp khó khăn gì?
- Nghĩa quân ăn măng tre, dễ củ lương thảo cạn kiệt, giết cả voi, ngựa chiến
-> Khó khăn.
? Tại sao quân Minh chấp nhận hoà hoãn?- Chấp nhận hoà để dụ dỗ, mua chuộc Lê Lợi
? Em hãy sử dụng lược đồ giới thiệu những hoạt động chính của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong những năm đầu.
 1.Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa. 18’
- Lê Lợi là người yêu nước thương dân, có uy tín lớn
- Nguyễn Trãi là người học rộng, tài cao giàu lòng yêu nước, thương dân.
- Năm 1416, Lê Lợi cùng bộ chỉ huy tổ chức hội thề Lũng Nhai
- Năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, tự xưng là Bình Định Vương
2.Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn.: 23’
- Những năm đầu: Lực lượng yếu thiếu lương thực, khí giới.
-> Giặc bao vây, tấn công -> rút lên núi Chí Linh lần 1 .
G: Cơm ăn sớm tối không đủ hai bữa, áo mặc đông hè chỉ có một manh, quân lính chỉ có vài ngàn, khí giới chỉ một tay không.
G:Giặc bao vây quyết bắt chủ tướng Lê Lai cải trang+ 500 quân cảm tử cứu chúa
- 1421, 10 vạn quân Minh lại tấn công
 -> rút lên núi lần 3.
- 5/1423 Lê Lợi quýêt định hoà hoãn với quân Minh.
- Cuối 1424 quân Minh trở mặt tấn công.
-> Cuộc khởi nghĩa từ đây bước sang một giai đoạn mới.
4. Củng cố: 3’ 
(?) Vì sao Lê Lợi chọn căn cứ Lam Sơn – Thanh Hoá để khởi nghĩa?
5. Hướng dẫn:
- Làm đáp án trả lời các câu hỏi trong SGK
- CBB: Đọc trước mục II SGK
Ngày soạn:..........................
Ngày giảng: 7A:.....................
 7B:.....................
Tiết 39
II.Giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hoá và tiến quân raBắc .
a- Mục tiêu bài học.
1.Kiến thức:
- Những nét chue yếu về hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm cuối 1424 đến cuối 1425.
- Qua đó thấy được sự phát triển lớn mạnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong thời gian này.
- Từ chỗ bị động, đối phó với quân Minh ở miền tây Thanh Hoá, nghĩa quân đã đi đến chỗ làm chủ cả một vùng rộng lớn miền Trung và bao vây thành đông Quan.
2.Tư tương:
- Giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần bất khuất, kiên cường và lòng tự hào dân tộc.
3.Kĩ năng:
- Sử dụng lược đồ để thuật lại sự kiện lịch sử.
- Nhận xét các nhân vật lịch sử qua cuộc khởi nghĩa.
- Lược đồ tiến quân ra Bắc của nghĩa quân Lam Sơn.
b- chuẩn bị
- Lược đồ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
c- Phương pháp
	- Nêu vấn đề, phát vấn ...
d- tiến trình bài dạy
1.ổn định lớp.
- KTSS: + 7A:
 	 + 7B:
2.Kiểm tra bài cũ:
a) Câu hỏi:
(?) Em hãy trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giai đoạn 1418-1823.
(?) Tai sao quân Minh chấp nhận hoà hoãn với Lê Lợi.
b) Đáp án: Vở ghi+lời giảng của GV
3. Bài mới
a) Giới thiệu bài:
Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa, nghĩa quân Lam Sơn gặp phải khó khăn lớn, lương thực, vũ khí thiếu thốn. Bị bao vây tấn công dồn dập, đường tiếp tế lương thực bị cắt đứt,
Lê Lợi đã quyết định hoà hoãn với quân Minh, đây là thời kì tận dụng thời gian để chuẩn bị tích luỹ lương thảo, khí giới chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa mới. Cuối 1424 quân Minh trở mặt tấn công, ta chuỷên địa bàn hoạt động...
b) Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy- trò
Nội dung bài học
G: Sau thời gian hoà hoãn giặc trở mặt tấn công. Nguyễn Chích đề nghị chuyển quân vào Nghệ An.
? Nguyễn Chích là người như thế nào? Vì sao ông đề nghị chuyển quân vào Nghệ An?
