I/ MỤC TIÊU:
-Kiến thức: Hiểu đường tròn là gì? Hình tròn là gì?
Hiểu thế nào là cung, dây cung, đường kính, bán kính.
-Kỹ năng cơ bản: Sử dụng compa thành thạo.
Biết vẽ đường tròn, cung cung tròn.
Biết giữ nguyên độ mở của compa.
-Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi sử dụng compa, vẽ hình.
II/ TRỌNG TÂM:
-Biết và vẽ được đường tròn.
III/ CHUẨN BỊ:
-GV: Thước kẻ, compa, thước đo góc, phấn màu. Đèn chiếu, phim trong ghi bài tập.
-HS: Thước kẻ, compa, thước đo độ.
IV/ TIẾN TRÌNH:
Tiết: 25 Ngày dạy:.. ĐƯỜNG TRÒN I/ MỤC TIÊU: -Kiến thức: Hiểu đường tròn là gì? Hình tròn là gì? Hiểu thế nào là cung, dây cung, đường kính, bán kính. -Kỹ năng cơ bản: Sử dụng compa thành thạo. Biết vẽ đường tròn, cung cung tròn. Biết giữ nguyên độ mở của compa. -Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi sử dụng compa, vẽ hình. II/ TRỌNG TÂM: -Biết và vẽ được đường tròn. III/ CHUẨN BỊ: -GV: Thước kẻ, compa, thước đo góc, phấn màu. Đèn chiếu, phim trong ghi bài tập. -HS: Thước kẻ, compa, thước đo độ. IV/ TIẾN TRÌNH: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG 1/ Ổn định lớp: Kiểm diện. 2/ Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3/ Bài mới: GV: Dụng cụ để vẽ đường tròn là gì? Gọi 1 HS vẽ đường tròn tâm O bán kính 2 cm. GV ghi điểm A, B, C bất kì trên đường tròn. Hỏi các điểm này cách tâm O một khoảng là bao nhiêu? GV: Vậy đường tròn tâm O có bán kính 2 cm là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng 2 cm. Kí hiệu? GV: yêu cầu HS so sánh hai đoạn thẳng ON và OM? OP và OM? GV: Làm thế nào để so sánh được các đoạn thẳng trên? GV: Nhắc lại đường tròn là bao quanh hình tròn. Vậy hình tròn là hình gồm những điểm nào? Yêu cầu HS quan sát hình 43b SGK. GV: Nhấn mạnh sự khác nhau giữa khái niệm đường tròn và hình tròn. GV yêu cầu HS đọc SGK, quan sát hình 45; 46 và trả lời câu hỏi: Cung tròn là gì? Dây cung là gì? Thế nào là đường kính của đường tròn? GV: Gọi HS vẽ đường tròn (O; 2 cm). -Vẽ đường kính MN. -Tính độ dài đường kính MN? -Vậy đường kính so với bán kính như thế nào? GV: Compa có công dụng dùng để làm gì? Quan sát hình 46, em hãy nói cách làm để so sánh đoạn thẳng AB và đoạn thẳng MN. 4/ Củng cố: GV đưa đề bài 39 lên màn hình , yêu cầu trả lời miệng. 1/ Đường tròn và hình tròn: Dùng compa ta vẽ được đường tròn: 2 cm A B M P C N Vẽ đường tròn tâm O bán kính 2 cm. Các điểm A, B , C đều cách tâm O một khoảng bằng 2 cm. Định nghĩa: Đường tròn tâm O bán kính R là một hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng R. Kí hiệu: Đường tròn tâm O bán kính 2 cm (O; 2 cm) Đường tròn tâm O, bán kính R (O; R) Điểm nằm trên đường tròn: M, A, B, C (O;R) Điểm nằm bên trong đường tròn : N. Điểm nằm bên ngoài đường tròn: P. Hình tròn: là hình gồm các điểm nằm trên đường tròn và các điểm nằm bên trong đường tròn đó. 2/ Cung và dây cung: A B C D O -Cung tròn là phần đường tròn giới hạn bởi hai điểm. -Dây cung là đoạn thẳng nối 2 mút của cung. -Đường kính của đường tròn là một dây cung đi qua tâm. 3/ Một cộng dụng khác của compa: So sánh hai đoạn thẳng: Ví dụ 1: SGK/ 90. A B C D Ví dụ 2: SGK/ 91 A B C D A M N x ON = OM + MN = AB + CD = 7cm. Bài 39 / 92: A I C K B D Giải a/ CA = 3 cm ; CB = 2 cm. DA = 3 cm; DB = 2 cm. b/ Có I nằm giữa A và B nên: AI + IB = AB AI = AB – IB = 4 -2 = 2 cm AI = IB = = 2 I là trung điểm của AB. c/ IK = 1cm. 5/ Hướng dẫn về nhà: -Học bài theo SGK, nắm vững khái niệm đường tròn,hình tròn, cung tròn, dây cung. -Bài tập 40; 41; 42 / 92; 93 SGK. -Bài số 35; 36; 37; 38 / 59; 60 SBT. -Tiết sau mang mỗi em 1 vật dụng có dạng hình tam giác. -Xem trước bài : Tam giác. V/ RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: