Giáo án môn học Ngữ văn 8 - Tuần 14 & 15

Giáo án môn học Ngữ văn 8 - Tuần 14 & 15

Tiếng Việt

DẤU NGOẶC KÉP

A. Mục tiêu cần đạt:

- HS cần hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc kép

- HS biết dùng dấu ngoặc kép trong khi viết.

B. Chuẩn bị:

- Gv : máy chiếu(chiếu bài tập 4 của học sinh )

- học sinh : giấy trong .

C. Các hoạt động dạy học:

I. Tổ chức lớp: (1')

II. Kiểm tra bài cũ :(5')

? Công dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm.

? Làm bài tập 4 - SGK

III. Tiến trình bài giảng:

 

doc 16 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 830Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 8 - Tuần 14 & 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14 - Tiết 53
 Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
Tiếng Việt
dấu ngoặc kép
A. Mục tiêu cần đạt:
- HS cần hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc kép 
- HS biết dùng dấu ngoặc kép trong khi viết.
B. Chuẩn bị:
- Gv : máy chiếu(chiếu bài tập 4 của học sinh )
- học sinh : giấy trong .
C. Các hoạt động dạy học:
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra bài cũ :(5') 
? Công dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm.
? Làm bài tập 4 - SGK 
III. Tiến trình bài giảng: 
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
- Y/c học sinh đọc ví dụ 
? ở ví dụ a, b, c, d dấu ngoặc kép dùng để làm gì.
- Hướng dẫn học sinh lần lượt phân tích.
* Đánh dấu lời dẫn trực tiếp
* đánh dấu từ ngữ hiểu theo nghĩa đặc biệt, mỉa mai
* Đánh dấu tên tác phẩm
? vậy dấu ngoặc kép có công dụng gì.
? Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép.
- Hs thảo luận theo nhóm.
* Các cách khác nhau dẫn lời trực tiếp.
? Hãy đặt dấu 2 chấm, dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp. (điều chỉnh viết hoa khi cần thiết)
* a) Báo trước lời thoại và lời dẫn trực tiếp.
* b) Báo trước lời dẫn trực tiếp.
* c) Báo trước lời dẫn trực tiếp.
- Yêu cầu học sinh giải thích
- Y/c học sinh viết đoạn văn thuyết minh về chiếc nón lá Việt nam có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vào giấy trong .
- Gv chiếu bài của học sinh lên máy , gọi học sinh nhận xét, giáo viên chốt.
I. Công dụng
1. Ví dụ: SGK 
2. Nhận xét 
- VDa đánh dấu câu nói của Găng-đi (lời dẫn trực tiếp)
- VDb: Từ ngữ hiểu theo nghĩa đặc biệt ẩn dụ: dải lụa - chỉ chiếc cầu
- VDc: đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai
- VDd: đánh dấu tên của các vở kịch - tên tác phẩm.
3. Kết luận
- HS đọc ghi nhớ SGK 
II. Luyện tập
BT 1:
- VDa: Câu nói được dẫn trực tiếp, đây là những câu nói mà Lão Hạc tưởng là con chó vàng muốn nói với lão.
- VDb: Từ ngữ được dùng hàm ý mỉa mai
- VDc: Từ ngữ được dẫn trực tiếp
- VDd: Từ ngữ được dẫn trực tiếp có hàm ý mỉa mai
- Từ ngữ được dẫn trực tiếp từ 2 câu thơ của 1 ví dụ 
BT 2:
a) .......cười bảo: ''cá tươi......tươi''