G:Nguyễn Chích là người yêu nước quê Nghệ An thông thạo đường lối, đất rộng, người đông, giàu truyền thống, sự ủng hộ của nhân dân...
G:Dùng lược đồ giới thiệu.
“Miền Trà Lân trúc trể tro bay”.
? Em có nhận xét gì về những thắng lợi của quân ta, kế hoạch Nguyễn Chích có liên quan gì đến thắng lợi không?
->Ta thắng liên tiếp, kế hoạch Nguyễn chích là đúng đắn, hợp lí.
G:Sơ kết chuyển ý.
G:Dùng lược đồ gt.
? Em hãy trình bày tóm tắt chiến thắng của Nghĩa quân Lam Sơn từ 10/1424-> 8/1425.
G:Sơ kết chuyển ý.
H:Đọc sử liệu sgk.
G:Sử dụng lược đồ:
Đạo 1 –Giải phóng tây Bắc.
Đạo 2- giải phóng s. Nhị Hà.
Đạo 3- tiến ra Đông Quan.
? Cả 3 đạo quân có nhiệm vụ gì?
? Cuộc tiến công ra bắc đạt kết quả như thế nào?
? Em hãy nêu những dẫn chứng về sự ủng hộ của nhân dân ta trong khởi nghĩa.
1.Giải phóng Nghệ An 1424.
- Nghĩa quân chuyển từ Thanh Hoá vào Nghệ An.
- 12/10/1424 tập kích đồn Đa Căng .
- Hạ thành Trà Lân, Khả Lưu (sôngLam).
- Tiến vào Nghệ An.
- Giải phóng Nghệ An, Diễn Châu-> Thanh Hoá.
-> Giặc cố thủ trong thành.
2.Giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá 1425.
- 8/1425 Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy quân ở Nghệ An-> Tân Bình. Giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá.
- Như vậy sau 10 thánh từ 10/1424->8/1425 ta giải phóng từ Thanh Hoá-> Thuận Hoá, giặc cố thủ chờ chi viện.
3.Tiến quân ra bắc mở rộng phạm vi hoạt động 
- 9/1426 Lê Lợi quyết định tiến ra bắc chia 3 đạo.
- Nhiệm vụ: Vây đồn, giải phóng đất đai, chặn viện binh.
->Thành lập chính quyền.
- Kết quả: Ta thắng nhiều trận lớn. Địch cố thủ trong thành Đông Quan
	4. Củng cố:
(?) Em hãy trình bày tóm tắt chiến thắng của Nghĩa quân Lam Sơn từ 1424-> 1426
	5. Hướng dẫn:
	- Làm đáp án trả lời các câu hỏi trong SGK
	- CBB: Đọc trước mục III SGK
E- rút kinh nghiệm:
	- Thời gian dành cho toàn bài và từng hoạt động.........................................
	- Nội dung kiến thức....................................................................................
	- Phương pháp giảng dạy..............................................................................
	- Hình thức tổ chức lớp học..........................................................................
	- Thiết bị dạy học.........................................................................................
Ngày soạn:..........................
Ngày giảng: 7A:.....................
 7B:.....................
Tiết 40
III. Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng 
a- Mục tiêu bài học.
1.Kiến thức:
- Những sự kiện tiêu biểu trong giai đoạn cuối của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chiến thăng Tôt Động- Chúc Động và chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang.
- ý nghĩa của những sự kiện đó đối với việc kết thúc thắng lợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
2.Tư tương:
- Giáo dục lòng yêu nước, tự hào về những chiến thắng oanh liệt của nhân dân ta thế kỉ XV.
3.Kĩ năng:
- Sử dụng lược đồ, học diễn biến theo lược đồ.
- Đánh giá những sự kiện có ý nghĩa quyết định một cuộc chiến tranh.
b- chuẩn bị
- Lược đồ trận Tốt Động- Chúc Động.
- Lược đồ trận Chi Lăng- Xương Giang.
c- Phương pháp
	- Nêu vấn đề, phát vấn ...
d- tiến trình bài dạy
1.ổn định lớp.
