Giáo án môn Hóa hoc 9 - Tiết 37 đến tiết 45

Giáo án môn Hóa hoc 9 - Tiết 37 đến tiết 45

I. Mục tiêu:

- Axit cacbonic là một axit yếu, không bền

- Muối cacbonat có những tính chất của muối như: tác dụng với axit, tác dụng với dung dịch muối, với dung dịch kiềm. Ngoài ra muối cacbonat dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao giải phóng ra khí cacbonic.

- Muối cacbonat có ứng dụng trong đời sống và sản xuất

II. Chuẩn bị:

Giáo viên:

Bảng nhóm, nam châm.

Chuẩn bị các thí nghiệm sau:

- NaHCO3 và Na2CO3 tác dụng với dung dịch HCl

- Tác dụng của dung dịch Na2CO3 với Ca(OH)2

- Tác dụng của Na2CO3 với dung dịch CaCl2.

Dụng cụ: - Giá và 12 ống nghiệm

o ống hút

o Kẹp gỗ

Hoá chất:

 

doc 63 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1166Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Hóa hoc 9 - Tiết 37 đến tiết 45", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:37
AXIT CACBONIC VA MUỐI CACBONAT
Ngày soạn: 12/01/2009
I. Mục tiêu:
Axit cacbonic là một axit yếu, không bền
Muối cacbonat có những tính chất của muối như: tác dụng với axit, tác dụng với dung dịch muối, với dung dịch kiềm. Ngoài ra muối cacbonat dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao giải phóng ra khí cacbonic.
Muối cacbonat có ứng dụng trong đời sống và sản xuất
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: 
Bảng nhóm, nam châm.
Chuẩn bị các thí nghiệm sau:
- NaHCO3 và Na2CO3 tác dụng với dung dịch HCl
- Tác dụng của dung dịch Na2CO3 với Ca(OH)2
- Tác dụng của Na2CO3 với dung dịch CaCl2.
Dụng cụ: - Giá và 12 ống nghiệm
ống hút
Kẹp gỗ 
Hoá chất:
Các dung dịch Na2CO3. K2CO3, NaHCO3, HCl, Ca(OH)2, CaCl2
Tranh vẽ: Chu trình cácbon trong tự nhiên.
HS: Học tính chất hoá học của muối cacbonat và đọc trước bài. 
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ:(Không)
3. Bài mới. (37p)
Hoạt động1: Axit cacbonic (H2CO3) (10P)
Giáo viên cho học sinh quan sát lọ dựng khí CO2. Học sinh kết hợp đọc SGK. 
HS: Nêu tính chất vật lý của cacbonnic?
* Giáo viên thuyết trình các ý còn lại 
I. Axit cacbonic (H2CO3) 
1. Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lý 
Học sinh: Tự tóm tắt và ghi vào vở.
2. Tính chất hoá học 
- H2CO3 là một axit yếu, dung dịch H2CO3 làm quỳ tím chuyển thành màu hồng.
H2CO3 là một axit không bền, dễ bị phân huỷ ở thành CO2 và H2O 
 H2CO3 H2O + CO2
Hoạt động 2: Muối cacbonat (20p)
Giáo viên đặt vấn đề: 
Liệu clo có các tính chất hoá học chung của phi kim hay không 
GV: Thông báo.
Clo có tính chất hoá học của phi kim 
Tác dụng với kim loại tạo ra muối 
Tác dụng với hiđrô tạo thành khí hiđrô clorua.
HS: hãy viết phương trình phản ứng minh hoạ?
HS: Ghi trạng thái các chất bên cạnh phương trình phản ứng?
HS: Học sinh đọc lại kết luận trong SGK.
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh vẽ về thí nghiệm này 