b) ... chú Tiến Lê: ''Cháu ... ''
c) ... bảo hắn: ''Đây ... là''
BT 3:
a) Dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép để đánh dấu lời dẫn trực tiếp, dẫn đoạn văn lời của chủ tịch Hồ Chí Minh
b) Không dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép ở trên vì câu nói không được dẫn t văn lời dẫn gián tiếp.
BT 4:
- HS tự viết
- HS nhận xét, sửa lỗi.
IV. Củng cố:(2')
- Công dụng của dấu ngoặc kép 
V. Hướng dẫn về nhà:(1')
- Hoàn thiện luyện tập, làm bài tập 5, học ghi nhớ.
- Xem trước ''Ôn luyện về dấu câu''
- HS lập dàn ý: Thuyết minh chiếc phích nước (tập nói trước ở nhà)
Tuần 14 - Tiết 53
 Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
Tập làm văn
luyện nói: thuyết minh về một thứ đồ dùng
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh dùng hình thức luyện nói để củng cố tri thức, kĩ năng về cách làm bài văn thuyết minh đã học.
- Tạo điều kiện cho học sinh mạnh dạn suy nghĩ, hăng hái phát biểu 
B. Chuẩn bị:
- GV: Chuẩn bị ví dụ nói mẫu phần MB
- HS: Dàn ý đề: thuyết minh cái phích nước.
C. Các hoạt động dạy học:
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra bài cũ :(2') KT phần chuẩn bị lập dàn ý ở nhà của học sinh 
III. Tiến trình bài giảng: 
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
- GV viết đề bài lên bảng
? Đây là kiểu bài gì.
? Đối tượng thuyết minh 
? Em dự định sẽ trình bày những tri thức gì về cái phích nước.
? Dựa vào những ý đó lập dàn ý.
? Phần MB viết như thế nào.
? Thân bài em trình bày những ý nào.
? ở phần TB ta sử dụng những phương pháp nào. ( phân tích và giải thích)
? phần kết bài , càn nêu những ý nào
- GV chia tổ cho các em tập nói
- GV nói mẫu
- Lưu ý khi nói:
- GV gọi học sinh nhận xét 
- GV đánh giá, uốn nắn
I. Lập dàn ý:
- Đề bài: thuyết minh cái phích nước
- Kiểu bài: thuyết minh 
- Đối tượng: Cái phích nước
- cấu tạo
+ vỏ
+ ruột
+ Chất liệu, mầu sắc...
- Công dụng: giữ nhiệt
- Cách bảo quản
- Dàn ý:
1. MB: Là thứ đồ dùng thường có, cần thiết trong mỗi gia đình.
2. TB: + Cấu tạo:
- Chất liệu của vỏ bằng sắt, nhựa
- Màu sắc: trắng, xanh, đỏ...
- Ruột: Bộ phận quan trọng để giữ nhiệt nên có cấu tạo 2 lớp thuỷ tinh, ở trong là chân không, phía trong lớp thuỷ tinh có tráng bạc
- Miệng bình nhỏ: giảm khả năng truyền nhiệt
+ Công dụng: giứ nhiệt dùng trong sinh hoạt, đời sống.
+ Cách bảo quản.
3. Kết luận: - vật dụng quen thuộc trong đời sống của người Việt nam .
- Bảo quản ra sao.
II. Luyện nói:
1. Nói trong nhóm
- HS nói theo tổ
- Từng em nói một
2. Nói trước lớp
- Hs chú ý
- 4 đại diện của tổ lên nói từng phần MB, 2 em : TB; 1 em nói toàn bài
- Phát âm to, rõ ràng, mạch lạc, nói thành câu trọn vẹn, dùng từ cho đúng.
Ví dụ: Kính thưa thầy cô
 Các bạn thân mến