- KTSS: + 7A:
 	 + 7B:
2.Kiểm tra bài cũ:
a) Câu hỏi:
(?) Em hãy trình bày chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn từ cuối 1424 đến cuối 1426
b) Đáp án: Vở ghi
3. Bài mới
a) Giới thiệu bài:
Với kế hoạch chuyển quân của Nguyễn Chích nghĩa quân Lam Son đã nhanh chóng giành thắng lợi, mở rộng địa bàn hoạt động, giải phóng đất đai, đẩy giặc vào khó khăn, lúng túng, giữ thành, bí mật xin viện binh, trên đà thắng lợi quân ta tiếp tục đưa cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đến toàn thắng. Để hiểu rõ hơn diễn biến, kết quả, ý nghĩa lịch sử...
b) Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy- trò
Nội dung bài học
G:Sau khi quân Minh bị ta bao vây chúng đã cố thủ trong các thành cố thủ tại Đông Quan, tình thế vô cùng khó khăn chúng bí mật xin viện binh.
- Với 5 vạn viện binh lực lượng giặc ở Đông Quan lên đến 10 vạn để giành thế chủ động.
G:Dùng lược đồ giới thiệu.
Địch chia quân 2 cánh trước+ sau Cao Bộ.
G:Nắm được ý đồ và hướng tiến quân của giặc ta đặt phục binh ở Tôt Động- Chúc Động...
-Vương Thông rút về Đông Quan cố thủ.
Trần Hiệp; Lý Thăng; Lý Lượng bị giết, số sống sót chạy về Ninh Kiều bị truy kích.
“Ninh Kiều máu chảy thành sông...
Tôt Động thây phơi đầy nội...”
G:Trên đà thắng lợi nghĩa quân kéo tới bao vây thành Đông Quan, giải phóng nhiều châu, huyện.
? Em hãy cho biết trận Tốt Động- Chúc Động có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
? Vì sao coi trận thắng này có ý nghĩa chiến lược?
- Làm thay đổi tương quan lực lượng giữa ta và địch
- ý đồ chủ động phản công của địch bị thất bại
GV: Gọi Hs đọc SGK
? Trong "Bình ngô đại cáo" Nguyễn Trãi đã tổng kết trận chiến TĐ, CĐ = 2 câu thơ nào?
GV giảng: trên đà thắng lợi, nghĩa quân LS tiến đến vây hãm thành Đông Quan, giải phóng châu, huyện lân cận.
- 10/1427, 15 vạn viện binh từ TQ kéo vào nước ta chia làm 2 đạo:
+ 1 đạo do Liều Thăng chỉ huy
+ 1 đạo Mộc Thạnh chỉ huy.
? trước tình hình đó bộ chỉ huy nghĩa quân đã làm gì?
? Tại sao ta lại tập trung tiêu7 diệt đạo quân của Liễu Thăng trước mà không tập trung lự ... ng thôn và lãnh địa, kĩ thuật canh tác lạc hậu.
- Các giai cấp cơ bản của xã hội phong kiến ?
- Phương đông: Địa chủ - nông dân lĩnh canh
- Phương Tây: Lãnh chúa - nông nô.
Thể chế chiến tranh của chế độ phong kiến là gì ?
Chế độ quân chủ - vua đứng đầu.
* Giáo viên sử dụng bảng tổng kết xã hội phong kiến (bài 7)
Câu 2: Trình bày những nét giống nhau 
- Gây tổn thất nặng nề cho nhân dân.
- Phá vỡ khối đoàn kết, thống nhất đất nước.
Câu2: Phong trào Tây Sơn có gọi là cuộc chiến tranh phong kiến được không ? Vì Sao ?
Học sinh thảo luận - nêu ý kiến.
Giáo viên khái quát: Phong trào Tây Sơn nằm trong cuộc đấu tranh rộng lớn của nông dân thế kỉ XVIII à không phải là cuộc chiến tranh phong kiến.
Quang Trung đặt nền tảng cho sự nghiệp thống nhất đất nước như thế nào?
- Quang Trung chỉ huy nghĩa quân Tây Sơn:
+ Lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong (1777)
+ Lật đổ chính quyền họ Trịnh (1786) vua Lê (1788).
+ Xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước
+ Đánh tan các cuộc xâm lược Xiêm, Thanh...
Sau khi đánh đuổi quân ngoại xâm, Quang Trung đã có cống hiến gì trong công cuộc xây dựng đất nước ? (Bài 25 - SGK)
- Phục hồi kinh tế, xây dựng văn hoá dân tộc.
(Chiếu khuyến nông, chiếu lập học...)
