Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tuần 3 - Trịnh Văn Thương

Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tuần 3 - Trịnh Văn Thương

A/- MỤC TIÊU

- Học sinh nắm vững định nghĩa và các định lí về đường trung bình của tam giác.

- HS biết vẽ đường trung bình của tam giác, vận dụng các định lí để tính độ dài các đoạn thẳng; chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau, hai đoạn thẳng song song.

- HS thấy được ứng dụng thực tế của đường trung bình trong tam giác.

B/- CHUẨN BỊ

GV: Các bảng phụ (ghi đề kiểm tra, vẽ sẳn hình 33 ), thước thẳng, êke, thước đo góc.

HS: Ôn kiến thức về hình thang, hình thang cân, giấy làm bài kiểm tra; thước đo góc.

C/- PHƯƠNG PHÁP

Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, đàm thoại gợi mở.

D/- TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

 

doc 5 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 238Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tuần 3 - Trịnh Văn Thương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
Tiết 05
 ĐƯỜNG TRUNG BÌNH CỦA TAM GIÁC
A/- MỤC TIÊU 
- Học sinh nắm vững định nghĩa và các định lí về đường trung bình của tam giác. 
- HS biết vẽ đường trung bình của tam giác, vận dụng các định lí để tính độ dài các đoạn thẳng; chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau, hai đoạn thẳng song song. 
- HS thấy được ứng dụng thực tế của đường trung bình trong tam giác.
B/- CHUẨN BỊ
GV: Các bảng phụ (ghi đề kiểm tra, vẽ sẳn hình 33), thước thẳng, êke, thước đo góc.
HS: Ôn kiến thức về hình thang, hình thang cân, giấy làm bài kiểm tra; thước đo góc. 
C/- PHƯƠNG PHÁP
Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, đàm thoại gợi mở. 
D/- TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trị
Ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới (2’)
- GV giới thiệu bài trực tiếp ghi bảng 
- HS ghi bài 
§4. ĐƯỜNG TRUNG BÌNH CỦA TAM GIÁC
Hoạt động 2: Tìm hiểu định nghĩa đường trung bình của tam giác (17’)
-GV cho HS thực hiện ?1
-GV yêu cầu HS quan sát và nêu dự đoán ?
- Nói và ghi bảng định lí. 
-GV hướng dẫn HS chứng minh.
- Vẽ EF//AB. 
- Hình thang BDEF có BD//EF =>?
- Mà AD=BD nên ?
- Xét rADE và rAFC ta có điều gì?
-rADE và rAFC như thế nào?
- Từ đó suy ra điều gì ?
-Vị trí điểm D và E trên hình vẽ? 
- Ta nói rằng đoạn thẳng DE là đường trung bình của tam giác ABC. Vậy em nào có thể định nghĩa đường trung bình của tam giác ? 
- Trong một D có mấy đ tr bình?
-HS thực hiện ?1 (cá thể)
-Nêu nhận xét về vị trí điểm E 
-HS ghi bài và lặp lại.
-HS suy nghĩ.
- EF=BD
- EF=AD
-; AD=EF
- rADE = rAFC (g-c-g)
- AE = EC
- HS nêu nhận xét: D và E là trung điểm của AB và AC 
- HS phát biểu định nghĩa đường trung bình của tam giác 
- HS khác nhắc lại. Ghi bài vào vở
1. Đường trung bình của tam giác.
a. Định lí 1: (sgk) 
GT
, ,
DE//BC
KL
Chứng minh (xem sgk) 
* Định nghĩa: Đường thung bình của tam giác là đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh của tam giác.
Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất (12’)
- Yêu cầu HS thực hiện ?2 
- Gọi vài HS cho biết kết quả
- Từ kết quả trên ta có thể kết luận gì về đường trung bình của tam giác? 
-GV yêu cầu HS vẽ hình và ghi GT – KL.
-GV muốn chứng minh DE//BC ta phải làm gì?
-GV hãy thử vẽ thêm đường kẻ phụ để chứng minh định lí.
- GV chốt lại bằng việc đưa ra bảng phụ bài chứng minh cho HS quan sát.
-HS thực hiện ?2.
-HS nêu kết quả kiểm tra: 
-HS phát biểu: đường trung bình của tam giác thì song song với cạnh thứ ba và bằng nửa cạnh ấy.
-Vẽ hình, ghi GT-KL 
-HS suy nghĩ trả lời.
-HS kẻ thêm đường phụ như gợi ý thảo luận theo nhóm nhỏ (2 người) cùng bàn rồi trả lời.
b. Định lí 2:
Đường trung bình của tam giác thì song song với cạnh thứ ba và bằng nửa cạnh ấy.
GT
, ,
KL
DE//BC, DE = ½ BC
Chứng minh : (xem sgk)
Hoạt động 5: Củng cớ (10’)
-GV Cho HS tính độ dài BC trên hình 33 với yêu cầu:
-Để tính được khoảng cách giữa hai điểm B và C người ta phải làm như thế nào?
-GV chốt lại cách làm (như cột nội dung) cho HS nắm 
- Yêu cầu HS chia nhóm hoạt động (Thời gian làm bài 3’)
-GV quan sát hướng dẫn HS làm bài.
- GV nhận xét hoàn chỉnh bài
- HS thực hiện ?3 theo yêu cầu của GV.
- Quan sát hình vẽ, áp dụng kiến thức vừa học, phát biểu cách thực hiện 
- DE là đường trung bình của rABC
=> BC = 2DE
- HS chia làm 4 nhóm làm bài
- Sau đó đại diện nhóm trình bày
- Ta có: 
=>IK//BC
mà KA=KC (gt)
=>IK là đường trung bình 
nên IA=IB=10cm
?3 
DE= 50 cm
Từ DE = ½ BC (định lý 2) 
=> BC = 2DE=2.50=100 
Bài 20 trang 79 Sgk
Hoạt động 6: Dặn dị (4’)
- Thuộc định nghĩa, định lí 1, 2. Xem lại cách cm định lí 1,2 Sgk
- Bài tập 21 trang 79 Sgk
- Tương tự bài 20
- Bài tập 28 trang 80 Sgk
Tiết 06
 ĐƯỜNG TRUNG BÌNH CỦA HÌNH THANG
A/- MỤC TIÊU 
- Kiến thức : HS nắm vững định nghĩa về đường trung bình củahình thang; nắm vững nội dung định lí 3, định lí 4 về đường trung bình hình thang.
- Kỹ năng : Biết vận dụng định lí tính độ dài các đoạn thẳng, chứng minh các hệ thức về đoạn thẳng. 
- Thấy được sự tương tự giữa định nghĩa và định lí về đường trung bình trong tam giác và trong hình thang; sử dụng tính chất đường trung bình của tam giác để chứng minh các tính chất của đường trung bình trong hình thang. 
B/- CHUẨN BỊ
GV: Bảng phụ , thước thẳng, thước đo góc.
HS: Ôn bài đường trung bình của tam giác, làm các bài tập về nhà.
C/- PHƯƠNG PHÁP
 Nêu vấn đế, đàm thoại, Hoạt động nhóm
D/- TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trị
Ghi bảng
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (8’)
-Treo bảng phụ đưa ra đề kiểm tra. Cho HS đọc đề.
- Gọi một HS.
- Kiểm tra vở bài làm vài HS
- Theo dõi HS làm bài 
-Cho HS nhận xét, đánh giá câu trả lời và bài làm của bạn 
- Cho HS nhắc lại đnghĩa, đlí 1, 2 về đtb của tam giác  
- GV đánh giá cho điểm.
- HS đọc đề kiểm tra , thang điểm trên bảng phụ.
- HS được gọi lên bảng trả lời câu hỏi và giải bài toán. 
- HS còn lại nghe và làm bài tại chỗ 
