Nếu mỗi người có thể biến rác thành Enzyme, chúng ta có thể bảo vệ tầng ozone của chúng ta và sống trong môi trường không ô nhiễm, thực phẩm sẽ không bị độc tố. G.E có thể sử dụng trong mỗi gia đình. Nếu mỗi gia đình biết dùng G.E để thay thế các chất tẩy rửa hóa học, sẽ có nhiều G.E được chảy vào cống thải, chúng sẽ làm sạch các DÒNG SÔNG, BIỂN, BẢO VỆ TRÁI ĐẤT.
Biến rác thành vàng rất dễ dàng! Hãy làm ngay từ bây giờ, vừa tiết kiệm thời gian, vừa tiết kiệm tiền khỏi các khoản mua hóa chất.
CÁCH LÀM NƯỚC ENZYME Tháng Hai 27, 2018 Dsth Bình Luận 0 Bình Luận LỜI KÊU GỌI! CÙNG CHUNG TAY BẢO VỆ BẠN – GIA ĐÌNH & TRÁI ĐẤT VỚI Garbage Enzyme A. GARBAGE ENZYME (G.E) LÀ GÌ? B. CÁCH LÀM G.E C. CÔNG DỤNG CỦA G.E D. TỶ LỆ PHA CHẾ Nếu mỗi người có thể biến rác thành Enzyme, chúng ta có thể bảo vệ tầng ozone của chúng ta và sống trong môi trường không ô nhiễm, thực phẩm sẽ không bị độc tố. G.E có thể sử dụng trong mỗi gia đình. Nếu mỗi gia đình biết dùng G.E để thay thế các chất tẩy rửa hóa học, sẽ có nhiều G.E được chảy vào cống thải, chúng sẽ làm sạch các DÒNG SÔNG, BIỂN, BẢO VỆ TRÁI ĐẤT. Biến rác thành vàng rất dễ dàng! Hãy làm ngay từ bây giờ, vừa tiết kiệm thời gian, vừa tiết kiệm tiền khỏi các khoản mua hóa chất. A. GARBAGE ENZYME (G.E) LÀ GÌ? Theo TS Rosukon, G.E là hỗn hợp các chất hữu cơ như chuỗi protein, muối khoáng, hooc môn tăng trưởng – Các khả năng của G.E + Resolve / decompose: Hòa tan, làm phân rã + Transform / change: Làm thay đổi, chuyển đổi + Compose / make up / combine: Cấu thành, liên kết + Catalysis: Xúc tác – Trong quá trình xúc tác, sinh ra ozone, làm giảm khí CO2 trong môi trường, góp phần giảm sự nóng lên toàn cầu. – Có thể làm sạch các đám mây xám trong khí quyển có chứa nhiều kim loại nặng, sinh ra sản phẩm NO3 có thể trở thành phân bón cho cây và đất. – Enzyme được sản xuất dễ dàng từ các phế thải hữu cơ trong nhà bếp. – Sử dụng G.E giúp làm sạch môi trường, các enzyme sẽ trung hòa các chất độc và các chất làm ô nhiễm sông ngòi, đất, không khí, nhờ vậy làm sạch trái đất. B. CÁCH LÀM G.E – Cách làm Enzyme từ vỏ – trái cây: Cho vỏ trái cây các loại vào bình – nén chặt thành 1/3 bình, mỗi bình đều cho ít vỏ khóm (dứa) vào sẽ thơm hơn. Sau đó cho nước sạch vô bình + 1 ly nước mía (5.000₫) rồi đậy kín nắp hoặc có thể thay nước mía bằng đường thô – nhưng quá lãng phí. + Ở những nơi không có nước mía thì có thể dùng rỉ mật hoặc một khúc mía, mắt mía chẻ ra và cho vào. * Nguyên bản là cho đường thô rất nhiều, Vân Anh thì không muốn chuyển từ hình thức tàn phá này qua hình thức tàn phá khác nên chỉ làm thật đơn giản & để cho các bạn Vi Sinh tự xử lý, Nhưng kỳ diệu thay, kết quả lại tuyệt vời hơn hẳn. Lý do đậy kín nắp ko mở vì để vi khuẩn hiếu (thích) khí & thiếu khí hoạt động, tạo hàm lượng cồn nhẹ cho nước Enzyme sẽ tăng khả năng tẩy rửa kể cả đồ dầu mỡ. Nước này để hơn tháng là rút nước ra dùng được thay cho nước giặt, rửa chén, lau nhà, vệ sinh, tắm – gội Lưu ý, quá trình lên men (các bạn vi sinh vật làm việc chuyển hóa) gồm hai giai đoạn: 1. Quá trình lên men chính – là giai đoạn các vỏ – trái cây lắng đọng hoàn toàn xuống đáy. Xong giai đoạn 1, chờ nước trong là có thể rút ra dùng. 2. Quá trình lên men phụ, quá trình này rất dài, các bạn vi sinh vật sẽ phân hủy các vỏ – trái cây đã lắng đọng xuống đáy cho thật tơi. Ở quá trình này, có thể rút nước ra dùng bất cứ khi nào cần. Ngoài vỏ – trái cây, thì tất cả rác hữu cơ nhà bếp hàng ngày đều có thể dùng làm enzyme. – Cách làm Enzyme từ nước đậu hủ: cho nước đậu hủ vào bình & ly nước mía (hoặc đường thô – nhưng hơi lãng phí), đậy thật kín (nên dùng bình kín như bình nước suối). Sau 1 tháng 15 ngày lấy ra dùng. – Cách làm từ các loại thảo mộc khác (rác thải thảo mộc hàng ngày như rau, vỏ) tương tự như vỏ – trái cây. Lưu ý: – Luôn dùng bình nhựa mềm. Phải vặn nhẹ nắp cho xì bớt khí từ trong bình ra khi bình hơi căng, giúp cân bằng áp suất bên trong bình, tránh nổ bình, đặc biệt khi làm bằng bình kín như bình nước suối. Bình nhựa 10lit như hình mà Vân Anh làm thì khí bên trong tự xì ra được, không mất công kiểm tra để xì nắp. Trong quá trình làm, các bạn Vi Sinh bề mặt sẽ tạo lớp váng trắng rất tốt, đừng vớt bỏ hay lắc bình. C. CÔNG DỤNG CỦA G.E 1. Làm sạch không khí: trong quá trình xúc tác sinh ra O3 (ozone), không những sạch được vi khuẩn, còn làm tăng oxy trong không khí. Cho dung dịch đã pha loãng ở tỷ lệ 1: 500-1000 lần dung dich G.E vào bình xịt, phun trong không khí giúp làm sạch không khí, hạn chế mùi khó chịu. 2. Làm sạch toilet: sử dụng dung dịch G.E để cọ rửa toilet có thể ngăn ngừa các cáu cặn, cân bằng lại vi khuẩn có hại, xua đuổi được muỗi, dán, chuột. 3. Giữ nhà được sạch: cho 2 thìa canh G.E vào nước & lau nhà vừa làm sạch sàn, vừa sạch khuẩn. 4. Giữ nhà bếp được sạch: sử dụng dung dịch G.E đã pha loãng để lau tủ hút, lò nướng, thiết bị nhà bếp có thể làm sạch các vết bẩn khó lau. 5. Giữ cho quần áo được sạch: ngâm và quần áo với một lượng nhỏ G.E có thể giảm bột giặt, làm quần áo mềm. 6. Làm sạch rau quả: khi rửa rau quả cho một lượng nhỏ G.E có thể làm sạch thuốc trừ sâu, an toàn hơn. 7. Chăm sóc da: pha loãng G.E tỷ lệ 1:10 vào nước gội đầu, nước tắm, nước rửa, có thể làm giảm việc sử dụng và trung hòa các chất độc hại, bảo vệ da khỏi sự dị ứng, có thể cải thiện các vấn đề của da, làm da mềm mại. 8. Chăm sóc vật nuôi: dung G.E pha loãng tắm cho chúng, phun xịt chuồng khử mùi hôi của gia súc, chúng sẽ lớn , khỏe, lông mọc tốt