Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tuần 32 (Bản đẹp)

Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tuần 32 (Bản đẹp)

I.Mục tiêu :

1/Kiến thức :Giúp học sinh nắm vững các yếu tố của hình hộp chữ nhật ,biết xác định số cạnh ,số đỉnh ,số mặt của hình hộp chhữ nhật làm quen với các khái niệm :điểm ,đường thẳng ,đoạn thẳng trong không gian .

2/Kĩ năng :Xác định số mặt ,số đỉnh ,số cạnh của hình hộp chữ nhật.

3/Thái độ: Nghiêm túc và có tinh thần xây dựng bài .

II.Chuẩn bị:

GV:các dụng cụ dạy học :sgk,sgv,mô hình hình hộp chữ nhật

HS:Xem trước bài và có đầy đủ các dụng cụ học tập .

III.Phương pháp giảng dạy

Phương pháp vấn đáp ,phương pháp thảo luận nhóm .

IV.Giảng bài mới :

1/Kiểm tra bài cũ :

2/Giảng bài mới :

 

doc 4 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 285Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tuần 32 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32 Học kì II
Tiết :55
Chương IV:HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG – HÌNH CHÓP ĐỀU
§:1 HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
I.Mục tiêu :
1/Kiến thức :Giúp học sinh nắm vững các yếu tố của hình hộp chữ nhật ,biết xác định số cạnh ,số đỉnh ,số mặt của hình hộp chhữ nhật làm quen với các khái niệm :điểm ,đường thẳng ,đoạn thẳng trong không gian .
2/Kĩ năng :Xác định số mặt ,số đỉnh ,số cạnh của hình hộp chữ nhật.
3/Thái độ: Nghiêm túc và có tinh thần xây dựng bài .
II.Chuẩn bị:
GV:các dụng cụ dạy học :sgk,sgv,mô hình hình hộp chữ nhật 
HS:Xem trước bài và có đầy đủ các dụng cụ học tập .
III.Phương pháp giảng dạy
Phương pháp vấn đáp ,phương pháp thảo luận nhóm ...
IV.Giảng bài mới :
1/Kiểm tra bài cũ :
2/Giảng bài mới :
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
B
C
A
D
B’
C’
A’
D’
HĐ1: Hình hộp chữ nhật(10 phút)
Cho hs quan sát trên mô hình cụ thể, kết hợp với hình vẽ hướng dẫn học sinh được đâu là đỉnh, mặt, cạnh.
Giới thiệu hai mặt đối diện ,hai mặt bên
Giới thiệu hình lập phương là hình có 6 mặt đều là hình vuông
Giới thiệu ví dụ sgk 
Hình hộp chữ nhật gồm:
8 đỉnh:A; B; C; D;
 A’; B’; C’; D’
 12 cạnh:AB;BC;CD;AD
;A’B’;B’C’;C’D’
;D’A’; AA’; BB’; DD’; CC.
Hai mặt đối diện là :ABCD và A’B’C’D’,
AA’B’B và DD’C’C; AA’D’D và BB’C’C
 6 mặt đó là :
 ABCD; A’B’C’D’; 
ABB’A’; CDD’C’; 
BB’C’C; ADD’A’
Nghe giới thiệu
Nghe giới thiệu hình hộp lập phương 
Nghe giới thiệu ví dụ sgk 
B
C
A
D
B’
C’
A’
D’
HĐ2:Mặt phẳng và đường thẳng (15 phút)
Cho hs thảo luận làm ?
Ta có thể xem :
Các đỉnh A, B, C  như là các điểm
Các cạnh AD, DC, CC’  như là các đoạn thẳng.
Mỗi mặt như ABCD là một phần của mặt phẳng
