Giáo án môn Hình học Lớp 9 - Tiết 9 đến 23

Giáo án môn Hình học Lớp 9 - Tiết 9 đến 23

Mục tiêu

- HS được củng cố cách sử dụng bảng hoặc máy tính để tìm số đo góc nhọn khi biết một tỉ số lượng giác của nó và ngược lại tìm tỉ số lượng giác khi biết số đo của góc nhọn.

- Rèn kỹ năng sử dụng máy tính hoặc sử dụng bảng lượng giác để tìm số đo góc nhọn khi biết một tỉ số lượng giác của nó và ngược lại tìm tỉ số lượng giác khi biết số đo của góc nhọn.

- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác.

Phương tiện dạy học:

GV: Bảng số và máy tính

HS: Bảng số và máy tính.

Tiến trình dạy học:

 Ổn định: 9/6 9/7

 

doc 28 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 354Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Hình học Lớp 9 - Tiết 9 đến 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 5	Ngày soạn: 04/10/2005	Ngày giảng: 06/10/2005
Tiết 9: LUYỆN TẬP
Mục tiêu
HS được củng cố cách sử dụng bảng hoặc máy tính để tìm số đo góc nhọn khi biết một tỉ số lượng giác của nó và ngược lại tìm tỉ số lượng giác khi biết số đo của góc nhọn.
Rèn kỹ năng sử dụng máy tính hoặc sử dụng bảng lượng giác để tìm số đo góc nhọn khi biết một tỉ số lượng giác của nó và ngược lại tìm tỉ số lượng giác khi biết số đo của góc nhọn.
Giáo dục tính cẩn thận, chính xác.
Phương tiện dạy học: 
GV: Bảng số và máy tính
HS: Bảng số và máy tính.
Tiến trình dạy học:
 Ổn định: 9/6	9/7
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Bài ghi
Hoạt động 1: Luyện tập
Cho HS làm bài 20/84
Gọi bốn HS lên bảng trình bày bài làm của mình.
Nhận xét bài làm của HS.
Cho HS làm bài 21
Gọi bốn HS lên bảng làm bài
Gọi HS nhận xét bài làm của bạn
Nhận xét bài làm của HS 
Cho HS làm bài 22(a,b)
Khi góc nhọn tăng thì các tỉ số lượng giác nào của góc đó tăng.
Gọi hai HS lên bảng làm bài
Gọi HS nhận xét bài làm của bạn
Cho HS làm bài 23/84.
Hai góc 250 và 650 (580 và 320) có quan hệ như thế nào?
Hai góc phụ nhau thì các tỉ số lượng giác của chúng có quan hệ như thế nào?
Gọi hai HS lên bảng làm bài
Gọi HS nhận xét bài làm của bạn
Nhận xét bài làm của HS.
Cho HS làm bài 24/84
Hướng dẫn làm bài bằng cách đưa về cùng là sin hoặc cos (câu a) tg hoặc cotg (câu b) sau đó sử dụng nhận xét khi số đo góc nhọn tăng thì sin và tg tăng dần còn cos và cotg giảm dần.
Gọi hai HS lên bảng làm bài
Gọi HS nhận xét bài làm của bạn
Nhận xét bài làm của HS.
Cho HS làm bài 25
Hướng dẫn câu a và b: sin và cos của góc nhọn nằm trong khoảng nào?
Gọi hai HS lên bảng làm câu a và b
Gọi HS nhận xét bài làm của bạn 
Nhận xét và sửa sai cho HS.
Hướng dẫn câu c và câu d: Sử dụng bảng hoặc máy tính tìm tg450, cos450, cotg600, sin300 rồi so sánh
Gọi HS lên bảng trình bày bài làm của mình.
Gọi HS nhận xét bài làm của bạn
Một HS đọc yêu cầu của bài.
HS cả lớp làm bài vào vở
Bốn HS lên bảng làm bài (có thể sử dụng bảng số hoặc máy tính)
Một HS đọc yêu cầu của bài tập. HS cả lớp làm bài vào vở.