hơn. 9. Chăm sóc xe ô tô: cho một lượng nhỏ vào két nước giúp làm giảm nhiệt động cơ, phun khử mùi trong xe 10. Trong nông nghiệp: – Pha loãng 500-1000 lần G.E phun tưới cây, hoa, làm chất trừ sâu, làm phân bón hữu cơ, làm chất kích thích tăng trưởng để làm tăng chất lượng rau quả, tăng năng suất. + Làm giảm phân hóa học + làm cho nông trại không bị nhiễm côn trùng + Làm phân bón trồng rau + Làm chất chống côn trùng, diệt cỏ tự nhiên + Biến đất cát thành đất được bón phân + Bảo vệ môi trường, không khí trong trang trại sạch và mát + Làm sạch nước ở các trang trại – Pha loãng cặn từ nước Enzyme vào nước & phun – bón vào đất xấu trong 3 tháng liền để cải tạo đất. D. TỶ LỆ PHA CHẾ – Pha nước vào bồn tắm để cải thiện da: 50-100 ml, để qua đêm. – Pha tắm, gội: Tỷ lệ 1-10. – Dùng cho máy giặt (giặt và làm mềm): 20-50 ml giũ và giặt. – Làm sạch bồn cầu, chống tắc và thông đường ống: đổ 250 ml rồi xả. – Làm sạch bồn chứa nước bồn cầu 20-50 ml; 2-3 lần/tuần – Bồn chứa nước, ao trong vườn nhà: 1/10 m3, thỉnh thoảng bổ sung. – Làm sạch ghế da (tẩy mốc, vết bẩn): tỷ lệ 1 – 50, phun xịt và lau sạch 10 ngày một lần. – Làm sạch thảm, chiếu cói (khử mùi và diệt khuẩn): tỷ lệ 1 – 50, phun 1-2 lần/tháng. – Khử mùi và diệt khuẩn giày, xe ô tô: tỷ lệ 1 – 50, phun thường xuyên lượng vừa đủ. – Làm sạch các vết dầu mỡ bồn rửa bát, lò nướng, thiết bị nhà bếp: pha loãng 20-50 lần, phun lượng vừa đủ trên bề mặt và lau sạch. – Các vết đen do nấm mốc: tỷ lệ 1 – 50, phun lượng vừa đủ và lau, làm thường xuyên. – Làm sạch, khử mùi của chuồng gia súc: tỷ lệ 1 – 50, phun lượng vừa đủ, thỉnh thoảng làm. – Khử mùi, diệt khuẩn phòng điều hòa: pha loãng 200-500 lần, phun lượng vừa đủ, thỉnh thoảng làm. – Làm sạch bồn tắm: tỷ lệ 1 – 50, phun và lau, thỉnh thoảng làm. – Khử mùi tủ lạnh: tỷ lệ 1 – 50, phun lượng vừa đủ, lau sạch, thỉnh thoảng làm. – Chống tắc các ống xả, ống thoát nước: lượng vừa đủ, xả nước, thỉnh thoảng làm. – Pha vào nước tắm cho gia súc, vật nuôi: tỷ lệ 1 – 50. – Làm sạch, khử mùi, diệt khuẩn toilet: tỷ lệ 1 – 50, phun lượng vừa đủ khi lau cọ. – Làm sạch không khí, khử mùi, kiểm soát côn trùng trong nhà: pha loãng 500 lần, phun lượng vừa đủ, làm thường xuyên. – Khử mùi, diệt khuẩn quần áo: làm ẩm, phun pha loãng 1000 lần. Chúc thành công! Cảm ơn Mẹ đã yêu thương và dạy bảo! Hôm nay #Chi_Chi_Chành_Chành chia sẻ cùng các bạn công thức làm nước lau nhad diệt trừ #muỗi, rửa bát, nước rửa hoa quả, khử mùi hôi cống rãnh,... bằng những vật liệu rất đơn giản là những phế phẩm nhà bếp 🌟 🌟 🌟 🍀Vật liệu bạn cần là: _Phế phẩm thực phẩm (các phần lá rau cải thừa, vỏ hoa quả- Rác để làm cho enzyme không bao gồm giấy, nhựa, kim loại hoặc vật liệu thủy tinh-Để hỗn hợp có mùi thơm bạn có thể thêm vỏ cam, chanh, bưởi hoặc lá dứa... Phần phế phẩm sử dụng để lên men không được dùng thức ăn nấu chín, dính dầu mỡ hoặc các phế phẩm có nguồn gốc động vật. Ở các vùng nông thôn có thể tận dụng phế phẩm từ nông nghiệp.) 🍀Đồ chứa: bạn có thể dùng các thùng chứa bằng nhựa có nắp đậy kín, có thể tận dụng các chai nước ngọt, nước khoáng tuy nhiên theo kinh nghiệm thực tế của Cáo tớ thì nên sử dụng can có dung tích từ 5l trở lên. 🍀Đường (rỉ mật, đường nâu, đường tán, mật mía- hạn chế dùng đường trắng) 🍀 Nước sạch. CÔNG THỨC của nó là 1 PHẦN ĐƯỜNG + 3 PHẦN PHẾ PHẨM THỰC VẬT + 10 PHẦN NƯỚC Ví dụ: 1 kg đường nâu + 3 kg rác + 10 lít nước. Ở đây bạn Chi Chành dùng chai nhựa 5l nên cho 1kg phế phẩm thực phẩm, 340gr đường và 3,4l nước Nói chung là tùy lượng rác mà gia giảm đường và nước cho phù hợp ^^ CÁCH LÀM: Cho phế phẩm thực phẩm vào chai nhựa, sau đó pha đường vào nước theo đúng tỉ lệ rồi đổ vào chai đã nhồi sẵn phế phẩm thực phẩm. Đóng nắp để vào nơi khô ráo và thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Sau 3 tháng là có thể mang ra, dùng vải lượt bỏ phần bã thực vật và chiết ra chai nhỏ dùng dần. Những LƯU Ý ⚠️⚠️⚠️ : THÙNG CHỨA: Không nhồi phế phẩm quá đầy thùng chứa, tỉ lệ đúng là 2 phần không khí /8 phần hỗn hợp để quá trình lên men được diễn thuận lợi. Khi làm hỗn hợp sẽ tạo ra rất nhiều khí nén vì thế không sử dụng dụng cụ chứa bằng thủy tinh hoặc kim loại tính co giãn thấp, nên dùng loại nhựa. Và trong 10 ngày đầu, bạn cần mở nắp thùng chứa 1-2 lần/ngày để áp lực hơi được giải phòng khỏi thùng chứa (nhớ vặn nắp từ từ để khí xì ra dần dần, đừng mở nắp nhanh quá mà có thể gây ra hiện tượng bật nắp hoặc trào bọt) và dùng một chiếc que để đẩy phần bã nổi lên chìm xuống hỗn hợp. Những ngày sau bạn chỉ cần thỉnh thoảng mở nắp, Trong tháng đầu tiên khí sẽ có mùi cồn, tháng thứ 2 sẽ có mùi chua chua như mùi dấm, đó là hiện tượng bình thường. Màu sắc lý tưởng của enzyme sinh thái là màu nâu sẫm. Nếu hợp có màu đen, hoặc bốc mùi trứng thối, mùi hôi. Cách xử lý : là bạn thêm 1 phần đường vào hỗn hợp, khuấy đều, sau đó đậy nắp lại. 1 Tháng sau là hỗn hợp sẽ lên men lại bình thường. Nó có thể có một lớp màu trắng, đen hoặc nâu trên đầu trang của các enzyme, bỏ qua nó. 🌸 Nếu bạn gặp phải ruồi và ấu trùng trong thùng chứa, hãy vặn thật kín thùng chứa, các phản ứng hóa học của enzyme sẽ hòa tan một cách tự nhiên. Sau khi ủ xong bạn nên: làm tiếp mẻ mới, phần bã dùng làm phân bón cây, phần cặn thừa đổ vào nhà vệ sinh để làm sạch cống rãnh, toilet. Nếu nhà bạn không có nhiều rác để ủ thì có thể cho dần vào các thùng chứa với lượng đường và nước được ước tính trước đến khi rác vừa đủ lượng, đậy nắp lại sau 3 tháng bạn có thể sử dụng chúng. Enzyme này không