Đường thẳng qua 2 điểm A, B của mặt phẳng (ABCD) thì nằm trọn trong mặt phẳng đó (tức là mọi điểm của nó đều thuộc mặt phẳng)
Thảo luận làm ?
Các đỉnh A, B, C, D
 được coi là điểm.
- Các cạnh AD, DC, CC’
  được coi là đoạn thẳng
nghe giới thiệu 
HĐ3:Củng cố (18 phút)
Cho hs làm bài 1/96
Hướng dẫn hs cách làm bài 
Cho hs nhận xét 
Cho hs thảo luận làm bài 2/96
Hướng dẫn hs làm bài 
Cho hs nhận xét 
Nhận xét và sửa sai 
Thảo luận làm bài 1/96
Những cạnh bằng nhau là:
*AD = BC = NP = MQ
*AB = DC = MN = PQ
*AM = BN = CP = DQ
Nhận xét
Thảo luận làm bài 2/96
Vì CD và BB1 không cắt nhau 
Nhận xét 
HĐ4:Hướng dẫn( 2 phút)
-Xem lại bài và học bài
-Làm các bài tập còn lại
-Xem trước bài Hình hộp chữ nhật tiếp theo
§ 2:HÌNH HỘP CHỮ NHẬT (TT)
Tuần :32 học kì II
Tiết :56
I.Mục tiêu:
1/Kiến thức :Giúp học sinh nắm được dấu hiệu hai đường thẳng song song với m,ặt phẳng ,hai mặt phẳng song song .
2/Kĩ năng :Vận dụng các công thức tính diện tích xung quanh để làm bài tập .
3/Thái độ:Nghiêm túc và có tinh thần xây dựng bài .
II.Chuẩn bị:
GV:Các dụng cụ dạy học :mô hình ,sgk,sgv,các dụng cụ khác .
HS:Xem trước bài và có đầy đủ các dụng cụ học tập .
III. Phương pháp giảng dạy
Phương pháp vấn đáp ,phương pháp thảo luận nhóm
IV. Giảng bài mới :
1/Kiểm tra bài cũ :
2/Giảng bài mới :
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
HĐ1:Hai đường thẳng song song trong không gian(10 phút)
Cho hs thảo luận làm bài ?1
Hướng dẫn hs vẽ hình 
Cho hs liệt kê các mặt của hình hộp 
Giới thiệu A A’ và BB’ cùng nằm trên mặt phẳng và không có điểm chung thì ta nói A A’//BB”
Cho hs nhận xét 
Nhận xét và sửa sai 
Cho hs quan sát hònh vẽ 76
Giới thiệu mối quan hệ của hai đường thẳng trong không gian là :song song ;cắt nhau ;chéo nhau 
Cho hs thảo luận làm bài 6/100
Hướng dẫn hs cách làm bài 
Cho hs nhận xét 
Nhận xét và sửa sai 
Thảo luận làm bài ?1
Các mặt của hình 
Hộp chữ nhật BB’CC’
;CC’DD’
;AA’DD’
;BB’CC’
;CC’DD’;AA’DD’
BB’ và AA’ cùng nằm trên mặt phẳng ABA’B’
BB’và A A’ không có điểm chung 
Nghe giới thiệu 
Nhận xét 
Quan sát hình 76 
Nghe giới thiệu hai đường thẳng trong không gian có thể song song ;cắt nhau ;chéo nhau 
Thảo luận làm bài 6/100
a)những cạnh song song với cạnh CC1 là:DD1;BB1;AA1.
b)Những cạnh song song với cạnh A1D1 là: AD ; CB ; C1B1.
Nhận xét 
HĐ2:Hai đường thẳng song song với mặt phẳng .Hai mặt phẳng song (20 phút)
Cho hs thảo luận làm ?2
Hướng dẫn hs làm ?2
Cho hs lên bảng vẽ hình 
Cho biết AB có quan hệ như thế nào so với A’B’?
A’B’ có AB có điểm chung hay không ?
A’B’ và AB có nằm trên một mặt phẳng không?
Cho hs nhận xét 
Nhận xét và sửa sai 
