Giáo án môn học Ngữ văn 8 - Tuần 2 & 3

Giáo án môn học Ngữ văn 8 - Tuần 2 & 3

 Văn bản : TRONG LÒNG MẸ

 (Nguyên Hồng)

A. Mục tiêu

- Học sinh hiểu được tình cảm đáng thương và nỗi đau tinh thần của nhân vật chú bé Hồng, cảm nhận được tình yêu thương mãnh liệt của chú đối với mẹ.

- Học sinh bước đầu hiểu được văn hồi ký và đặc sắc của thể văn này qua ngòi bút Nguyên Hồng, thấm được chất trữ tình, lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm.

- Rèn kỹ năng phân tích nhân vật, cách kể chuyện, củng cố hiểu biết về thể loại tự truyện - hồi kí.

- Giáo dục tình cảm mẹ con.

B. Chuẩn bị:

- Thày: Tập truyện "Những ngày thơ ấu'' ; chân dung Nguyên Hồng; bảng phụ: Bài tập trắc nghiệm.

- Trò: Soạn bài.

C. Tiến trình bài dạy:

I. Tổ chức lớp: (1')

II. Kiểm tra bài cũ: (5')

? Văn bản '' Tôi đi học'' được viết theo thể loại nào, vì sao em biết? (thể loại truyện ngắn, phương thức biểu đạt.)

? Biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều trong văn bản? Hãy nhắc lại 3 hình ảnh và phân tích hiệu quả nghệ thuật của nó.

 