hết hạn sử dụng và để càng lâu càng tốt, các phân tử sẽ ngày càng nhỏ lại. Thỉnh thoảng bạn nên mở nắp để thoát khí cho chúng. KHÔNG BẢO QUẢN TRONG TỦ LẠNH. CÁCH SỬ DỤNG ⚠️⚠️⚠️ Làm vườn: chế phẩm trên vừa là thuốc trừ sâu tự nhiên, thuốc diệt cỏ, vừa làm bón hữu cơ được. Có thể được sử dụng để kích thích hoóc môn th ... Cáo tớ thì nên sử dụng can có dung tích từ 5l trở lên. _ Đường (rỉ mật, đường nâu, đường tán, mật mía- hạn chế dùng đường trắng) _ Nước sạch. CÔNG THỨC của nó là 1 PHẦN ĐƯỜNG + 3 PHẦN PHẾ PHẨM THỰC VẬT + 10 PHẦN NƯỚC Ví dụ: 1 kg đường nâu + 3 kg rác + 10 lít nước. Ở đây bạn Cáo dùng chai nhựa 5l nên cho 1kg phế phẩm thực phẩm, 340gr đường và 3,4l nước Nói chung là tùy lượng rác mà gia giảm đường và nước cho phù hợp ^^ CÁCH LÀM: Cho phế phẩm thực phẩm vào chai nhựa/ thùng chứa , sau đó pha đường vào nước theo đúng tỉ lệ rồi đổ vào chai nhựa/ thùng chứa đã nhồi sẵn phế phẩm thực phẩm. Đóng nắp để vào nơi khô ráo và thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Sau 3 tháng là có thể mang ra, dùng vải lượt bỏ phần bã thực vật và chiết ra chai nhỏ dùng dần. ❎ ❎ ❎ Những LƯU Ý : THÙNG CHỨA: Không nhồi phế phẩm quá đầy thùng chứa (^^^) tỉ lệ đúng là 2 phần không khí /8 phần hỗn hợp để quá trình lên men được diễn thuận lợi. Khi làm hỗn hợp sẽ tạo ra rất nhiều khí nén vì thế không sử dụng dụng cụ chứa bằng thủy tinh hoặc kim loại tính co giãn thấp, nên dùng loại nhựa. Và trong 10 ngày đầu, bạn cần chú ý để MỞ NẮP THÙNG CHỨA 1-2 lần/ngày để áp lực hơi được giải phóng khỏi thùng chứa (nhớ vặn nắp TỪ TỪ để khí xì ra dần dần, đừng mở nắp nhanh quá mà có thể gây ra hiện tượng bật nắp hoặc trào bọt) và dùng một chiếc que để đẩy phần bã nổi lên chìm xuống hỗn hợp. Những ngày sau bạn chỉ cần thỉnh thoảng mở nắp, Trong tháng đầu tiên khí sẽ có mùi cồn, tháng thứ 2 sẽ có mùi chua chua như mùi dấm, đó là hiện tượng bình thường. Màu sắc lý tưởng của enzyme sinh thái là màu nâu sẫm. Nếu hợp có màu đen, hoặc bốc mùi trứng thối, mùi hôi. Cách xử lý : là bạn thêm 1 phần đường vào hỗn hợp, khuấy đều, sau đó đậy nắp lại. 1 Tháng sau là hỗn hợp sẽ lên men lại bình thường. Nó có thể có một lớp màu trắng, đen hoặc nâu trên đầu trang của các enzyme, bỏ qua nó. Nếu bạn gặp phải ruồi và ấu trùng trong thùng chứa, hãy vặn thật kín thùng chúa, các phản ứng hóa học của enzyme sẽ hòa tan một cách tự nhiên. ⚠️⚠️⚠️ Sau khi ủ xong bạn nên: làm tiếp mẻ mới, phần bã dùng làm phân bón cây, phần cặn thừa đổ vào nhà vệ sinh để làm sạch cống rãnh, toilet. Nếu nhà bạn không có nhiều rác để ủ thì có thể cho dần vào các thùng chứa với lượng đường và nước được ước tính trước đến khi rác vừa đủ lượng, đậy nắp lại sau 3 tháng bạn có thể sử dụng chúng. Enzyme này không hết hạn sử