Bốn HS lên bảng trình bày bài làm của mình.
HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng
HS cả lớp làm bài vào vở
Khi góc nhọn tăng thì sin và tg tăng còn cosin và cotg giảm.
Hai HS lên bảng làm bài
HS nhận xét bài làm của bạn
HS đọc yêu cầu cảu bài tập.
Hai góc 250 và 650 (580 và 320) là hai góc phụ nhau
Sin góc này bằng cos góc kia, tg của góc này bằng cotg của góc kia
Hai HS lên bảng làm bài. HS còn lại làm bài vào vở
HS nhận xét bài làm của bạn
HS làm bài 24/84
HS chú ý nghe GV hướng dẫn, sau đó dựa vào hướng dẫn của GV đưa có tỉ số lượng giác về cùng là sin hoặc cos, tg hoặc cotg
Hai HS lên bảng làm bài
HS nhận xét bài làm của bạn
HS đọc yêu cầu của bài tập
Sin và cos của góc nhọn bao giờ cũng nhỏ hơn hoặc bằng 1
Hai HS lên bảng làm câu a và b
HS nhận xét bài làm của bạn
HS nghe GV hướng dẫn sau đó sử dụng bảng hoặc máy tính tìm các tỉ số lượng giác trên và so sánh
HS lên bảng làm bài của mình.
HS nhận xét bài làm của bạn
Bài 20/84
a/ sin70013’0,9410
b/ cos25032’0,9023
c/ tg43010’0,0,9380
d/ cotg32015’1,5849
Bài 21/84
a/sinx=0,3495
x200
b/ cosx=0,5427
x570
c/ tgx=1,5142
x570
d/ cotgx=3,163
x180
Bài 22/84
a/ Ta có 200<700
 sin200<sin700 
(góc nhọn tăng thì sin tăng)
b/ Ta có 250<63015’
 cos250>cos63015’ 
(góc nhọn tăng thì cos giảm)
Bài 23/84
a/ Ta có:
b/ tg580–cotg320
=tg580-tg(900–320)
=tg580–tg580
=0
Bài 24/84
a/ sin780=cos120
sin470=cos430
và 120<140<430<870 nên
cos120 > cos140 > cos430 > cos870
sin780 > cos140 > sin470 >cos870
b/ cotg250=tg650
cotg380=tg520
và 730>650>620>520 nên 
tg730>tg650>tg620>tg520
tg730 > cotg250 > tg620 > cotg380
Bài 25/84
a/ Ta có: tg250
mà cos250<1
suy ra: tg250>sin250
b/ Ta có:cotg320
mà sin320<1 
suy ra cotg320>cos320
c/ Ta có: tg450=1
cos450= mà 1>
nên tg450>cos450
d/ Ta có: cotg600=
sin300= mà 
nên cotg600>sin300
Hoạt động 2: Hướng dẫn dặn dò (3’)
Bài tập về nhà: 22(c,d)/84 SGK.
 45,46,47,48/96 SBT
Thực hành để thành thạo cách tra bảng hoặc sử dụng máy tính để tìm số đo góc nhọn khi biết một tỉ số lượng giác của nó và ngược lại tìm tỉ số lượng giác khi biết số đo của góc nhọn.
Đọc trước bài “Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông”
Tuần: 6	Ngày soạn: 09/10/2005	Ngày giảng: 11/10/2005
Tiết 10: MỘT SỐ HỆ THỨC VỀ CẠNH VÀ GÓC 
TRONG TAM GIÁC VUÔNG
Mục tiêu
– HS thiết lập được và nắm vững các hệ thức giữa cạnh và góc của một tam giác vuông
– Rèn kỹ năng vận dụng các kiến thức về các tỉ số lượng giác để thiết lập các hệ thức.
– Giáo dục tính chính xác trong khi vẽ hình.
Phương tiện dạy học: 
– GV:Compa, eke, thước thẳng.
– HS: Ôn tập các tỉ số lượng giác của một góc nhọn, thước kẻ, com pa, ê ke.
