Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 9: Luyện tập - Năm học 2012-2013

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 9: Luyện tập - Năm học 2012-2013

Giáo viên nhận xét lý thuyết và cho học sinh làm bài tập

- Học sinh nhận xét bài tập

- Giáo viên đánh giá và cho điểm học sinh.

Hoạt động 3: Làm bài

Bài tập 33

GV gọi học sinh đọc đề bài

- GV vẽ phác thảo hình thang cân ABCD thoả mãn yêu cầu bài toán.

- GV: em có thể vẽ gì trước?

- HS: có thể vẽ góc D trước, hoặc vẽ đoạn thẳng CD trước cũng được.

- GV: điểm A cách C bao nhiêu cm?

- HS: cách C 4 cm.

- GV: vậy vẽ điểm A như thế nào?

- GV: em hãy cho biết AB quan hệ thế nào với CD?

- HS: song song

- GV: vậy qua điểm A kẻ đường thẳng như thế nào?

- HS: kẻ đường thẳng hay tia qua A và song song với CD.

- GV: BD như thế nào với AC?

- HS: bằng nhau.

- GV: vậy dựng điểm B như thế nào?

- GV: em hãy giải thích vì sao hình ta dựng ABCD là hình thang cân?

 

doc 4 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 664Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 9: Luyện tập - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 	Tiết 9
Tuần dạy: 5
 LUYỆN TẬP 
1. MỤC TIÊU:
1.1 Kiến thức: 
+ HS được củng cố các phần của một bài toán dựng hình. 
+ HS biết vẽ phác thảo hình 
1.2 Kỹ năng: 
+ Rèn kĩ năng sử dụng thước và compa để dựng hình với các số đo đơn giản
+ Chủ yếu trình bày được cách dựng và chứng minh 
1.3 Thái độ: Cẩn thận, tư duy biện chứng qua mối liên hệ biện chứng giữa dựng tam giác và dựng hình thang.
2. TRỌNG TÂM
	Một số bài tập liên quan đến bài toán dựng hình đặc biệt là hình thang
3. CHUẨN BỊ:
GV: Thước thẳng, thước đo góc, compa.
HS: Thước thẳng, thước đo góc, compa.
4. TIẾN TRÌNH:
Ổn định tổ chức: Kiểm diện lớp 
8A1:	
8A2:	
Kiểm tra miệng:
 	Kết hợp với luyện tập
4.3 Bài mới
Hoạt động 1: Vào bài
Để rèn luyện một số kĩ năng giải bài toán dựng hình thì chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài luyện tập hôm nay
Hoạt động 2: Sửa bài 
GV: một bài toán dựng hình gồm mấy bước giải? 
Sửa bài tập 31 chỉ nêu cách dựng
Giáo viên nhận xét lý thuyết và cho học sinh làm bài tập
- Học sinh nhận xét bài tập
- Giáo viên đánh giá và cho điểm học sinh.
Hoạt động 3: Làm bài 
Bài tập 33
GV gọi học sinh đọc đề bài
- GV vẽ phác thảo hình thang cân ABCD thoả mãn yêu cầu bài toán.
- GV: em có thể vẽ gì trước?
- HS: có thể vẽ góc D trước, hoặc vẽ đoạn thẳng CD trước cũng được.
- GV: điểm A cách C bao nhiêu cm?
- HS: cách C 4 cm.
- GV: vậy vẽ điểm A như thế nào?
- GV: em hãy cho biết AB quan hệ thế nào với CD?
- HS: song song
- GV: vậy qua điểm A kẻ đường thẳng như thế nào?
- HS: kẻ đường thẳng hay tia qua A và song song với CD.
- GV: BD như thế nào với AC?
- HS: bằng nhau.
- GV: vậy dựng điểm B như thế nào?
- GV: em hãy giải thích vì sao hình ta dựng ABCD là hình thang cân?
Bài tập 34:
- GV cho HS đọc đề bài
- Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ hình phác hoạ