dụng và để càng lâu càng tốt, các phân tử sẽ ngày càng nhỏ lại. Thỉnh thoảng bạn nên mở nắp để thoát khí cho chúng. KHÔNG BẢO QUẢN TRONG TỦ LẠNH. Nếu mỗi hộ gia đình sử dụng rác thải để sản xuất enzyme sinh thái, giảm đi lượng rác thải mỗi ngày và góp phần làm cho môi trường ngày càng sạch hơn. Những hộ gia đình làm enzyme thì muỗi và các côn trùng sẽ tự động tránh xa. CÁCH SỬ DỤNG ⚠️⚠️⚠️ Làm vườn: chế phẩm trên vừa là thuốc trừ sâu tự nhiên, thuốc diệt cỏ, vừa làm bón hữu cơ được. Có thể được sử dụng để kích thích hoóc môn thực vật để cải thiện chất lượng của các loại trái cây và rau quả và tăng năng suất cây trồng. Phun vào đất liên tục trong 3 tháng để cải thiện chất lượng đất. Làm rửa chén bát, giặt quần áo, sử dụng enzyme. Pha thêm với dung dịch rửa chén để tăng tính hiệu quả. Làm sạch rau quả: pha 2 muỗng canh enzyme với nước để ngâm rau quả sẽ có tác dụng làm sạch và khử trùng. Tỷ lệ = 1 phần enzyme: 1 phần chất tẩy rửa / sạch hơn: 10 phần nước (Nếu bạn có ý định làm dung dịch để rửa chén, làm sạch rau quả thì bạn nên sử dụng vỏ trái cây cùng đường nâu hoặc đường đỏ để dung dịch có mầu đẹp và thơm) (*): Có cách làm tắt là mua chế phẩm E.M có sẵn trên thị trường (bên ĐH nông nghiệp bán đâu đó khoảng 90k/10 l) cho vào cùng để rút ngắn thời gian ủ nhưng mình tiếc tiền, lười đi mua và thích tự làm từ A-Z nên cứ làm và chờ đợi thôi) ♥ Hihi mình rất mong có thêm nhiều bạn yêu môi trường, yêu rau yêu hoa cùng làm sản phẩm an lành này. Chúc các bạn thành công! :- Lưu ý cho mọi ng vài điểm. NẾU dùng làm nước rửa bát nên chọn nguyên liệu vỏ cam, chanh bưởi, thả chút cây có mùi thơm như xả, hương thảo,... để có mùi dễ chịu. NẾU dùng làm dấm ăn hãy sử dụng chuối, dứa, táo, xoài chín ... 1 loại hoạc nhiều loại cùng lúc tùy ý, bạn sẽ có món dấm hoa quả rất thơm ngon. NẾU bạn dùng phun, tưới cây, nguyên liệu đa dạng thoải mái, cơm nguội, bún thừa, rau, củ, quả, thậm chí cả cỏ, sữa tươi, sữa chua thừa, quá date...mình thường cho thêm ít ngải cứu vào lấy mùi phun cây giảm sâu bọ, tất cả xay nhuyễn như sinh tố thì chỉ để mấy ngày là dùng đc. Món sinh tố rau tớ chưa thử nhưng 2 món đầu nếu các bạn xin đc con giấm của nhà nào làm rùi thì sẽ rất nhanh đc dùng 2 tuần thui. Nó là lớp váng trắng phía trên bái nói đấy. Món sinh tố để nhanh dùng cho rau thì các bạn cho thêm E.M hoặc men nở, hoặc men bia/bia, men rượu nó thúc đẩy quá trình lên men nhanh chóng. Lúc mới xay thì lớp bã nổi lên trên, khi nào lớp bã hoàn toàn chìm xuống dưới, trêm là lớp nước trong chính là lúc sp dùng đc rồi :). Hướng dẫn chi tiết cách làm enzym bồ hòn từ chuyên gia. Trang chủ » Tin tức » Hướng dẫn chi tiết cách làm enzym bồ hòn từ chuyên gia.Views: 5282 Có rất nhiều bài viết hướng dẫn về việc sử