Tiến trình dạy học:
Ổn định: 9/6	9/7
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Bài ghi
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Nêu yêu cầu kiểm tra.
Cho tam giác ABC vuông tại A có . Viết các tỉ số lượng giác của góc 
Nhận xét và ghi điểm 
Một HS lên bảng trả lời
sin; cos
tg; cotg
Hoạt động 2: Các hệ thức
Dựa vào phần bài cũ yêu cầu HS làm tiếp ?1
Sau đó yêu cầu hai học HS lần lượt lên bảng viết các tỉ số lượng giác của góc B và góc C
Từ các tỉ số của góc B và góc C, hướng dẫn HS tính mỗi cạnh góc vuông theo cạnh huyền và các tỉ số lượng giác đó
Tương tự như vậy tính cạnh góc vuông theo cạnh góc vuông còn lại và các tỉ số lượng giác của các góc trên.
Sau đó GV tổng kết để giới thiệu định lý.
Cho HS nhắc lại nội dung của định lý.
HS vẽ hình ? 1 vào vở
Hai HS lên bảng viết các tỉ số lượng giác của góc B và góc C.
HS làm bài vào vở theo hướng dẫn của GV.
Bốn HS lên bảng trình bày tiếp câu b
HS nhắc lại nội dung của định lý.
?1/85
a/ sinB b=asinB
cosBc=acosB
sinC c=asinC
cosCb=acosC
b/tgB b=ctgB
cotgBc=bcotgB
tgCc=btgC 
cotgC b=ccotgC
Định lý: Học SGK/86
Như vậy ta có: 
b=a.sinB=a.cosC
b=c.tgB=c.cotgC
c=a.sinC=a.cosB
c=b.tgC=b.cotgB
Hoạt động 3: Các ví dụ
Cho HS đọc ví dụ 1 và 2 trong SGK/86 trong thời gian là 7 phút với các yêu cầu sau: Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì? Trong ví dụ đã sử dụng kiến thức nào? Kiến thức đó được sử dụng như thế nào?
HS đọc ví dụ trong SGK theo yêu cầu trên sau đó trả lời các câu hỏi trên.
Ví dụ 1: Xem SGK/86
Ví dụ 2: Xem SGK/86
Hoạt động 4: Củng cố
Cho HS làm bài tập sau:
Muốn tính AC và BC ta làm như thế nào?
Gọi hai HS lên bảng làm bài
Gọi HS nhận xét bài làm 
HS vẽ hình của bài vào vở
Ta áp dụng các hệ thức liên hệ giã cạnh và góc trong tam giác vuông
Hai HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở của mình
HS nhận xét bài làm của bạn
Bài tập: Tam giác ABC vuông tại A có AB=16, =400. Hãy tính độ dài AC, BC
Giải:
Trong tam giác ABC (=900) ta có:
AC=AB.cotgC
=21.cotg40025,027
AB=BCsinC
BC=
32,670
Hoạt động 5: Hướng dẫn dặn dò
Bài tập về nhà: 26/88,28/89 SGK.
 52/96 SBT.
Đọc trước phần “Giải tam giác vuông” và xem trước bài tập 27/88
Tuần:6	Ngày soạn: 11/10/2005	Ngày giảng: 13/10/2005
Tiết 11: MỘT SỐ HỆ THỨC VỀ CẠNH VÀ GÓC 
TRONG TAM GIÁC VUÔNG
Mục tiêu
– HS nắm được thuật ngữ “giải tam giác vuông” là gì?, biết cành tìm các cạnh và góc còn lại của tam giác vuông khi biết hai cạnh hoặc một cạnh và một góc.
– Rèn kỹ năng vận dụng các hệ thức đã học trong việc giải tam giác vuông.
– Giáo dục tính chính xác, trình bày rõ ràng, khoa học.
Phương tiện dạy học: 
– GV:Compa, eke, thước thẳng.
– HS: Ôn tập các hệ thức về cạnh và góc, thước kẻ, com pa, ê ke.
