Giáo án môn Hình 8 tiết 56: Hình hộp chữ nhật (tiếp)

Giáo án môn Hình 8 tiết 56: Hình hộp chữ nhật (tiếp)

Tiết 56

HÌNH HỘP CHỮ NHẬT(tiếp)

I.Mục tiêu:

 1.Kiến thức: Học sinh nhận biết (qua mô hình) một dấu hiệu về hai đường thẳng song song. Bằng hình ảnh cụ thể, học sinh bước đầu nắm được dấu hiệu đường thẳng song song với mặt phẳng và hai mặt phẳng song song.

 2.Kỹ năng: Nhớ lại và áp dụng được công thức tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật, so sánh về sự giống nhau, khác nhau về quan hệ song song giữa đường và mặt, mặt và mặt

 3.Thái độ: Cẩn thận, chính xác, phát triển tư duy logic cho học sinh, biết vận dụng kiến thức vào thực tế. Có hứng thú với bộ môn hình học và yêu thích môn học.

II.Chuẩn bị:

 1.Giáo viên: Giáo án, SGK Toán 8, bảng phụ, mô hình hình hộp chữ nhật.

 2.Học sinh: Dụng cụ học tập, bảng nhóm.

 

doc 3 trang Người đăng ngocninh95 Lượt xem 1024Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình 8 tiết 56: Hình hộp chữ nhật (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:
Lớp 8B:19/4/08
Tiết 56
Hình hộp chữ nhật(tiếp)
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Học sinh nhận biết (qua mô hình) một dấu hiệu về hai đường thẳng song song. Bằng hình ảnh cụ thể, học sinh bước đầu nắm được dấu hiệu đường thẳng song song với mặt phẳng và hai mặt phẳng song song.
 2.Kỹ năng: Nhớ lại và áp dụng được công thức tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật, so sánh về sự giống nhau, khác nhau về quan hệ song song giữa đường và mặt, mặt và mặt
 3.Thái độ: Cẩn thận, chính xác, phát triển tư duy logic cho học sinh, biết vận dụng kiến thức vào thực tế. Có hứng thú với bộ môn hình học và yêu thích môn học.
II.Chuẩn bị:
 1.Giáo viên: Giáo án, SGK Toán 8, bảng phụ, mô hình hình hộp chữ nhật.
 2.Học sinh: Dụng cụ học tập, bảng nhóm.
III.Tiến trình tổ chức dạy – học:
 1.ổn định tổ chức lớp:(1 phút) 
 8B:
 2.Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Hình hộp chữ nhật có mấy đỉnh, mấy cạnh, mấy mặt ? Vẽ hình và chỉ rõ trên hình vẽ.
 3.Nội dung: (29 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
*Hoạt động 1: Tìm hiểu hai đường thẳng song song trong không gian.(12 phút)
G/v:(gọi học sinh nhắc lại định nghĩa hai đường thẳng song song trong hình học phẳng)
H/s:(đứng tại chỗ trả lời) 
G/v:(treo bảng phụ ?1, cho học sinh quan sát hình vẽ và trả lời)
H/s:(đứng tại chỗ trả lời) 
G/v:(ghi bảng)
G/v: Hai đường thẳng gọi là song song với nhau. Vậy thế nào là hai đường thẳng song song trong không gian ?
H/s:(đứng tại chỗ trả lời) 
G/v:(treo bảng phụ hình 76 SGK, cho học sinh quan sát và nhận xét về hai đường thẳng phân biệt trong không gian)
H/s:(thực hiện theo yêu cầu của gv) 
G/v:(lưu ý cho học sinh)
1/Hai đường thẳng song song trong không gian:
 B C
 A D
+ Các mặt của hình hộp: ,
 ABCD, , , .
+ cùng nằm trong một mặt phẳng.
+ không có điểm chung
*Nhận xét: Hai đường thẳng phân biệt trong không gian, có thể:
- Hai đường thẳng cùng nằm trong mặt phẳng thì hoặc cắt nhau hoặc song song với nhau.
- Hai đường thẳng không cắt nhau và không cùng nằm trong một mặt phẳng thì chéo nhau.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu đường thẳng song song với mặt phẳng. Hai mặt phẳng song song.(17 phút)
G/v:(vẽ hình 77 lên bảng, cho học sinh quan sát và làm ?2)
G/v:(gọi một học sinh lên bảng làm ?2)
H/s:(một học sinh lên bảng làm ?2, các học sinh khác theo dõi và nhận xét)
G/v:(yêu cầu học sinh quan sát tiếp hình 77 và trả lời ?3)
H/s:(đứng tại chỗ trả lời) 
G/v:(ghi bảng – nhận xét kết quả)
G/v:(hướng dẫn học sinh trên mô hình để học sinh nhận xét)
Với hai mp (ABCD) và () thì 
- AB// ị AB//mp()
- AD//ị AD//mp()
- AB và AD cắt nhau ở A và cùng nằm trong mp(ABCD). Vậy:
 mp(ABCD)//mp()
H/s:(nghe – hiểu)
G/v:(đưa ra ví dụ hình 78)
G/v:(yêu cầu học sinh quan sát kỹ hình 78 – SGK và hoạt động cá nhân trả lời ?4)
H/s:(thực hiện theo yêu cầu của gv) 
G/v:(thu phiếu cá nhân của một số em và nhận xét kết quả hoạt động)
a) Cắt nhau.
b) Song song.
c) Không cùng nằm trong một mặt phẳng nào.
2/Đường thẳng song song với mặt phẳng. Hai mặt phẳng song song:
 D C
 A B
 	(hình 77)
- AB //. Vì chúng cùng nằm trong mp(AB) và không có điểm chung.
- AB không nằm trong mp().
* Nhận xét: 
 (SGK – Tr99) 
* Ví dụ:
 D H C
 A I B
 K (hình 78)
 L 
* Nhận xét:
- Nếu một đường thẳng song song với một 
G/v:(chốt lại bằng nhận xét)
mặt phẳng thì chúng không có điểm chung.
- Hai mặt phẳng song song thì không có điểm chung.
- Hai mặt phẳng phân biệt có một điểm
chung thì chúng có chung một đường thẳng đi qua điểm đó. Ta nói hai mặt phẳng này cắt nhau.
 4.Củng cố: (8 phút)
- Trong không gian hai đường thẳng gọi là song song với nhau khi nào ?
- Với hai đường thẳng phân biệt a, b trong không gian, chúng có thể xảy ra các trường hợp nào ?
*Bài tập 7(Tr100 – SGK):
Giải: Diện tích trần nhà là: 4,5 . 3,7 = 16,65 (m2)
 Diện tích xung quanh là: 16,4 . 3 = 49,2 (m2)
 Diện tích cần quét vôi là: 16,65 + 49,2 – 5,8 = 60,05 (m2)
 5.Hướng dẫn học ở nhà: (2 phút)
- Học bài theo sách giáo khoa và vở ghi.
- Làm các bài tập 5; 6; 8; 9 trang 100 sgk

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 56.doc