Hướng dẫn hs làm bài và cách ghi đoạn thẳng song song với mặt phẳng và cách kí hiệu 
Cho hs thảo luận làm ?3
Hướng dẫn hs làm bài 
Cho hs nhận xét 
Nhận xét và sửa sai 
Có nhận xét gì về bốn cạnh AB,BC.CD,DA đối với mặt phẳng ABCD ?
Hai cạnh :AB và A’B” có quan hệ như thế nào?
 AD và A’D’ có quan hệ như thế nào ?
Giới thiệu AB và AD thuộc mặt phẳng ABCD và A’B’ và C’D’ thuộc mặt phẳng A’B’C’D’ 
Nên ta nói mf(ABCD)//mf(A’B’C’D’)
Giới thiệu kí hiệu hai mặt phẳng song song Giới thiệu nhận xét trong sgk 
Cho hs đọc ví dụ trong sgk 
Giới thiệu ví dụ trong sgk 
Thảo luận làm ?2
Lên bảng vẽ hình 
AB//A’B’ AB và A’B’ không có điểm chung và không nằm trên cùng mặt phẳng nên AB không nằm trên mặt phẳng A’B’C’D’
AB //mf(A’B’C’D’)
Nghe giới thiệu
AB//A’B’ AB và A’B’ không có điểm chung và không nằm trên cùng mặt phẳng nên AB không nằm trên mặt phẳng A’B’C’D’
AB //mf(A’B’C’D’)
Nghe giới thiệu
Cho hs thảo luận làm bài ?3
AB//mf(A’B’C’D’)
BC//mf(A’B’C’D’)
CD//mf(A’B’C’D’)
DA//mf(A’B’C’D’)
Nhận xét 
Bốn cạnh AB,BC.CD,DA đều thuộc mặt phẳng ABCD 
AB//A’B’ và AD//A’D’
Nghe giới thiệu 
Kí hiệu :mf(ABCD)//mf(A’B’C’D’)
Nghe giới thiệu nhận xét 
Đọc ví dụ trong sgk 
Nghe giới thiệu 
Cho hs lên bảng vẽ hình 
Cho hs thảo luận làm ?4
Hướng dẫn hs làm ?4
Cho hs nhận xét 
Nhận xét và sửa sai 
Nếu một đường thẳng song song với mặt phẳng thì phải có yếu tố gì?
Hai mặt phẳng gọi là song song với nhau khi nào ?
Hai mặt phẳng có một điểm chung thì hai mặt phẳng đó sẽ như thế nào ?
Vẽ hình 78
Thảo luận làm ?4
mf ( IHKL) // mf (BCC’B’);
mf(AILA’) // mf(DHKD’);
mf(ADHI) // mf(A’D’KL);
mf(IHCD) // mf(KLC’B’);
mf(HLCC’) // mf(IKBB’)
nhận xét 
Thảo luận trả lời 
Đường thẳng và mặt phẳng không có điểm chung 
Hai mặt phẳng không có điểm chgung 
Thì chúng có chung một đường thẳng 
HĐ 6:Củng cố (13 phút)
Cho hs thảo luận làm bài 5/100
Hướng dẫn hs vẽ hình tô đậm những đường thẳng song song 
Cho hs thảo luận làm bài 7/100
Hướng dẫn hs cách tính diện tích 
Tính diện tích trần nhà ?
Tính diện tích xung quanh ?
Diện tích cần quét vôi là:diện tích trần nhà +diện tích xung quanh –diện tích các cửa 
Cho hs nhận xét 
Nhận xét và cho hs ghi bài 
Thảo luận làm bài 
Tô đậm hình chỉ ra các đường thẳng song song 
Thảo luận làm bài 7/100
Diện tích trần nhà là:4,5.3,7 = 16,65 (m2)
Diện tích xung quanh là:16,4.3 = 49,2 (m2)
Diện tích cần quét vôi là:
16,65+49,2-5,8 = 60,05(m2)
nhận xét 
ghi bài 
HĐ7 Hướng dẫn( 2 phút)
_Xem lại bài học 
-Làm các bài tập còn lại trong sgk
-Xem trước bài thể tích của hình hộp chữ nhật 
Kí duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hinh_hoc_lop_8_tuan_33_ban_dep.doc