Tiến trình dạy học:
 Ổn định: 9/6	9/7
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Bài ghi
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Nêu định lý liên hệ giữa cạnh và góc trong tam giác vuông. Vẽ tam giác ABC vuông tại A, viết các hệ thức để tính cạnh AB
GV nhận xét và ghi điểm.
Một HS lên bảng trả lời. HS cả lớp lấy giấy nháp vẽ hình và nhận xét bài làm của bạn
Hoạt động 2: Áp dụng 
Cho HS nghiên cứu ví dụ 3 SGK/87 với yêu cầu sau: bài toán cho ta biết điều gì? Yêu cầu chúng ta tính cái gì? Trong phần giải người ta đã làm như thế nào?
Gọi HS trả lời các câu hỏi trên
Cho HS làm ?2: Hãy tìm số đo của một trong hai góc nhọn
Gọi HS nhận xét bài làm của bạn
Cho một HS đọc to phần ví dụ 4.
Trong ví dụ trên, cho chúng ta biết điều gì? Yêu cầu chúng ta tính gì?
Cho HS gấp SGK sau đó hướng dẫn HS cách tính trên bảng phụ
Cho HS làm ?3/87
Gọi HS lên bảng trình bày
Gọi HS nhận xét và bổ sung. 
Cho một HS đọc to phần ví dụ 5.
Trong ví dụ trên, cho chúng ta biết điều gì? Yêu cầu chúng ta tính gì?
Cho HS gấp SGK sau đó hướng dẫn HS cách tính trên bảng phụ
Qua ba ví dụ trên ta thấy dựa vào các hệ thức đã học ta có tính được các cạnh các góc còn lại của tam giác vuông khi biết hai cạnh hoặc một cạnh và một góc của nó. Cho HS đọc nhận xét/88
HS đọc ví dụ 3 SGK/ 87 trong thời gian 5 phút theo các yêu cầu của GV
HS lần lượt trả lời, nhận xét, bổ sung.
HS cả lớp làm ?2 vào vở của mình, một HS đứng tại chỗ trả lời.
HS nhận xét bài làm của bạn
Một HS đọc to rõ ràng nội dung của ví dụ 4. HS cả lớp lắng nghe.
HS đứng tại chỗ trả lời, các HS còn lại nhận xét và bổ sung.
HS chú ý nghe GV hướng dẫn cách tính các cạnh và các góc còn lại của tam giác OPQ
HS làm ?3 vào vở của mình, sau đó một HS lên bảng trả lời
HS nhận xét bài làm của bạn 
Một HS đọc to rõ ràng nội dung của ví dụ 5. HS cả lớp lắng nghe.
HS đứng tại chỗ trả lời, các HS còn lại nhận xét và bổ sung.
HS chú ý nghe GV hướng dẫn cách tính các cạnh và các góc còn lại của tam giác LNM
HS đọc nhận xét trong SGK.
Ví dụ 3: Xem SGK/87
?2/87. Ta có: tgB= 580
BC
Ví dụ 4: Xem SGK/87
?3/87
OP=PQ.cosP
=7.cos3605,663
OQ=PQ.cosQ
=7.cos5404,114
Ví dụ 5: Xem SGK/87
Nhận xét: Xem SGK/88
Hoạt động 3: Củng cố
Cho HS làm bài 27/88
Hướng dẫn HS làm bài
Gọi bốn HS lên bảng làm bài
GV quan sát và giúp đỡ các HS làm bài ở dưới lớp
Gọi HS nhận xét bài làm của bạn
GV nhận xét và sửa sai.
Cho HS cả lớp làm bài vào vở theo cá nhân.
Bốn HS lần lượt lên bảng làm bài
HS nhận xét bài làm của bạn
Bài 27/88
a/ =900– =600;
c=btgC=10.tg300
5,774(cm)
a
b/ =900– =450;
b=c=10(cm)
a=1014,142(cm)
c/ =900–=550;
b=a.sinB=20.sin350
11,472(cm)
c= a.sinC=20.sin550
16,383(cm)
d/ tgB 410
=900–490
a
Hoạt động 4: Hướng dẫn dặn dò
Bài tập về nhà: 28,29,30/89 SGK.