doc 25 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 646Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 8 - Tuần 2 & 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 2 Ngày soạn: 8 -9 
 Tiết 5 Ngày dạy: 13-9- 2005
 Văn bản : Trong lòng mẹ
 (Nguyên Hồng)
A. Mục tiêu 
- Học sinh hiểu được tình cảm đáng thương và nỗi đau tinh thần của nhân vật chú bé Hồng, cảm nhận được tình yêu thương mãnh liệt của chú đối với mẹ.
- Học sinh bước đầu hiểu được văn hồi ký và đặc sắc của thể văn này qua ngòi bút Nguyên Hồng, thấm được chất trữ tình, lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm.
- Rèn kỹ năng phân tích nhân vật, cách kể chuyện, củng cố hiểu biết về thể loại tự truyện - hồi kí.
- Giáo dục tình cảm mẹ con. 
B. Chuẩn bị:
- Thày: Tập truyện "Những ngày thơ ấu'' ; chân dung Nguyên Hồng; bảng phụ: Bài tập trắc nghiệm.
- Trò: Soạn bài.
C. Tiến trình bài dạy:
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra bài cũ: (5')
? Văn bản '' Tôi đi học'' được viết theo thể loại nào, vì sao em biết? (thể loại truyện ngắn, phương thức biểu đạt...)
? Biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều trong văn bản? Hãy nhắc lại 3 hình ảnh và phân tích hiệu quả nghệ thuật của nó.
III. Bài mới:
- Giới thiệu bài: Cho học sinh xem chân dung Nguyên Hồng và cuốn ''Những ngày thơ ấu''
T/g
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
7'
15'
13'
? Hãy nêu khái quát những hiểu biết của em về nhà văn Nguyên Hồng.
? Đặc điểm phong cách sáng tác của ông.
*Văn xuôi Nguyên Hồng giàu chất trữ tình, dạt dào cảm xúc thiết tha, rất mực chân thành.
? Em hiểu gì về tác phẩm ''Những ngày thơ ấu''
*''Những ngày thơ ấu'' là tập hồi ký của tác giả.
+Đoạn trích là chươngIV của tác phẩm.
- Giới thiệu thể hồi ký:thể văn ghi lại những truyện có thật đã xảy ra trong cuộc đời một con người cụ thể
-Treo bảng phụ: Bài tập tắc nghiệm về thể loại.
+Chọn đáp án A, giáo viên chốt: Thể hồi ký (tự truyện) của tác phẩm - nhân vật chính là người kể truyện và trực tiếp bộc lộ cảm nghĩ.
+Liên hệ với thể tuỳ bút, bút ký.
- Giáo viên đọc mẫu.
? Cần đọc đoạn trích như thế nào cho phù hợp.
? Giải nghĩa: ''rất kịch''; ''tha hương cầu thực''
? Tong số các từ sau, từ nào là từ thuần việt, từ nào là từ hán việt.
? Tìm từ đồng nghĩa với từ ''đoạn tang''
? Có thể chia đoạn trích thành mấy đoạn.
? ý chính của từng đoạn
- Để hiểu được nhân vật bà cô, chúng ta cần hiểu được cảnh ngộ của Hồng
? Cảnh ngộ của Hồng có gì đặc biệt.
? Nhân vật bà cô xuất hiện qua những chi tiết, lời nói nào.
? Có gì đặc biệt trong cách hỏi của bà cô.
? Từ ngữ nào đã phản ánh thực chất thái độ của bà.
* Thái độ của bà cô giả dối được che đậy dưới giọng ngọt ngào.
? Sau lời từ chối của bé Hồng, bà cô lại hỏi gì.
? Nét mặt và thái độ của bà thay đổi ra sao.
? Điều đó thể hiện cái gì.
* Châm chọc, nhục mạ Hồng.
- Giáo viên nhắc học sinh chú ý đến giọng điệu của bà cô.
? Khi Hồng khóc, bà cô đã có thái độ như thế nào .
* Lạnh lùng, vô cảm, giả đối, trơ trẽn.
* Ăn nói mâu thuẫn, tráo trở.
? Qua phân tích trên em có nhận xét khái quát gì về bà cô của Hồng.
- Giáo viên chốt lại
* Bản chất của bà cô là lạnh lùng độc ác, thâm hiểm, giả dối. Đó là hình ảnh mang ý nghĩa tố cáo hạng người sống tàn nhẫn, khô héo cả tình máu mủ, ruột rà trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ.
I. Tìm hiểu chung (6')
1. Tác giả
- Học sinh đọc chú thích trong SGK 
- Do hoàn cảnh sống Nguyên Hồng (1918-1982) sớm thấm thía nỗi cơ cực và gần gũi những người nghèo khổ. Ông được coi là nhà văn của những người lao động cùng khổ, lớp người ''dưới đáy'' xã hội sáng tác của ông hướng về họvới tình yêu thương mãnh liệt, trân trọng...
2. Tác phẩm
- Tác phẩm là tập hồi ký kể về tuổi thơ cay đắng của tác giả; gồm 9 chương.
-Học sinh nghe.
-Làm bài tập trắc nghiệm:
 Em hiểu gì về những sự kiện được nói tới trong hồi ký?
A. Là những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả là người tham dự hoặc chứng kiến.
B. Là những sự kiện do nhà văn hoàn toàn hư cấu để thể hiện những tư tưởng nghệ thuật của mình.
C. Là những sự kiện do nhà văn hư cấu dựa trên những tưởng tượng suy đoán về tương lai.
D. Cả A, B, C đều đúng.
II. Đọc - Hiểu văn bản (10')
1. Đọc
- Giọng chậm, tình cảm, chú ý cảm xúc của nhân vật ''tôi'', cuộc đối thoại, giọng cay nghiệt của bà cô.
-Học sinh trả lời.
+ Giỗ đầu: thuần Việt.
+ Đoạn tang, hoài nghi, phát tài, tâm can, thành kiến, cổ tục, ảo ảnh...:: từ Hán việt.
- Mãn tang, hết tang, hết trở.
2. Bố cục
+ Đoạn 1: từ đầu người ta hỏi đến chứ: cuộc trò truyện với bà cô
+ Đoạn 2: còn lại: cuộc gặp gỡ giữa 2 mẹ con bé Hồng.
III. Phân tích
a. Nhân vật bà cô.
- ''Tôi đã bỏ chiếc khăn tang...''
- Mẹ tôi ở Thanh Hoá chưa về...
 Hồng mồ côi cha; mẹ do nghèo túng phải tha hương cầu thực. Hai anh em sống nhờ nhà người cô ruột.
+ Cô tôi gọi tôi đến, cười hỏi: Hồng, mày có muốn vào Thanh Hoá không?
 Cuộc gặp gỡ và đối thoại do chính bà cô tạo ra
- ''cười hỏi'' chứ không phải lo lắng hỏi, nghiêm nghị hỏi, âu yếm hỏi. Lẽ ra với một chú bé thiếu thốn tình thương, chú phải trả lời là có. Nhưng chú nhận ra ý nghĩa cay độc của bà cô nên không đáp.
- Cười rất kịch...: rất giống người đóng kịch rất giả dối, giả vờ. Bà cô hỏi với giọng ngọt ngào nhưng không hề có ý định tốt đẹp mà như đang bắt đầu 1 trò chơi tai ác đối với đứa cháu đáng thương của mình.
- Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm...
- Hai con mắt long lanh... chằm chặp nhìn.
 lời nói, cử chỉ này chứng tỏ sự giả dối, độc ác của bà, tiếp tục trêu cợt cháu. Hành động tai ác theo dõi cháu
- Mày dại quá ...thăm em bé chứ
- Hai tiếng em bé ngân dài thật ngọt
 Bà cô đã châm chọc, nhục mạ, săm soi, hành hạ, động chạm vào vết thương lòng của Hồng.
+ Cách ngân dài 2 tiếng ''em bé'' của bà rất hiệu quả khiến Hồng vô cùng đau đớn: xoáyvào nỗi đau
- Vẫn tươi cười kể các chuyện về chị dâu mình(mâu thuẫn với phát tài lắm), rồi đổi giọng vỗ vai nghiêm nghị, tỏ rõ sự thương xót anh trai (bố bé Hồng)
 Bà tỏ ra lạnh lùng trước sự đau đớn của đứa cháu kể về người mẹ túng thiếu với thái độ thích thú làm Hồng khổ tâm hơn sau đó mới tỏ vẻ thương xót người đã mất. Thật giả dối trơ trẽn.
- Học sinh thảo luận nhóm.
- Học sinh trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét.
