Giáo án môn Hình học lớp 8 - Chương I: Đường thẳng vuông góc – Đường thẳng song song - Tiết 1. Hai góc đối đỉnh

Giáo án môn Hình học lớp 8 - Chương I: Đường thẳng vuông góc – Đường thẳng song song - Tiết 1. Hai góc đối đỉnh

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

 - HS nắm được khái niệm và tính chất của hai góc đối đỉnh.

2. Kỹ năng

- HS nhận biết được hai góc đối đỉnh trong hình vẽ.

- HS vẽ được góc đối đỉnh với góc cho trước.

 - Vẽ hình chính xác, sạch sẽ.

3. Thái độ

- Học tập nghiêm túc, tự giác, tích cực.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

• Giáo viên: SGK, thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ, phiếu học tập.

• Học sinh: SGK, thước thẳng, thước đo góc.

 

doc 10 trang Người đăng nhung.hl Lượt xem 959Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học lớp 8 - Chương I: Đường thẳng vuông góc – Đường thẳng song song - Tiết 1. Hai góc đối đỉnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I. ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC – 
ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
Tiết 1. HAI GÓC ĐỐI ĐỈNH
	 Ngày soạn:
	Ngày giảng:
MỤC TIÊU
Kiến thức
	- HS nắm được khái niệm và tính chất của hai góc đối đỉnh.
Kỹ năng
- HS nhận biết được hai góc đối đỉnh trong hình vẽ.
- HS vẽ được góc đối đỉnh với góc cho trước.
	- Vẽ hình chính xác, sạch sẽ.
Thái độ
- Học tập nghiêm túc, tự giác, tích cực.
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Giáo viên: SGK, thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ, phiếu học tập.
Học sinh: SGK, thước thẳng, thước đo góc.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định tổ chức lớp(1’)
Lớp:	Sĩ số:	Vắng:
Tiến trình dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
HĐ1. Dẫn dắt vào bài mới(3’)
 Ở chương này chúng ta sẽ nghiên cứu các kiến thức về:
1, Hai góc đối đỉnh
2, Hai đường thẳng vuông góc
3, Các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng
4, Hai đường thẳng song song
5, Tiên đề Ơ-clit về đường thẳng song song
6, Từ vuông góc đến song song
7, Khái niệm định lý
 Hôm nay, bài đầu tiên chúng ta sẽ nghiên cứu về hai góc đối đỉnh. Hai góc đối đỉnh được định nghĩa như thế nào và có những tính chất gì? Chúng ta cùng vào bài 1. Hai góc đối đỉnh. 
- Chú ý lắng nghe
Chương I . ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC – ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
Bài 1. HAI GÓC ĐỐI ĐỈNH
HĐ2. Hình thành khái niệm hai góc đối đỉnh (8’)
- GV treo bảng phụ 1 lên bảng
- Trên bảng phụ là 3 hình có ba cặp góc bằng nhau. Nhưng chỉ có hai góc ở hình a) được gọi là hai góc đối đỉnh; các góc của hình b) và hình c) không phải là hai góc đối đỉnh.
- Vậy thế nào là hai góc đối đỉnh? Ta đi vào mục 1. 
- Hai góc O1, O3 ở hình bên được gọi là hai góc đối đỉnh.
?1 Em hãy nhận xét quan hệ về cạnh, về đỉnh của và ?
- Qua nhận xét trên em hãy rút ra định nghĩa về hai góc đối đỉnh?
- và là hai góc đối đỉnh, ta còn nói:
- Dựa vào định nghĩa, để hai góc là đối đỉnh phải thỏa mãn những điều kiện gì?
?2 Hai góc và có là hai góc đối đỉnh không ? Vì sao ?
- Quan sát
- Theo dõi
- Quan sát
- Cạnh của góc này là tia đối của cạnh góc kia qua O.
- và có chung đỉnh O.
- HS đọc định nghĩa trong SGK
- Mỗi cạnh của góc này là tia đối của mỗi cạnh của góc kia.
- Hai góc có đối đỉnh, vì mỗi cạnh của góc này là tia đối của mỗi cạnh của góc kia.
Bảng phụ 1.
1. Thế nào là hai góc đối đỉnh?
- Hai đường thẳng xy và x’y’ cắt nhau tại O.
Định nghĩa: Hai góc đối đỉnh là hai góc mà mỗi cạnh của góc này là tia đối của mỗi cạnh của góc kia.
đối đỉnh với 
đối đỉnh với 
và đối đỉnh với nhau.
HĐ 3. Củng cố khái niệm hai góc đối đỉnh(8’)
HĐ 3.1. Nhận dạng hai góc đối đỉnh
- Quay trở lại 3 hình vẽ ban đầu trên bảng phụ 1, em hãy giải thích vì sao các góc trên hình b) và c) không phải là các góc đối đỉnh?
HĐ 3.2. Thể hiện hai góc đối đỉnh