- Nhận xét trả lời của bạn, bài làm ở bảng 
- HS nhắc lại 
- Tự sửa sai (nếu có) 
1/ Định nghĩa đường trung bình của tam giác.(3đ)
2/ Phát biểu định lí 1, đlí 2 về đường trbình của D. (4đ)
3/ Cho DABC có E, F là trung điểm của AB, AC. Tính EF biết BC = 15cm. (3đ) 
Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới (2’)
- GV giới thiệu trực tiếp và ghi bảng: chúng ta đã học về đtb của tam giác và t/c của nó. Trong tiết học này, ta tiếp tục nghiên cứu về đtb của hthang. 
- HS nghe giới thiệu, ghi tựa bài vào vở 
§4. ĐƯỜNG TRUNG BÌNH CỦA HÌNH THANG
Hoạt động 3: Tìm hiểu đường trung bình của hình thang (11’)
-GV yêu cầu HS thực hiện ?4
-Hãy nêu nhận xét theo yêu cầu ?4.
- GV chốt lại và nêu định lí 3
- HS nhắc lại và tóm tắt GT-KL 
- Gợi ý chứng minh: I có là trung điểm của AC không? Vì sao? Tương tự với điểm F? 
-HS thực hiện ?4 theo yêu cầu của GV 
-Nêu nhận xét: I là trung điểm của AC; F là trung điểm của BC 
-Đọc lại định lí, vẽ hình và ghi GT-KL
- Chứng minh BF = FC bằng cách vẽ AC cắt EF tại I rồi áp dụng định lí 1 về đtb của D trong DADC và DABC 
2. Đường trung bình của hình thang:
a/ Định lí 3: (sgk trg 78) 
GT
Hình thang ABCD (AB//CD), 
EF//AB//CD
KL
Hoạt động 4: Hình thành định nghĩa (7’)
- Cho HS xem tranh vẽ hình 38 (sgk) và nêu nhận xét vị trí của 2 điểm E và F 
- EF là đường trung bình của hình thang ABCD. Vậy hãy phát biểu định nghĩa đường trung bình của hình thang?
- Xem hình 38 và nhận xét: E và F là trung điểm của AD và BC 
-HS phát biểu định nghĩa 
-HS khác nhận xét, phát biểu lại (vài lần) 
Định nghiã: (Sgk trang 78)
EF là đtb của hthang ABCD 
Hoạt động 5: Tìm hiểutính chất đường trung bình của hình thang (15’)
- Yêu cầu HS nhắc lại định lí 2 về đường trung bình của tam giác 
- Dự đoán tính chất đường trung bình của hình thang? Hãy thử bằng đo đạc? 
-Có thể kết luận được gì? 
-Cho vài HS phát biểu nhắc lại.
-Cho HS vẽ hình và ghi GT-KL Gợi ý cm: để cm EF//CD, ta tạo ra 1 tam giác có EF là trung điểm của 2 cạnh và DC nằm trên cạnh kia đó là DADK 
-GV chốt lại và trình bày chứng minh như sgk
-Cho HS tìm x trong hình 44 sgk
- HS phát biểu đlí 
- Nêu dự đoán – tiến hành vẽ, đo đạc thử nghiệm 
- Rút ra kết luận, phát biểu thành định lí 
- HS vẽ hình và ghi GT-KL
- HS trao đổi theo nhóm nhỏ sau đó đứng tại chỗ trình bày phương án của mình .
- HS nghe hiểu và ghi cách chứng minh vào vở 
- HS tìm x trong hình và trả lời kết quả.(x=40m)
b/Định lí 4 : (Sgk)
GT
Hình thang ABCD (AB//CD), 
KL
EF //AB ; EF // CD 
EF = 
Chứng minh (sgk)
Hoạt động 6: Dặn dị (2’)
Về nhà làm các bài tập.
- Bài 23 trang 80 Sgk
- Sử dụng định nghiã
- Bài 24 trang 80 Sgk
- Sử dụng định lí 4
- Bài 25 trang 80 Sgk
- Chứng minh EK là đường trung bình của tam giác ADC
- Chứng minh KF là đường trung bình của tam giác BCD
Ký Duyệt
Tổ duyệt
Ban giám hiệu duyệt
Ngày 04 tháng 09 năm 2010
Lê Đức Mậu
Ngày . tháng . năm 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hinh_hoc_lop_8_tuan_3_trinh_van_thuong.doc