- Củng cố quốc phòng, thi hành chính sách đối ngoại khéo léo.
Câu 3: (Bài 26 - SGK)
- Nguyễn ánh đánh bại vương triều Tây Sơn vào thời gian nào ? (1801-1802)
Nguyễn ánh lập lại chính quyền phong kiến tập quyền ra sao ?
- Đặt quốc hiệu, Kinh Đô
- Vua trực tiếp điều hành mọi công việc.
- Ban hành luật Gia Long (1815)
- Địa phương: Chia nước làm 30 tỉnh, 1 phủ trực thuộc
- Xây dựng quân đội mạnh.
Câu 4: Tình hình kinh tế, văn hoá ở các thế kỉ XVI - XIX có đặc điểm gì ?
Giáo viên chia 4 nhóm học sinh.
2 nhóm làm phần kinh tế (1-2-3)
2 nhóm làm phần văn hoá (4-5)
Giáo viên chuẩn bị 2 bảng phụ theo phụ lục. Đại diện học sinh lên làm vào bảng thống kê.
1. Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền.
- Sự mục nát của triều đình phong kiến, sự tha hoá của tầng lớp thống trị.
- Chiến tranh phong kiến:
+ Nam Triều - Bắc Triều
(Thế kỉ XVI)
+ Thế kỉ XVII chiến tranh Trịnh - Nguyễn
2. Quang Trung thống nhất đất nước.
- Lật đổ chính quyền các tập đoàn phong kiến.
- Đuổi quân Xiêm, Thanh
- Phục hồi kinh tế, văn hoá.
3. Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền.
- 1801-1802 đánh bại vương triều Tây Sơn.
- Đặt kinh đô ở Phú Xuân.
- Đặt niên hiệu Gia Long
- Tổ chức quan lại ở triều đình, các địa phương.
4. Tình hình kinh tế, văn hoá.
Tuần 33 - T66 	 Bài 30: 
Sn: / /2007	 Tổng kết
Mục tiêu: 
Qua giờ ôn tập giúp học sinh củng cố lại những kiến thức đã học.
Luyện tập trả lời các câu hỏi.
Luyện trả lời các bài tập trắc nghiệm chính xác.
Phương tiện dạy học:
Hệ thống các mốc lịch sử quan trọng
Tiến trình dạy - học.
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra
3. Bài mới.
Câu 1: Hãy thống kê những sự kiện chính của lịch sử Việt Nam TK X đến TK XIX và nhận xét tiến trình lịch sử Việt Nam trong thời đại đó ?
 939
Ngô Quyền xưng vương đóng đô ở Cổ Loa
 965 - 967
Loạn 12 sứ quân
 968 
Đinh Bộ Lĩnh dẹp 12 sứ quân
968-980
Nhà Đinh thành lập đặt tên nước là đại cổ Việt
981
Lê Hoàn đánh bại quân xâm lược Tống
980-1009
Lê Hoàn lên ngôi vua lập ra nhà tiền Lê
1009
Lý Công Uẩn lên ngôi, nhà Lý thành lập.
1010
Lý Thái Tổ rời về đại La Hà Nội
1059
Nhà Lýđổi tên nước là Đại Việt
1070-1075
Lập văn miếu thờ Khổng Tử, nhà Lý mở khoa thi đầu tiên
1077
Lý Thường Kiện lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi.
1266
Nhà Trần thành lập
1258-1285
Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên
1288
1400
Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần, lập nên nhà Hồ
1400-1407
Nhà Hồ quản lý đất nước đôie quốc hiệu là Đại
1406
Giặc Minh xâm lược nước ta
1407
Cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại
1418
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ
1427
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi
1428
Lê Lợi lên ngôi vua khôi phục quốc hiệu đại Việt
1527
Mạc Đăng Dung lật đổ nhà Lê Sơ thành lập nhà Mạc
1543-1592
Thời kì Lê Mạc - cuộc chiến tranh Nam Bắc triều
1627-1672
Chiến tranh Trịnh Nguyễn, đất nước bị chia cắt làm hai vùng
1771
Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ do 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo.
1777
Nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền chúa Ngueyẽn ở Đàng Trong
1785-1789
Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn thắng lợi.
1792
Quang Trung lên ngôi vua, thực thi nhiều chính sách cải cách tiến bộ.
