Giáo án môn Hóa học Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2021-2022 - Lý Sơn

Giáo án môn Hóa học Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2021-2022 - Lý Sơn

A. Mục tiêu

1. Kiến thức: HS hiểu hoá học là khoa học nghiên cứu về các chất, sự biến đổi của chất và ứng dụng của chúng. Bước đầu HS thấy được tầm quan trọng của hoá học trong đời sống và định hình được phương pháp học tập bộ môn .

2. Kĩ năng: HS biết cách quan sát, làm quen với một số thao tác, dụng cụ và hoá chất đơn giản.

3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích bộ môn hoá học nói riêng và khoa học nói chung.

4. Năng lực- phẩm chất: Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa học, nghiên cứu và thực hành hóa học, giải quyết vấn đề. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

B. Các phư¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬ơng pháp và kĩ thuật dạy học

1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp – Hoạt động cá nhân, cặp đôi, cả lớp.

2. Phương pháp dạy học: DH nhóm nhỏ – nêu và giải quyết vấn đề.

3. Kỹ thuật DH: Giao nhiệm vụ, chia nhóm.

C.Chuẩn bị

1. Giáo viên : Dụng cụ : Cốc thuỷ tinh, bơm hút, giá TN, 3 ống nghiệm, kẹp gỗ ( Khay

 thí nghiệm cơ bản )

 Hoá chất : dd NaOH, dd CuSO4 , đinh sắt, dd axit HCl.

2. Học simh : Tìm hiểu trước nội dung bài học

 

