Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tiết 1+2 (Bản 3 cột)

Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tiết 1+2 (Bản 3 cột)

A.MỤC TIÊU:

-Hs nắm được định nghĩa hình thang, hình thang vuông, các yếu tố của hình thang. Biết dấu hiệu nhận biết hình thang, hình thang vuông.

-Kỹ năng vẽ hình thang, hình thang vuông. Tính số đo các góc hình thang.

-Nhận dạng hai đáy hình thang ở các vị trí khác nhau.

B.CHUẨN BỊ:

-Bảng phụ vẽ hình 15,20,21 tr.69, 71.

-Thước thẳng, eke kiểm tra hai đường thẳng song song.

C.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:

HĐ1. Kiểm tra bài cũ:

 

doc 4 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 362Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tiết 1+2 (Bản 3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết1	 §1. TỨ GIÁC	
A.MỤC TIÊU:
-Hs cần nắm định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi, tổng các góc của tứ giác.
-Biết vẽ, gọi tên các yếu tố, tính số đo các góc.
-Rèn luyện quan sát, tính cẩn thận trong thao tác vẽ hình.
B.CHUẨN BỊ:
-GV: Tranh hình 1, 2, 5, 6 SGK tr64, 66; thước thẳng; SGK.
-HS: SGK, thước thẳng.
C.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
HĐ1. Kiểm tra bài cũ: ?3. Nhắc lại định lý về tổng ba góc của một tam giác.
HĐ2. Đặt vấn đề:Trong thực tế ta gặp rất nhiều hình có 4 cạnh, VD mặt bàn, mái nhà,.. và cả trong những chi tiết máy. Trong chương ta nghiên cứu một số hình tứ giác: Hình thang, bình hành, hình thoi, chữ nhật, vuông. Ta vào bài đầu tiên: Tứ giác.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ3.Định nghĩa:
-GV treo tranh H.1, H.2.
-Đề nghị HS nhắc lại.
-Cho làm BT ?1
Từ đó GV giới thiệu TỨ GIÁC LỒI. Và nêu định nghĩa như SGK tr65. Chú ý khi nói đến tứ giác mà không nói gì thêm thì hiểu là tứ giác lồi.
-Cho HS quan sát hình 3 vàtrả lời ?2
-Vẽ H3 
 B 
 A 
 D C
HĐ4.Tổng các góc trong một tứ giác:
-Cho HS chuẩn bị BT ?3 (H.4)
(Chuẩn bị theo nhóm, trao đổi nhau)
HĐ5.Luyện tập tại lớp:
-GV treo bảng hình 5, hình 6 ( BT1)
-Yêu cầu HS vận dụng định lý tổng 4 góc của tứ giác để tìm các góc chưa biết của mỗi hình.
-Luyện tập chứng minh đường trung trực:
BT3. Cho HS vẽ hình 8 vào vở.
-Hãy nêu các cách chứng minh đường trung trực đã học (lớp 7).
-Yêu cầu HS ghi GT và KL sau đó chứng minh.
-HS quan sát tranh nêu được: Hình 2 không là tứ gíac, từ đó rút ra định nghĩa tứ giác: “ Tứ giác ABCD là hình gồm 4 đoạn thẳng AB, BC, CD, DA. Trong đó bất kỳ hai đoạn thẳng nàao cũng không cùng nằm trên một đường thằng”.
-HS nhắc lại.
-Quan sát, trả lời: H1a.
-HS vẽ hình 3 vào vở.
-3HS nhắc lại các yếu tố: 
Hai đỉnh kề, đối; Hai cạnh kề, đối; đường chéo; góc, góc đối.
a)Tổng ba góc trong một tam giác bằng 1800.
b)Vẽ đường chéo phát hiện hai tam giác. Từ đó suy ra tổng 4 góc của tứ giác.
-Ghi vở định lý (Sgk tr65)
-Quan sát.
-Các nhóm tổ trao đổi, sau đó cho kết quả và giải thích tại sao.
ĐS:a) x= 500 b) x= 900 c)x= 1150 d)x= 750 
Hình 6/ a) x= 1000 b) x= 360 
-Vẽ hình.