 - Hiện nay tuy nhiều gia đình khá giả đã có những bình nóng lạnh hoặc các phích điện hiện đại, nhưng đa số các gia đình có thu nhập thấp vẫn coi cái phích nước là một thứ đồ dùng tiện dụng và hữu ích. Cái phích dùng để chứa nước sôi, pha trà cho người lớn, pha sữa cho trẻ em ... Cái phích có cấu tạo thật đơn giản ...
- Giá một cái phích rất phù hợp với túi tiền của đại đa số người lao động nhất là bà con nông dân. Vì vậy từ lâu cái phích trở thành một vật dụng quen thuộc trong nhiều gia đình người Việt nam chúng ta.
IV. Củng cố:(2')
- Chốt lại những đặc điểm lưu ý về bài văn thuyết minh 
- Đánh giá hiệu quả của cách trình bày, rút kinh nghiệm để chuẩn bị cho bài viết.
V. Hướng dẫn về nhà:(1')
- Chuẩn bị các đề trong SGK , quan sát các vật dụng trong gia đình như cái quạt, cái bàn là,... để giờ sau viết bài văn thuyết minh.
Tuần 14 - Tiết 55, 56
 Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
Viết bài tập làm văn số 3
văn thuyết minh 
A. Mục tiêu cần đạt:
- Cho học sinh tập dượt làm bài thuyết minh để kiểm tra toàn diện các kiến thức đã học về loại bài này.
- Rèn luyện kĩ năng xây dựng văn bản theo những yêu cầu bắt buộc về cấu trúc, kiểu bài, tính liên kết.
B. Chuẩn bị:
- Ra đề kiểm tra có biểu điểm, đáp án
C. Các hoạt động dạy học:
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra bài cũ :(6') 
- kiểm tra đồ dùng, sự chuẩn bị của học sinh 
III. Tiến trình kiểm tra :
1. GV chép đề bài lên bảng: Thuyết minh cấu tạo, công dụng, cách bảo quản chiếc quạt để bàn. 
2. HS làm bài trong 2 tiết
3. GV thu bài
IV. Củng cố:(')
- GV nhận xét giờ làm bài
V. Hướng dẫn về nhà:(1')
- Tiếp tục lập dàn ý các đề bài còn lại
- Chuẩn bị thuyết minh về một thể loại văn học
- Ôn tập lại toàn bộ kiến thức về Tiếng Việt chuẩn bị tuần sau kiểm tra 
đáp án - biểu điểm
I. Yêu cầu về nội dung:
1. Kiểu bài: Văn thuyết minh 
2. Đối tượng thuyết minh: Chiếc quạt để bàn.
- Dàn ý cụ thể:
a) Mở bài: Giới thiệu quạt để bàn là vật dụng dùng để tạo cho không khí lưu thông thoáng mát.
b) Thân bài:
* Cấu tạo: - Vỏ quạt,- lồng quạt,- cánh quạt,- ruột quạt gồm: mô tơ điện có trục gắn cánh quạt với nút tuốc năng,- đế quạt có nút điều chỉnh tốc độ, đèn, hẹn giờ, công tắc tắt mở
* Sử dụng: Nên sử dụng tuốc năng để quạt quay đi, quay lại
* Bảo quản: - Thường xuyên lau sạch bụi bẩn để thông gió, tránh gây cháy
 - Châm dầu vào các bạc đạn, tránh khô dầu, mòn vẹt trục
c) Kết bài: Quạt là vật dụng cần thiết trong sinh hoạt khi trời nắng nóng.
II. Yêu cầu hình thức:
- Bài viết có đủ bố cục 3 phần : MB, TB, KB
- Thuyết minh trôi chảy, mạch lạc có liên kết các đoạn, đúng chính tả
III. Biểu điểm:
- Điểm giỏi (8, 9, 10): Đáp ứng các yêu cầu ở trên, người viết tỏ ra hiểu thực sự về chiếc quạt để bàn, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc.
- Điểm khá: (7) đã thể hiện rõ hiểu biết của mình về chiếc quạt để bàn song còn mắc một số lỗi diễn đạt.
- Điểm TB: Cũng đã đáp ứng được yêu cầu trên song ý từ lộn xộn, chữ viết còn xấu, cẩu thả, thiếu 1 số ý