doc 234 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 182Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Hóa học Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2021-2022 - Lý Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/09/2021
Ngày dạy: 06/09/2021
 Tuần 1
Tiết 1
BÀI 1: MỞ ĐẦU MÔN HOÁ HỌC
 Mục tiêu 
1. Kiến thức: HS hiểu hoá học là khoa học nghiên cứu về các chất, sự biến đổi của chất và ứng dụng của chúng. Bước đầu HS thấy được tầm quan trọng của hoá học trong đời sống và định hình được phương pháp học tập bộ môn .
2. Kĩ năng: HS biết cách quan sát, làm quen với một số thao tác, dụng cụ và hoá chất đơn giản.
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích bộ môn hoá học nói riêng và khoa học nói chung.
4. Năng lực- phẩm chất: Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa học, nghiên cứu và thực hành hóa học, giải quyết vấn đề. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
B. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học
1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp – Hoạt động cá nhân, cặp đôi, cả lớp.
2. Phương pháp dạy học: DH nhóm nhỏ – nêu và giải quyết vấn đề.
3. Kỹ thuật DH: Giao nhiệm vụ, chia nhóm.
C.Chuẩn bị 
1. Giáo viên : Dụng cụ : Cốc thuỷ tinh, bơm hút, giá TN, 3 ống nghiệm, kẹp gỗ ( Khay
 thí nghiệm cơ bản )
	 Hoá chất : dd NaOH, dd CuSO4 , đinh sắt, dd axit HCl.
2. Học simh : Tìm hiểu trước nội dung bài học .
D. Tiến trình tiết học
1. Ổn định tổ chức: 8B: 8C:	 8D
Giáo viên nêu yêu cầu bộ môn 
Các em đă biết gì về hoá học?
GV: Nêu 1 vài hiện tượng hoá học trong đời sống, tự nhiên.
GV: Nêu nguyên tắc làm việc, yêu cầu môn học.
 Giáo viên giới thiệu sơ lược về chương trình hoá học lớp 8
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’)
Mục tiêu: Bước đầu HS thấy được tầm quan trọng của hoá học trong đời sống và định hình được phương pháp học tập bộ môn
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa học , giải quyết vấn đề. 
- Cách thức tiến hành:
GV: Hãy liệt kê một số loại chất trong cuộc sống mà em đã biết hoặc thường gặp?
HS: - Hoạt động cá nhân. Liệt kê các chất đã biết.
- Thảo luận cặp đôi.
- Thảo luận cả lớp.
GV: Việc tìm hiểu về các chất có mục đích gì?HS trả lời. GV dẫn dắt vấn đề
Hóa học là một bộ môn khoa học thực nghiệm. Lại là bộ môn khoa học rất mới mẻ với học sinh bậc THCS. Khi học tập môn hóa học sẽ giúp chúng ta giải thích được rất nhiều các hiện tượng trong tự nhiên, cuộc sống mà các môn khoa học khác chưa hoặc không giải thích được.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng thấy được mối quan hệ giữa môn Hóa học với các bộ môn khoa học khác như: Sinh học, vật lý, toán học, địa lý.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)
Mục tiêu: Tầm quan trọng của hoá học trong đời sống và định hình được phương pháp học tập bộ môn .
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; 
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa học, nghiên cứu và thực hành hóa học, giải quyết vấn đề. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
-Giới thiệu sơ lược về bộ môn hóa học trong chương trình .