Lưu ý: Clo không phản ứng trực tiếp với oxi?
Giáo viên đặt vấn đề: Ngoài tính chất hoá học của phi kim clo còn có tính chất hoá học nào khác không?
Giáo viên chiếu lên màn hình mục này.
Giáo viên làm thí nghiệm 
Điều chế khí clo và dẫn khí clo vào cốc dựng nước 
Nhúng môt mẩu giấy quỳ tím vào dung dịch thu được.
HS: học sinh nêu hiện tượng?
HS: Học sinh viết phương trình phản ứng?
II. Muối cacbonat
Phân loại
- Muối cacbonat trung hoà: 
ví dụ: CaCO3, Na2CO3, K2CO3
- Muối hiđrôcacbonat – muối axit 
Ví dụ: NaHCO3
Học sinh lấy ví dụ
- Muối cacbonat trung hoà.
MgCO3, CaCO3, Na2CO3.
Học sinh lấy ví dụ 
- Muối hiđrô cacbonat
NaHCO3, Ca(HCO3)2.
2. Tính chất.
a) Tính tan. 
- Đa số các muối cacbonat đều không tan trừ một số muối của kim loại kiềm.
- Hầu hết các muối hiđrôcacbonat đều tan.
b) Tính chất hoá học.
* Tác dụng với dung dịch axit.
Học sinh tiến hành làm thí nghiệm theo nhóm.
Hiện tượng:
Có bọt khí thoát ra cả ỏ 2 ống nghiệm
- Phương trình phản ứng:
NaHCO3 + HCl NaCl + H2O + CO2
Na2CO3 + HCl NaCl + H2O + CO2
Nhận xét: 
Muối cacbonat tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và giải phòng ra khí CO2.
* Tác dụng với dung dịch bazơ.
Học sinh tiến hành làm thí nghiệm theo nhóm.
- Hiện tượng.
Có vẩn đục trắng xuất hiện.
- Phương trình phản ứng.
K2CO3 + Ca(OH)2KOH + CaCO3(trằng)
- Nhận xét: Một số dung dịch muối cacbonat phản ứng với dung dịch bazơ tạo thành muối cacbonat không tan và bazơ mới.
Đối với muối axit:
NaHCO3 + NaOH Na2CO3 + H2O 
* Tác dụng với dung dịch muối.
- Học sinh làm thí nghiệm theo nhóm.
- Hiện tượng.
Có vẩn đục trắng xuất hiện.
- Phương trình phản ứng:
Na2CO3 + CaCl2 NaCl + CaCO3 
* Muối cacbonat bị nhiệt phân huỷ.
Nhiều muối cacbonat (trừ các muối cacbonat tan) bị nhiệt phân huỷ, gỉải phóng khí cacbonic.
NaHCO3 Na2CO3 + H2O + CO2
Ca(HCO3)2 CaCO3 + H2O + CO2.
CaCO3 CaO + CO2
3. Chu trình cacbon trong tự nhiên
 (SGK)
	4. Củng cố (5p) 
Yêu cằu học sinh làm bài luyện tập 1 trong phiếu học tập vào vở.
Bài tập 1: Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt chất bột: CaCO3, NaHCO3, Ca(HCO3)2, NaCl.
Bài tập 2: Hoàn thành phương trình theo sơ đồ sau:
C CO2 Na2CO3 BaCO3
 NaCl
5. Hướng dẫn (1p) 
Bài tập về nhà 3.4.5.6. SGK/91
*********************************
Tuần 19
Tiết:38
SILIC. CÔNG NGHIỆP SILICAT
Ngày soạn: 15/01/2009
I. Mục tiêu:
Silic là một phi kim hoạt động yếu và là một chất bán dẫn.
Silic đioxit là chất có nhiều trong tự nhiên ở dạng đất sét trắng, cao lanh, thạch anh  Silic đi oxit là một oxit axit.
Biết được các nguyên tắc sản xuất đồ: Gốm, sứ, xi măng, thuỷ tinh.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: 
Bảng nhóm
+ Các bảng nhóm về: 
+ Đồ gốm, sứ,thuỷ tinh, xi măng, 
+ sản xuất dồ gốm sứ, xi măng, thuỷ tinh
+ Mẫu vật: Đất sét, cát thạch anh.
