Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tiết 18: Đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước (Bản 2 cột)

Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tiết 18: Đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước (Bản 2 cột)

I.MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Học sinh nhận biết được khái niệm khoảng cách giữa 2 đường thẳng song song, định lí về các đường thẳng song song cách đều, tính chất của các điểm cách 1 đường thẳng cho trước một khoảng.

- Kĩ năng: Biết vận dụng định lí về đường thẳng song song cách đều để chứng minh các đường thẳng bằng nhau. Biết cách chứng tỏ 1 điểm nằm trên một đường thẳng song song với 1 đường thẳng cho trước.

- Thái độ: Vận dụng các kiến thức đã học vào giải toán và ứng dụng trong thực tế.

II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- Giáo viên: Phấn màu, thước thẳng, com pa, êke.

- Học sinh: Thước thẳng, ôn tập lại kiến thức về khoảng cách từ 1 điểm tới 1 đường thẳng.

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

- Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Phương pháp vấn đáp.

- Phương pháp luyện tập thực hành.

- Phương pháp hợp tác nhóm nhỏ.

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1.Tổ chức:

2.Kiểm tra bài cũ:

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 538Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tiết 18: Đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
Ngày soạn: 16.10.09
Ngày giảng:
Tiết 18. đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước
I.mục tiêu:
- Kiến thức: Học sinh nhận biết được khái niệm khoảng cách giữa 2 đường thẳng song song, định lí về các đường thẳng song song cách đều, tính chất của các điểm cách 1 đường thẳng cho trước một khoảng.
- Kĩ năng: Biết vận dụng định lí về đường thẳng song song cách đều để chứng minh các đường thẳng bằng nhau. Biết cách chứng tỏ 1 điểm nằm trên một đường thẳng song song với 1 đường thẳng cho trước.
- Thái độ: Vận dụng các kiến thức đã học vào giải toán và ứng dụng trong thực tế.
II.phương tiện dạy học:
- Giáo viên: Phấn màu, thước thẳng, com pa, êke.
- Học sinh: Thước thẳng, ôn tập lại kiến thức về khoảng cách từ 1 điểm tới 1 đường thẳng.
iii. các phương pháp dạy học:
Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề.
Phương pháp vấn đáp.
Phương pháp luyện tập thực hành.
Phương pháp hợp tác nhóm nhỏ.
iv. tiến trình lên lớp:	
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
- Nêu định nghĩa, tính chất,dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật?
- Học sinh trả lời.
3.Bài mới:	
Hoạt động 1.
1.Khoảng cách giữa hai đường thẳng song song.
- Cho học sinh làm ?1 theo nhóm.
- BK=?
- Từ ?1 ta rút ra nhận xét gì?
- Nếu ta lấy 1 điểm M bất kì thuộc đường thẳng a thì khoảng cách từ M đến đường thẳng b bằng bao nhiêu?
- Cho học sinh đọc định nghĩa trong SGK – 101 vài lần.
?1
Vì có AB//HK & AH//BK => ABKH là HBH
Hình bình hành ABKH có góc H vuông nên là hình chữ nhật. Vậy BK = AH = h.
*Nhận xét: h là khoảng cách giữa 2 đường thẳng song song a và b.
* Định nghĩa: SGK- 101.
Hoạt động 2.
2.Tính chất của các điểm cách đều một đường thẳng cho trước.
- Tứ giác AMKH là hình gì?
- Đường thẳng a và đường thẳng AM có mối quan hệ với nhau như thế nào.
- Chứng minh M' a'
- Yêu cầu học sinh trả lời ?3.
Giáo viên đưa ra nhận xét (SGK – 101).
?2
Ta có MK // AH (vì cùng vuông góc với b)
Mặt khác MK = AH = h
=> AMKH là hbh => AM // b mà qua A chỉ có 1 đường thẳng duy nhất // với b => M đt a (tiên đề Ơclit).
Chứng minh tương tự ta có : M' a'.
* Tính chất: (SGK- 101)
?3 Đỉnh A của ABC nằm trên đường thẳng // BC và cách BC một khoảng bằng 2 cm
* Nhận xét: SGK- 101. 
Hoạt động 3.
3.Đường thẳng song song cách đều.
- Giáo viên đưa ra bảng phụ vẽ H96 và giới thiệu đường thẳng //, cách đều.
- Từ ?4, ta có định lí (SGK - 102).
- Giáo viên yêu cầu một vài học sinh đọc nội dung định lý trong SGK – 102.
?4a) Tứ giác AEGC là hình thang có BF//AE//CG và AB = CD nên EF = EG (1)
Hình thang BEHD có CG//BF//DH và BC = CD nên FG = GH (2)
Từ (1),( 2) EF = FG = GH
b) Hình thang AEGC có EF = FG và AE//BF//CG nên AB = BC. Chứng minh tương tự BC = CD.
=> AB = BC = CD
* Định lí (SGK-102).
4.Củng cố:
- Giáo viên hệ thống nội dung bài.
Học sinh nghe để nhớ.
5. Hướng dẫn về nhà:
- BTVN: 68, 67, 69 (SGK - 102)
HD 67: Dựa vào tính chất đường TB của tam giác và hình thang.
rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hinh_hoc_lop_8_tiet_18_duong_thang_song_song_voi.doc