-Để hiểu “Hóa học là gì” chúng ta sẽ cùng tiến hành 1 số thí nghiệm sau:
+Giới thiệu dụng cụ và hóa chất g Yêu cầu HS quan sát màu sắc, trạng thái của các chất..
+Yêu cầu học sinh đọc TN1 vµ TN 2 trong SGK/3.
+Hướng dẫn HS làm thí nghiệm theo nhóm.
*Dùng ống hút, nhỏ 1 vài giọt dd CuSO4 ở ống nghiệm 1 vào ống nghiệm 2 đựng dd NaOH.
*Thả đinh sắt vào ống nghiệm 3 đựng dd HCl.
*Thả đinh sắt vào ống nghiệm 1 đựng dd CuSO4.
g Yêu cầu các nhóm quan sát, rút ra nhận xét.
?Tìm đặc điểm giống nhau giữa các thí nghiệm trên.
?Tại sao lại có sự biến đổi chất này thành chất khác. gChúng ta phải nghiên cứu tính chất của các chất g Ứng dụng những tính chất đó vào cuộc sống.
Hoạt động theo nhóm:
+Quan sát và ghi:
*Ống nghiệm 1: dung dịch CuSO4: trong suốt, màu xanh.
*Ống nghiệm 2: dung dịch NaOH: trong suốt, không màu.
*Ống nghiệm 3: dung dịch HCl: trong suốt, không màu.
 *Đinh sắt: chất rắn, màu xám đen.
+Làm theo hướng dẫn của giáo viên .
+Quan sát, nhận xét.
+Ghi nhận xét và giấy.
*Thả đinh sắt vào ống nghiệm 1 đựng dd CuSO4- Đều có sự biến đổi chất .
Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng.
I. HÓA HỌC LÀ GÌ ? 
Nhận xét
*Nhỏ 1 vài giọt dd CuSO4 vào ống nghiệm 2 đựng dd NaOH gỞ ống nghiệm 2 có chất mới màu xanh, không tan tạo thành.
*Thả đinh sắt vào ống nghiệm 3 đựng dd HCl g ở ống nghiệm 3 có bọt khí xuất hiện.Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và 
ứng dụng của chúng.
-Yêu cầu HS đọc các câu hỏi mục II.1 SGK/4.
-Thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi.(4’)
-Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
-Giới thiệu tranh: ứng dụng của oxi, nước và chất dẻo.
?Theo em hóa học có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta ?
- 2 HS đọc câu hỏi SGK.
-Thảo luận và ghi vào giấy.
+Vật dụng dùng trong gia đình: ấm, dép, đĩa
+Sản phẩm hóa học dùng trong nông nghiệp: phân bón, thuốc trừ sâu, chất bảo quản, 
+Sản phẩm hóa học phục vụ cho học tập: sách, bút, cặp, 
+Sản phẩm hóa học phục vụ cho việc bảo vệ sức khỏe: thuốc,
II. HÓA HỌC CÓ VAI TRÒ NHƯ THẾ NÀO TRONG ĐỜI SỐNG CỦA CHÚNG TA?
 Hóa học có vai trò rất quan trọng trong đời sống của chúng ta.Như: Sản phẩm hóa học: làm thuốc chữa bệnh, phân bón 
-Yêu cầu HS tự đọc mục III SGK/5
-Thảo luận theo nhóm nhỏ (5’) để trả lời câu hỏi sau: “Muốn học tốt môn hóa học các em phải làm gì ?”
-Gợi ý cho HS thảo luận theo 2 phần:
-Yêu cầu các nhóm trình bày, bổ sung.
?Vậy theo em học như thế nào thì được coi là học tốt môn hóa học.
-Cá nhân tự đọc SGK/5.
-Thảo luận nhóm và ghi vào giấy theo câu hỏi
?Các hoạt động cần chú ý khi học tập bộ môn.
?Tìm phương pháp tốt để học tập môn hóa học.
+Đại diện nhóm báo cáo thảo luận và nhậ xét bổ sung.
+Đại diện nhóm khác nhận xét chéo
-Cuối cng HS ghi nội dung chính của bi học.
III. CÁC EM CẦN PHẢI LÀM GÌ ĐỂ HỌC TỐT MÔN HÓA HỌC ? 
+Thu thập tìm kiếm kiến thức.
+Xử lý thông tin.
+Vận dụng.
+Ghi nhớ.
+Biết làm thí nghiệm và quan sát thí nghiệm.
+Có hứng thú say mê.
+Phải nhớ 1 cách chọn lọc.
+Phải đọc thêm sách.
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; 
