Giáo án môn học Đại số 8 tiết 44: Bài tập

Giáo án môn học Đại số 8 tiết 44: Bài tập

 Tiết 44

BÀI TẬP

I.Mục tiêu:

 1.Kiến thức: HS được củng cố vững chắc các kiến thức đã học về phương trình.

 2.Kỹ năng: Vận dụng thành thạo hai quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân để giải phương trình.

 3.Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác trong quá trình biến đổi. Có ý thức tự học, hứng thú, tự tin trong học tập.

II.Chuẩn bị:

 1.GV: SGK.

 2.HS: SGK, thước kẻ.

III.Tiến trình dạy – học:

 1.Kiểm tra bài cũ: (2 phút)

- Nêu hai quy tắc biến đổi phương trình.

 

doc 2 trang Người đăng ngocninh95 Lượt xem 953Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Đại số 8 tiết 44: Bài tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 8A:	8B:	8C:
	Tiết 44
Bài tập
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức: HS được củng cố vững chắc các kiến thức đã học về phương trình.
 2.Kỹ năng: Vận dụng thành thạo hai quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân để giải phương trình.
 3.Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác trong quá trình biến đổi. Có ý thức tự học, hứng thú, tự tin trong học tập. 
II.Chuẩn bị: 
 1.GV: SGK.
 2.HS: SGK, thước kẻ. 
III.Tiến trình dạy – học:
 1.Kiểm tra bài cũ: (2 phút)
- Nêu hai quy tắc biến đổi phương trình.
 2.Bài mới: (35 phút)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
*Hoạt động 1: Chữa bài tập 15 – SGK.(10 phút)
H/s:(1 HS đọc đề bài, GV ghi tóm tắt đề lên bảng)
G/v:(hướng dẫn HS giải bài tập)
Sau x giờ ô tô đi được quãng đường là ?
Xe máy đi trước 1 giờ nên đi được ? km
Vì cùng đi từ Hà Nội – Hải Phòng lại gặp nhau do đó 2 quãng đường đi được là bằng nhau do đó ta có phương trình nào ? 
H/s:(trả lời)
*Hoạt động 2: Tổ chức cho học sinh chữa bài tập 16 – SGK.(3 phút)
G/v gọi 1 HSlên bảng viết phương trình biểu thị cân thăng bằng trong hình 3/SGK) 
H/s:(1HS lên bảng thực hiện, các HS còn lại theo dõi, bổ xung) 
*Hoạt động 3: Giải các phương trình trong bài tập 17– SGK.(5 phút)
G/v:(yêu cầu HS làm ra phiếu học tập, gọi 2HS lên bảng thực hiện hai ý a) và e)
H/s:(thực hiện) 
*Hoạt động 4: Giải các phương trình trong bài tập 18– SGK.(10 phút)
G/v:(ghi đề bài lên bảng, gọi 1HS lên bảng thực hiện giải phương trình học sinh còn lại theo dõi các bước giải của bạn)
H/s:( thực hiện) 
G/v:(gọi 1HS nhận xét, cuối cung GV kết luận)
*Hoạt động 5: Hoạt động nhóm bài tập 19 – SGK.(7 phút)
G/v: yêu cầu HS quan sát hình vẽ, sau đó hoạt động nhóm viết phương trình ẩn x rồi tính x(mét)trong mỗi hình)
H/s:(hoạt động nhóm theo sự điều khiển của nhóm trưởng)
G/v:(theo dõi các nhóm hoạt động, gọi lần lượt )
H/s:(các nhóm treo bảng nhóm lên bảng chính)
G/v:(cho các nhóm nhận xét chéo nhau
*Bài tập 15(Tr13 – SGK):
Giải: 
Trong x giờ ô tô đi được 48x(km)
Xe máy đi trước ô tô 1 giờ nên thời gian xe máy đi là: x + 1(giờ). 
Trong thời gian đó quãng đường xe máy đi được là: 32(x + 1) (km). 
Ô tô gặp xe máy sau x giờ(kể từ khi ô tô khởi hành) có nghĩa là đến thời điểm đó quãng đường hai xe đi được là bằng nhau. Vậy phương trình cần tìm là:
 48x = 32(x + 1)
*Bài tập 16(Tr13 – SGK):
Phương trình biểu thị cân thăng bằng trong hình 3 là:
 3x + 5 = 2x + 7
*Bài tập 17(Tr14 – SGK):
*Bài tập 18(Tr14 – SGK):
*Bài tập 19(Tr14 – SGK):
Hình 4a: 9(2x + 2) = 144 Û18x = 126 
 ị x = 7(m)
Hình 4b: 
 ị x = 10(m)
Hình 4c: 24 + 12x = 168 Û 12x = 144
 ị x = 12(m)
	3.Củng cố: (6 phút)
G/v:(lưu ý cho học sinh). Trong bài tập 18 ý b) ta có thể giải 1 trong 2 cách sau:
Cách 1: Viết phương trình dưới dạng 0,2(2 + x) – 0,5x = 0,25(1 – 2x) + 0,25, ta biến đổi như sau: 
Cách 2: Viết phương trình dưới dạng , ta biến đổi như sau(lấy MTC là 20, quy đồng mẫu và khử mẫu): 
 4.Hướng dẫn học ở nhà: (1 phút)
- Xem lại các bài tập đã chữa trên lớp, làm các bài tập còn lại.
- Đọc bài trước bài “Phương trình tích’ suy nghĩ làm ?1, ?2, đọc trước ví dụ 1sơ bộ hiểu phương pháp giải phương trình tích.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 44.doc