Giáo án môn Hình học 8 - Tiết 13: Luyện tập - Đặng Trường Giang

Giáo án môn Hình học 8 - Tiết 13: Luyện tập - Đặng Trường Giang

I. MỤC TIÊU :

 Kiểm tra luyện tập các kiến thức về hình bình hành (định nghĩa tính chất dấu hiệu nhận biết)

 Rèn luyện kỹ năng áp dụng các kiến thức trên vào giải bài tập, chú ý kỹ năng vẽ hình, chứng minh, suy luận hợp lý.

II. CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên : Bài soạn SGK SBT Bảng phụ

2. Học sinh : Học bài và làm bài đầy đủ dụng cụ học tập đầy đủ

 Thực hiện hướng dẫn tiết trước

III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :

 

doc 4 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 257Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học 8 - Tiết 13: Luyện tập - Đặng Trường Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 7
Tiết : 13
Soạn: 06 / 10 / 200
Giảng: 09 / 10 / 2009
 LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU :
- Kiểm tra luyện tập các kiến thức về hình bình hành (định nghĩa - tính chất - dấu hiệu nhận biết)
- Rèn luyện kỹ năng áp dụng các kiến thức trên vào giải bài tập, chú ý kỹ năng vẽ hình, chứng minh, suy luận hợp lý.
II. CHUẨN BỊ : 
1. Giáo viên : - Bài soạn - SGK - SBT - Bảng phụ
2. Học sinh : - Học bài và làm bài đầy đủ - dụng cụ học tập đầy đủ
- Thực hiện hướng dẫn tiết trước 
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
	1.Ổn định lớp : 	1’ Kiểm diện
2. Kiểm tra bài cũ : 	7’
HS1 :	- Nêu định nghĩa, tính chất hình bình hành
- Sửa bài tập 46 tr 92 SGK
Trả lời : Định nghĩa : Hình bình hành là một tứ giác có các cạnh đối song song
 Tính chất : Các cạnh đối bằng nhau, các góc đối bằng nhau, hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
- Sửa bài tập 46 : a/ đúng ; b/ đúng ; c/ sai ; d/ sai ; e/ đúng
3. Bài mới :
TL
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Kiến thức
10’
HĐ 1 : Luyện tập :
t Bài tập 47 tr 93 SGK
GV treo hình 72 lên bảng
GV gọi 1HS lên bảng ghi GT, KL của bài
Hỏi : Quan sát hình, ta thấy ngay tứ giác AHCK có gì đặc biệt ?
Hỏi : cần chỉ ra tiếp điều gì để có thể khẳng định AHCK là hình bình hành ?
Hỏi : Em nào c/m được
t Chứng minh ý b ;
Hỏi : Điểm 0 có vị trí như thế nào đối với đoạn thng KH ?
Hỏi : 0 cũng là trung điểm của đoạn nào ?
Gọi 1HS lên bảng
1 HS đọc to đề bài
HS Vẽ hình vào vở
1HS lên bảng viết GT,KL của bài
	ABCD là hb hành
GT	AH ^ DB ; CK ^ DB
	0H = 0K
KL 	a/ AHCK là hb hành
	b/ A ; 0 ; C thẳng hàng
HS : AH // CK vì cùng ^ DB
HS : Cần thêm AH = CK hoặc AK // HC
1 HS : lên bảng c/m
 Trả lời : 0 là trung điểm của KH
 Trả lời : 0 cũng là trung điểm của AC.
1HS lên bảng trình bày
t Bài 47 tr 93 SGK :
chứng minh
a/ Ta có : 
Þ AH // CK (1)
AH ^ DB
0K ^ DB
Xét DAHD và DCKB có
 = 900
AD = CB (t/chất hbh)
 (slt vì AD // BC)
Þ DAHD = DCKB (ch-gn)
Þ AH = CK (2)
Từ (1) và (2) Þ AHCK là hình bình hành.