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa học, nghiên cứu và thực hành hóa học, giải quyết vấn đề. 
GV yêu cầu HS đọc nội dung kết luận SGK .
N1: ? Thế nào là hoá học?
N2: ?Vai trò của Hóa học trong đời sống?
N3: ? Cách học tốt môn hóa học?
HS: Đọc thông tin
Ghi ý kiến theo câu hỏi nhóm.
Thảo luận.
Trả lời câu hỏi theo nội dung được giao.
HOẠT ĐỘNG 4: Củng cố (8’)
GV: Yêu cầu HS giải thích hiện tượng: Khi ốm, người bệnh được y-bác sỹ truyền chất muối hoặc đường vào cơ thể qua đường tĩnh mạch.
HS: Hoạt động cá nhân.
Thảo luận nhóm.
Thảo luận cả lớp.
Kết luận: Giúp cơ thể nhận lại những chất cần thiết trong hoạt động trao đổi chất nhằm tăng cường khả năng phục hồi.
Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà (2’)
-Kể tên những ứng dụng mà hóa học đem lại trong sinh hoạt của gia đình HS.
- Thử giải thích hiện tượng hóa học trong câu ca dao:
Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên
Rút kinh nghiệm:
	..
Ngày soạn:04/09/2021
Ngày dạy: 07/09/2021
 Tuần 1
Tiết 2
CHƯƠNG 1 : CHẤT - NGUYÊN TỬ - PHÂN TỬ
CHẤT
Bài 2: CHẤT (tiết 1)
A. Mục tiêu
1. Kiến thức: Khái niệm về chất và tính chất của chất. Khái niệm về chất nguyên chất và hỗn hợp. Cách phân biệt giữa chất nguyên chất và hỗn hợp. 
2. Kĩ năng: HS tập thói quen quan sát .làm quen với dụng cụ, hoá chất, và các thao tác TN. Phân biệt được chất với vật thể, chất tinh khiết và hỗn hợp.
- Phương pháp tách chất tinh khiết ra khỏi hỗn hợp. So sánh được tính chất vật lí của một số chất gần gũi.
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích bộ môn hoá học.
4. Năng lực- phẩm chất: Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa học, nghiên cứu và thực hành hóa học, giải quyết vấn đề. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
B. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học
1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp – Hoạt động cá nhân, cặp đôi, cả lớp.
2. Phương pháp dạy học: DH nhóm nhỏ – nêu và giải quyết vấn đề.
3. Kỹ thuật DH: Giao nhiệm vụ, chia nhóm.
C. Chuẩn bị
1. Giáo viên : - Giáo án, một số chất .
 Dụng cụ : Cốc thuỷ tinh, đèn cồn kẹp, bát sứ, kiềng
 Hoá chất: NaCl, đường kính, Cu, Fe.
2. Học sinh : Tìm hiểu trước nội dung bài học .
D. Tiến trình tiết học
1. Ổn định tổ chức: 8C: 8D:
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
? Mô tả lại thí nghiệm H2 SGK/3, từ đó nêu hiện tượng trả lời hoá học là gì?
? Vì sao chúng ta cần hiểu biết về hoá học?
HS: Trả lời.
HS khác nhận xét câu trả lời của bạn.
GV: Đánh giá cho điểm.
3. Các hoạt động học
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được: CHẤT - NGUYÊN TỬ - PHÂN TỬ CHẤT
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa học , giải quyết vấn đề. 
- Cách thức tiến hành:
GV: Hãy nêu các chất liệu sản xuất ra vật dụng là đôi đũa trong gia đình em?
HS: Hoạt động độc lập.
Ghi các thông tin.
Thảo luận cặp đôi.
Thảo luận cả lớp.
Kết luận
Xung quanh chúng ta có rất nhiều chất hóa học. Hàng ngày chúng ta luôn tiếp xúc và sử dụng hạt gạo, củ khoai,quả chuối,máy bơmvà cả bầu khí quyển. Những vật thể này có phải là chất không? Chất và vật thể có gì khác nhau? Để hiểu rõ phần này chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay :
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)
Mục tiêu: Khái niệm về chất và tính chất của chất. Khái niệm về chất nguyên chất và hỗn hợp. Cách phân biệt giữa chất nguyên chất và hỗn hợp. 
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; 
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa học, nghiên cứu và thực hành hóa học, giải quyết vấn đề. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
? Hãy kể tên 1 số vật thể ở xung quanh chúng ta.
 -Các vật thể xung quanh ta được chia thành 2 loại chính: vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo.gHãy đọc SGK mục I/7, thảo luận theo nhóm để hoàn thành bảng sau:
TT
Tên vật thể
Vật thể
Chất cấu tạo vật thể
Tự nhiên
Nhân tạo
1
Cây mía
2
Sách
3
Bàn ghế
4
Sông suối
5
Bút bi
-Nhận xét bài làm của các nhóm.
*Chú ý: 
 Không khí: vật thể tự nhiên gồm: Oxi, Nitơ, Cacbonic,
?Qua bảng trên theo em: “Chất có ở đâu ?”
-Bàn ghế, sách, bút, quần áo, cây cỏ, sông suối, 
-Cá nhân tự đọc SGK.
-Học sinh thảo luận nhóm (4’)
-Đại diện 2 nhóm trình bày, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung. 
TT
Tên vật thể
Vật thể
Chất cấu tạo vật thể
Tự nhiên
Nhân tạo
1
Cây mía
X
Đường,
nướcxenlulo
2
Sách
X
Xenlulo
3
Bàn ghế
X
Xenlulo
4
Sông suối
X
Nước, 
5
B
t bi
X
Chất dẻo, sắt, 
-Chất có trong mọi vật thể, ở đâu c ... sử dụng ngôn ngữ Hóa Học
- Năng lực tính toán.
II. TRỌNG TÂM: 
Độ tan của một chất trong nước, nồng độ dung dịch.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: phiếu học tập, bảng phụ ghi sẵn các công thức, bài tập 
2. Học sinh: ôn các định nghĩa và các công thức
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
 Chúng ta đã nghiên cứu kiến thức một số khái niệm cơ bản của chương dung dịch. Tiết học này, chúng ta củng cố lại để có thể vận dụng trong các bài tập và biết cách pha chế dung dịch theo nồng độ.
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ (10’)
GV: chuẩn bị sẵn các mảnh giấy ghi sẵn các định nghĩa và CT. Yêu cầu HS thảo luận ghép các định nghĩa cho phù hợp.
Định Nghĩa 
Công thức 
Độ tan (S)
 C%
 CM 
GV: Kết luận 
? Độ tan của muối NaCl ở 250C là 36 gam có ý nghĩa gì? 
? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến độ tan của một chất trong nước? 
? Dung dịch đường 20% cho biết gì?
? Dung dịch H2SO4 0,5M cho biết gì?
? Hôm trước chúng ta đã tìm hiểu cách pha chế và cách pha loãng một dung dịch theo nồng độ cho trước. Vậy em hãy nêu các bước cách pha chế dung dịch? 
HS thảo luận và cho các miếng ghép cho phù hợp từng ô trong bảng.
HS trả lời.
Nghĩa là, ở 250C 100g nước hòa tan được 36g muối NaCl để tạo thành dung dịch bão hòa
-Nhiệt độ và áp suất
C% của dung dịch nước đường là 20%
CM của dung dịch H2SO4 là 0,5M
*Tính toán:
+Tính lượng chất tan cần lấy.
+Tính lượng nước (thể tích nước) cần lấy.
*Pha chế
I. Kiến thức cần nhớ.
1. Độ tan và những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan.
2. Nồng độ phần trăm của dung dịch
CT: 
3.Nồng độ mol của dung dịch (CM) 
CT: 
4. Cách pha chế dung dịch 