Học sinh: Học tính chất hoá học phi kim và đọc trước bài. 
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ:(6p)
Câu hỏi:	HS: Nêu tính chất hoá học của muối cacbonat? Viết phương trình phản ứng?
HS: Bài tập 1: Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt chất bột: CaCO3, NaHCO3, Ca(HCO3)2, NaCl.
Bài tập 2: Hoàn thành phương trình theo sơ đồ sau:
C CO2 Na2CO3 BaCO3
 NaCl
3. Bài mới. (37p)
Hoạt động 1: Silic (8P)
Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 
HS:Nêu trạng thái tự nhiên của silic?
Học sinh viết vào bảng nhóm giáo viên tổng kết lại kiến thức.
HS: Giáo viên yêu cầu học sinh các nhóm quan sát các mẫu vật và nhận xét tính chất vật lý của silic?
I. Silic 
1. Trạng thái tự nhiên.
- Silic là nguyên tố phổ biến thứ 2 sau oxi 
- Silic chiếm 1/4 khối lượng vỏ trái đất.
- Trong thiên nhiên Silic không tồn tại ở dạng đơn chất ma chỉ ở dạng hợp chất.
- Các hợp chất Silic tồn tại nhiều là: cát trắng, đất sét.
2. Tính chất.
- Silic là một chất rắn màu trắng khó nóng chảy.
- Có vẻ sáng của kim loại 
- Dẫn điện kém 
- Tinh thể Silic tinh khiết là chất bán dẫn.
* là phi kim hoạt động yếu hơn cả cacbon, clo..
- Tác dụng với oxi ở nhiệt độ cao.
Si + O2 SiO2
* Silic được dùng làm vật liệu bán dẫn trong kỹ thuật điện tử và được dùng để chế tạo pin mặt trời.
Hoạt động 2: Silic đioxit (6p)
Giáo viên đặt vấn đề:
Silic đioxit thuộc loại hợp chất nào? Vì sao? tính chất hoá học của nó?
Học sinh thảo luận nhóm và nghi lại ý kiến của nhóm minh vào bảng nhóm.
Giáo viên dán bảng nhóm của 12 học sinh lên bảng rồi gọi học sinh khác nhận xét giáo viên rút ra ý đúng.
II. Silic đioxit
* Silic đioxit là một oxit axit.
Tính chất hoá học của Silic đioxit là:
- Tác dụng với kiềm ở nhiệt độ cao 
SiO2 + NaOH Na2SiO3 + H2O 
- Tác dụng với oxit bazơ ở nhiệt độ cao.
SiO2 + CaO CaSiO3 
- Silic đioxit không phản ứng với nước tạo thành axit.
Hoạt động 3:. Sơ lược về công nghiệp silicat (13p)
Giáo viên giới thiệu: Côngnghiệp siliccat gồm sản xuất đồ gốm, sứ, thuỷ tinh, xi măng từ những hợp chất có trong thiên nhiên như đá vôi đất sét
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát mẫu vật, tranh ảnh, rồi kể tên các sản phẩm của ngành công nghiệp sản xuất đồ gốm sứ?
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát mẫu vật, tranh ảnh, rồi kể tên các sản phẩm của ngành công nghiệp sản xuất xi măng?
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát mẫu vật, tranh ảnh, rồi kể tên các sản phẩm của ngành công nghiệp sản xuất xi măng?
III. Sơ lược về công nghiệp silicat
1. Sản xuất đồ gốm, sứ.
Học sinh quan sát tranh mẫu vật
Ví dụ: Gạch, ngói,sành, sứư
a) Nguyên liệu chính.
- Đất sét, thạch anh, fenpat...
b) Các công đoạn. SGK
c) Cơ sở sản xuất 
Bát tràng, Hải Dương
2. sản xuất xi măng.
a) Nguyên liệu chính.
Đất sét (có SiO2), đá vôi, cát.