- Giọng ngọt ngào nhưng mụ hành động tàn nhẫn: nói xấu mẹ Hồng để Hồng căm ghét mẹ, phá vỡ tình mẫu tử của cháu.
IV. Củng cố: (3')
? Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật bà cô .
? Em hiểu thế nào về thể hồi ký.
V. Hướng dẫn học ở nhà: (1')
 - Kể tóm tắt văn bản, nắm được bản chất nhân vật bà cô .
- Tìm những câu thành ngữ nói lên bản chất bà cô ( giặc bên Ngô không bằng... )
- Soạn tiết 2 của bài.
 	Tuần 2 
 Tiết 6 Ngày soạn: 8 -9 
 Ngày dạy: 13-9- 2005
Văn bản : Trong lòng mẹ (tiếp) 
 (Nguyên Hồng)
A. Mục tiêu.
- Học sinh hiểu được tình cảm đáng thương và nỗi đau tinh thần của nhân vật chú bé Hồng, cảm nhận được tình yêu thương mãnh liệt của chú đối với mẹ.
- Học sinh bước đầu hiểu được văn hồi ký và đặc sắc của thể văn này qua ngòi bút Nguyên Hồng, thấm được chất trữ tình, lời văn tự nguyện chân thành, giàu sức truyền cảm.
- Rèn kỹ năng phân tích nhân vật, cách kể tchuyện, củng cố hiểu biết về thể loại tự truyện - hồi kí.
- Giáo dục tình cảm mẹ con.
B. Chuẩn bị:
- Thày: Bảng phụ: ghi câu hỏi trắc nghiệm phần kiểm tra bài cũ, phần củng cố.
- Trò: Học phần tóm tắt, phần phân tích về bà cô , soạn bài.
C. Tiến trình bài dạy:
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra bài cũ: (5')
- Giáo viên treo bảng phụ:
1) Bài tập trắc nghiệm: nhân vật bà cô hiện lên trong cuộc trò chuyện là một người như thế nào :
A. Là 1 người đàn bà xấu xa, xảo quyệt, thâm độc với những ''rắp tâm tanh bẩn''
B. Là một người đại diện cho những thành kiến phi nhân đạo, cổ hủ của xã hội lúc bấy giờ
C. Là một người có tính cách tiêu biểu cho những phụ nữ từ xưa đến nay.
D. gồm A và B.
2) Kể tóm tắt đoạn trích?
III.Bài mới:
T/g
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
10'
12'
7'
5'
? Nhắc lại hoàn cảnh sống của bé Hồng .
? Diễn biến tâm trạng của bé Hồng sau câu hỏi đầu tiên của bà cô .
* Bằng sự thông minh, nhạy cãm xuất phát từ lòng kính yêu mẹ, Hồng đã nhận ra sự cay độc của bà cô .
? Sau câu hỏi thứ 2 của bà cô, thái độ của Hồng như thế nào .
? Cảm nghĩ của Hồng sau lần nói thứ 3 của bà cô .
? Chi tiết''cười dài trong tiếng khóc''có ý nghĩa gì.
*Càng nhận ra sự thâm độc của người cô, Hồng càng uất hận và càng yêu thương người mẹ bất hạnh của mình nhiều hơn.
- Câu văn thể hiện rõ phong cáchviết rất Nguyên Hồng: thể hiện 1 cách nồng nhiệt, mạnh mẽ cường độ, trường độ tâm trạng nhân vật. 
? Sau những lời bà cô tươi cười kể về mẹ Hồng thì Hồng có cảm nghĩ như thế nào. 
? Phân tích nghệ thuật và giá trị của chúng trong đoạn văn.
* - NT so sánh, lời văn dồn dập hình ảnh, các điệp từ mạnh mẽ: bộc lộ lòng căm tức tột cùng dâng lên đến cực điểm ở trong Hồng .
- Tổ chức cho học sinh thảo luận:
? Phương thức biểu đạt ở đoạn này là gì.
? Tác dụng.
? Nhận xét về tính cách của bà cô và bé Hồng .
? Em hiểu gì về Hồng ở đoạn văn này.
* Tình mẫu tử của bé Hồng vô cùng trong sáng, cao cả.
? Tiếng gọi bối rối của Hồng khi nhìn thấy mẹ giúp ta hiểu gì về tâm trạng của chú bé.
? Tác giả đã đưa ra giả định như 
thế nào .
? Phân tích cái hay của giả định đó.
* Tác giả sử dụng hình ảnh độc đáo, hay phù hợp với việc bộc lộ tâm trạng thất vọng cùng cực của Hồng nếu người đó không phải là mẹ nhằm làm nổi bật hạnh phúc vô hạn của Hồng .
