Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 26: Đa giác. Đa giác đều - Trần Văn Diễm

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 26: Đa giác. Đa giác đều - Trần Văn Diễm

A.MỤC TIÊU:

- HS nắm được khái niệm đa giác, đặc biệt là đa giác lồi, đa giác đều và các yếu tố của đa giác.

- Rèn kỹ năng vẽ hình, xác định và chứng minh đa giác đều, tìm số cạnh, số góc, số đường chéo, góc của một đa giác đều.

- Giáo dục tính cẩn thận chính xác, tính linh hoạt trong vận dụng kiến thức, óc thẩm mỹ, yêu thích cái đẹp và biết tạo ra cái đẹp, tính trung thực trong thi cử nói riêng và trong cuộc sống nói chung

B. CHUẨN BỊ:

GV: Giáo án, SGK, thước, bảng phụ (các hình đa giác trong SGK – tr113)

C. CÁC BƯỚC TRÊN LỚP:

I. ỔN ĐỊNH LỚP:

II. KIỂM TRA: Nêu định nghĩa tam giác đều, định nghĩa hình vuông.

III. BÀI MỚI: GV : Giới thiệu để chuyển tiếp vào chương mới: Chương II: Đa giác, Diện tích đa giác. 3

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 234Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 26: Đa giác. Đa giác đều - Trần Văn Diễm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS 14/11/2011	Tiết CT: 26
MÔN HÌNH HỌC LỚP 8
BÀI 1: ĐA GIÁC- ĐA GIÁC ĐỀU.
A.MỤC TIÊU:
HS nắm được khái niệm đa giác, đặc biệt là đa giác lồi, đa giác đều và các yếu tố của đa giác.
Rèn kỹ năng vẽ hình, xác định và chứng minh đa giác đều, tìm số cạnh, số góc, số đường chéo, góc của một đa giác đều.
Giáo dục tính cẩn thận chính xác, tính linh hoạt trong vận dụng kiến thức, óc thẩm mỹ, yêu thích cái đẹp và biết tạo ra cái đẹp, tính trung thực trong thi cử nói riêng và trong cuộc sống nói chung
B. CHUẨN BỊ:
GV: Giáo án, SGK, thước, bảng phụ (các hình đa giác trong SGK – tr113)
C. CÁC BƯỚC TRÊN LỚP:
I. ỔN ĐỊNH LỚP:
II. KIỂM TRA: Nêu định nghĩa tam giác đều, định nghĩa hình vuông.	
III. BÀI MỚI: GV : Giới thiệu để chuyển tiếp vào chương mới: Chương II: Đa giác, Diện tích đa giác.	3’
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
TG
1. Khái niệm đa giác.
GV: Treo bảng phụ H112 – 117, đó là những đa giác. Vậy đa giác ABCDE là hình như thế nào?
GV: Em có nhận xét gì về đa giác?
GV: Yêu cầu HS làm ?1SGK.
GV: Chú ý các đa giác H112,113,114 nếu lấy một đường thẳng chứa bất kỳ cạnh nào làm bờ, đa giác nằm về mấy nửa mặt phẳng. Þ HS làm ?2SGK
GV: Chú ý các đa giác H115,116,117 nếu lấy một đường thẳng chứa bất kỳ cạnh nào làm bờ, đa giác nằm về mấy nửa mặt phẳng.
GV: Các đa giác H115,116,117 được gọi là đa giác lồi. Vậy, thế nào là đa giác lồi?
GV: Từ nay nói đến đa giác là nói đến đa giác lồi.
GV: Yêu cầu HS làm ?3SGK.
GV: Gọi tên đa giác theo số cạnh(góc) của nó: tam giác, tứ giác, ngũ giác, lục giác, hình 7 cạnh, hình 8 cạnh, hình 9 cạnh, hình n- cạnh.
1. Khái niệm đa giác.
HS: Quan sát các hình trên bảng phụ để rút cho mình khái niệm về đa giác.
HS: Đa giác ABCDE là hình gồm 5 đoạn thẳng AB,BC,CD,DE,EA trong đó bất kỳ 2 đoạn thẳng nào có một điểm chung cũng không cùng Ỵ một đường thẳng.
HS: Làm ?1SGK: Đây không là đa giác vì EA, ED cùng thuộc đường thẳng DA.
HS: Các đa giác H112,113,114 nếu lấy một đường thẳng chứa bất kỳ cạnh nào làm bờ, đa giác nằm về 2 nửa mặt phẳng.
HS: Các đa giác H115,116,117 nếu lấy một đường thẳng chứa bất kỳ cạnh nào làm bờ, toàn bộ đa giác nằm về một nửa mặt phẳng.
HS: Đa giác lồi là đa giác luôn nằm về một nửa mặt phẳng tạo bởi đường thẳng chứa bắt kỳ cạnh nào của đa giác.
HS: Điền vào sau dấu  các ý trong ?3SGK.
Các đỉnh: A,B,C,D,E,G,H.
Các góc:.
Các cạnh: AB,BC,CD,DE,EG,GH,HA.
Đỉnh kề với đỉnh A là: H và B.
Đỉnh kề với đỉnh D là B và E; Đỉnh kề với đỉnh G là H và E
Đường chéo xuất phát từ đỉnh C là: CA,CH,CG,CE.
2. Đa giác đều:
GV: Treo bảng phụ H 120a,b,c,d.
GV: Trên đây được gọi là các đa giác đều: Tam giác đều; Tứ giác đều (hình vuông); Ngũ giác đều, lục giác đều.
Vậy thế nào là đa giác đều?
GV: Yêu cầu HS làm ?4SGK bằng cách vẽ trực tiếp lên bảng phụ.
GV: Cho một hình n- cạnh. Số đường chéo xuất phát từ một đỉnh là bao nhiêu? Số đường chéo của đa giác là bao nhiêu? Số tam giác được tạo thành lúc đó là bao nhiêu? Vậy đa giác đó có tổng số đo là bao nhiêu. Nếu đó là đa giác đều, em hãy tìm công thức tính số đo của mỗi góc.
2. Đa giác đều:
HS: Quan sát bảng phụ; nhớ lại định nghĩa tam giác đều, hình vuông. Từ đó rút ra định nghĩa đa giác đều:
Địng nghĩa: Đa giác đều là đa giác có tất cả các cạnh bằng nhau, tất cả các góc bằng nhau.
HS: Làm ?4SGK bằng cách lên bảng vẽ trực tiếp và chỉ cho các HS khác thấy trên bảng phụ. Sau đó học sinh khác nhận xét, sửa chữa.
Tam giác đều: có 3 trục đối xứng là 3 đường trung trực, không có tâm đồi xứng.
Hình vuông có 4 trục đối xứng, có một tâm đối xứng.
Ngũ giác đều có 5 trục đối xứng, nhưng không có tâm đối xứng.
Lục giác đều có 6 trục đối xứng, có tâm đối xứng là giao của các trục đối xứng.
HS: Hình n- cạnh: Số đường chéo xuất phát từ một đỉnh là n –3.
Số đường chéo của đa giác là: .
Số tam giác được tạo thành là: n – 2.
Tổng số đo các góc của đa giác là: (n – 2).1800.
Số đo mỗi góc của đa giác đều là: .
IV. CỦNG CỐ: 
Định nghĩa đa giác, đa giác đều, các yếu tố của đa giác. Tổng số đo của đa giác, số đo của một góc trong đa giác đều.	
V. NHẮC NHỞ VỀ NHÀ: Học kỹ các bài đã học, làm các bài tập SGK, chuẩn bị bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tiet_26_da_giac_da_giac_deu_tran_van.doc