Bước 1: Tính các đại lượng cần dùng.
Bước 2: Pha chế dung dịch theo các đại lượng đã xác định.
Hoạt động 2: Bài tập vận dụng (30’)
Bài tập 1b/151:
Gọi 2 hs trả lời 2 câu ở bài tập 1.
Tương tự trả lời câu còn lại
Bài tập5/151 sgk:Hãy tính toán và trình bày cách pha chế 
a. 400g dung dịch CuSO4 4%
b. 300ml dung dịch NaCl 3M
GV: hướng dẫn HS giải
 - tính mct, mnước
 - giới thiệu cách pha chế 
Treo kết quả của các nhóm nhận xét và sửa sai (nếu có)
 Bài tập 6/151: Hãy trình bày cách pha chế.
a. 150 g dung dịch CuSO4 2% từ dung dịch CuSO4 20% 
b. 250 ml dung dịch NaOH 0,5M từ dung dịch NaOH 2M.
?Bài tập trên thuộc dạng nào?
?Nêu các bước giải.
GV: yêu cầu HS thảo luận nhóm tính toán và giới thiệu cách pha chế 
-Treo kết quả thảo luận. 
 cho biết Ở 200C, P=1atm ;100g nước hòa tan tối đa 1,73g khí CO2 để tạo thành dung dịch bão hòa.
Chia lớp thành 4, thảo luận trong 3 phút rồi ghi kết quá vào bảng phụ
- nhóm 1+2: Câu a
- nhóm 3+4: Câu b
-Treo kết quả thảo luận
-Đọc đề
-Pha loãng một dung dịch theo nồng dộ cho trước
- Tìm khối lượng dung dịch CuSO4 ban đầu, tìm khối lượng nước .
- Tìm số mol NaOH và thể tích dung dịch ban đầu. 
-Thảo luận nhóm 5’ hoàn thành vào bảng phụ
-Nhận xét, sửa sai 
II. Bài tập vận dụng. 
Bài tập 1b/151:
 cho biết ở 200C, P=1atm 100g nước hòa tan tối đa 1,73g khí CO2 để tạo thành dung dịch bão hòa.
Bài tập 5/151 : 
a/ 
mnước=400–16= 384 (g) hay 384ml.
Cho 16g CuSO4 vào cốc, rót thêm 384g nước, khuấy kĩ cho CuSO4 tan hết ta được 400g dung dịch CuSO4 4%.
b/ n = V.CM = 0,3.3 = 0,9 mol.
 m= n.M = 0,9.58,5 = 52,65 gam.
Cho 52,65 g NaCl vào cốc , thêm nước vào cho đủ 300ml dd NaCl 3M.
Bài tập 6/151: 
a. 
 m nước = 150 – 15 = 135 gam.
Lấy 15g dd CuSO420% vào cốc, thêm 135g nước, khuấy đều ta được 150g dd CuSO4 2%
b) 
Đong lấy 625 ml dd NaOH 2M vào cốc chia độ, thêm nước cho đủ 250ml, ta được dd 
V. CỦNG CỐ – DẶN DÒ: (2’)
-Hệ thống lại cách giải của các bài tập trên 
-Ôn lại các cách tính và ôn lại các khái niệm trong chương dung dịch đặc biệt vận dụng thành thạo các công thức tính C% và CM , BTVN là 1,2,4 sgk trang 151.
-Chuẩn bị trước bài thực hành, bài tường trình. Chú ý tính toán cẩn thận, chính xác và nêu cách pha chế sau đó đến lớp thực hành pha chế.
VI. RÚT KINH NGHIỆM: 
Ngày soạn: /05/2022
Ngày dạy: /05/2022
	Tuần 35
Tiết 67
BÀI THỰC HÀNH 7
PHA CHẾ DUNG DỊCH THEO MỘT NỒNG ĐỘ CHO TRƯỚC
A. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS biết tính toán và pha chế dung dịch theo nồng độ cho trước .
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính toán và thao tác với dụng cụ, hóa chất
3. Thái độ: Giáo dục ý thức tích cực học tập .
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên: - Bài soạn - giáo án.
 Cốc - Đũa thủy tinh.
 Hóa chất có liên quan: Muối - Đường
2. Học sinh: - Kiến thức có liên quan.
 - Chim nhóm: 4 nhóm.
C. Tổ chức lớp.
1. Ổn định lớp
2. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung thực hành.
-Gv ghi nội dung thực hành lên bảng và hướng dẩn HS cách thực hành.
-GV yêu cầu HS tính toán và giới thiệu cách pha chế 