 56,5738,59/97,98 SBT.
Học thuộc các hệ thức liên hệ giữa cạnh và góc, giữa các cạnh và các tỉ số lượng giác của góc nhọn trong tam giác vuông.
Xem tất cả các bài tập phần luyện tập
Tuần:7	Ngày soạn: 16/10/2005	Ngày giảng: 18/10/2005
Tiết 12: LUYỆN TẬP
Mục tiêu
– HS được củng cố các hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông.
– Rèn kỹ năng sử dụng các hệ thức đó vào giải các bài toán thực tế, sử dụng bảng số h ... Mỗi đường tròn có bao nhiêu trục đối xứng? Vì sao?
Qua đó cho HS phát biểu tính chất về trục đối xứng của đường tròn.
HS đọc yêu cầu của bài ?4 và vẽ hình vào vở
OA’=OA
Điểm A’ thuộc (O)
Đường tròn có tâm đối xứng. Tâm đối xứng của nó là tâm của đường tròn.
HS phát biểu về tâm đối xứng của đường tròn.
HS đọc yêu cầu của ?5 và vẽ hình vào vở
Điểm H có thể trùng với O hoặc điểm H không trùng với O
HS suy nghĩ trả lời.
H O thì C và C’ đối xứng qua O
Đường tròn có trục đối xứng trục đối xứng là đường khình của đường tròn.
Có vô số trục đối xứng vì có vô số đường kính. 
HS phát biểu tính chất về trục đối xứng của đường tròn.
3. Tâm đối xứng
?4/99(SGK) Do A và A’ đối xứng với nhau qua điểm O suy ra OA’=OA=R nên A’ thuộc (O)
Tính chất: Học SGK/99
4. Trục đối xứng
?5/99(SGK) 
Gọi H là giao điểm của CC’ và AB
Nếu H không trùng với O thì tam giác OCC’ có OH vừa là đường cao vừa là đường trung tuyến nên tam giác OCC’ cân tại O nên OC’=OC=R. Vậy C’(O)
Nếu H O thì OC’=OC=R nên C’(O)
Tính chất: Học SGK/99
Hoạt động 4: Hướng dẫn dặn dò
Bài tập về nhà: 1,2,3,4,5,6/99,100 SGK.
Hướng dẫn: Bài 1: Chứng minh A,B,C,D cùng nằm trên một đường tròn ta đi chứng minh OA=OB=OC=OD (hai đường chéo của hình chữ nhật)
Bài 3: a/ Ta đi chứng minh MA=MB=MC (đường trung tuyến ứng với cạnh huyền)
b/ Ta đi chứng minh tam giác ABC có đường trung tuyến AM bằng nửa cạnh BC từ đó suy ra tam giác ABC vuông tại A
Tuần:11	Ngày soạn: 15/11/2005	Ngày giảng: 17/11/2005
Tiết 21: LUYỆN TẬP
Mục tiêu
– HS được củng cố lại định nghĩa, tính chất của đường tròn.
– Rèn kỹ năng vận dụng các kiến thức đã học vào giải bài tập và giải quyết các tình huống đơn giẳnnh: nhận biết các biển giao thông
– Giáo dục tính cẩn thận, chính xác trong khi vẽ hình, trình bày rõ ràng khoa học.
Phương tiện dạy học: 
– GV:Compa, thước thẳng, dụng cụ tìm tâm của đường tròn ở mục có thể em chưa biết.
– HS: Ôn tập cáckhái niệm và tính chất về đường tròn, thước kẻ, com pa.