+ Đây là chi tiết thể hiện rất rõ phong cách văn chương Nguyên Hồng : sâu sắc, nồng nhiệt.
? Cử chỉ, hành động và tâm trạng của bé Hồng khi gặp mẹ.
? Khi ở trong lòng mẹ Hồng có cảm giác như thế nào .
* Cách biểu cảm trực tiếp, tg đã mô tả cảm giác sung sướng đến cực điểm của Hồng khi ở trong lòng mẹ.
? Tại sao lúc ấy tiếng nói của bà cô bị chìm đi ngay.
? Phương thức biểu đạt của đoạn văn này. 
? Tác dụng. 
? Nhận xét của em về đoạn cuối chương này.
* Đoạn trích và đặc biệt phần cuối là bài ca chân thành và cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt.
? Hãy nhận xét khái quát về nghệ thuật của đoạn trích.
? Chất trữ tình được thể hiện ở những phương diện nào.
? Phát biểu về nội dung đoạn trích.
? Nhắc lại đặc điểm thể hồi ký.
? Nhận xét gì về nhà văn Nguyên Hồng .
b) Nhân vật bé Hồng 
* Những ý nghĩa, cảm xúc của chú bé khi trả lời bà cô 
- Hoàn cảnh đáng thương
(học sinh nhắc lại)
-Mới đầu nghe bà cô hỏi, lập tức trong ký ức chú bé sống dậy hình ảnh, vẻ mặt rầu rầu, hiền từ của mẹ nên đã toan trả lời bà cô nhưng rồi lại ''cúi đầu không đáp''. Đến ''cười đáp lại cô tôi'' là 1 phản ứng thông minh, nhạy cảm, lòng tin yêu mẹ của chú bé. Bởi chú đã nhận ra ý nghĩ cay độc trong giọng nói và nét mặt của bà cô , biết cô chỉ muốn gieo rắc...
- Không muốn tình thương yêu và quí mến mẹ bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến nên em đã trả lời'' Không...'' với lý do rất có lý.
- Lòng càng thắt lại, khoé mắt cay cay đau đớn, tủi nhục, thương mẹ, thương thân.
- Nước mắt ròng ròng rớt xuống hai bên m ... ình , làng xóm ân cần ấm áp > <Không khí căng thẳng, đầy đe doạ ở đầu làng.
b. Nhân vật cai lệ 
- Hắn là tên tay sai chuyên nghiệp . Đánh trói người là nghề của hắn, được hắn làm với kỹ thuật thành thạo say mê. Hắn đến giúp bọn lí dịch tróc nã người nghèo tiền sưu.
- Học sinh thảo luận và bào cáo kết quả:
+ Hành đông:sầm sập tiến vào, trợn ngược 2 mắt, giật phắt cái thừng, bịch mấy bịch, tát đánh bốp, nhảy vào, sấn đến...
+ ngôn ngữ: quát, thét, chửi, mắng, hầm hè.
+ Đánh trói anh Dậu đang ốm nặng.
+ Bỏ ngoài tai những lời van xin, đáp lại bằng những lời đểu cáng
 Hắn là công cụ bằng sắt vô tri vô giác. Hắn đại diện cho ''nhà nước'' lên sẵn sàng gây tội ác không chùn tay.
- Nghệ thuật : Miêu tả kết hợp bằng các chi tiết điển hình về bộ dạng, lời nói hành động để khắc hoạ nhân vật.
- Tên nghiện thất bại thảm hại những với bản chất đểu cáng, cà cuống chết đến đít còn cay hẵn vẫn muốn đè nén người hèn kém. Đoạn văn gây cho người đọc sự khoái cảm hả hê.
c. Chị Dậu đương đầu với cai lệ và người nhà lý trưởng
- Ban đầu chị cố van xin tha thiết vì chúng là người nhà nước còn chồng chị là kẻ cùng đinh có tội. Người nông dân thấp cổ bé họng đã lễ phép nhẫn nhục van xin.
- Khi chúng cứ sấn vào trói anh Dậu, đánh chị, chị đã cự lại bằng lý, xưng hô ngang hàng, sử dụng cái lý đương nhiên. chị đã đứng thẳng lên cảnh cáo chúng.
- khi cai lệ tát chị và cứ nhảy vào chỗ anh Dậu thì chị nghiến răng... chị đứng dậy với niềm căm giận ngùn ngụt, tư thế đứng trên đầu kẻ thù đè bẹp đối phương, đấu lực với chúng.
- Với cai lệ chị chỉ cần một động tác túm lấy cổ hắn ấn dúi ra cửa.
- Với tên người nhà lý trưởng : cuộc đấu có giằng co hơn: du dẩy, buông gậy ra áp vào vật nhau, chị túm tóc hắn lẳng một cái ngã nhào ra thềm.
- Giọng hài hước, không khí hào hứng làm người đọc hả hê.
- Do lòng căm hờn nhưng cái gốc vẫn là lòng yêu thương đã tạo lên sức mạnh.
- Học sinh khái quát.
- Học sinh nghe và cảm nhận
4. Tổng kết
a. Nghệ thuật 
- Khắc hoạ nhân vật rõ nét.
- Ngòi bút miêu tả linh hoạt sống động: Nhiều hành động dồn dập những vẫn rõ nét, các chi tiết đều ''đắt''
- Ngôn ngữ kể chuyện, miêu tả, đối thoại đặc sắc: Bình dị nhưng lại có nét rất riêng.
b. Nội dung
- Học sinh phát biểu theo ghi nhớ.
* Ghi nhớ: SGK - Tr 33
III. Luyện tập 
- Tức nước vỡ bờ phản ánh quy luật xã hội có áp bức có đấu tranh, con giun xéo lắm cũng quằn, con đường sống của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh. Nhận xét của Nguyễn Tuân rất xác đáng.
- Lên án xã hội cũ, cảm thông với người nông dân, cổ vũ tinh thần phản kháng của họ, tin vào phẩm chất tốt đẹp của họ.
IV. Củng cố: (3')
- Nhắc lại giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích?
- Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật chị Dậu qua đoạn trích?
- Em học tập được gì qua nghệ thuật kể chuyện của tác giả ?
V. Hướng dẫn học ở nhà: (1')
- Luyện đọc phân vai 4 nhân vật : Chị Dậu, anh Dậu, cai lệ , người nhà lý trưởng.
- Tóm tắt đoạn trích, nắm được giá trị nội dung nghệ thuật 
- Em có đồng tình với cách can ngăn của anh Dậu không ? vì sao ?
- Soạn bài : ''Lão Hạc''
 Tuần 3
 Tiết10 Ngày soạn: 12/9/2006 
 Ngày dạy: 20/9/2006
Tập làm văn: xây dựng đoạn văn trong văn bản 
A. Mục tiêu.
- Học sinh nắm được khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn .
-Học sinh viết đượccác đoạn văn mạch lạc đủ sức làm sáng tỏ một nội dung nhất định .
- Rèn luyện kỹ năngviết đoạn văn hoàn chỉnh theo các yêu cầuvề cấu trúc và ngữ nghĩa..
B. Chuẩn bị:
- Thày:xem lại cách trình bày nội dung đoạn văn ở sách TiếngViệt9(cũ) .
- Trò:đọc trước bài ở nhà, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
C.Tiến trình bài dạy:
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra bài cũ(4')
?Thế nào là bố cục văn bản
?Nhiệm vụ từng phần
?Cách sắp xếp, bố trí nội dung phần thân bài của văn bản 
-Giải bài tập 3sgk trang 27
G/v nhận xét, cho điểm.
 III. Bài mới:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
10'
10'
15'
-Gọi học sinh đọc văn bản .
?Văn bản trên gồm mấy ý. 
?Mỗi ý được viết thành mấy đoạn văn 
?Dấu hiệuhình thức nào giúp em nhận biết đoạn văn. 
?Vậy theo em đoạn văn là gì.
* Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản . 
Về hình thức :viết hoa lùi đầu dòng và có dấu chấm xuống dòng .
Về nd: thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh .
- Giáo viên nói thêm :đoạn văn là đơn vị trên câu , có vai trò quan trọng trong việc tạo lập văn bản 
-Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn văn 1 
?Tìm từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng trong văn bản 
* Từ ngữ chủ đề là các từ được dùng làm đề mục hoặc lặp lại nhiều lần nhằm duy trì đối tượng được nói đến.