b) Các công đoạn chính (SGK) 
c) Các cơ sở sản xuất ở nước ta. (SGK)
3. Sản xuất thuỷ tinh 
a) Nguyên liệu chính.
- Cát thạch anh 
- Đá vôi 
- Sođa: Na2CO3
b) Các công đoạn sản xuất chính. (SGK)
c) Các cơ sở sản xuất.(SGK)
4. Củng cố (5p) 
Học sinh nhắc lại nội dung chính của bài.
Gọi 1 vài học sinh nhắc các ý chính
5. Hướng dẫn (1p) 
Bài tập về nhà 1,2, 3.4.. SGK/95
Tuần 20
Tiết:39
SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC
Ngày soạn: 18/01/2009
I. Mục tiêu:
Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần của các điện tích hạt nhân nguyên tử.
Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học: Ô, nhóm, chu kỳ.
Quy luật biến đổi trong chu kỳ, nhóm, áp dụng đối với các nhóm ở chu kỳ 2,3 trong nhóm I, VII.
Dựa vào vị trí của nguyên tố (20 nguyên tố đầu) suy ra cấu tạo nguyên tử, tính chất cơ bản của nguyên tố và ngược lại.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: 
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học phóng to.
Học sinh: Ôn lại kiến thức lớp 8. 
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ:(4p)
Câu hỏi: Công nghiệp silic cat là gì? Kể tên một số ngành công nghiệp silicat và nguyên liệu chính.
3. Bài mới. (35p)
Hoạt động 1: Giới thiệu về bảng tuần hoàn và giá trị của bảng tuần hoàn (3p)
Giáo viên gới thiệu bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học của nhà bác học: Menđeleep.
(giáo viên gới thiệu cơ sở sắp xếp của bảng hệ thống tuần hoàn.
I. Giới thiệu về bảng tuần hoàn và giá trị của bảng tuần hoàn
 Học sinh nghe và ghi. 
Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học có hơn 100 nguyên nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.
Hoạt động 2: Cấu tạo bảng tuần hoàn (25p)
Giáo viên giới thiệu khái quát bảng hệ thống tuần hoàn:
Ô 
Chu kỳ
Nhóm 
Sau đó treo sơ đồ lên bảng 12 phóng to yêu cầu học sinh quan sát và nhận xét.
HS: Học sinh nhận xét các con số trong ô 12 nguên tố Mg.
HS: Nêu ý nghĩa của các ô số: 13, 15, 17 và cho biết ý nghĩa của các con số, kí hiệu trong các ô đó.
Giáo viên yêu cầu học sinh qua sát bảng hệ thống tuần hoàn nhỏ trong SGK đồng thời quan sát sơ đồ cấu tạo nguyên tử của các nguyen tố: H, O, Na, Li, Mg, C, N. và thảo luạn theo nội dung sau:
- Bảng hệ thống tuần hoàn có bao nhiêu chu kỳ, mỗi chu kỳ có bao nhiêu hàng/
- Điện tích hạt nhân nguyên tử trong mỗi chu kỳ?
- Số lớp e của nguyên tử các nguyên tố trong cùng một chu kỳ có đặc điểm gì?
Giáo viên gọi học sinh và nêu ý kiến của mình (hoặc treo bảng nhóm) và nhận xét.
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học quan sát sơ đồ cấu tạo và thảo luận với nội dung trên.
Bảng hệ thống tuần hoàn có bao nhiêu nhóm?
Trong cùng một nhóm, điện tích hạt nhân nguyên tử của các nguyên tố thay đổi như thế nào
Số e lớp thay đổi như thế nào trong một nhóm?