Tiến trình dạy học:
Ổn định: 9/6	9/7
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Bài ghi
Hoạt động 1: Chữa bài tập
Cho HS chữa bài tập 3/100
GV kiểm tra việc làm bài của HS dưới lớp
Gọi HS nhận xét bài làm của bạn
GV nhận xét, sửa sai và ghi điểm 
Hai HS lên bảng chữa bài tập 3/100
HS nhận xét bài làm của bạn
Bài 3/100
a/ Xét ABC vuông tại A. Gọi M là trung điểm của BC. Ta có AM là trung tuyễn ứng với cạnh huyền nên MA=MB=MC suy ra M là tâm của đường tròn đi qua A, B, C.
b/ Xét ABC nội tiếp đường tròn tâm O đường kính BC ta có OA=OB=OC. Tam giác ABC có đường trung tuyến OA bằng nửa cạnh BC nên =900. Vậy ABC vuông tại A
Hoạt động 2: Luyện tập
Cho HS quan sát hình vẽ các biển báo trong SGK
Gọi HS đứng tại chỗ trả lời.
Giới thiệu đó là các biển báo 102, 103a trong Luật giao thông đường bộ
Cho HS làm bài 7/101
Gọi HS đứng tại chỗ trả lời.
Sau đó cho HS đứng tại chỗ đọc lại các câu đã ghép đúng
Chú ý cho HS khi ghép câu (3) và (5) thì giải thích thêm về hình tròn là tập hợp gồm các điểm nằm trên và nằm trong đường tròn
Cho HS làm bài 8/101
Đường tròn tâm O đi qua hai điểm thì O nằm trên đường nào?
Điểm O thuộc vào Ay, đi qua hai điểm B và C thì điểm O nằm ở vị trí nào?
Gọi HS đứng tại chỗ trình bày
HS quan sát các hình vẽ trong SGK và tìm xem biển nào có tâm đối xứng, có trục đối xứng.
HS đứng tại chỗ trả lời.
HS đọc yêu cầu của bài 7/101
HS đứng tại chỗ trả lời.
HS đứng tại chỗ đọc lại các câu đã ghép ở trên
HS đọc yêu cầu của bài 8/101
Điểm O nằm trên đường trung trực của BC
O là giao điểm của Ay và đường trung trực của BC
HS cả lớp làm bài vào vở, một HS đứng tại chỗ trình bày.
Bài 6/100(SGK)
Hình 58 SGK có tâm đối xứng và có trục đối xứng. Hình 59 SGK có trục đối xứng.
Bài 7/101
Nối (1) với (4), nối (2) với (6), nối (3) với (5)
Bài 8/101(SGK).
* Cách dựng:
– Dựng góc xAy. Lấy B, C thuộc Ax
– Dựng đường trung trực của BC, cắt Ay tại O.
– Dựng đường tròn tâm O bán kính OB. Đó là đường tròn cần dựng
Hoạt động 3: Có thể em chưa biết
Cho HS đọc phần có thể em chưa biết trong SGK/102
GV hướng dẫn HS sử dụng dụng cụ xác định tâm đường tròn
HS đọc phần có thể em chưa biết SGK/102
HS nghe GV hướng dẫn sử dụng dụng cụ để tìm tâm của đường tròn.
Hoạt động 5: Hướng dẫn dặn dò
Bài tập về nhà: 9/101 SGK.
 1,2,3,4,5/128 SBT.
Đọc trước bài “Đường kính và dây của đường tròn”
Tuần:12	Ngày soạn: 20/11/2005	Ngày giảng: 22/11/2005
Tiết 22: ĐƯỜNG KÍNH VÀ DÂY CỦA ĐƯỜNG TRÒN
Mục tiêu
– HS nắm được quan hệ giữa đường kính và dây, trong đường tròn
– Rèn kỹ năng vận dụng các định lý để chứng minh đường kính đi qua trung điểm của một dây và đường kính vuông góc với dây
– Giáo dục tính cẩn thận, chính xác trong việc lập mệnh đề đảo, suy luận và chứng minh.
Phương tiện dạy học: 
– GV:Compa, thước thẳng, SGK, SBT, giáo án
– HS: Thước kẻ, com pa
Tiến trình dạy học:
Ổn định: 9/6	9/7
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Bài ghi
Hoạt động 1: So sánh độ dài của đường kính và dây
Cho HS làm bài toán trong SGK/102
Trong trường hợp dây AB là đường kính thì ta có điều gì? 
