Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tiết 56: Hình hộp chữ nhật (Tiếp theo) - Trường THCS Hòa Thạnh

Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tiết 56: Hình hộp chữ nhật (Tiếp theo) - Trường THCS Hòa Thạnh

1. Mục tiêu:

a)Kiến thức

-Nhận biết ( qua mô hình) khái niệm về hai đường thẳng thẳng song song. Hiểu được các vị trí của hai đường thẳng trong không gian.

b) Kĩ năng

-Bằng hình ảnh cụ thể, HS bước đầu nắm được dấu hiệu đường thẳng song song với mặt phẳng và hai mặt phẳng song song.Nhận xét được trong thực tế hai đường thẳng song song, đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song.Nhớ lại và áp dụng được công thức tính diện tích trong hình hộp chữ nhật.

c)Thái độ

-Làm quen với các khái niệm điểm, đường thẳng, đoạn trong không gian, cách kí hiệu.

2. Chuẩn bị:

GV: Mô hình lập phương, hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ, hình chóp, bảng phụ.

HS: Các vật thể có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

3. Phương Pháp

- Nêu vấn đề , giải quyết vấn đề.Trực quan.

 - Thực hành, hợp tác nhóm nhỏ.

4. Tiến trình:

4.1 Ổn định

Kiễm diện sĩ số học sinh

4.2Kiểm tra bài cũ

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 178Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tiết 56: Hình hộp chữ nhật (Tiếp theo) - Trường THCS Hòa Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§2 HÌNH HỘP CHỮ NHẬT HÌNH ( Tiếp theo)
Tiết:56 
Ngày dạy:5/04/2010
1. Mục tiêu:
a)Kiến thức
-Nhận biết ( qua mô hình) khái niệm về hai đường thẳng thẳng song song. Hiểu được các vị trí của hai đường thẳng trong không gian.
b) Kĩ năng
-Bằng hình ảnh cụ thể, HS bước đầu nắm được dấu hiệu đường thẳng song song với mặt phẳng và hai mặt phẳng song song.Nhận xét được trong thực tế hai đường thẳng song song, đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song.Nhớ lại và áp dụng được công thức tính diện tích trong hình hộp chữ nhật.
c)Thái độ
-Làm quen với các khái niệm điểm, đường thẳng, đoạn trong không gian, cách kí hiệu.
2. Chuẩn bị:
GV: Mô hình lập phương, hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ, hình chóp, bảng phụ. 
HS: Các vật thể có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
3. Phương Pháp 
Nêu vấn đề , giải quyết vấn đề.Trực quan.
 - Thực hành, hợp tác nhóm nhỏ.
4. Tiến trình: 
4.1 Ổn định
Kiễm diện sĩ số học sinh
4.2Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV đưa tranh vẽ hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’ hãy cho biết:
-Hình hộp chữ nhật có mấy mặt, các mặt là hình gì? Hãy kể tên vài mặt?
-AA’ và BB’ có cùng nằm trong một mặt phẳng hay không? Có điểm chung hay không?
HS nhận xét.
GV nhận xét, phê điểm.
4.3 Bài mới:
GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm hai đường thẳng song trong mặt phẳng ( Hai đường thẳng phân biệt không có điểm chung thì song song).
?1
-GV: Liệu trong không gian khái niệm này có còn đúng không?
GV đưa bài tập lên màn hình 
Cho HS thảo luận nhóm 3 phút.
 GV đưa ra khái niệm hai đường thẳng song song trong không gian.
GV đưa hình 76 lên màn hình.
HS chỉ ra hai đường thẳng song song, cắt nhau, không cùng nằm trong cùng một mặt phẳng nào.
 GV đưa ra ra nhận xét.
Trong mặt phẳng hai đường thẳng song song có tính chất gì?
GV: Trong không gian tính chất đó vẫn đúng.
?3
GV yêu cầu HS chỉ ra đường thẳng song song với mp trên mô hình, trên thực tế.
GV cho HS làm bài tập 
 giới thiệu khái niệm hai mp song song.
-GV yêu cầu HS chỉ ra hai mp song song trên mô hình của hình hộp chữ nhật.
GV có thể đưa thêm ví dụ:
Trần nhà và nền nhà
Mặt bàn và mặt ghế.
Hai bức tường...
4.4 Củng cố:
GV đưa bài tập 5 lên bảng phụ.
Gọi lần lượt 2 HS lên tô đậm các cạnh song song trên các hình b, c.
GV đưa bài tập 6 lên bảng phụ
GV 2 HS lần lượt chỉ ra các cạnh song song với CC1, A1D1
A
B
C
D
D’
A’
C’
B’
-Hình hộp chữ nhật có 6 mặt, mỗi mặt là một hình chữ nhật.
Ví dụ : ABCD, ABB’A’
-AA’ và BB’ có cùng nằm trong mặt phẳng ( ABB’A’) và không có điểm chung nào.
1) Hai đường thẳng song song trong không gian:
-Trong không gian hai đường thẳng a và b gọi là song song với nhau nếu chúng nằm trong cùng một mặt phẳng và không có điểm chung.
Với hai đường thẳng phân biệt trong không gian chúng có thể:
-Cắt nhau.
-Song song.
-Không cùng nằm trong một mặt phẳng nào.
-Trong không gian hai đường thẳng cùng song song với đường thẳng thứ ba thì song song với nhau.
2/ Đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song:
a)Đường thẳng song song với mặt phẳng:
Nếu đường thẳng a không nằm trong mặt phẳng () và đường thẳng a song song với một đường thẳng nằm trong mặt phẳng ()
amp ()
a//b
bmp ()
Thì đường thẳng a song song với mặt phẳng ().
a// mp() 
b)Hai mp song song:
Nếu hai đường thẳng cắt nhau nằm trong mp này lần lượt song song với hai đường thẳng cắt nhau nằm trong mp thì hai mp đó song song.
mp (P) // mp (Q)
A,B mp (P)
a cắt b
a’, b’ mp (Q)
a’ cắt b’
a// a’; b// b’
Bài tập 5/ 100
Bài tập 6/ 100:
a/ Những cạnh song song với cạnh CC1 là: DD1, AA1, BB1.
b/ Những cạnh song song với cạnh : A1D1 là: B1C1; BC; AD .
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
-Nắm vững ba vị trí tương đối của hai đường thẳng phân biệt trong không gian ( cắt nhau, song song, chéo nhau).
-Khi nào đường thẳng song song với mặt phẳng, khi nào hai mặt phẳng song song với nhau. Lấy thí dụ thực tế minh hoạ.
-Bài tập : 7, 8, 9, 11, 12 SBT/ 106, 107.
5 Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hinh_hoc_lop_8_tiet_56_hinh_hop_chu_nhat_tiep_th.doc