- Điểm dưới TB: Chưa biết trình bày những tri thức, hiểu biết của mình về chiếc quạt để bàn, trình bày lộn xộn, viết sơ sài, chữ xấu, sai chính tả nhiều.
Tuần 15 - Tiết 57
 Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
Văn bản
vào nhà ngục quảng đông cảm tác.
 (Phan Bội Châu) 
A. Mục tiêu cần đạt:
- Cảm nhận vẻ đẹp của chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu, dù ở hoàn cảnh tù đày vẫn giữ phong thái ung dung, hiên ngang bất khất với niềm tin vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.
- Hiểu được sức truyền cảm nghệ thuật qua giọng thơ khẩu khí ngang tàng.
- rèn kĩ năng tìm hiểu thơ TNBCĐL
- Giáo dục lòng kính yêu các anh hùng của dân tộc và tự hào về họ.
B. Chuẩn bị:
- GV: Chân dung Phan Bội Châu ; tác phẩm ''Ngục Trung Thư''; hướng dẫn học sinh đọc lại lịch sử Việt nam giai đoạn 1900 - 1930
- HS: Đọc lại lịch sử Việt nam giai đoạn 1900 - 1930
C. Các hoạt động dạy học:
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra bài cũ :(6')
 ? Em hãy phân tích ý nghĩa của ''Bài toán hạt thóc'' - ''Bài toán dân số từ thới cổ đại''
 ? Muốn thực hiện có hiệu quả chính sách dân số, chúng ta phải làm gì'.
III. Tiến trình bài giảng: 
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
- Giới thiệu chân dung Phan Bội Châu 
? Em hiểu gì về tác giả Phan Bội Châu.
- GV giới thiệu hoàn cảnh lịch sử đất nước đầu thế kỉ XX, giới thiệu phong trào Cần Vương (giúp vua) vũ trang chống Pháp, phong trào CM Việt nam theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các nhà nho yêu nước lãnh đạo.
? Sự nghiệp sáng tác của ông.
? Hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
- Thơ văn của ông được xem là những câu thơ dậy sóng giục giã đồng bào đánh Pháp
- GV đọc mẫu
? Cách đọc bài thơ như thế nào thì phù hợp
? Y/c học sinh giải thích các chú thích trong SGK .
? Nhận xét về kết cấu của bài thơ.
- Gọi học sinh đọc 2 câu đề.
? Các từ ''hào kiệt'', ''phong lưu'' cho ta hình dung về 1 con người như thế nào 
? Hãy nêu cách hiểu của em về nội dung câu 2.
- Giọng điệu của 2 câu này vừa cứng cỏi, vừa mềm mại diễn tả nội tâm cân bằng, bình thản không hề căng thẳng hoặc u uất cho dù cảnh ngộ tù ngục là bất bình thường.
* Hai câu thơ không chỉ thể hiện tư thế, tinh thần, ý chí của người anh hùng CM trong những ngày đầu ở tù mà còn thể hiện quan niệm của ông về cuộc đời và sự nghiệp.
? Nhận xét về nghệ thuật giữa 2 câu thơ.
? ý nghĩa của cụm từ ''khách không nhà'', ''trong bốn biển'' ? cả câu.
? Dựa vào chú thích SGK, em hiểu '' người có tội ... châu'' như thế nào.
? Điều đó cho ta hiểu thêm tính cách nào của nhà yêu nước? Giọng thơ.
- Phạm Văn Đồng: Đó là nỗi đau lớn lao của người anh hùng cứu nước của một thời đại khổ nhục nhưng vĩ đại.
? Nhận xét khái quát về 2 câu.
* Nghệ thuật đối xứng, tạo nhạc điệu, giọng thơ trầm tĩnh thống thiết.