Giáo viên gọi học sinh đại diện các nhóm nêu các ý kiến của nhóm mình?
II. Cấu tạo bảng tuần hoàn
1) Ô nguyên tố 
Ô nguyên tố cho biết:
- Số hiệu nguyên tử có trị số đúng bằng điện tích hạt nhân và bằng số e trong hạt nhân.
- Kí iệu hoá học 
- Nguyên tử khối 
Ví dụ: Ô nguyên tử Mg
- Số nguyên tử của magielà 12 cho biết:
+ Mg ở ô số 12
+ Điện tích hạt nhân là: +12
+ Có 12 e ở lớp vỏ 
- Ký hiệu hoá học của nguyên tố: Mg
- Tên nguyên tố: magie
- Nguyên tử khối: 24 ... 
	Etyaxetat Axetat natri
3. Bài mới. (34p)
Hoạt động1: Trạng thái tự nhiên.(3p)
HS:Nêu trạng thái tự nhiên của tinh bột và xenluozơ?
Giáo viên cho học sinh khác nhận xét và bổ xung.
Sau đó giáo viên có thể chiếu lân màn hình.
I. Trạng thái tự nhiên
Tinh bột có nhiều trong các loại hạt, củ, quả như: Lúa, ngô, khoai, sắn.
Xenlulozơ: có nhiều trong sợi bông, trong thân cây gỗ, như tre nứa, .
Hoạt động 2: Tính chất vật lý (5p)
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm theo nhóm.
- Lấy tinh bột và xenluozơơ vào ống nghiệm. Quan sát trạng thái màu sắ, mùi vị 
- Thêm nước vào lắc nhẹ, qua sát?
(Gọi 1 vài học sinh nhận xét?
HS: Cho tinh bột và xenluozơ vào nước nóng và nước lạnh ta thấy có hiện tượng gì?
II. Tính chất vật lý 
* Tính chất vật lý:
- Tinh bột là một chất rắn, không tan trong nước ở nhiẹt độ thường; nhưng tan trong nước nóng tạo dung dịch hồ tinh bột ở dạng keo nhớt.
- Xelulozơ là chất rắ, màu trắng, không tan trong nước ngay cả khi ở nước nóng.
Hoạt động 3:Đặc điểm cấu tạo phân tử (5p)
Giáo viên giới thiệu lên màn hình.
Tinh bột và xenlulozơ có phân tử khối rất lớn.
- Phân tử tinh bột và xenlulozơ được tạo thành do nhiều nhóm (- C6H10O5 -)n liên kết với nhau.
Nhóm - C6H10O5 - được gọi là một mắt xích của phân tử.
Mỗi phân tử có nhiều mắt xích 
Tinh bột có n = 1200 6000
Xenlulozơ có n = 10.000 14.000 
III. Đặc điểm cấu tạo phân tử 
Học sinh nghe và nghi.
Phân tử tinh bột và xenlulozơ được tạo thành do nhiều nhóm (- C6H10O5-)n liên kết với nhau.
Nhóm - C6H10O5 - được gọi là một mắt xích của phân tử.
Mỗi phân tử có nhiều mắt xích 
Tinh bột có n = 1200 6000
Xenlulozơ có n = 10.000 14.000 
Hoạt động 4:Tính chất hoá học (10p)
Giáo viên giới thiệu lên màn hìnHS:
Khi đun nóng trong dung dịch axit loãng, tinh bột hoặc xenlulozơ bị phân huỷ thành glucozơ 
ở nhiệt độ thường, tinh bột và xenlulozơ bị thuỷ phân thành glucozơ nhờ xúc tác là các Ezim thích hợp.
Giáo viên yêu cầu học sinh các nhóm làm thí nghiệm.
(Chiếu lên màn hình các bước làm thí nghiệm) 
- Nhỏ vài giọt dung dịch iôt vào ống nghiệm đựng hồ tinh bột.
Học sinh quan sát.
Đun ống nghiệm, quan sát.
Giáo viên gọi học sinh nêu hiện tượng thí nghiệm.
G:Dựa vào hiện tượng thí nghiệm trên, iôt được dùng để nhạn biết hồ tinh bột.
IV. Tính chất hoá học 
1) Phản ứng thuỷ phân 
(-C6H10O5-)n+nH2OnC5H12O6 
Học sinh làm thí nghiệm.
*Hiện tượnGV: 
- Nhỏ dung dịch iot voà ống nghiệm đựng hồ tinh bột, sẽ thấy xuất hiện màu xanh.
- Đun nóng, màu xanh biến mất, để nguội, lại hiện ra.
	4. Củng cố (5p) 
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung chính của bài.
Học sinh làm bài tập sau.
Bài tập:
Hoàn thành các phương trình phản ứng cho sơ đồ chuyển hoá hoá học sau:Tinh bột glucozơ rượu etylic axit axetic etyaxetat	
5. Hướng dẫn (1p) 
Bài tập về nhà 1.2.3.4.5. 6 SGK/155 
Tuần 32
Tiết:64
PRÔTEIN
Ngày soạn:: 17/04/2009	
I. Mục tiêu:
Nắm được prôtein là chất cơ bản không thể thiếu được của cơ thể sống.
Nắm được prôtein có phân tử khối rất lớn và có cấu tạo phân tử rất phức tạp di nhiều amino axit tạo nên.
Nắm được hai tính chất quan trọng của prôtein đó là phản ứng thuỷ phân và sự đông tụ.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Máy chiếu
+ Các mẫu vật có prôtein 
+ Thí nghiệm:
Đốt cháy prôtein (tóc sừng) 
Sự đông tụ của prôtein.
* Dụng cụ:
- Đèn cồn
- Kẹp gỗ 
- Panh
- Diêm
- ống nghiệm
- ống hút 
* Hoá chất.
- Lòng trắng trứng gà
- Dung dịch rượu etylic
Học sinh: Đọc trước bài. 
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ:(5p)
Bài tập:
Hoàn thành các phương trình phản ứng cho sơ đồ chuyển hoá hoá học sau:Tinh bột glucozơ rượu etylic axit axetic etyaxetat
3. Bài mới. (35p)
Hoạt động 1: Trạng thái tự nhiên.(3p)
Giáo viên cho học sinh xem tranh về các mẫu vật có chứa prôtein (sau đó gọi học sinh nêu trạng thái tự nhiên của prôtein 
Giáo viên chiếu trạng thái tự nhiên lên màn hình 
I. Trạng thái tự nhiên
* Prôtein có trong cơ thể người, động vật và thực vật như: Trứng, thịt, máu, sữa, tóc, móng.
Hoạt động 2: Thành phần và cấu tạo phân tử (5p)
Giáo viên giới thiệu và chiếu lên màn hình.
Thành phần nguyên tố chủ yếu của protein là cacbon, hiđro, oxi, nitơ và một lượng nhỏ lưu huỳnh, photpho, kim loại
Giáo viên giới thiệu và chiếu lên màn hình.
Prôtêin có phân tử khối rất lớn và có cấu tạo rất phức tạp.
Các thí nghiệm cho thấy: protein được cấu tạo từ các aminoaxit là một mắt xích trong phân tử protein
II. Thành phần và cấu tạo phân tử 
1) Thành phần nguyên tố 
Học sinh nghe và nghi.
 * Thành phần nguyên tố chủ yếu của protein là cacbon, hiđro, oxi, nitơ và một lượng nhỏ lưu huỳnh, photpho, kim loại
2) Cấu tạo phân tử.
Học sinh nghe và nghi.
Prôtêin có phân tử khối rất lớn và có cấu tạo rất phức tạp.
Các thí nghiệm cho thấy: protein được cấu tạo từ các aminoaxit là một mắt xích trong phân tử protein.
Hoạt động 3:Tính chất (15p)
Giáo viên giớí thiệu trên màn hình.
Khi đun nóng protein trogn dung dịch axit hoặc bazơ thì protein sẽ bị thuỷ phân sinh ra các amino axit.
HS:Gọi 1 học sinh viết sơ đồ phản ứng trên?
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm như trong SGK.
HS:Nhận xét hiện tượng?