- GV: góc D bằng bao nhiêu độ?
- HS: 90 độ
- GV: vậy em dựng gì trước tiên?
- HS: dựng góc xDy bằng 90 độ
- GV: điểm C được dựng như thế nào?
- HS: dựng trên tia DX điểm C sao cho DC = 3cm
- GV: dựng điểm A như thế nào?
- HS: Đỉnh A nằm trên tia Dy và nằm trên đường tròn (D, 2cm).
- GV: điểm B phải thoả mãn yêu cầu gì?
- Điểm B nằm trên tia Az // CD và thuộc đường tròn (C, 3cm).
- GV cho HS trình bày cách dựng vào tập, một HS lên bảng dựng hình.
- GV cho HS chứng minh và nêu phàn biện luận nhận định xem bái toán có bao nhiêu nghiệm hình ( phần biện luận hướng dẫn cho lớp khá giỏi)
- GV: em dựng được bao nhiêu điểm B như thế?
- GV: vậy em dựng được bao nhiêu hình thang như thế?
Hoạt động 4: Bài học
I. Sửa bài 
Bài tập 31:
Cách dựng:
- ACD biết độ dài 3 cạnh DA = 2cm, AC = 4cm, CD = 4cm.
- Dựng tia Ax // C (Ax, C thuộc nửa mặt phẳng bờ AD
- Dựng điểm B trên tia Ax sao cho AB = 2cm.
- Nối B với C . Ta được ABCD là hình thang cần dựng
II/ Làm bài 
Bài tập 33:
Cách dựng:
- Dựng góc .
- Dựng điểm C trên tia Dx sao cho CD = 3cm.
- Dựng điểm A trên tia Dy sao cho CA = 4cm.
- Dựng tia Az // CD.
- Dựng điểm B trên tia Az sao cho DB = 4cm.
- Nối B với C . Ta được hình thang cân ABCD cần dựng.
Chứng minh:
Theo cách dựng ta có:
 AB // CD nên ABCD là hình thang có hai đáy AB, CD trong hình thang có , CD = 3 cm, AC = 4 cm và theo cách dựng điểm B có DB = AC = 4 cm. Nên ABCD là hình thang cân.
Bài tập 34:
 Cách dựng:
- Dựng 
- Dựng điển A trên tia Dy sao DA = 2cm.
- Dựng điểm C trên tia Dx sao cho DC = 3cm.
- Qua A dựng tia Az // CD (tia Az và điểm C nằm trong cùng nữa mặt phẳng bờ là AD).
- Dựng điểm B trên tia Az sao cho BC = 3cm.
- Nối B với C ta được ABCD là hình thang cần dựng.
Chứng minh:
Theo cách dựng góc vuông ta có .
- Theo cách dựng các điểm A, C ta có AD = 2cm, CD = 3cm.
- Theo cách dựng tia Az ta có AB // CD. 
Vậy ABCD là hình thang thỏa mãn yêu cầu đề bài toán.
3. Bài học kinh nghiệm:
- Để dựng một tam giác phải biết 3 yếu tố.
- Khi dựng hình thang cần chú ý hai đáy song song, hai góc kề một cạnh bên là hai góc trong cùng phía bù nhau.
- Dựng hình thang cân cần biết các tính chất 2 đáy song song và 2 cạnh bên bằng nhau, 2 đường chéo bằng nhau, 2 góc kề một đáy bằng nhau. 
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố 
	Đã củng cố qua các bài tập
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học 
- Đối với bài học ở tiết học này:
+Ôn lại thật chắc tính các bước giải một bài toán dựng hình.
+Xem lại các bài tập đã làm hôm nay
+Làm bài tập 32, SGK.
Hướng dẫn bài tập 32: 
dựng tam giác đều rồi dựng tia phân giác của một góc của tam giác.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
+Chuẩn bị bài sau: đọc trước bài, xem lại định nghĩa đường trung trực của một đoạn thẳng.
+Mang thước êke, compa.
5. RÚT KINH NGHIỆM
* Ưu điểm
Nội dung:	
Phương pháp:	
Đồ dùng dạy học:	
* Khuyết điểm 
Nội dung:	
Phương pháp:	
Đồ dùng dạy học:	
* Khắc phục 	

Tài liệu đính kèm:

  • dochinh t9.doc