Giáo án môn học Giáo dục công dân 8 tiết 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác

Giáo án môn học Giáo dục công dân 8 tiết 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác

Tiết 8: TÔN TRỌNG VÀ HỌC HỎI

 CÁC DÂN TỘC KHÁC

I. Mục tiêu

 1. Kiến thức

 - Giúp HS hiểu được nội dung và ý nghĩa việc tôn trọng học hỏi các dân tộc khác

- HS nắm được những yêu cầu của việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác

2. Kĩ năng

- Biết phân biệt hành vi đúng sai trong việc tôn trọng , học hỏi các dân tộc khác

- Biết tiếp thu một cách chọn lọc , phù hợp

- Học tập và nâng cao hiều biết và tích cực tham gia các hoạt động xây dựng tình đoàn kết giửa các dân tộc với nhau

3. Thái độ

- HS có lòng tự hào dân tộc và tôn trọng các dân tộc khác

- HS có nhu cầu tìm hiểu , học tập những giá trị tốt đẹp của nền văn hóa các dân tộc khác

II. Chuẩn bị của GV và HS

1. Giáo viên:

- Tranh ảnh , tư liệu về những thành tựu văn hóa của một số nước

- Soạn giáo án

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 849Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Giáo dục công dân 8 tiết 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/10/2008
Tiết 8:	TÔN TRỌNG VÀ HỌC HỎI 
	CÁC DÂN TỘC KHÁC 
I. Mục tiêu 
 1. Kiến thức 
 - Giúp HS hiểu được nội dung và ý nghĩa việc tôn trọng học hỏi các dân tộc khác 
- HS nắm được những yêu cầu của việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác 
2. Kĩ năng 
- Biết phân biệt hành vi đúng sai trong việc tôn trọng , học hỏi các dân tộc khác 
- Biết tiếp thu một cách chọn lọc , phù hợp 
- Học tập và nâng cao hiều biết và tích cực tham gia các hoạt động xây dựng tình đoàn kết giửa các dân tộc với nhau 
3. Thái độ 
- HS có lòng tự hào dân tộc và tôn trọng các dân tộc khác 
- HS có nhu cầu tìm hiểu , học tập những giá trị tốt đẹp của nền văn hóa các dân tộc khác 
II. Chuẩn bị của GV và HS
1. Giáo viên:
- Tranh ảnh , tư liệu về những thành tựu văn hóa của một số nước 
- Soạn giáo án
2. Học sinh
- Soạn bài theo câu hỏi sgk
- chuẩn bị tiểu phẩm
III. Hoạt động dạy – học
1. Ổn định tổ chức (1 Phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (5 Phút)
Câu hỏi : Ví dụ về những hoạt động chính trị – xã hội của lớp trường và địa phương em
3. Bài mới
	a/ Giới thiệu bài:( 1phút)
GV: Giới thiệu tranh ảnh hoặc tư liệu về thành tựu nổi bật, công trình vĩ đại, truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của một số dân tộc trên thế giới
GV: đặt câu hỏi:
	- Các em có nhận xét gì về những hình ảnh tư liệu trên?
	- Trách nhiệm của chúng ta nói riêng và đất nước ta nói chung như thế nào đối với những thành tựu trên thế giới?
GV: Để hiểu rõ hơn về những điều đó chúng ta học bài mới hôm nay.
Tiến trình bài dạy
T/g
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung
10’
5’
12’
5’
3’
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung đặt vấn đề:
GV: Mời HS có giọng đọc tốt đọc 1 lần 3 nội dung phần đặt vấn đề
GV: Đàm thoại với HS
Câu 1: Vì sao Bác Hồ chúng ta được coi là danh nhân văn hóa thế giới?
GV: Hướng dẫn HS đọc kĩ nội dung, gạch chân ý chính
GV Kết luận.
Bác Hồ làn người biết tôn trọng và học hỏi kinh nghiệm đấu tranh của các nước trên thế giới. Thành công của Bác và dân tộc là bài học quí giá cho các nước khác đấu tranh giành độc lập dân tộc
Câu 2: Việt Nam đã có đóng góp gì đáng tự hào vào nền văn hóa thế giới? Cho ví dụ.
GV: Hướng dẫn HS thêm ví dụ ngoài ví dụ SGK
GV kết luận.
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, dân tộc ta có những đóng góp tự hào cho nền văn hóa thế giới, cụ thể là kinh nghiệm chống ngoại xâm, truyền thống đạo đức, phong tục tập quán,giá trị văn hóa nghệ thuật
Câu 3: Lý do quan trọng nào giúp nền kinh tế Trung quốc trỗi dậy mạnh mẽ?
GV: Nhận xét, bổ sung
Bài học Trung Quốc không những giúp Trung Quốc thành công trong công cuộc đổi mới nền kinh tế còn là bài học cho các nước khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam chúng ta. Trung Quốc và Việt Nam có những nét chung về văn hóa, có mối quan hệ lâu đời nên việc học hỏi kinh nghiệm có nhiều thuận lợi
GV: Qua phần tìm hiểu nội dung đặt vấn đề chúng ta rút ra được bài học gì?
Hoạt động 2: thảo luận nhóm, giúp HS hiểu được yêu cầu của việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác
GV: Chia lớp làm 3 nhóm
GV: Giao câu hỏi cho các nhóm
Câu 1: Chúng ta cần tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? Vì sao
Câu 2: Chúng ta nên học tập, tiếp thu những gì các dân tộc khác? Vì sao?
Câu 3: Nên học tập các dân tộc khác như thế nào? Ví dụ: Trường hợp nên và không nên trong việc học hỏi các dân tộc khác?
GV: Mời đại diện nhóm trình bày
GV: Nhận xét, bổ sung đánh giá kết quả các nhóm.
Mỗi dân tộc đều có những nét riêng của dân tộc mình, những giá trị văn hóa của mình, góp phần vào những giá trị văn hóa chung của nhân loại. Học hỏi tinh hoa văn hóa nhân loại là cần thiết góp phần nâng cao giá trị văn hóa của dân tộc mình. Việc tiếp thu cần phải giữ bản sắc của dân tộc mình
Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học:
GV: Qua nội dung thỏa luận trên chúng ta rút ra những điểm chính của bài học qua trả lời câu hỏi sau:
Câu 1: Thế nào là tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác?
Câu 2: Ý nghĩa của việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?
Câu 3: Chúng ta phải làm gì trong việc tôn trọng, học hỏi văn hóa các dân tộc khác?
GV: Tóm tắt nội dung ghi bảng
GV: Khắc sâu kiến thức, nhắc nhở HS về nhà học thuộc bài
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS làm bài tập SGK.
GV: Hướng dẫn HS làm bài tập thông qua việc thảo luận lớp
Bài tập 4 (SGK trang 22)
GV: Tổ chức cho HS thể hiện tình huống trên tiểu phẩm. HS tự chuẩn bị lời thoại, phân vai
GV: Nhận xét, bổ sung ý kiến
* Hoạt động 5 Củng cố: 
GV: Sử dụng phiếu học tập
HS: Cả lớp làm bài tập
HS: Đọc và nghe nội dung phần đặt vấn đề
HS: Làm việc độc lập
HS: Nhận xét, bổ sung
Trả lời câu hỏi 1;
- Bác Hồ 30 năm bôn ba ở nước ngoài, học hỏi kinh nghiệm đấu tranh, tìm đường cứu nước
- Bác Hồ là hiện tượng kiết xuất về quyết tâm của cả dân tộc
- Bác Hồ cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc
- Góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ
Câu 2:
HS: Suy nhĩ cá nhân
HS: Trả lời, cả lớp nhận xét
Đáp án:
- Cổ đô Huế
- Phố cổ Hội An
- Thánh địa Mĩ Sơn
- Vườn quốc gia Phong Nha
- Nhã nhạc cung đình Huế
- Văn hóa ẩm thực 3 miền
- Aùo dài Việt Nam
HS: Làm việc cá nhân
HS: Trả lời, cả lớp nhận xét
Đáp án:
- Mở rộng quan hệ và học tập kinh nghiệm các nước khác
- Phát triển các Ngành công nghiệp mới có nhiều triển vọng
- Hiện nay hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc đang phát triển tốt
Bài học:
- Phải biết tôn trọng các dân tộc khác
- Học hỏi những giá trị văn hóa các dân tộc khác và thế giới để góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc
HS: Cử đại diện thư kí nhóm
HS: Các nhóm tiến hành thảo luận
HS: Các nhóm trả lời, cả lớp nhận xét
Câu 1: - Chúng ta cần tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa các` dân tộc khác
- Có quan hệ hữu nghị, không kì thị coi thường hoặc phân biệt các dân tộc khác.
- Cần khiêm tốn học hỏi những giá trị văn hóa các dân tộc khác để bổ sung kinh nghiệm, bài học quí để xây dựng và bảo vệ tổ quốc
- Phải thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình
Vì:
* Mỗi dân tộc có giá trị văn hóa riêng mà chúng ta không có
* Những giá trị văn hóa, tư tưởng của các dân tộc khác góp phần giúp chúng ta phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và KHKT
* Đất nước ta còn nghèo, trải qua nhiều cuộc chiến` tranh, rất cần học hỏi các giá trị văn hóa các dân tộc khác
Câu 2: Chúng ta nên học hỏi:
- Thành tựu KHKT
- Trình độ quản lí
- Văn hóa, nghệ thuật
Ví dụ:
* Máy móc hiện đại
* Các loại vũ khí
* Đầu tư viễn thông
* Máy vi tính
* Kiến trúc, âm nhạc
Câu 3:
- Tôn trọng và học hỏi, giao lưu hợp tác, đoàn kết hữu nghị với các dân tộc
- Tôn trọng và học hỏi các nước phát triển và đang phát triển
- Tiếp thu chọn lọc phù hợp với hoàn cảnh dân tộc, tránh máy móc, rập khuôn máy móc, mù quáng
- Phải tự chủ, độc lập có lòng tin dạn tộc
Những cái nên học:
* Trình độ KHKT
* Trình độ quản lí
* Tiến bộ văn minh, nhân đạo
* du lịch
Những cái không nên
* Văn hóa đồi trụy, độc hại
* Lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền
* Chạy theo mốt..
HS: Ghi bài vào vở
HS: Nhắc lại 3 nội dung bài học
HS: Suy nghĩ cá nhân
HS: Sau khi xem xong 2 tiểu phẩm do 2 bạn thực hiện thì phát biểu quan điểm của mình
HS: Cả lớp nhận xét ý kiến trên
Đáp án: Đồng ý với ý kiến của bạn Hòa. Vì:
Những nước đang phát triển tuy có thể nghèo nàn, lạc hậu nhưng đã có những giá trị văn hóa mang bản sắc của dân tộc, mang tính truyền thống cần học tập 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
II.NỘI DUNG BÀI HỌC
1/ Tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác là:
- Tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc khác.
- Luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc
2/ Ý nghĩa của việc tôn trọng, học hỏi văn hóa các dân tộc khác.
- Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác sẽ tạo điều kiện để nước ta tiến nhanh trên con đường xây dựng đất nước giàu mạnh và phát huy bản sắc dân tộc
- Góp phần cho các nước cùng xây dựng nền văn hóa chung của nhân loại ngày càng tiến bộ văn minh
3/ Chúng ta làm gì để tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác.
- Tích cực học tập, tìm hiểu đời sống và nền văn hóa của các dân tộc khác trên thế giới.
- Tiếp thu một cách chọn lọc, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh truyền thống của người Việt Nam
Câu hỏi: Em đồng ý với những ý kiến nào sau đât (Gạch X vào ô trống)
- Học hỏi, khám phá thành tựu khoa học tiên tiến	
- Ưa thích nghệ thuật dân tộc		- -Thích ăn các món ăn dân tộc	
- Sử dụng sách báo, băng nhạc nước ngoài	
- Tìm hiểu di tích văn hóa địa phương	
- Bắt chước các kiểu quần áo của các ngôi sao điện ảnh, bóng đá	
- Thích tìm hiểu lịch sử đất nước Trung quốc hơn Việt Nam	
HS: Tiến hành trả lời
HS: Nhận xét đối chiếu với phiếu của mình
GV: Nhận xét, cho điểm
GV: Yêu cầu HS giải thích vì sao đúng? Vì sao sai?
 4. dặn dò, hướng dẫn HS học ở nhà( 2’)
- Về nhà học những nội dung cơ bản bài học; làm các bài tập còn lại
- Bài mới:Ôn lại tất cả các bài học từ đầu năm, tiết sau làm bài kiểm tra 1 tiết
IV. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 08.doc