-hai cách: Theo định nghĩa và tính chất “Điểm nào cách đều hai đầu đoạn thẳng thì nó nằm trên đường trung trực”.
GT: CB=CD; AB=AD,
KL:a)AC là đường trung trực của BD.
 b)Tính ,.
Giải:a)Vì CB=CD; AB=AD (gt)
Suy ra CA là đường trung trực của BD.
b) Do 
suy ra: = =
Hướng dẫn học ở nhà:
-Học bài kết hợp vở ghi và sgk.
-Oân tập các định lý ở lớp 7 về hai đường thẳng song song.
-Làm BT 2 và 4 sgk tr 66, 67.
Tiết2	 	 §2.HÌNH THANG	 
A.MỤC TIÊU:
-Hs nắm được định nghĩa hình thang, hình thang vuông, các yếu tố của hình thang. Biết dấu hiệu nhận biết hình thang, hình thang vuông.
-Kỹ năng vẽ hình thang, hình thang vuông. Tính số đo các góc hình thang.
-Nhận dạng hai đáy hình thang ở các vị trí khác nhau.
B.CHUẨN BỊ:
-Bảng phụ vẽ hình 15,20,21 tr.69, 71.
-Thước thẳng, eke kiểm tra hai đường thẳng song song.
C.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
HĐ1. Kiểm tra bài cũ:
-GV:Nêu dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song. (Góc sole trong, đồng vị bằng nhau; cặp trong cùng phía bù nhau, cùng vuông góc , cùng song song đường thẳng thứ ba)
-Sửa bài tập 2 / (b) 3600,,c) bằng nhau)
HĐ2. Đặt vấn đề:Xem hình 13, tứ giác có gì đặc biệt? HS:AB//CD (Do có tổng hai góc trong cùng phía bù nhau.GV giới thiệu tứ giác có dạng như trên gọi là hình thang. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ3- Định nghĩa:
GV: Như ở trên, thế nào là một hình thang?
Cho HS ghi vở và nhắc lại.
-Vẽ trên bảng hình 14.
-GV:Treo hình 16 và cho HS làm BT?1.
-Tìm hiểu tính chất đoạn chắn song song:
Cho HS làm ?2, GV vẽ hình trên bảng.
Đặt câu hỏi hướng dẫn: Như đã học ở lớp 7, để chứng minh hai đoạn thẳng song song ta làm thế nào?
-GV cho HS ghi tính chất qua nhận xét.
HĐ4. Hình thang vuông:
-GV vẽ hình 14, giới thiệu hình thang vuông; 
Cho HS nhắc lại và ghi vở.
HĐ5. Củng cố, luyện tập tai lớp:
-Hướng dẫn sử dụng thước eke kiểm tra hai đường thẳng song song. (BT16).
-BT9/Cho HS vẽ hình viết gt,kl.
-GV: Để kết luận là Hthang ta cần có yếu tố gì?
-Hãy suy nghĩ và thực hiện.
-Trả lời:”Hình thang là từ giác có hai cạnh đối song song”
-Vẽ hình và ghi vở.
-HS theo dõi và cùng làm BT.
a)H15b) vì có hai góc trong cùng phía bù nhau.
b)Bù nhau.
-HS Vẽ hình 16.
-Trước hết chứng minh hai tam giác bằng nhau.
Nêu ý kiến kẻ đường chéo, sau đó chứng ming hai tam giác bằng nhau tr.hợp g-c-g.
-Tìm hiểu nhận xét và ghi vở:”Tính chất hình thang có hai cạnh bên song song; Hình thang có hai đáy bằng nhau”
-HS theo dõi.
-Nhắc lại và ghi vở.”Hình thang vuông là hình thang có một góc vuông.”, sau đó vẽ hình 18.
-HS xem BT 16, đo trên H.20. Phát hiện được hình a, c là hình thang.
-BT16/
 B	C
 1
 1
 2
A	D
GT: = 
 AB=BC
KL:ABCD là Hthang
-HS: 2cạnh//
-Giải:
	cân tại B ( AB=BC)
nên =.
 mà =	
suy ra: = 
Do có cặp góc sole trong bằng nhau nên BC//AD
Vậy ABCD là hình thang.
HĐ6.Hướng dẫn học ở nhà:
-Học vở ghi kết hợp sgk.
-Làm BT 7, 8 –HS khá: làm thêm SBT 16,17,19.
-Chuẩn bị tiết học sau: Hình thang cân.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hinh_hoc_lop_8_tiet_12_ban_3_cot.doc