-Sau đó GV yêu cầu HS làm thực hành theo cách tính toán , cách pha chế và phương pháp thực hành theo hướng dẫn của GV.
-Gv quan sát, có thể hướng dẫn từng nhóm làm thực hành.
-Lưu ý cho HS tính an toàn trong khi làm thực hành.
-GV yêu cầu HS tính toán và giới thiệu cách pha chế 
-Sau đó GV yêu cầu HS làm thực hành theo cách tính toán , cách pha chế và phương pháp thực hành theo hướng dẫn của GV.
-GV yêu cầu HS tính toán và giới thiệu cách pha chế 
-Sau đó GV yêu cầu HS làm thực hành theo cách tính toán , cách pha chế và phương pháp thực hành theo hướng dẫn của GV.
-Gv quan sát, có thể hướng dẫn từng nhóm làm thực hành.
-Lưu ý cho HS tính an toàn trong khi làm thực hành.
-GV yêu cầu HS tính toán và giới thiệu cách pha chế. 
-GV yêu cầu HS tính toán và giới thiệu cách pha chế 
-Gv quan sát, có thể hướng dẫn từng nhóm làm thực hành.
-Lưu ý cho HS tính an toàn trong khi làm thực hành.
-GV yêu cầu HS tính toán và giới thiệu cách pha chế. 
Các nhóm tiến hành thí nghiệm
Đưa ra kết luận
1.Thực hành 1:Tính toán và pha chế dung dịch: 50 gam dung dịch đường có nồng độ 15%
*Tính toán mct = 15 x50/100 = 7,5 gam
+mH2O cần dùng là: 50 – 7,5 = 42,5 gam.
*Cách pha chế: Cân 7,5 gam đường khan cho vào cốc có dung tích 100ml, khuấy đều với 42,5 gam nước, ta được dung dịch đường 15%.
2.Thực hành 2:Tính toán và giới thiệu cách pha chế 100ml dung dịch NaCl có nồng độ 0,2M.
**Tính toán nNaCl = 0,2 x100/1000 = 0,02 mol
+m NaCl có khối lượng là: 58,5 * 0,02 = 1,17 gam.
*Cách pha chế: Cân 1,17gamNaCl khan cho vào cốc chia độ. Rót từ từ nước cất vào cốc và khuấy đều cho đến vạch 100ml, được 100ml dung dịch NaCl 0,2M.
3.Thực hành 3: Tính toán và giới thiệu cách pha chế 50 gam dung dịch đường có nồng độ 5% từ dung dịch đường có nồng độ 15% ở trên.
*Tính toán mct = 5 x5 0/100 = 2,5 gam
+ Khối lượng dung dịch đường 15% chứa 2,5 gam đường là: mdd = 100 x 2,5/15 = 16,7 gam
+Khối lượng nước cần dùng là: 50 – 16,7 = 33,3 gam.
*Cách pha chế: Cân 16,7gam dung dịch đường 15% cho vào cốc chia độ có dung tích 100ml. Rót từ từ 33,3 gam nước cất vào cốc và khuấy đều , được 50 gam dung dịch đường 5%.
4.Thực hành 4: Tính toán và giới thiệu cách pha chế 50ml dung dịch NaCl có nồng độ 0,1M từ dung dịch NaCl có nồng độ 0,2M ở trên.
*Tính toán nNaCl = 0,1 x50/1000 = 0,005 mol
+Thể tích của dung dịch NaCl 0,2M trong đó có chứa 0,005 mol NaCl là: vdd = 1000 x 0,005/0,2 = 25 (ml)
*Cách pha chế: Đong 25 ml dung dịch NaCl 0,2M cho vào cốc chia độ. Rót từ từ nước cất vào cốc và khuấy đều cho đến vạch 50ml, được 50ml dung dịch NaCl 0,1M.
IV.YÊU CÂU HS VIẾT BẢN TƯỜNG TRÌNH
	HS viết bản thu hoạch sau khi làm thí nghiệm thực hành xong.
V.DẶN DÒ
	Hs về nhà ôn tập ở nhà chương dung dịch.
VI.RÚT KINH NGHIỆM.
Tuần 35-36
ÔN TẬP CUỐI NĂM
Ngày soạn: 8.5
Tiết 68 - 69
Ngày dạy: 
A. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS củng cố lại:
- Công thức cấu tạo của các chất đã học. 
- Một số loại phản ứng hoá học đặc trưng cho những phản ứng quan trọng. 
- Rèn luyện cách tính theo PTHH và CTHH.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết các PTHH theo chuỗi phản ứng.
 Rèn kĩ năng tính toán.
 Rèn một số kĩ năng thực hành hóa học.
