Giáo án môn Hình học 8 - Tiết 58: Luyện tập

Giáo án môn Hình học 8 - Tiết 58: Luyện tập

I- MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

HS được củng cố các kiến thức về đường thẳng song song với mặt phẳng, đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song, hai mặt phẳng vuông góc .

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện cho học sinh khả năng nhận biết đường thẳng song song với mặt phẳng, đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song, hai mặt phẳng vuông góc và bước đầu giải thích có cơ sở

- Củng cố các công thức tính diện tích, thể tích, đường chéo trong hình hộp chữ nhật, vận dụng vào bài toán thực tế.

3. Thái độ:

- Cẩn thận, chính xác khi vẽ, đo, tính

- Góp phần rèn luyện tư duy cho học sinh

- Rèn khả năng suy luận, có ý thức vận dụng vào thực tế.

 

doc 4 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 475Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học 8 - Tiết 58: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:22/04/2010
Ngày giảng:24/04/2010
Tiết 58 LUYỆN TẬP
I- Mục tiêu:
1. Kiến thức:
HS được củng cố các kiến thức về đường thẳng song song với mặt phẳng, đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song, hai mặt phẳng vuông góc .
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện cho học sinh khả năng nhận biết đường thẳng song song với mặt phẳng, đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song, hai mặt phẳng vuông góc và bước đầu giải thích có cơ sở
- Củng cố các công thức tính diện tích, thể tích, đường chéo trong hình hộp chữ nhật, vận dụng vào bài toán thực tế.
3. Thái độ:
- Cẩn thận, chính xác khi vẽ, đo, tính
- Góp phần rèn luyện tư duy cho học sinh 
- Rèn khả năng suy luận, có ý thức vận dụng vào thực tế.
II- Chuẩn bị:
	GV: - Bảng phụ ghi bài tập, thước thẳng, phấn màu
	HS: - Ôn lại dấu hiệu đường thẳng song song với mặt phẳng, đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song, hai mặt phẳng vuông góc, thước kẻ, compa.
III- Phương pháp:
Vấn đáp, phát hiện VĐ và giải quyết VĐ,luyện tập và thực hành, chia nhóm nhỏ.
IV. Tiến trình:
1. ổn định tổ chức:(1’)
- 8A1:
- 8A2:
2. Kiểm tra bài cũ:(5’)
Câu1:(Bài12/104) Hãy điền số thích hợp vào ô trống trong bảng sau :(A,B,C,D là những đỉnh của hình hộp chữ nhật)
AB
6
13
14
BC
15
16
CD
42
70
 DA
45
75
3. Bài mới: Chữa bài tập(29’)
Mục tiêu:
Vận dụng các kiến thức đã học để giải các bài tập đơn giản.
Đồ dùng:
Bảng phụ ghi nội dung các bài tập.
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
Bài 14/104 SGK
- Giáo viên đưa đề bài lên bảng phụ (có kèm theo hình vẽ)
- Giáo viên hỏi đổ vào bể 120 thùng nước mỗi thùng chứa 20l thì thể tích nước đổ vào bể là bao nhiêu?
20 x 120 = 2400 (l)
= 2400dm3 = 2,4m3
a./ Thể tích nước đổ vào bể là:
120 x 20 = 2400 (l)
 = 2400 dm3 = 2,4m3
- Khi đó mực nước cao 0,8m. Hãy tính diện tích của đáy bể? Từ đó suy ra chiều rộng của bể nước.
- Một học sinh lên bảng tính
- Diện tích đáy bể là:
2,4 : 0,8 = 3 (m2)
Chiều rộng của đáy bể là:
3 : 2 = 1,5 (m)
- Yêu cầu một học sinh lên làm câu b
- Một học sinh làm câu b
b./ Thể tích của bể là
20 (120 + 60) = 3600 (l) = 3,6m3
Chiều cao của bể là
3,6 : 3 = 1,2 (m)
Bài 15/105
- Yêu cầu 2 học sinh đọc to đề bài, hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ
- Hai học sinh đọc đề toán
- Giáo viên hỏi: Khi chưa thả gạch vào, nước cách miệng thùng bao nhiêu?
3dm3
- Khi thả gạch vào, nước dâng lên la do có 25 viên gạch trong nước. Vậy so với khi chưa thả gạch thì thể tích nước cộng gạch tăng bao nhiêu?
- Thể tích nước cộng gạch tăng bằng thể tích của 25 viên gạch
- Khi chưa thả gạch nước cách miệng thùng là:
7 - 4 = 3dm
- Muốn tính được ước thường dâng lên cách miệng thùng bao nhiêu ta phải làm thế nào?
- Yêu cầu 1 học sinh lên bảng trình bày
- Tính thể tích nước dâng lên và diện tích đáy thùng
- Một học sinh lên bảng trình bày, học sinh còn lại làm bài vào vở
- Thể tích nước dâng lên bằng thể tích của 25 viên gạch:
2 x 1 x 0,5 x 25 = 25dm3
- Diện tích đáy thùng là:
7 x 7 = 49(dm2)
- Chiều cao nước dâng lên là:
25 : 49 = 0,51 (dm)
- Sau khi thả gạch nước cách miệng thùng là:
3 - 0,51 = 2,49 (dm)
- Giáo viên lưu ý cho học sinh: Do điều kiện toàn bộ gạch ngập trong nước và chúng hút nước không đáng kể nên thể tích tăng mới bằng thể tích của 25 viên gạch
4. Củng cố:(5’)
- Khắc sâu Các dạng BT đã chữa cho HS
- Học sinh ôn tập vẽ hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- Ôn công thức tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ 
- Nắm vững ba vị trí tương đối của hai đường thẳng phân biệt trong không gian (cắt nhau, song song, chéo nhau)
- Khi nào đường thẳng song song với mặt phẳng, khi nào 2 mặt phẳng song song với nhau. 
- Cần nắm được dấu hiệu đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng vuông góc với nhau. Công thức tính diện tích, thể tích trong hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
5. Hướng dẫn về nhà:(5’)
- Bài tập về nhà : Bài 16, 18 trang 105 sách giáo khoa, bài 16, 19 trang 108, 109 sgk
- Hướng dẫn bài 18 sách giáo khoa
hình triển khai và trải phẳng
=> QP1 < QP Vậy kiến bò theo đường QBP1 là ngắn nhất.
- Thuộc toàn bộ lý thuyết của bài
 - Hướng dẫn bài tập 52 trang 85 sách giáo khoa
Tính HC=? Ta có 
DABC ~DHAC nên: 
- Bài tập về nhà: Làm các bài tập còn lại. Đọc trước bài thực hành

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hinh_hoc_8_tiet_58_luyen_tap.doc