b) AHCK là hình bình hành. 0 là trung điểm của đường chéo HK cũng là trung điểm của đường chéo AC (t/c đường chéo của hbhành)
Þ A ; 0 ; C thẳng hàng
10’
t Bài 48 tr 92 SGK 
Gọi 1 HS đọc đề bài
Gọi 1HS lên bảng vẽ hình, ghi GT, KL của bài
Hỏi : F ; E là trung điểm của BC ; AB. Vậy có kết luận gì về đoạn thẳng EF 
Hỏi : Từ đó suy ra điều gì?	
Hỏi : H ; G là trung điểm của AD ; DC. Vậy có kết luận gì về HG ?
 Hỏi : từ đó suy ra điều gì?	
Hỏi : Kết hợp (1) và (2) suy ra điều gì ?
Hỏi : Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình gì ?
GV chốt lại phương pháp giải 
1HS đọc đề bài
Cả lớp vẽ hình vào vở 
1HS lên bảng vẽ và ghi GT, KL
Tứ giác ABCD
GT	 AE = EB; BF = FC
	 CG = GD ; DH = DA
KL H EFG là hinh gì ? vì 
	sao ? 
Trả lời : EF là đường trung bình của DABC
Trả lời : Từ đó Þ
EF // AC và EF = (1)
Trả lời : HG là đường trung bình của D ADC.
Trả lời : Từ đó Þ 
HG // AC và HG = (2)
Trả lời : Suy ra :
EF // HG và EF = HG
HS dựa vào dấu hiệu nhận biết hình bình hành trả lời 
t Bài 48 tr 92 SGK
	Chứng minh
Ta có : AE = EB (gt)
	AF = FC (gt)
Þ EF là đường trung bình của DABC. Nên
EF // AC ; EF = (1)
Ta có : AH = HD (gt)
	DG = GC (gt)
Þ HG là đường trung bình của D ADC. Nên :
HG // AC ; HG = (2)
Từ (1) và (2) Þ 
EF // HG và EF = HG
Vậy tứ giác HEFG là hình bình hành 
15’
HĐ 2 : Giải bài tập làm thêm tại lớp :
t Cho hình bình hành ABCD, qua B vẽ đoạn thẳng EF sao cho EF // AC và EB = BF = AC.
a/ Các tứ giác AEBC ; ABFC là hình gì ?
b/ Hình bình hành có thêm điều kiện gì thì E đối xứng với F qua đường thẳng BD ?
(GV đưa đề bài lên bảng phụ)
 GV yêu cầu HS đọc kỹ đề bài rồi vẽ hình ghi GT, KL
Hỏi : Em nào thực hiện câu a
Hỏi : hai điểm đối xứng nhau qua một đường thẳng khi nào ?
Hỏi : E và F đối xứng với nhau khi nào ?
HS quan sát bảng phụ
1HS đọc to đề bài trước lớp 
HS cả lớp vẽ hình
1 HS lên bảng vẽ hình
1 HS nêu GT, KL
	Hình bình hành ABCD
GT	B Ỵ EF ; EF // AC
	BE = BF = AC
KL	a/ AEBC ; ABFC là ?
	b/ Điều kiện để E đối 
	xứng với F qua trục BD
1HS lên bảng chứng minh câu a
Trả lời : Khi đường thẳng là đường trung trực của đoạn thẳng nối 2 điểm đó
HS Trả lời 
1 HS lên bảng trình bày
t Bài làm thêm :
Chứng minh
a/ Tứ giác AEBC có :
EB // AC và EB = AC (gt)
Nên AEBC là hình bình hành. Tứ giác ABFC có :
BF // AC và BF = AC
Nên ABFC là hình bình hành
b/ E và F đối xứng với nhau qua đường thẳng BD khi đường thẳng BD là trung trực của đoạn EF
ÞDB^EF (vì EB = BF gt)
Þ DB ^ AC (vì EF //AC)
Þ DDAC cân tại D vì có D0 vừa là vừa là trung tuyến vừa là đường cao
Þ Hình bình hành ABCD có hai cạnh kề bằng nhau
2’
4. Hướng dẫn học ở nhà :
- Cần nắm vững và phân biệt được định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình bình hành - Làm bài tập 49 tr 93 SGK, bài 83 ; 85 ; 87 ; 89 SBT tr 69
IV RÚT KINH NGHIỆM: 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hinh_hoc_8_tiet_13_luyen_tap_dang_truong_giang.doc