 GV treo đề bài ở bảng phụ 2 lên bảng và yêu cầu hai HS lên bảng làm.
a) Vẽ hai đường thẳng ab và cd cắt nhau tại O tạo thành các cặp góc đối đỉnh, viết tên các cặp góc đối đỉnh đó.
b) Cho góc xAy, em hãy vẽ góc đối đỉnh với nó, nêu cách vẽ và viết tên các cặp góc đối đỉnh.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn, và hướng dẫn HS cách vẽ góc đối đỉnh với góc cho trước:
 + Lần lượt đặt cạnh thước trùng khít với mỗi cạnh của góc cho trước.
 + Kẻ tia đối của mỗi cạnh của góc cho trước qua đỉnh góc đó.
- Qua hai ý hai bạn lên bảng làm, em hãy cho biết: 
 + Hai đường thẳng cắt nhau tạo thành mấy cặp góc đối đỉnh?
 + Có thể vẽ được mấy góc đối đỉnh với một góc cho trước?
- Ta có nhận xét sau:
- Hình b) chỉ thỏa mãn điều kiện có 1 cạnh của góc này là tia đối của góc kia.
- Hình c) không có cạnh nào của góc này là tia đối của góc kia.
- HS lên bảng làm các em HS khác làm vào vở.
- Hai đường thẳng cắt nhau tạo thành hai cặp góc đối đỉnh.
- Chỉ vẽ được một góc đối đỉnh với một góc cho trước
 đối đỉnh với 
 đối đỉnh với 
- vẽ Ax’ đối xứng Ax qua A
- vẽ Ay’ đối xứng Ay qua A
 đối đỉnh với 
 đối đỉnh với 
Nhận xét : 
 + Hai đường thẳng cắt nhau tạo thành hai cặp góc đối đỉnh
 + Một góc chỉ có duy nhất một góc đối đỉnh với nó.
HĐ 4. Phát hiện tính chất của hai góc đối đỉnh(10’)
?3 Xem hình bên
 a) Hãy đo góc O1 và O3. So sánh số đo hai góc đó.
 b) Hãy đo góc O2 và O4. So sánh số đo hai góc đó.
 c) Dự đoán kết quả rút ra từ câu a), b).
- Kết quả của phép đo trên và dự đoán trên là đúng, em hãy phát biểu tính chất về số đo của hai góc đối đỉnh.
 Tập suy luận: Xem hình bên, không đo, có thể suy ra được hay không?
 Trước khi đi vào suy luận. Em hãy nhận xét về vị trí của các góc O1 và O2, O2 và O3?
-Hai góc kề bù có tính chất gì?
- Dựa vào tính chất của hai góc kề bù, em hãy suy luận ?
- Tương tự, ta cũng suy luận được . Yêu cầu HS tự trình bày vào vở.
- HS lên bảng làm.
- Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.
- Phát biểu tính chất.
- Các góc O1 và O2, O2 và O3 là các góc kề bù.
- Tổng số đo của hai góc kề bù bằng 1800.
Suy luận
2. Tính chất của hai góc đối đỉnh.
 a) 
 b) 
Tính chất: Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.
Ta có:
HĐ 5. Củng cố(13’)
- Ta có góc đối đỉnh thì bằng nhau, vậy hai góc bằng nhau liệu có đối đỉnh không? Lấy ví dụ?
Hoạt động nhóm: 
 Chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu học tập cho từng nhóm. Yêu cầu HS làm bài tập trong phiếu và tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
- Hai góc bằng nhau chưa chắc đã đối đỉnh.
Ví dụ hình b) và hình c) trên bảng phụ 1.
- HS hoạt động nhóm
HĐ 6. Hướng dẫn về nhà(2’).
1, Nắm vững định nghĩa và tính chất hai góc đối đỉnh
2, Thực hành vẽ hai góc đối đỉnh khi cho trước một góc, vẽ hai góc đối đỉnh với nhau. 
3, Làm các bài tập: 3, 4, 5 (tr 82, SGK); 1, 2, 3 (tr 73,74, SBT).
PHỤ LỤC
Bảng phụ 1.
y
x’
y’
O
I
a
b
c
d
O
x
y
a
b
I
x
x
Hình a)
Hình c)
Hình b)
Bảng phụ 2.
Bài tập
a) Vẽ hai đường thẳng ab và cd cắt nhau tại O tạo thành các cặp góc đối đỉnh. 
Viết tên các cặp góc đối đỉnh đó.
b) Cho góc xAy, em hãy vẽ góc đối đỉnh với nó. Nêu cách vẽ và viết tên các cặp góc đối đỉnh.
Bảng phụ 3. 
PHIẾU HỌC TẬP 
Nhóm1
Vẽ góc xOy có số đo 300 . Vẽ góc đối đỉnh với xOy. 
Hỏi góc này có số đo bằng bao nhiêu độ?
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm2
Vẽ góc aOb có số đo 450 . Vẽ góc đối đỉnh với góc . 
Hỏi góc này có số đo bằng bao nhiêu độ?
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm3
Vẽ góc xIy có số đo 900 . Vẽ góc đối đỉnh với xIy. 
Hỏi góc này có số đo bằng bao nhiêu độ?
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm4
Vẽ góc xOz có số đo 1500 . Vẽ góc đối đỉnh với xOz. 
Hỏi góc này có số đo bằng bao nhiêu độ?
Đáp án: 
Phiếu học tập nhóm 1.
Phiếu học tập nhóm 2.
Phiếu học tập nhóm 3.
Phiếu học tập nhóm 4.

Tài liệu đính kèm:

  • dochai goc doi dinh.sua.doc