1802
Nguyễn ánh lên ngôi vua, triều Nguyễn được thành lập
1804
Gia Long đặt quốc hiệu là Việt Nam, đóng đô ở Phú Xuân
1820
Minh Mạng lên ngôi hoàn đế
1831-1832
Nhà nguyễn(thời Minh Mạng) sắp xếp các đơn vị hành chính tỏng cả nước.
1858
Thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam tại bán đảo Sơn Trà - Đà Nẵng lịch sử Việt Nam chuyển sang 1 giai đoạn mới.
Nhận xét: lịch sử Việt Nam đã trôi qua nhiều thưòi kì lịch sử quan trọng và đáng ghi nhớ. Tuy có những bước thăng trầm, lúc cường thịnh, lúc suy vong. SOng nhìn chung, qua mỗi sự kiện lịch sử đều đánh giá và chứng tỏ bước trưởng thành vượt bậc, lớn mạnh không ngừng của dân tộc Việt Nam trong toàn tiến trình lịch sử nước nhà.
Câu 2: 
Sự phát triển kinh tế, văn hoá qua các triều đại Ngô - Đinh - Tiền - Lê - Lý - Trần - Lê Sơ TK XVI - XVIII nửa đầu TK XIX.
(Em bảng thống kê "tình hình kinh tế, văn hoá qua các triều đại ngày cáng phát triển, đạt được nhiều thành tựu có giá trị. Triều đại sau mở rộng và phát triển triều đại trước").
Câu3: Hãy phân tích nguyên nhân thắng loại của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành được tự do cho đất nước. Toàn dân đoàn kết chiến đấu, tất cả các tầng lớp nông dân không phân biệt nam, nữ, già trẻ, các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc.
- Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn gắn liền với đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu đứng đầu là các anh hùng dân tộc, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, người lãnh đạo cuộc kháng chiến đã biết dựa vào dân từ cuộc khởi nghĩa đã phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng.
* Nguyên nhân thắng lợi của phong trào nông dân Tây Sơn.
- Nhờ có ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả của nhân dân ta.
- Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân đã đóng góp phần quan trọng vào thắng lợi. Quang Trung là anh hùng dân tộc vĩ đại của nhân dân ta ở TK XVIII.
Câu 4: Hãy đánh giá vai trò của những người lãnh đạo trong các cuộc khởi nghĩa đó.
+ Người lãnh đạo: Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung là những người yêu nước, thương dân, có ý thức dân tộc.
+ Căm thù quân giặc, quan tâm tiêu diệt giặc đến cùng.
+ Thông minh tài giỏi, năng động, sáng tạo.
+ Có chiến lược, chiến thuật khéo léo tài tình, có cách đánh táo bạo, sáng suốt.
* Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập kiến thức đã học
- Học kí các bài 20,22,25,27 để chuẩn bị kiểm tra học kì. 
Tuần 34 - T68 	 
Sn: / /2007	 sử địa phương
Bài 1: 	khái quát lịch sử văn hoá tỉnh hải dương 
từ nguồn gốc đến giữa TK xix
Mục tiêu: 
Hiểu thêm về kiến thức lịch sử địa phương, hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương.
Hiểu khái quát lịch sử - văn hoá tỉnh Hải Dương từ nguồn gốc đến giữa TK XIX.
Giáo dục học sinh lòng tự hào về lịch sử quê hương, từ đó các em có ý thức gắn bó với quê hương và xây dựng quê hương giàu đẹp.
Sưu tầm các danh của tỉnh Hải Dương.
Phương tiện dạy học:
Bản đồ hành chính tỉnh Hải Dương.
Tiến trình dạy - học.
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra
3. Bài mới.
I. Quê hương, con người Hải Dương và nền văn minh sông Hồng.
Học sinh đọc tài liệu
? Em hãy nêu vị trí, nguồn gốc của tỉnh Hải Dương ?
? Từ khi thành lập đến nay Hải Dương có những tên gọi như thế nào ?
? Em hãy đọc tên thành phố và các huyên trong tỉnh ?
- Học sinh đọc tài liệu
? Em hãy nêu những bằng chứng của nền văn minh sông Hồng trên đất Hải Dương ?
- Học sinh làm việc theo nhóm.
? Những bằng chứng đó có ý nghĩa gì ?
- Học sinh đọc tài liệu
? Em hãy kể tên và giới thiệu một vài nét chính về các danh nhân tiêu biểu của tỉnh Hải Dương ?