3. Thái độ: Giáo dục tính khoa học, chính xác cẩn thận và sự đam mê môn học.
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên: - Grap kiến thức Hoá học.
 - Bài soạn - giáo án.
2. Học sinh: - Kiến thức có liên quan.
C. Tổ chức lớp.
1. Ổn định lớp: Sĩ số: 8A 8B 
2. Hình thức tổ chức lớp học: Cá nhân – Nhóm – Lớp.
D. Hoạt động dạy - học.
Hoạt động 1: Grap kiến thức
Grap:
GV: Thông báo về nội dung của grap
 Yêu cầu HS xác định nội dung của grap và chuẩn bị nội dung kiến thức thực hiện grap.
 Đưa ra mô hình cơ bản.
	 Yêu cầu học sinh hoàn thiện grap.
Chất
 Đơn chất Hợp chất 
 Kim loại Phi kim Oxit Axit Bazơ Muối 
VD VD
Sắt, nhôm Oxi, hiđro Oxitaxit-Oxitbazơ Có oxi-không oxi Kiềm-Khôngtan T.Hoà-Axit
NaCl-NaHCO3
 SO2 – CaO H2SO4 – HCl NaOH- Mg(OH)2
HS: Hoàn thiện grap
 Thảo luận
 Cử đại nhóm lên bảng thực hiện
GV: Theo dõi nhận xét.
Grap hoàn chỉnh:
NaCl-NaHCO3
Chất
 Đơn chất Hợp chất 
 Kim loại Phi kim Oxit Axit Bazơ Muối 
VD VD
Sắt, nhôm Oxi, hiđro Oxitaxit-Oxitbazơ Có oxi-không oxi Kiềm-Khôngtan T.Hoà-Axit
 SO2 – CaO H2SO4 – HCl NaOH- Mg(OH)2
Hoạt động 2: Một số phản ứng hoá học quan trọng
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm
HS: Thảo luận nhóm và đưa ra kết luận về kiến thức.
1. Phản ứng hoá hợp: Những PƯHH có một sản phẩm được hình thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.
 VD: CaO + H2O " Ca(OH)2
 S + O2 " SO2
2. Phản ứng phân huỷ: Những PƯHH có hai hay nhiều sản phẩm được sinh ra từ một chất ban đầu.
 VD: CaCO3 " CaO + CO2
 2KClO3 " 2KCl + 3O2
3. Phản ứng thế: Những PƯHH giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất đã thay thế nguyên tử của 1 nguyên tố trong hợp chất.
 VD: Zn + 2HCl " ZnCl2 + H2
 H2 + CuO " H2O + Cu
4. Phản ứng oxihoá - khử: Những PƯHH xảy ra đồng thời sự oxihoá và sự khử.
 VD: H2 + CuO " H2O + Cu
GV lưu ý: Sự phân biệt giữa các loại PƯHH chỉ mang tính chất tương đối, có thể một PƯHH nhưng thuộc nhiều dạng PƯHH khác nhau.
Hoạt động 3: Các công thức hoá học quan trọng
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm
HS: Thảo luận nhóm và đưa ra kết luận về kiến thức.
+ Công thức tính số mol:
 n = = = 
+ Khối lượng: m = n.M
+ C%: C%=
+ CM: CM = 
+ Liên hệ giữa C% và CM: C% = 
+ Phần trăm về khối lượng các nguyên tố trong hợp chất AxBy:
 %A = 
 %B = 
* Một số dạng toán:
Bài toán 1: Lập CTHH của h/c gồm 2 ngtố PV và O
Giải:
+ Gọi CTTQ của h/c là: PxOy.
+ BCNN: 10
+ x = , y = 
+ CTHH của h/c là: P2O5
Bài toán 2: Cho 11.2g Fe tác dụng với lượng dư dung dịch axit HCl thu được muối FeCl2 và khí H2. Tính thể tích khí H2 thu được (đktc).
Giải:
PTPƯ: Fe + 2HCl " FeCl2 + H2#
Tỉ lệ mol: 1 : 2 : 1 : 1
Theo bài ra ta có:
 nFe = = nH2
Ta có: VH2 = n.22.4 = 0.2 x 22.4 = 4.48l 
Hoạt động 4: Củng cố
? Cách giải một vài dạng toán?
? Quy tắc về hóa trị?
? Định luật BTKL các chất?
Hoạt động 5: Hướng dẫn
- HS về nhà ôn tập lại toàn bộ kiến thức Hoá học lớp 8.
- Học thuộc toàn bộ 2 trang 42 – 43 SGK Hoá học 8.
- Đọc trước kiến thức hoá học lớp 9.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ca_nam_mon_hoa_hoc_lop_8_nam_hoc_2021_2022_ly_son.doc