dụng bồ hòn sao cho hiệu quả, nhưng thật ra vẫn chưa có một hướng dẫn nào sát thực tế và giúp chị em tìm được ra cách tối ưu nhất để áp dụng. Bài viêt sau đây của chị Du My, chủ của Spa nổi tiếng về sử dụng nguyên liệu tự nhiên, Organic sẽ giúp bạn làm sáng tỏ điều đó và Bất kỳ ai cũng có thể làm được cách dễ dàng. Chị Du My chia sẻ “Không ai chiều chị giúp việc như mình! Ngâm enzym bồ hòn cho bả xài xong bả nói: chị vẫn thích nước bồ hòn em nấu hơn! Tại nó thơm hơn với có bọt hơn! Ô Tê Kê!! chị thích thì em nhích! Lại lụi cụi nấu nước bồ hòn cho bả rửa chén với lau nhà! Hai năm làm cho mình, giờ chị í đã bắt đầu ghiền xài nước bồ hòn rồi, chớ hồi xưa mới vào làm là toàn len lén đổ thêm nước rửa chén vô trộn trộn chung với nước bồ hòn để dùng. Giờ thì suốt ngày: My ơi, nấu nước bồ hòn chưa..? My ơi, sắp hết nước bồ hòn rồi đó em nha..! My ơi, từ ngày dùng nước bồ hòn da tay chị đẹp ra, hết khô mà cũng không cần đeo bao tay khi rửa chén luôn!!” Công thức tạo enzyme rửa chén sinh học Bạn có thể xem bài tạo enzyme từ các loại rác nhà bếp không cần dùng bồ hòn tại đây: tạo enzyme Chị Du My chia sẻ tiếp : “Đúng là cái gì cũng cần có thời gian. Mưa dầm thấm lâu mà. Bả chê nước enzym bồ hòn chua chua vậy chứ vài bữa nữa thôi, là bả bắt mình ngâm cho bả chục lít nữa cho coi! Sau khi dùng qua các loại chất tẩy rửa mình thấy thế này – Nước rửa chén Sunligt: đương nhiên rửa sạch kin kít 100% rồi, nhưng là hoá chất nhé! Không tính. – Nước bồ hòn nấu đậm đặc: Rửa sạch chén bát dầu mỡ tầm 70% (so với sunlight) . Nhược điểm là mùi ngai ngái, không thơm, để lâu là nghe rõ mùi chua. Bột giặt bồ hòn Nhân Thùy – Nước bồ hòn nấu cùng với các loại thảo dược khác như vỏ bưởi, cam, bồ kết..( kiểu nước gội đầu nhưng bồ hòn nhiều nhất): Thơm lừng, cũng sạch độ 65-70% (so với sunlight). – Làm enzym 100% là quả bồ hòn ( nôm na là dấm bồ hòn): sạch tới 80%-85% gần như sunligt luôn ấy, nhưng mùi ngai ngái- ko thơm lừng. – Enzym Bồ Hòn + Vỏ Dứa : sạch tới 90-95% và thơm ngào ngạt mùi hoa quả!! Thơm lắm! – Enzym Bồ Hòn + Rác rau củ quả các loại ( vỏ dứa, vỏ bí đỏ, vỏ chuối, vỏ bưởi, vỏ cam..): cũng sạch tầm 80-90% nhưng mùi thơm ko ngào ngạt như trên, lâu lâu có mùi hơi chua của dấm. cách làm enzyme bồ hòn – Enzym Bồ Hòn + Vỏ Dứa + Nước Vo Gạo: Nhanh có con dấm vô cùng, rửa sạch ngang sunlight luôn! Mấy hũ khác ngâm với nước thường thì chưa thấy con men, mà cái hũ có nước vo gạo chưa tới 01 tháng con men đã dày cui! ->Mỗi lần lấy ra dùng, mình cho thêm ít tinh dầu sả chanh vào nữa! Trời ơi. Sạch ngang Sunlight, thơm ngang nước hoa Chờ Neo ! Tiết kiệm nước gấp đôi gấp 3 khi rửa ! Đặc biệt rửa chén bát xong là da tay mềm mại như mới thoa lotion !!! Cách làm enzyme bồ hòn nước gạo, dứa Trong hình là đợt ngâm enzym tháng 1, mà hôm nay đã có con dấm dày cui, rửa sạch đến bất ngờ, trong khi lý thuyết là phải ngâm tận 03 tháng cơ!! CÔNG THỨC đơn giản như hình vẽ bên dưới vậy thôi đó bà con ( Một phần đường ( đường gì cũng được) + 3 phần trái ( bồ hòn, vỏ cam, vỏ chuối, vỏ bí..