- Gọi học sinh đọc đoạn văn hai.
? tìm câu then chốt của đoạn văn 
? Tại sao em biết đó là câu then chốt của đoạn văn .
? Từ tìm hiểu trên em thấy câu chủ đề là gì.
? Chúng đóng vai trò gì trong văn bản 
? Các câu khác có mối quan hệ như thế nào đối với câu chủ đề.
* Câu chủ đề định hướng nội dung cho cả đoạn văn ...
- Cho học sinh đọc ghi nhớ
- Cho học sinh xem lại các đoạn văn mục I,II SGK
? Cho biết đoạn văn nào có câu chủ đề và đoạn văn nào không có câu chủ đề 
* Đoạn văn có thể có hoặc không có câu chủ đề.
? Vị trí của câu chủ đề trong mối đoạn.
* câu chủ đề có thể nằm ở đầu hoặc cuối đoạn văn.
? Cho biết cách trình bày ý ở mỗi đoạn văn.
- Giáo viên chốt lại:
+ Đoạn 1 trình bày theo cách song hành
+ Đoạn 2 trình bày theo cách diễn dịch
+ Đoạn 3 trình bày theo cách quy nạp.
* Các câu trong đoạn văn triển khai và làm sáng tỏ chủ đề bằng cách song hành, diễn dịch, quy nạp.
? Vậy em hãy nêu cách trình bày nội dung đoạn văn .
? Nội dung bài học cần ghi nhớ mấy ý.
- Cho học sinh đọc ghi nhớ
- Nhấn mạnh ghi nhớ
? Văn bản sau đây có thể chia thành mấy ý? Mỗi ý được diễn đạt băng mấy đoạn văn .
? Hãy phân tích cách trình bày nội dung trong 3 đoạn văn.
- Cho câu chủ đề :'' Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta''. Hãy viết 1 đoạn văn theo cách diễn dịch, sau đó biến đổi đoạn văn đó thành đoạn văn quy nạp.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh 
I. Thế nào là đoạn văn: 
1. Ví dụ: 
-Học sinh đọc văn bản: ''Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn''.
2.Nhận xét:
-Gồm 2 ý
-Mỗi ý được viết thành một đoạn văn 
-Viết hoa lùi đầu dòng và chấm xuống dòng.
-Học sinh khái quá
 3. Kết luận :
 *Ghi nhớ( ý1sgk-tr36)
học sinh đọc ghi nhớ . 
II. Từ ngữ và câu trong đoạn văn . 
1. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề
 của đoạn văn .
a. Ví dụ
-H/s đọc đoạn văn
b. Nhận xét : 
-Từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng của đoạn văn là Ngô Tất Tố. Các câu trong đoạn dều thuyết minh cho đối tượng này. Từ này được lặp lại, có lúc được thay thế là ông.
-H/s đọc đoạn văn.
- Câu: ''Tắt đèn'' là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố.
+ Vì nó mang ý khái quát của cả đoạn. (về nội dung)
+ Lời lẽ ngắn gọn, thường có đủ 2 thành phần chính(về hình thức)
- Học sinh khái quát.
- Các câu khác trong đoạn văn có mối quan hệ chặt chẽ về ý nghĩa với câu chủ đề (quan hệ chính - phụ)
c. Kết luận
*Ghi nhớ: (ý 2 - Tr 36)
- Học sinh đọc ghi nhớ
2. Cách trình bày nội dung đoạn văn 
a. ví dụ: 
Học sinh tìm hiểu các đoạn văn (mục I, II - SGK )
b. Nhận xét: 
- Đoạn văn 1 (mụcI) không có câu chủ đề 
- Đọan văn 2 (mụcI) có câu chủ đề 
- Đoạn văn 3 (mụcII) có câu chủ đề 
- Đoạn 2 câu chủ đề nằm ở đầu đoạn
- Đoạn 3 câu chủ đề nằm ở cuối đoạn.
- Đoạn 1: Các ý được lần lượt trình bày trong các câu bình đẳng với nhau. 
- Đoạn 2: ý chính nằm trong câu chủ đề ở đầu đoạn, các câu tiếp theo cụ thể hoá ý chính (chính - phụ)
- Đoạn 3: ý chính nằm trong câu chủ đề ở cuối đoạn văn, cac câu trước nó nêu ý cụ thể. câu chủ đề chốt lại (phụ - chính). 
- Học sinh khái quát.
c. Kết luận
* Ghi nhớ: ý 3 - SGK 
