Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tiết 49: Luyện tập - Trường THCS Hòa Thạnh

Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tiết 49: Luyện tập - Trường THCS Hòa Thạnh

1. Mục tiêu:

a. Kiến thức:

- - Củng cố các dấu hiệu đồng dạng của tam giác vuông, tỉ số hai đường cao, tỉ số hai diện tích của tam giác đồng dạng.

- b. Kỹ năng:

- Vận dụng các định lí để chứng minh các tam giác đồng dạng, để tính độ dài các đoạn thẳng, tính chu vi, diện tích tam giác.

c. Thái độ:

- Giáo dục cho HS tính cẩn thận, chính xác khi chứng minh và tính toán.

2. Trọng tâm

Vận dụng dấu hiệu đồng dạng của tam giác vuông

3. Chuẩn bị:

GV: Thước kẻ, compa, ê ke, bảng phụ .

HS: Thước kẻ, compa, ê ke, bảng nhóm.Ôn tập các trường hợp đồng dạng của hai tam giác.

4. Tiến trình:

 4.1 Ổn định

Kiểm diện sĩ số học sinh

4.2 Kiểm tra miệng:

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 253Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tiết 49: Luyện tập - Trường THCS Hòa Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUYỆN TẬP
Tiết: 49
Tuần 28
Ngày dạy:18/ 03/ 2011
1. Mục tiêu:	
a. Kiến thức:
- Củng cố các dấu hiệu đồng dạng của tam giác vuông, tỉ số hai đường cao, tỉ số hai diện tích của tam giác đồng dạng. 
b. Kỹ năng:
Vận dụng các định lí để chứng minh các tam giác đồng dạng, để tính độ dài các đoạn thẳng, tính chu vi, diện tích tam giác.
c. Thái độ:
Giáo dục cho HS tính cẩn thận, chính xác khi chứng minh và tính toán. 
2. Trọng tâm
Vận dụng dấu hiệu đồng dạng của tam giác vuông
3. Chuẩn bị:
GV: Thước kẻ, compa, ê ke, bảng phụ .
HS: Thước kẻ, compa, ê ke, bảng nhóm.Ôn tập các trường hợp đồng dạng của hai tam giác.	
4. Tiến trình:
 4.1 Ổn định 
Kiểm diện sĩ số học sinh 
4.2 Kiểm tra miệng:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
HS1: Phát biểu các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông.
HS2: Sửa bài tập 48 (SGK).
GV: Muốn tính chiều cao cột điện ( Hay tính AB) ta cần chứng minh gì?
(rABC rDEF)
rABC rDEF theo trừơng hợp nào? Ta cần tìm thêm yếu tố bằng nhau nào nữa?
(rABC rDEF theo trường hợp góc – góc).
Ta đã có A = D = 900 cần chứng minh thêm 
C = F)
GV lưu ý:
Trong cùng một thời điểm các tia nắng xem như song song. Vậy ta có:
BC// EF
HS nhận xét.
GV nhận xét, phê điểm.
4.3 Luyện tập
GV đưa bài tập 49 lên bảng phụ.
HS thảo luận nhóm nhỏ 3 phút cho câu a.
Gọi 3 HS đứng tại chỗ lần lượt chỉ ra các cặp tam giác đồng dạng và giải thích vì sao?
Gọi 1 HS nêu cách tính BC và lên bảng thực hiện.
Để tính AH, BH ta dựa vào đâu 
(rHBA rABC)
GV giải thích thêm vì sao chọn cặp tam giác HBA và ABC mà không chọn cặp khác.
Gọi 1 HS lên bảng thực hiện. Tính AH, BH.
Gọi 1 HS trung bình. Tính CH.
GV đưa bài tập 51 lên bảng phụ.
+GV đặt câu hỏi gợi ý:
-Để tính chu vi rABC ta cần biết gì?
( độ dài AB, AC, BC)
-Theo giả thiết xem như đã có BC. Vậy cần phải tính AB, AC.
-Để tính được AB, AC ta lại cần phải tính gì?
(Tính AH rồi áp dụng định lí pitago vào tam giác vuông rBHA và tam giác vuông AHC).
-Múôn tính AH ta cần chứng minh gì?
(rHBA rHAC)
GV cho HS thảo luận nhóm lớn 10 phút.
Gọi đại diện 2 nhóm trình bày.
HS nhận xét.
GV nhận xét.
I/ Sửa bài tập cũ:
SGK/ 81-82.
Bài tập 48:
Xét rABC và rDEF:
 ( cùng bằng 900)
C= F ( góc có cạnh tương ứng song song cùng nhọn).
Vậy rABC rDEF ( g-g).
AB = =15,75.
Vậy chiều cao cột điện là 15,75 m.
II/ Bài tập mới:
Bài tập 49:
 a/ Trong hình có 3 cặp tam giác đồng dạng:
rHBA rABC
( vì: AHB = BAC = 900 ; B: chung).
 rHAC rABC
( vì AHC = BAC = 900 ; C: chung)
rHBA rHAC
( vì: rHBA rABC và rHAC rABC)
b/ Tính BC:
rABC vuông tại A nên:
BC2 = AB2+ AC2 = 12,452+ 20,52
 BC 23,98 cm.
Tính AH, BH:
Vì rHBA rABC
AH cm.
 BH6,46 cm.
Tính CH:
CH = BC- BH 23,98 – 6,46= 17,52 cm.
Bài tập 51:
Xét rHBA và rHAC:
AHB = AHC = 900
 B = HAC ( cùng phụ C)
Vậy rHBA rHAC (g-g)
AH2= HC.HB =25.36 = 900
 AH = 30 cm.
Vì rABH vuông tại H.
AB2 = BH2 + AH2 = 252+ 302 = 6525
AB 39, 05 ( cm)
Chứng minh tương tự ta có:
AC 46, 86 cm.
Chu vi rABC:
2P = AB+ AC+ BC
 = 39,05 + 46,86 + 61 = 146,91 cm.
Diện tích rABC:
S= AH.BC = cm2
4.4 Bài học kinh nghiệm:
Trong cùng một thời điểm các tia nắng xem như song song với nhau 
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
* Đối với tiết học này
-Oân lại các trường hợp đồng dạng của hai tam giác.
-Làm bài tập : 50, 52 ( SGK) 46; 47; 49 ( SBT).
* Đối với tiết học tiếp theo
-Xem lại cách sử dụng giác kế đo góc trên mặt đất ( toán 6 tập 2).
5. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hinh_hoc_lop_8_tiet_49_luyen_tap_truong_thcs_hoa.doc