* Hai câu thơ tả tình thế và tâm trạng của Phan Bội Châu khi ở trong tù. Nhà thơ gắn liền sóng gió của cuộc đời riêng với tình cảnh chung của đất nước. Đó là nỗi đau lớn lao trong tâm hồn bậc anh hùng.
- Bình: 1905 bị giặc bắt gần 10 năm ông lưu lạc khi Nhật Bản, khi Trung Quốc, khi Xiêm La không một mái ấm gia đình lại thường xuyên bị kẻ thù săn đuổi. Không thể than thân bởi ông đã coi thường hiểm nguy và tự nguyện gắn cuộc đời của mình với sự tồn v ... u văn bản 
1. Đọc - tìm hiểu chú thích
- HS đọc diễn cảm
- HS tự bộc lộ. (hùng tráng, khoẻ khoắn)
- Một hình thức lao động nặng nhọc ở Côn Đảo, bọn cai ngục bắt các tù nhân vào núi khai thác đá, đập đá hộc, đá to thành những mảnh, viên nhỏ để làm đường.
- HS trả lời
+ 4 câu thơ đầu: nói về công việc đập đá ở Côn Lôn
+ 4 câu thơ cuối: cảm nghĩ từ việc đập đá.
2. Phân tích
a) 4 câu thơ đầu
- Thế đứng của con người trong đất trời, biển rộng non cao, đội trời đạp đất, tư thế hiên ngang sừng sững
'' Đã mang tiếng ở trong trời đất
 Phải có danh gì với núi sông''
 (Nguyễn Công Trứ)
- Chí làm trai N, B, Đ, T
Cho phỉ sức vẫy vùng trong 4 bể
 (Nguyễn Công Trứ)
- Làm trai trong cõi thế gian
Phò đời giúp nước phơi gan anh hào
 (Nguyễn Đình Chiểu)
- Làm trai phải lạ ở trên đời
Há để càn khôn tự chuyển dời
 (Phan Bội Châu)
- Lừng lấy - lở núi non
- Xách búa - đánh tan - 5,7 đống
- Ra tay - đập bể - mấy trăm hòn
 nói quá, động từ mạnh, nhịp thơ mạnh gợi tả một con người phi thường
- Hình ảnh một người anh hùng với một khí phách hiên ngang, lẫm liệt sừng sững trong đất trời, coi thường mọi thử thách gian nan, dám đương đầu vượt lên chiến thắng hoàn cảnh biến lao động cưỡng bức nặng nhọc thành một cuộc chinh phục thiên nhiên dũng mãnh của con người có sức mạnh thần kì như dũng sĩ thần thoại.
-Thái độ quả quyết, mạnh mẽ, lòng căm thù khao khát phá tan chốn tù ngục, lật đổ ách thống trị.
- Miêu tả chính kết hợp biểu cảm
b) Bốn câu thơ cuối
- Giọng điệu trở sang bộc bạch bộc lộ cảm xúc
- Tạo ra sự sâu lắng của cảm xúc của tâm hồn.
- Biện pháp nghệ thuật đối trong câu và đối trong 2 câu
-Tháng ngày: biểu tượng cho sự thử thách kéo dài,- thân sành sỏi: gan góc , bất chấp gian nguy,- mưa nắng:biểu tượng cho gian khổ,- dạ sắt son: trung thành. Đó là những hình ảnh ẩn dụ.
- Càng khó khăn càng bền chí, son sắt một lòng
- Bất chấp gian nguy, trung thành với ý tưởng yêu nước
- Liên hệ:
''Nghĩ mình trong bước gian truân
Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng''
 (Tự khuyên mình - Hồ Chí Minh)
- Nhà thơ ngầm ví việc đập đá ở Côn Lôn nơi địa ngục trần gian giống như việc của thần Nữ Oa đội đá vá trời tạo lập thế giới, vũ trụ, coi cảnh tù đày chỉ là một việc con con không gì đáng nói.
- Con người bản lĩnh, coi thường tù đày gian khổ, tin tưởng mãnh liệt vào sự nghiệp yêu nước của mình.
- Giọng điệu cứng cỏi, ngang tàng, sảng khoái hào hùng nụ cười ngạo nghễ, nụ cười của kẻ chiến thắng mà không nhà tù nào khuất phục nổi.
3. Tổng kết
- Dựa vào ghi nhớ trả lời.
- HS đọc ghi nhớ.
- HS bộc lộ
III. Luyện tập
- HS đọc diễn cảm, bộc lộ.
- Đó là những bậc anh hùng khi sa cơ lỡ bước rơi vào vòng tù ngục nhưng ở họ có khí phách ngang tàng lẫm liệt ngay cả trong thử thách gian lao đe doạ tính mạng, ý chí kiên trung, niềm tin son sắt vào sự nghiệp của mình.
IV. Củng cố:(2')
- HS đọc ghi nhớ.
V. Hướng dẫn về nhà:(1')
- Học thuộc lòng bài thơ
- Hoàn thiện bài tập, viết đoạn văn ngắn ... dựa bài tập 
- Soạn bài: ''Muốn làm thằng cuội'' (Tản Đà)
Tuần 15 - Tiết 59
 Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
Tiếng Việt
ôn luyện về dấu câu
A. Mục tiêu cần đạt:
- HS nắm được các kiến thức về dấu câu một cách có hệ thống
- Có ý thức cẩn trọng trong việc dùng dấu câu, tránh được các lỗi thường gặp về dấu câu 
B. Chuẩn bị:
- GV: Hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê
- HS: Ôn tập, trả lời câu hỏi trong SGK: lập bảng thống kê.
C. Các hoạt động dạy học:
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra bài cũ :(5')
? Dấu ngoặc kép và dấu hai chấm trong ví dụ sau được dùng làm gì:
 Hôm sau , bác sĩ bảo Xiu: ''Cô ấy khỏi nguy hiểm rồi, chị đã thắng. Giờ chỉ còn bồi dưỡng và chăm nom thế thôi''.
 (Đánh dấu lời dẫn trực tiếp)
III. Tiến trình bài giảng: 
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
? ở lớp 6, 7, 8 ta đã học những dấu câu nào.
GV kẻ bảng thống kê lên bảng, gọi học sinh lên điền công dụng, học sinh khác đối chiếu và nhận xét. 
- Kiểm tra học sinh lập bảng thống kê về dấu câu theo mẫu SGK đối với những em còn lại.
I. Tổng kết về dấu câu (10')
- HS suy nghĩ trả lời
+ Lớp 6: Dấu (?)' (!) và dấu phẩy
+ Lớp 7: dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang
+ Lớp 8: Dấu ngoặc đơn, (:), ('' '')
Stt
Dấu câu
Công dụng
1
Dấu chấm
- Kết thúc câu trần thuật
2
Dấu chấm than
- Kết thúc câu cầu khiến và cảm thán
3
Dấu chấm hỏi
- Kết thúc câu nghi vấn
4
Dấu phẩy
- Phân cách các thành phần và các bộ phận câu
5
Dấu chấm lửng
- Biểu thị bộ phận chưa liệt kê hết
- Làm giãn nhịp điệu câu văn hài hước dí dỏm
6
Dấu chấm phẩy
- Đánh dấu ranh giới các vế của một câu ghép phức tạp
- Đánh dấu ranh giới các bộ phận của một phép liệt kê phức tạp.
7
Dấu gạch ngang
- Đánh dấu bộ phận giải thích, chú thích trong câu
- Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
8
Dấu ngoặc đơn
- Đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thông tin)
9
Dấu hai chấm
- Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho phần trước đó.
- Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại
10
Dấu ngoặc kép
- Đánh dấu từ, ngữ, đoạn dẫn trực tiếp.
- Đánh dấu từ, ngữ, câu hiểu theo nghĩa đặc biệt, mỉa mai
- Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo,...