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm như trong SGK.
HS:Nhận xét hiện tượng?
Giáo viên nhận xét thêm một số ý.
III. Tính chất 
1) Phản ứng thuỷ phân 
Học sinh nghe và nghi.
Protein + nước hỗn hợp aminoaxit
2) Sự phân huỷ bởi nhiệt 
Học sinh:Tóc, sừng cháy có mùi khét.
* Nhận xét:
Khi đun nóng mạnh và không có nước, protein bị phân huỷ bởi nhiệt tạo ra những chất bay hơi có mùi khét.
3) Sự đông tụ.
 Học sinh làm thí nghiệm.
Hiện tượng:
Xuất hiện kết tủa trắng trong cả 2 ống nghiệm.
Nhận xét:
Khi đun nóng hoặc cho thêm rượu etylic, lòng trắng trứng bị kết tủa.
Một số protein tan được trong nước, tạo ra keo nhớt thêm hoá chất vào các dung dịch này thường xảy ra hiện tượng đông tụ.
Hoạt động 4:Ứng dụng (5p)
HS:Em hãy nêu ứng dụng của protein?
IV. Ứng dụng 
Làm thức ăn
Công nghệ dệt, đặc điểm, sừng, mỹ nghệ..
	4. Củng cố (5p) 
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung chính của bài.
Học sinh làm bài tập sau.
Bài tập:
Khi đi mua áo da em nhận dạng như thế nào là áo da thật và 
thế nào là áo giả da?
Khi vắt chanh vào sữa bò hoặc sữa đậu nành thấy có kết tủa?
5. Hướng dẫn (1p) 
Bài tập về nhà 1.2.3.4.5. 6 SGK/155 
Tuần 33
Tiết:65
POLIME
Ngày soạn:: 18/04/2009	
I. Mục tiêu:
Nắm được định nghĩa, cấu tạo,cách phân loại,tính chất chung của các polime.
Nắm được các khái niệm chất dẻo, tơ sợi, cao su và ứng dụng chủ yếu của các loại vật liệu trong thực tế.
Từ công thức của một số loại polime viết công thức tổng quát, từ đó suy ra công thức cấu tạo của polime và ngược lại.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Mẫu polime:Túi cao su, vỏ dây điện, mẩu xăm lốp xe
* Hình vẽ sơ đồ các dạng mạch của polime trong SGK 
- Học sinh: Sưu tầm những hiểu biết về một số polime và những ứng dụng của chúng trong đời sống.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ:(5p)
Bài tập:
Khi đi mua áo da em nhận dạng như thế nào là áo da thật và thế nào là áo giả da?
Khi vắt chanh vào sữa bò hoặc sữa đậu nành thấy có kết tủa?
3. Bài mới. (35p)
Hoạt động 1: Khái niệm chung.(7p)
Giáo viên dẫn dắt vấn đề kết hợp việc học sinh đọc SGK, rút ra khái niệm về polime?
(Giáo viên có thể cung cấp thêm thông tin về phân tử khối của một vài polime thông dụng) 
Giáo viên: Thông báo cho học sinh đọc SGK, sau đó tóm tắt theo sơ đồ SGK.
HS: polime được phân loại như thế nào?
I. Khái niệm chung
1. Polime là gì?
* Định nghĩa:
Polime là những chất có phân tử khối rất lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau.
* Theo nguồn gốc polime được chia làm 2 loạI. đó là polime tự nhiên và polime nhân tạo.
Hoạt động 2: Cấu tạo và tính chất (5p)
Giáo viên gọi học sinh đọc SGK 
Giáo viên gới thiệu hình vẽ sơ đồ mạch polime, rút ra kết luận:
Giáo viên thông báo cho học sinh khi hào tan một số polime trong môi trường thông thường.
2. Polime co cau tao va tinh chat nhu the nao?