+ 10 phần nước)! Triển ngay đi bà con! Vừa bảo vệ môi trường, vừa dưỡng da tay, lại tiết kiệm nước, lại ngâm 1 lần xài quài mấy tháng!! Cách làm chế phẩm enzyme Ghi chú: – Ngâm 10 lit thì nên dùng bình 15 lit, không ngâm quá đầy dễ khiến khí ga ko có đường thoát. – Ngâm với bình nhựa, ko nên dùng đồ thuỷ tinh vì bình nhựa có tính co dãn tốt. – Ngâm xong đóng hờ nắp, ko nên vặn chặt. Vài ba ngày mở ra dùng muôi khuấy đều xong lại đóng lại. – Không cho quá ít đường, vì nếu ko đủ lượng đường sẽ sinh dòi . Đợt mình ngâm ko đủ đường hũ cuối cùng nên cho có 300g đường- sau đó 2 tuần có dòi xuất hiện. Chữa bằng cách: vớt sạc hết và tăng lượng đường lên. Các bình enzyme của chị Du My – Nếu ko đủ nước vo gạo cho 1 lần ngâm, mình cứ châm từ từ mỗi ngày cho đến khi đủ, ko nhất thiết phải làm 1 lần. – Cho tinh dầu vào dùng nếu thích, nhưng chỉ cho vào nước khi chiết ra, ko cho vào lọ ngâm. – 1 chai 500ml nước enzym dùng được trên dưới 1 tuần cho việc rửa chén bát với gia đình 4 người. Giặt đồ 3-4kg/ 100-150ml nước enzym là vừa. – Nước enzym bồ hòn và vỏ quả dứa + nước vo gạo + tinh dầu sả chanh giặt đồ trắng rất sạch và thơm- ko gây ố vàng như giặt chung với trái bồ hòn Các nguyên liệu để bắt đầu – Bồ hòn nấu lên rồi bóp ra sau đó ngâm enzym lại ko lên mùi thơm như bồ hòn nguyên trái. Nước rất vàng và nhớt nhớt. Dùng vẫn sạch ko vấn đề gì nhưng ko thấy lên con men sau 3 tháng ( ko biết mình có làm sai chỗ nào ko) bột giặt bồ hòn – Dùng xong châm tiếp nước vo gạo vô thì các đợt enzym tiếp theo sẽ loãng dần- ko đậm đặc như đợt đầu nên mn hãy cho thêm bồ hòn/ rau củ quả vào – Nhớ tráng/ lau sạch bình trước khi đựng, rửa trái cây/ rau quả trước khi cho vào, đừng để dính đất cát gì sất. – Nước enzym bồ hòn này nếu tóc ai hay bết gàu/ dầu thì dùng nó pha loãng tráng tóc khi gội thì rất sạch và bóng tóc! Vì vậy hãy để ngay 1 chai trong nhà tắm nhé!” Xin cám ơn chia sẽ của chị Du My, chủ spa Nắng Thảo Mộc. Nếu bạn ngại ngùng quá lâu vì chờ đợi, thì chị Du My cũng chia sẻ việc sử dụng Bồ Hòn dạng Bột sẽ khiến việc làm enzyme nhanh hơn và mạnh hơn. Còn chần chừ gì nữa, Hãy bắt tay làm thôi các bạn! Hiện nay Nhân Thùy đang cung cấp Bột Bồ hòn 100% được xay mịn từ quả bồ hòn, vừa giúp bạn tiết kiệm thời gian, vừa an toàn sạch sẽ cho gia đình! Hãy xem Bột Bồ Hòn mang lại điều gì cho bạn tại: Công dụng bột bồ hòn Nếu bạn cần hỗ trợ- Hotline Nhân Thùy: 0973033986 (Ms. Thành).
Tài liệu đính kèm: