Giáo án môn học Đại số 8 tiết 41: Mở đầu về phương trình

Giáo án môn học Đại số 8 tiết 41: Mở đầu về phương trình

 CHƯƠNG III

 PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN

Tiết 41

 MỞ ĐẦU VỀ PHƯƠNG TRÌNH

I.Mục tiêu:

 1.Kiến thức: HS hiểu khái niệm “phương trình” và các thuật ngữ như: vế phải, vế trái, nghiệm của phương trình, tập nghiệm của phương trình, phương trình tương đương, phương trình bậc nhất. Hiểu và biết cách dùng thuật ngữ “vế của phương trình, số thoả mãn.”, biết dùng đúng chỗ, đúng lúc kí hiệu (tương đương)

 2.Kỹ năng: HS biết kiểm tra một số có phải là nghiệm của phương trình đã cho hay không ? Bước đầu làm quen và biết cách sử dụng quy tắc “chuyển vế”và quy tắc “nhân”.

 3.Thái độ: Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập.

 

doc 2 trang Người đăng ngocninh95 Lượt xem 1138Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Đại số 8 tiết 41: Mở đầu về phương trình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 8A:	8B:	8C:
 Chương III
 Phương trình bậc nhất một ẩn
Tiết 41
 Mở đầu về phương trình
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức: HS hiểu khái niệm “phương trình” và các thuật ngữ như: vế phải, vế trái, nghiệm của phương trình, tập nghiệm của phương trình, phương trình tương đương, phương trình bậc nhất. Hiểu và biết cách dùng thuật ngữ “vế của phương trình, số thoả mãn..”, biết dùng đúng chỗ, đúng lúc kí hiệu Û (tương đương)
 2.Kỹ năng: HS biết kiểm tra một số có phải là nghiệm của phương trình đã cho hay không ? Bước đầu làm quen và biết cách sử dụng quy tắc “chuyển vế”và quy tắc “nhân”.
 3.Thái độ: Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập. 
II.Chuẩn bị: 
 1.GV: SGK, bảng phụ.
 2.HS: Bảng nhóm, SGK.
III.Tiến trình dạy – học:
 1.Kiểm tra bài cũ: (không kiểm tra)
 2.Bài mới: (35 phút)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
*Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm phương trình một ẩn.(21 phút)
G/v:( Nêu các thuật ngữ “phương trình”, “ẩn”, “vế phải”, “vế trái” để HS làm quen với các thuật ngữ mới)
H/s:(nghe, hiểu sau đó nêu khái niệm phương trình một ẩn)
G/v:(cho H/s đọc ví dụ 1 – SGK, sau đó yêu cầu H/s làm ?1)
H/s:(đứng tại chỗ trả lời) 
G/v:(ghi ?2 lên bảng và gọi một học sinh lên bảng thực hiện)
H/s:(thực hiện) 
G/v:(chốt lại vấn đề và đưa ra các cách diễn đạt một số là nghiệm của phương trình) 
G/v:(Cho H/s làm ?3 hoạt động nhóm 2 người ngồi cùng bàn, sau đó gọi H/s trả lời)
Để xét xem một số có phải là nghiệm của phương trình hay không ta làm như thế nào ?
H/s: ( trả lời).
G/v: Hãy kiểm tra xem x = 1, x = - 1 có phải là nghiệm của phương trình x2 – 1 = 0 hay không ? ị một phương trình có bao nhiêu nghiệm ? ị chú ý(sgk)
*Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm tập nghiệm của phương trình.(7 phút)
G/v:(giới thiệu tập hợp nghiệm của phương trình, sau đó yêu cầu H/s làm hoạt động cá nhân ?4 – sgk)
H/s:( thực hiện )
*Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm phương trình tương đương.(7 phút)
G/v:(nhắc lại) Hai tập hợp bằng nhau là hai tập hợp mà mỗi phần tử của tập hợp này cũng là phân tử của tập hợp kia và ngược lại.
Gợi ý để học sinh suy ra cách phát biểu phương trình tương đương.
1/Phương trình một ẩn:
Bài toán: 
 Tìm x, biết 2x + 5 = 3(x – 1) + 2.
Hệ thức 2x + 5 = 3(x – 1) + 2 là một phương trình với ẩn số x.
*TQ:
*Ví dụ 1: (SGK)
 Ví dụ: 3y – 7 = 5(3 – y) + 2
 3u + 1 = u + 9
 Khi x = 2.
VP: 3(6 – 1) + 2 = 17
VT: 2.6 + 5 = 12 + 5 = 17
 ị Vế phải = Vế trái
Ta nói số 6 thoả mãn(hay nghiệm đúng)của phương trình đã cho.
 Cho p/trình: 2(x + 2) – 7 = 3 – x 
a) Khi x = - 2 thì:
VP: 3 – (- 2) = 3 + 2 = 5
VT: 2(-2 + 2) – 7 = 2.0 – 7 = - 7
 ị Vế phải ạ vế trái
Do đó x = - 2 không thoả mãn phương trình.
b) Khi x = 2 thì:
VP: 3 – 2 = 1
VT: 2(2 + 2) – 7 = 8 – 7 = 1
 ị Vế phải = vế trái
Do đó x = 2 là nghiệm của phương trình.
*Chú ý: (SGK)
*Ví dụ 2: (SGK)
2/Giải phương trình:
+ ký hiệu là S.
+“giải một phương trình” là tìm tập nghiệm S của phương trình đó.
 a) Điền b) Điền 
3/Phương trình tương đương:
Để chỉ hai phương trình tương đương ta dùng kí hiệu: Û 
*Ví dụ: x + 1 = 0 Û x = - 1
 3.Củng cố: (7 phút)
G/v:(hệ thống lại các kiến thức cần nhớ) Phương trình ẩn x, tập nghiệm của phương trình, giải phương trình, phương trình tương đương.
*Bài tập 1(Tr6 – SGK):
Đáp án: x = - 1 là nghiệm của phương trình a) và c)
*Bài tập 4(Tr7 – SGK):(bảng phụ)
Đáp án: 
 - 1
 2
 3
 4.Hướng dẫn học ở nhà: (2 phút)
- Học bài theo sgk và vở ghi.
- Xem lại các bài tập và ví dụ trong bài.
- Làm các bài tập 2; 3; 5 – SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 41.doc