a) Cấu tạo 
Cấu tạo: 
- Tuỳ đặc điểm, các mắt xích có thể liên kết với nhau tạo thành mạch thẳng hay mạch nhánh hay mạch không gian.
b) Tính chất 
Các polime thường là chất rắn, không bay hơi.
Hầu hết các polime không tan trong nước hoặc các dung môi thông thường(rượu, ete) 
 Củng cố (5p) 
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung chính của bài.
Học sinh làm bài tập sau.
Bài tập:
1. Hãy chỉ ra mắt xích trogn phân tử của mỗi polime sau: PVC, PE, poliproilen.
2. Viết công thức chung của polime tổng hợp từ mỗi mắt xích sau: stien (C8H8)
5. Hướng dẫn (1p) 
Bài tập về nhà 1.2.4 SGK/165 
*****************************
Tuần 33
Tiết:65
POLIME(tt)
Ngày soạn::20/04/2009	
I. Mục tiêu:
Nắm được định nghĩa, cấu tạo,cách phân loại,tính chất chung của các polime.
Nắm được các khái niệm chất dẻo, tơ sợi, cao su và ứng dụng chủ yếu của các loại vật liệu trong thực tế.
Từ công thức của một số loại polime viết công thức tổng quát, từ đó suy ra công thức cấu tạo của polime và ngược lại.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Mẫu polime:Túi cao su, vỏ dây điện, mẩu xăm lốp xe
* Hình vẽ sơ đồ các dạng mạch của polime trong SGK 
- Học sinh: Sưu tầm những hiểu biết về một số polime và những ứng dụng của chúng trong đời sống.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ:(5p)
Bài tập:
1. Hãy chỉ ra mắt xích trogn phân tử của mỗi polime sau: PVC, PE, poliproilen.
2. Viết công thức chung của polime tổng hợp từ mỗi mắt xích sau: stien (C8H8)
3. Bài mới. (35p)
Hoạt động 1: Ứng dụng của polime.(7p)
Giáo viên dẫn dắt vấn đề kết hợp việc học sinh đọc SGK, rút ra khái niệm về polime?
(Giáo viên có thể cung cấp thêm thông tin về phân tử khối của một vài polime thông dụng) 
Giáo viên: Thông báo cho học sinh đọc SGK, sau đó tóm tắt theo sơ đồ SGK.
HS: polime được phân loại như thế nào?
III. Ứng dụng của polime
1. Chất dẻo là gì?
* Định nghĩa:
SGK
Hoạt động 2:Cao su là gì (5p)
Giáo viên gọi học sinh đọc SGK 
Giáo viên gới thiệu hình vẽ sơ đồ mạch polime, rút ra kết luận:
Giáo viên thông báo cho học sinh khi hào tan một số polime trong môi trường thông thường.
1) Cấu tạo 
Cấu tạo: 
- Tuỳ đặc điểm, các mắt xích có thể liên kết với nhau tạo thành mạch thẳng hay mạch nhánh hay mạch không gian.
2) Tính chất 
Các polime thường là chất rắn, không bay hơi.
Hầu hết các polime không tan trong nước hoặc các dung môi thông thường(rượu, ete) 
4. Củng cố (5p) 
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung chính của bài.
Học sinh làm bài tập sau.
Bài tập:
1. Hãy chỉ ra mắt xích trong phân tử của mỗi polime sau: PVC, PE, poliproilen.
2. Viết công thức chung của polime tổng hợp từ mỗi mắt xích sau: stien (C8H8)
5. Hướng dẫn (1p) 
Bài tập về nhà 3.5.6 SGK/15

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an hoa hoc 9.doc 2003.doc