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
- Y/ c học sinh đọc ví dụ ? Thiếu dấu ngắt câu ở chỗ nào
? Nên dùng dấu gì kết thúc câu.
- Y/c học sinh quan sát ví dụ 
? Dùng dấu chấm sau từ ''này'' là đúng hay sai? Vì sao? ở chỗ này nên dùng dấu gì.
- Y/c học sinh quan sát ví dụ 
? Câu này thiếu dấu gì để phân biệt ranh giới trong các thành phần đồng chức
? Hãy đặt dấu đó cho thích hợp
- Y/c học sinh quan sát ví dụ 
? Đặt câu (?) ở cuối câu 1 và dấu chấm cuối câu 2 đúng chưa ? Vì sao.
? ở các vị trí đó nên dùng dấu gì
? Có những lỗi nào thường gặp về dấu câu.
- GV đọc cho học sinh chép, chú ý dùng dấu câu đúng chỗ.
? Phát hiện lỗi dấu câu, thay vào đó dấu câu thích hợp (điều chỉnh viết hoa khi cần thiết)
? Hãy chỉ ra và chữa các lỗi về dấu câu trong ví dụ sau:
+ Công việc nhà chồng chị lo liệu tất cả.
+ Công việc nhà, chồng ... 
+ Công việc nhà chồng, chị ...
II. Các lỗi thường gặp về dấu câu (10')
1. Dấu chấm ngắt câu khi câu đã kết thúc
- HS đọc, quan sát 
- Thiếu dấu câu sau từ ''xúc động''
- Dấu chấm - viết hoa chữ (t) ở đầu câu
2. Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc
- HS quan sát ví dụ 
- Dùng dấu chấm sau từ ''này'' là sai vì câu chưa kết thúc, nên dùng dấu phẩy
3. Thiếu dấu thích hợp để để tách các bộ phận của câu khi cần thiết
- HS quan sát ví dụ 
- Thiếu dấu phẩy
4. Lẫn lộn công dụng của các dấu câu 
- Cam, quít, bưởi, xoài ...
- HS quan sát ví dụ 
- Sai vì câu 1 không phải câu nghi vấn đây là câu trần thuật nên dùng dấu chấm. Câu 2 là câu nghi vấn nên dùng (?). Câu 3 dùng (!) sau câu cầu khiến.
5. Ghi nhớ (3')
- HS đọc ghi nhớ
III. Luyện tập (12')
1. Bài tập 1
- Lần lượt dùng các dấu câu :
(,) (.) (.) (,) (:) (-) (!) (!)
(!) (!) (,) (,) (.) (,) (.) (,) 
(,) (,) (.) (,) (!) (-) (?) (?) (?) (!)
2. Bài tập 2
a) ... mời về ? (thay dấu chấm (,) = (?)
mẹ dặn là anh ... nay. (Bỏ dấu (:) và ('' '')
b) Từ xưa, trong cuộc sống ... sx, vì vậy, có câu TN ''lá lành ...''
c) ... tháng, nhưng ... (thay dấu (.) bằng dấu (,)
3. Bài tập 3
- Câu mơ hồ do thiếu dấu câu cần thiết để ngắt các bộ phận của câu. đọc câu này, có đến 3 khả năng trả lời câu hỏi: Ai lo liệu tất cả?
 Dùng dấu phẩy để ngắt các bộ phận trong câu 1 cách thích hợp
IV. Củng cố:(3')
- Hệ thống lại các công dụng dấu câu, các lỗi tránh khi dùng dấu câu .
V. Hướng dẫn về nhà:(1')
- Ôn tập TV đã học từ đầu năm
- Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết tiếng Việt.
Tuần 15 - Tiết 60
 Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
kiểm tra tiếng việt
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức
- Kiểm tra kiến thức Tiếng Việt đã học ở kì I lớp 8
- Rèn kĩ năng thực hành Tiếng Việt 
2. Tư tưởng
- Nghiêm túc làm bài
B. Chuẩn bị:
- Gv :Ra đề kiểm tra 
- Hs ôn tập
C. Các hoạt động dạy học:
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra sự chuẩn bị
III.Hoạt động kiểm tra: 