? Trong lĩnh vực khoa học có danh nhân nào ?
? Trên lĩnh vực khoa ọc kĩ thuật có những danh nhân nào ?
- Giáo viên diễn giảng giúp học sinh hiểu về các danh nhân văn học.
1. Địa danh Hải Dương qua các thưòi kì lịch sử.
- Hải Dương thuộc vùng đất cổ ở Đồng Bằng sông Hồng, một trong những nơi phát tích nền văn minh sông Hồng.
- Một vùng đát giáp kinh đô Thăng Long tới bờ biến đông.
- Thời Hùng vương thuộc bộ Dương Truyền.
Thời Bắc thuộc (179- trước công nguyên) đến năm 938 thuộc quân giao chỉ của Châu Giao.
- Thời Lý - Trần có tên là Nam Sách lộ, Hồng Lô.
- Thời Lê: Là thừa tuyên Nam Sách 
- 1469 vua Lê Thánh Tông đổi thừa Tuyên Hải Dương, cuôcí thời Lê đổi tên là xứ Hải Dương - thành lập (còn gọi là tỉnh Đông)
- 1968 Hải Dương nhập với tỉnh Hưng Yên gọi là Hải Hưng.
- 1997 Hải Dương chialàm hai tỉnh là Hải Dương và Hưng Yên, nay Hải Dương có 11 huyên và thành phố.
2. Vài nét về nền văn minh sông Hồng.
- Từ thời kì đồ đá, vùng đất Hải Dương đã có con người sinh sống, ở lưu vực sông Kinh Thầy người ta tìm thấy những di vật cách đây 3000-4000 năm.
- 1965 tìm thấy trống đồng ở làng Hữu Chang (Tứ Kì) có niên đại cách ngày nay khoảng 2500 năm.
- ở Tứ Kì, Nam Sách còn nhiều mộ táng các quan lại người Việt là người hán thời đầu công nguyên
- Phân cách đời sống vật chất tinh thần phong phú đa dạng với trình độ kĩ thuật và thẩm mỹ cao.
II. Hải Dương trong nền văn minh Đại Việt
1. Những danh nhân tiêu biểu ở tỉnh Hải Dương.
- Khúc Thừa Dụ là một hào trwowngr quê ở Ninh Giang.
- Yừt Kiêu ở huyên Gia Lộc là tướng giỏi nổi tiếng của Trần Hưng Đạo.
- Đỗ Khắc Chung (Kinh Môn) được nhà vua cử đến gặp tướng giặc là Ô Mã Nhi
- Nguyễn Chế Nghĩa (Gia Lộc) lập công lớn trong cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên.
- Đinh Văn Tư: Đất Hàn Giang (TP Hải Dương ) là tướng thời Lê - Trinh có nhiều công lớn
- Nguyễn Hữu Cầu là anh hùng nông dân TK XVIII người huyện Thanh Hà.
Vũ Phong (Bình Giang) có sức khoẻ hơn người đ2ợc vua Lê Thánh Tông tin dùng làm đến chức chỉ huy sứ.
* Trong lĩnh vực khoa học.
- Có đại danh y Tuệ Tĩnhlà người có công trong việc đặt nền móng cho sự nghiệp y học dân tộc.
- Vũ Hữu (Bình Giang) làm quan TK XVI ông là người biệt tài toán học.
* Văn học nghệ thuật
- Mạc Đĩnh Chi: (Nam Sách ) ông đậu Trang Nguyên năm 1304 nổi tiếng về trí thông minh và là 1 vị quan thanh liêm.
- Phạm Sư Mạnh: (Kinh Môn) là nhà thơ nổi tiếng
- Nguyễn Dữ (Thanh Miện) đỗ tiến sĩ thời vua Lê Thánh Tông.
- Nguyễn Thị Duệ (Chí Linh) là phụ nữ có học vị sớm nhất và cao nhất, đem tài năng của mình phục vụ xã hội đặc biệt là việc khuyến học.
- Phạm Hổ (Bình Giang) là tác giả của nhiều tác phẩm nổi tiếng
Sơ kết bài học: 
Giáo viên nhắc lại nội dung bài học
Hướng dẫn tìm tài liệu "lịch sử tỉnh Hải Dương để đọc"

Tài liệu đính kèm:

  • doclich su 7 hay.doc