- Học sinh đọc ghi nhớ.
- Học sinh đọc cả ghi nhớ 
III. Luyện tập
1. Bài tập 1
- Học sinh đọc bài tập 1
- văn bản gồm 2 ý, mỗi ý được diễn đạt bằng một đoạn văn 
 mối đoạn văn trình bày 1 ý, những đoạn văn tạo thành 1 văn bản 
2. Bài tập 2
- Học sinh đọc bài tập 2, làm việc nhóm.
+ Đoạn a: diễn dịch Các cách
+ Đoạn b: song hành trình bày nội 
+ Đoạn c: song hành dung đv
3. Bài tập 3
- Câu chủ đề
- Các câu khai triển:
Câu 1: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Câu 2: Chiến thắng của Ngô Quyền
Câu 3: Chiến thắng của nhà Trần
Câu 4: Chiến thắng của Le Lợi
Câu 5: Kháng chiến chống Pháp thành công.
Câu 6: Kháng chiến chống Pháp cứu nước toàn thắng
 đổi sang quy nạp: trước câu chủ đề thường có các từ: vì vậy, cho lên, do đó, tóm lại...
IV. Củng cố: (4')
- Nhắc lại các nội dung cần nắm trong bài:
? Khái niệm đoạn văn.
?Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. 
?Cách trình bày nội dung đoạn văn .
V. Hướng dẫn học ở nhà: (1')
- Học thuộc ghi nhớ.
- Làm bài tập 4 SGK - Tr 37 ; bài tập 5 SBT - Tr 18
Tuần 3
Tiết11,12 Ngày soạn:12/9/2006 
 Ngày dạy: 27/9/2006
Tập làm văn: viết bài tập làm văn số 1- văn tự sư
A. Mục tiêu .
- Học sinh ôn lại kiểu bài tự sự đã học ở lớp 6, có kết hợp với kiểu bài biểu cảm đã học ở lớp 7: chú ý tả người, kể việc, kể những cảm xúc của tâm hồn mình .
-Học sinh luyện tập viết bài văn và đoạn văn 
B. Chuẩn bị.
- Thày:Tham khảo các đề tập làm văn trong SGK , xem lại kiểu bài tự sự , biểu cảm .
- Trò:Ôn lại kiểu bài tự sự , biểu cảm.
C. Tiến trình tiết kiểm tra:
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh (3')
III Tiến hành viết bài :(82')
1. Đề bài : Em hãy kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của mình .
2. Yêu cầu cần đạt :
a. Mở bài :
- Nêu lí do nhớ lại ngày tựu trường đầu tiên.
- ấn tượng sâu đậm về buổi tựu trường.
b. Thân bài :
-Những kỉ niệm có thể kể lại( Những cảm xúc của bản thân khi chuẩn bị đi; Khi đi trên đường đến trường; Khi đứng trên sân trường; Khi xếp hàng cùng các bạn; Khi nhận thày giáo chủ nhiệm; Khi vào lớp; Khi ngồi vào ghế trong lớp học bài đầu tiên.)
-Những kỉ niệm có thể được kể theo trình tự:
+ Thời gian, không gian.
+ Diễn biến tâm trạng.
+ Mỗi kỉ niệm để lại ấn tượng cảm xúc sâu đậm được trình bày thành một đoạn.
c. Kết bài :
-Kết thúc những kỉ niệm bằng dòng cảm xúc của bản thân về ngày đầu đi học.
3. Biểu điểm.
-Bài viết đúng thể loại tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm nhuần nhuyễn, khéo léo, giàu cảm xúc, văn viết mạch lạc (điểm giỏi).
-Đảm bảo đúng thể loại, có cảm xúc, diễn đạt có chỗ chưa mạch lạc, sai một số lỗi (điểm khá).
-Đúng thể loại ,ít yếu tố cảm xúc, sai nhiều lỗi diễn đạt và chính tả (điểm trung bình).
-Bài làm vụng về, diễn đạt yếu , sai quá nhiều lỗi chính tả(điểm yếu).
IV.Thu bài (2')
-Rút kinh nghiệm ý thức làm bài 
-Củng cố về kiểu bài tự sự có vận dụng yếu tố biểu cảm.
V.Hướng dẫn về nhà; (2')
-Ôn lại kiểu bài tự sự , xem lại các bài ''Tôi đi học'', ''Trong lòng mẹ'' ,''Tức nước vỡ bờ'' để học tập cách kể , tả.
-Xem trước bài''Liên kết đoạn văn trong văn bản'' . 

Tài liệu đính kèm:

  • docVan8(2-3).doc