1. Giáo viên giao đề
Đề bài
Câu 1: Cho đoạn văn
 Rồi chị túm cổ hắn, ấn giúi ra cửa. Sức lẻo khoẻ của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất,miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.
 ( Trích "Tức nước vỡ bờ''. Ngữ văn 8, tập 1)
Yêu cầu
a, thốngkê các trường từ vựng về người( tên gọi, bộ phận của cơ thể, hoạt động của con người) trong đoạn văn.
b, Bổ sung cho mỗi trường từ vựng trên ít nhất là 3 từ ngữ chỉ tên gọi, bộ phận của cơ thể, hoạt động của con người
Câu 2:
 a) Phân tích cấu tạo ngữ pháp của các câu ghép sau
1. Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi.
2. Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng nghĩ gì đến ai được.
3. Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi cũng buồn lắm.
 ( Trích "Lão Hạc'' Ngữ văn 8 tập I)
b) Hãy chỉ ra mối quan hệ ý nghĩa của các câu ghép trên.
Câu 3:
 Hãy dùng dấu câu( Có kèm theo viết hoa hoặc không viết hoa) thích hợp vào đoạn văn sau:
 Nguyễn Dữ có truyền kì mạn lục ghi lại một cách tản mạn các chuyện lạ được lưu truyền được đánh giá là thiên cổ kì bút bút lạ của muôn đời đó là một mốc quan trọng của thể loại văn xuôi bằng chữ Hán của văn học Việt Nam
Câu 4:
 Sưu tầm một số câu ca dao tục ngữ có dùng biện pháp nói quá, nói giảm nói tránh 
 ( mỗi loại ít nhất là 2 câu)
2. Học sinh làm bài
3. GV thu bài
IV. Củng cố:(')
- GV nhận xét giờ làm bài
V. Hướng dẫn về nhà:(1')
- Ôn lại phần Tiếng Việt đã học
- Chuẩn bị cho giờ ôn tập Tiếng Việt 
D. Đáp án - Biểu điểm:
Câu 1: (3,75đ)
a. Trường từ vựng Người: (Mỗi từ, cụm từ đúng đạt 0,2đ)
- Tên gọi về người : chị, hắn, anh chàng, người đàn bà, vợ chồng.
-Bộ phận cơ thể người:cổ, miệng.
- Hoạt động của người: túm, ấn, giúi, chạy, xô đẩy, ngã, thét, trói.
b. Bổ sung
- Tên gọi về người: bố, mẹ, ông, bà (0,25đ)
- Bộ phận của cơ thể: chân, tay, mắt, tai (0,25đ)
- Hoạt động của người: đấm, đá, thụi, ... (0,25đ)
Câu 2(2,25 đ)
a) Phân tích cấu tạo ngữ pháp (2đ)
1. Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi (0,5đ)
 C1 V1 C2	V2
 Vế 1 Vế 2
2. Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được (0,5đ)
	 C1 V1 C2 V2
 Vế 1 Vế 2
3. Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm (0,5đ)
 C1 V1 C2 V2 C3 V3
 Vế 1 Vế 2 vế 3
b) Chỉ ra mối quan hệ ý nghĩa
1. Câu ghép có quan hệ tương phản (0,25)
2. Câu ghép có nguyên nhân - kết quả (0,25)
3. Câu ghép có bổ sung (0,25)
Câu 3
Điền dấu câu (1,5đ; mỗi dấu đúng đạt 0,25đ)
 Nguyễn Dữ có "Truyền kì mạn lục" (Ghi lại một cách tản mạn, các chuyện lạ được lưu truyền) được đánh giá là ''thiên cổ kì bút'' ( bút lạ của muôn đời). Đó là một mốc quan trọng của thể loại văn xuôi bằng chữ Hán của văn học Việt Nam.
Câu 4: HS sưu tầm (2đ)
- Nói quá và nói giảm, nói tránh (4 ví dụ, mỗi ví dụ đạt 0,5đ)
* Điểm trình bày 0,5đ

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 8(14,15).doc