Trong trường hợp dây AB không là đường kính thì ta có điều gì?
Qua đó cho HS phát biểu thành định lý.
HS vẽ hình trong từng trường hợp rồi chứng minh 
Trong trường hợp AB là đường kính thì ta có AB=2R 
Trong trường hợp dây AB không là đường kính thì ta có AB<2R
HS phát biểu thành định lý.
1. So sánh độ dài của đường kính và dây
Bài toán(SGK/102)
Giải: 
Trong trường hợp AB là đường kính thì ta có AB=2R
Trường hợp AB không là đường kính. Xét OAB ta có AB<AO+OB=2R
Vậy ta luôn có AB2R
Định lý 1: Học SGK/103
Hoạt động 2: Quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây
Vẽ đường tròn (O), dây CD, đường kính AB vuông góc với CD
Phát biểu tính chất có trong hình vẽ trên
GV giới thiệu định lý 2 về quan hệ vuông góc của đường kính và dây
Cho HS đọc chứng minh ở SGK trong thời gian 5’, rồi đứng tại chỗ trình bày lại.
Cho HS làm bài ?1
Cần phải có điều kiện gì thì đường kính AB đi qua trung điểm của CD sẽ vuông góc với CD?
Cho HS đọc nội dung của định lý 3/103
HS vẽ vào vở theo GV.
HS quan sát hình vẽ và phát biểu tính chất có trong hình vẽ
Một vài HS nhắc lại nội dung của định lý về quan hệ vuông góc của đường kính và dây 
HS tự đọc chứng minh ở SGK trong thời gian 5’, rồi đứng tại chỗ trình bày lại
HS cả lớp làm bài vào vở của mình, một HS đứng tại chỗ trả lời.
Bổ sung thêm điều kiện CD không đi qua tâm (CD không là đường kính)
HS đọc nội dung của định lý 3/103
2. Quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây
Định lý 2: Học SGK/103
Chứng minh: Xem SGK/103
?1/103
Trong hình bên đường kính AB đi qua trung điểm của CD (CD là đường kính) nhưng AB không vuông góc với CD
Định lý 3: Học SGK/103
Hoạt động 3: Củng cố
Cho HS làm bài ?2/104
Quan sát và nêu nhận xét về quan hệ của OM và AB, giải thích
Hãy tính AM để từ đó suy ra AB
Gọi HS nhận xét 
GV nhận xét và sửa sai.
HS đọc yêu cầu bài ?2/104
HS quan sát hình vẽ sau đó đứng tại chỗ trả lời.
HS cả lớp làm abì vào vở của mình, một HS lên bảng trình bày.
HS nhận xét bài làm của bạn
?2/104(SGK)
OM đi qua trung điểm M của dây AB (AB không đi qua tâm) nên OMAB
Áp dụng định lý Pitago vào OAM ta có:
AM2=OA2–OM2
=132–52=144
Suy ra AM=12, AB=24
Hoạt động 4: Hướng dẫn dặn dò
Bài tập về nhà: 10,11/104 SGK.
 15,16,17,18,19/130 SBT.
Tiết sau luyện tập về đường kính và dây của đường tròn.
Tuần:12	Ngày soạn: 22/11/2005	Ngày giảng: 24/11/2005
Tiết 23: LUYỆN TẬP
Mục tiêu
– HS được củng cố về quan hệ giữa đường kính và dây của đường tròn. .
– Rèn kỹ năng vận dụng các định lý về quan hệ đường kính và dây để so sánh độ dài, chứng minh ba hoặc bốn điểm cùng nằm trên một đường tròn.
– Giáo dục tính chính xác, khoa học trong vẽ hình, lập luận và chứng minh.
Phương tiện dạy học: 
– GV:Compa, thước thẳng, SGK, SBT, giáo án
– HS: Ôn tập các định lý nói về quan hệ giữa đường kính và dây, thước kẻ, com pa.
