Giáo án môn Hình học Lớp 7 - Tiết 6, Bài 4: Hai đường thẳng song song

Giáo án môn Hình học Lớp 7 - Tiết 6, Bài 4: Hai đường thẳng song song

A. MỤC TIÊU:

 -Kiến thức cơ bản:

+Ôn lại thế nào là hai đường thẳng song song (lớp 6).

+Công nhận dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song: “Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng a, b sao cho có một cặp góc so le trong bằng nhau thì a // b”.

-Kỹ năng cơ bản:

+Biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm nằm ngoài một đường thẳng cho trước và song song với đường thẳng ấy.

+Sử dụng thành thạo êke và thước thẳng hoặc chỉ riêng êke để vẽ hai đường thẳng song song.

-Tư duy, thái độ: Bước đầu tập suy luận, cẩn thận khi vẽ hình.

B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

-GV: Thước thẳng, êke (2 loai),

 -HS: Thước thẳng, êke,

C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

I. Ổn định lớp (1 ph)

II. Kiểm tra bài cũ (7 ph).

-Câu 1: + Nêu tính chất các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng?

 + Cho hình vẽ:

Yêu cầu điền tiếp vào hình số đo các góc còn lại.

-Câu 2: 115o

+Hãy nêu vị trí tương đối của hai đường thẳng phân biệt.

+Thế nào là hai đường thẳng song song?

 

doc 4 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 461Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học Lớp 7 - Tiết 6, Bài 4: Hai đường thẳng song song", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 9/9/2020 
Ngày dạy10/9/2010
Tiết 6: 	 Đ4. HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG	 
A. MỤC TIÊU: 	
 -Kiến thức cơ bản: 
+Ôn lại thế nào là hai đường thẳng song song (lớp 6).
+Công nhận dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song: “Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng a, b sao cho có một cặp góc so le trong bằng nhau thì a // b”.
-Kỹ năng cơ bản:
+Biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm nằm ngoài một đường thẳng cho trước và song song với đường thẳng ấy.
+Sử dụng thành thạo êke và thước thẳng hoặc chỉ riêng êke để vẽ hai đường thẳng song song.
-Tư duy, thái độ: Bước đầu tập suy luận, cẩn thận khi vẽ hình.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
-GV: Thước thẳng, êke (2 loai), 
 -HS: Thước thẳng, êke, 
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I. Ổn định lớp (1 ph)
II. Kiểm tra bài cũ (7 ph).
-Câu 1: + Nêu tính chất các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng?
 + Cho hình vẽ:	 
Yêu cầu điền tiếp vào hình số đo các góc còn lại.
-Câu 2:	 115o 
+Hãy nêu vị trí tương đối của hai đường thẳng phân biệt.
+Thế nào là hai đường thẳng song song?	115o
III. Bài mới
ĐVĐ: Ở lớp 6 đẵ biết thế nào là hai đường thẳng song song. Để nhận biết hai đường thẳng có song song hay không? Cách vẽ hai đường thẳng song song như thế nào? Đó là nội dung của bài học hôm nay.
HĐ của Thầy và Trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: NHẮC LẠI KIẾN THỨC LỚP 6 (8P)
-Yêu cầu nhắc lại kiến thức lớp 6.
-Hỏi: Cho đường thẳng a và đường thẳng b muốn biết đường thẳng a có song song với đường thẳng b không ta làm thế nào?
-Với cách cách làm các em vừa nếu chỉ giúp ta nhận xét trực quan và không thể dùng thước kéo dài vô tận đường thẳng được. Chúng ta phải dựa trên dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.
+Dùng thước thẳng kéo dài mãi 2 đường thẳng nếu chúng không cắt nhau thì a // b.
 a
 b
 a
Cắt nhau
 O
 b 
Hoạt động 2: DẤU HIỆU NHẬN BIẾT 2 ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG(12P) 
-Yêu cầu cả lớp làm?1 SGK
-Trong hình 17 đường thẳng nào song song với nhau?
-Em có nhận xét gì về vị trí và số đo của các góc cho trước ở hình (a, b,c).
-Qua bài toán trên ta nhận thấy nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng khác tạo thành một cặp góc so le trong bằng nhau hoặc một cặp góc đồng vị bằng nhau thì hai đường thẳng đó song song với nhau. Chúng ta thừa nhận tính chất đó.
-Yêu cầu HS nhắc lại tính chất thừa nhận.
-Đưa ra kí hiệu a // b
-Em hãy tìm các cách khác diễn đạt hai đường thẳng a và b song song?
-Vậy hãy dựa vào dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song, hãy kiểm tra xem a và b có song song?
-?1 Ước lượng bằng mắt.
+Đường thẳng a song song với b.
+Đường thẳng m song song với n.
+Đường thẳng d không song song với đường thẳng e.
-Nhận xét:
+Hình a: Cặp góc cho trước là so le trong có số đo bằng nhau và bằng 45o.
+Hình b: Cặp góc cho trước là so le trong có số đo không bằng nhau.
+Hình c: Cặp góc cho trước là đồng vị có số đo bằng nhau và bằng 60o.
 c
 a
 A
 b B
Hoạt động 3:VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG(10P)
-Đưa ?2 và hai cách vẽ hình 18, 19 SGK lên bảng phụ.
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm để nêu được cách vẽ của bài?2 trang 90.
Vẽ đường thẳng b qua A và b // a.
-Yêu cầu các nhóm trình bày trình tự vẽ bằng lời vào bảng nhóm.
-Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng vẽ lại hình như trình tự của nhóm.
-Lưu ý HS là có 2 loại êke: Loại nửa tam giác đều (hai góc nhọn 60o và 30o), loại tam giác vuông cân có hai góc nhọn 45o).
-Giới thiệu hai đoạn thẳng song song, hai tia song song
?2 Cách vẽ:
+Dùng góc nhọn 60o hoặc 45o của êke vẽ đường thẳng c tạo với a một góc 60o hoặc 45o.
+ Dùng góc nhọn 60o hoặc 45o của êke vẽ đường thẳng b tạo với c một góc 60o hoặc 45o ở vị trí so le trong hoặc đồng vị với góc thứ nhất.
-Chú ý: Nếu có hai đường thẳng // thì mỗi đoạn, mỗi tia của đường thẳng này cũng // với nỗi đoạn, mỗi tia của đường thẳng kia.
Hoạt động 4: CỦNG CỐ(5P)
-Yêu cầu HS cả lớp làm bài 24 tr.91 SGK.
-Treo bảng phụ ghi Bài trắc nghiệm.
Chọn câu nói đúng:
a)Hai đoạn thẳng song song là hai đoạn thẳng không có điểm chung.
b) Hai đoạn thẳng song song là hai đoạn thẳng nằm trên hai đường thẳng song song.
-BT 24/90 SGK: 
Điền vào chỗ trống:
a) “a // b”.
b) “đường thẳng a và b song song với nhau”.
Câu a sai
Câu b đúng.
IV. Hướng dẫn về nhà (2 ph).
Học thuộc dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.
BTVN:	Bài 25, 26 tr.91 SGK.
Bài 21, 23, 24 tr.77, 78 SBT.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hinh_hoc_lop_7_tiet_6_bai_4_hai_duong_thang_song.doc