Tiến trình dạy học:
Ổn định: 9/6	9/7
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Bài ghi
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Nêu yêu cầu kiểm tra 
Nêu ba định lý nói về quan hệ của đường kính và dây trong đường tròn. Trong đường tròn dây cung nào lớn nhất.
Gọi HS nhận xét 
Nhận xét và ghi điểm.
Một HS lên bảng trả lời. HS cả lớp chú ý để nhận xét.
HS nhận xét câu trả lời của bạn
Hoạt động 2: Luyện tập
Chữa bài tập 11/104
Hướng dẫn kẻ OMCD
Hãy so sánh MK và MH? (Dựa vào đường trung bình của hình thang)
So sánh MD và MC
Vậy có thể kết luận được điều gì?
Cho HS làm bài tập 15/130 SBT.
Hướng dẫn gọi M là trung điểm của BC
Tam giác KBC là tam giác gì? KM là đường gì?
Hãy so sánh KM và BC
Tương tự như vậy đối với tam giác HBC
Gọi một HS lên bảng trình bày tiếp
Gọi HS nhận xét 
GV nhận xét và sửa sai.
Hãy so sánh HK và BC
Cho HS làm bài tập 16/130 
Gọi O là trung điểm của AC
Tam giác ABC là tam giác gì? OB là đường gì?
Hãy so sánh OB và AC
Tương tự như vậy đối với tam giác ADC
Gọi một HS lên bảng trình bày
Hãy so sánh AC và BD
Khi AC=BD thì tứ giác ABCD là hình gì? Vì sao?
HS đọc yêu cầu bài 11/104. HS vẽ hình vào vở của mình
HS suy nghĩ và trả lời.
Ta có MC=MD
Từ đó ta có CH=DK
HS đọc yêu cầu của bài. HS vẽ hình vào vở của mình, một HS lên bảng vẽ hình
Trong tam giác vuông KBC KM là đường trung tuyến. ứng với cạnh huyền
HS suy nghĩ và trả lời.
HS suy nghĩ và trả lời.
Một HS lên bảng trình bày, HS cả lớp làm bài vào vở của mình
HS nhận xét bài làm của bạn
BC là đường kính còn HK là một dây không đi qua tâm nên HK<BC
HS đọc yêu cầu của đề bài sau đó vẽ hình vào vở của mình. 
Trong tam giác vuông ABC OB là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền
HS suy nghĩ và trả lời.
Trong tam giác vuông ADC OD là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền
HS lên bảng trình bày
BD là dây còn AC là đường kính nên ACBD
Tứ giác ABCD là hình chữ nhật vì có hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường
Bài 11/104
Kẻ OMCD. Hình thang AHKB có OA=OB và OM//AH//BK nên MH=MK(1)
Mà OMCD nên MC=MD (2)
Từ (1) và (2) suy ra CH=DK
Bài 15/130 SBT.
a/ Gọi M là trung điểm của BC.
Áp dụng tính chất đường trung tuyến ứng với cạnh huyền đối với tam giác vuông BKC, BHC ta có:
KM=BC; HM=BC
Suy ra MB=MC=KM=HM. Vậy bốn điểm B, K, H, C cùng thuộc (M; MB)
b/ Trong (I) nói trên, HK là dây cung không đi qua tâm, BC là đường kính nên HK<BC
Bài 16/130 SBT
a/ Gọi O là trung điểm của AC.
Áp dụng tính chất đường trung tuyến ứng với cạnh huyền đối với tam giác vuông ABC, ADC ta có:
OB=AC; OD=AC
Suy ra OA=OB=OC=OD Vậy bốn điểm A, B, C, D cùng thuộc (O; OA)
b/ BD là dây của (O), còn AC là đường kính nên ACBD
AC=BD khi và chỉ khi BD cũng là đường kính khi đó ABCD là hình chữ nhật.
Hoạt động 3: Hướng dẫn dặn dò
Bài tập về nhà: 20,22/131 SBT.
Đọc trước bài “Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây”

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hinh_hoc_lop_9_tiet_9_luyen_tap.doc