Giáo án môn Hình học 8 - Tiết 56: Hình hộp chữ nhật (Tiếp theo) - Nguyễn Văn Lợi

Giáo án môn Hình học 8 - Tiết 56: Hình hộp chữ nhật (Tiếp theo) - Nguyễn Văn Lợi

A. MỤC TIÊU:

 HS nhận biết (qua mô hình) một dấu hiệu về hai đường thẳng song song.

 HS bước đầu nắm được dấu hiệu đường thẳng song song với mặt phẳng và hai mặt phẳng song song.

 Nhơ lại và áp dụng được công thức tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật.

 HS đối chiếu, so sánh về sự giống nhau, khác nhau về quan hệ song song của đường thẳng và mặt phẳng, mặt phẳng và mặt phẳng.

B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

 GV: -Đèn chiếu và phim giấy trong (hoặc bảng phụ)

 - Giáo án và SGK, thước có chia khoảng, thước đo góc.

 - Mô hình.

 HS: - Học thuộc bài và làm xong các bài tập.

 - Xem trước bài.

 - SGK, dụng cụ học tập.

C. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC:

 Kiểm tra sỉ số :

 Kiểm tra bài cũ : (10)

Bài 1: Dựa vào hình 72 (SGK trang 96)

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 339Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học 8 - Tiết 56: Hình hộp chữ nhật (Tiếp theo) - Nguyễn Văn Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 56 	Ngày Soạn: 3/4/07
Tuần: 30	Ngày Dạy:
§2: HÌNH HỘP CHỮ NHẬT (tt)
MỤC TIÊU:
 HS nhận biết (qua mô hình) một dấu hiệu về hai đường thẳng song song.
 HS bước đầu nắm được dấu hiệu đường thẳng song song với mặt phẳng và hai mặt phẳng song song.
 Nhơ lại và áp dụng được công thức tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật.
 HS đối chiếu, so sánh về sự giống nhau, khác nhau về quan hệ song song của đường thẳng và mặt phẳng, mặt phẳng và mặt phẳng.
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 GV: -Đèn chiếu và phim giấy trong (hoặc bảng phụ)
 - Giáo án và SGK, thước có chia khoảng, thước đo góc.
	 - Mô hình.
 HS: - Học thuộc bài và làm xong các bài tập.
 - Xem trước bài.
 - SGK, dụng cụ học tập.
TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC:
	Kiểm tra sỉ số :
	Kiểm tra bài cũ : (10’)
Bài 1: Dựa vào hình 72 (SGK trang 96)
Những cạnh bằng nhau là:
AB = CD = MN = PQ
AD = BC = NP = MQ
AM = BN = CP = DQ
Bài 2: 
O thuộc đoạn CB1 nên cũng thuộc BC1 do O là giao điểm hai đường chéo của hình chữ nhật.
K thuộc cạnh CD, nên không thể thuộc cạnh BB1 vì chúng không thể có điểm chung.
	Vào bài mới: 
Hoạt Động Của GV
Hoạt Động Của HS
Nội Dung
Hoạt động 1:hai đường thẳng song song trong không gian (15’)
?1 Quan sát hình hộp chữ nhật ABCDA’B’C’D’. trong không gian:
a) Trong không gian hai đường thẳng như thế nào gọi lắt nhau?
b) Hai đường thẳng phân biệt a và b được gọi là song song nhau khi chúng cùng nằm trong một mặt phẳng và không có điểm chung.
Ví dụ: Trong hình b), AA’//DD’, vì chúng cùng thuộc mp(AA’D’D) và không có điểm chung
c) Hai đườnh thẳng phân biệt a và b không cùng nằm trong một mặt phẳng nào.
Ví dụ: Trong hình c), hai đường thẳng AD và D’C’ không thuộc cùng một mặt phẳng nào.
d) hai đường thẳng phân biệt a và b cùng song song với một đường thẳng c nên chúng song song với nhau:
ví dụ: Trong hình d), AB//D’C’ vì chúng cùng song song với DC.
HS: Trả lời
Ví dụ: Trong hình a), hai đường thẳng D’C’ cắt CC’ tại C’.
1. HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
a) Hai đường thẳng phân biệt a và b được gọi là cắt nhau khi chúng có một điểm chung
Ví dụ: Trong hình a), hai đường thẳng D’C’ cắt CC’ tại C’.
b) Hai đường thẳng phân biệt a và b được gọi là song song nhau khi chúng cùng nằm trong một mặt phẳng và không có điểm chung.
Ví dụ: Trong hình b), AA’//DD’, vì chúng cùng thuộc mp(AA’D’D) và không có điểm chung
c) Hai đườnh thẳng phân biệt a và b không cùng nằm trong một mặt phẳng nào.
Ví dụ: Trong hình c), hai đường thẳng AD và D’C’ không thuộc cùng một mặt phẳng nào.
d) hai đường thẳng phân biệt a và b cùng song song với một đường thẳng c nên chúng song song với nhau:
ví dụ: Trong hình d), AB//D’C’ vì chúng cùng song song với DC.
Hoạt động 2: Đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song(15’)
?2 Quan sát hình hộp chữ nhật ABCDA’B’C’D’:
- AB có song song với A’B’ hay không? Vì sao?
- AB có nằm trong mp(A’B’C’D’) hay không?
- Tìm trên hình hộp chữ các đường thẳng song song với mp(A’b’C’D’)
GV: Hai đường thẳng AB và A’B’ ở vị trí nào? AD và A’D’ ở vị trí nào?
GV: AB và AD có cắt nhau không? A’B’ và A’D’ có cắt nhau không?
GV: Yêu cầu HS lặp lại.
GV: Gọi 3 HS lấy ví dụ trong hình hộp chữ nhật?
HS: AB//A’B’ vì ABB’A’ là hình chữ nhật.
HS: AB không nằm trong mp(A’B’C’D’), vì A và B Ï mp(A’B’C’D’).
HS: AB//mp(A’B’C’D’) vì AB Ï mp(A’B’C’D’) và AB//A’B’
Tương tự AD, CÔNG DÂN, BC song song với mp(A’B’C’D’).
HS: AB và A’B’ song song với nhau. AD và A’D’ song song với nhau.
HS: AB và AD cắt nhau tại A, AD và A’D’ cắt nhau tại A’.
HS: Ta nói mp(ABCD) song song với mp(A’B’C’D’).
2. Đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song
Nhận xét:
mp(ABCD) có chứa hai đường thẳng cắt nhau AB, AD và mp(A’B’C’D’) có chứa hai đường thẳng cắt nhau A’B’, A’D’, mà AB//A’B’ và AD//A’D’.
Khi đó ta nói mp(ABCD) song song với mp(A’B’C’D’).
Kí hiệu: mp(ABCD) // mp(A’B’C’D’).
Nhận xét:
+ Một đường thẳng song song với một mặt phẳng khi chúng không có điểm chung.
+ Hai mặt phẳng song song khi chúng không có điểm chung.
+ Hai mặt phẳng phân biệt nếu có một điểm chung thì chúng có chung một đường thẳng đi qua điểm chung đó. Ta nói hai mặt phẳng này cắt nhau.
Hoạt động 3: Củng cố (4’)
GV: yêu cầu hS làm tại lớp bài 5.
GV: Gọi hai HS lên bảng vẽ hình và tô đậm các cạnh bằng nhau của hình b) và hình c)
HS: 
HS1: vẽ hình b)
HS: Theo dõi, nhận xét và ghi vào vở bài tập.
HS2: Vẽ hình c)
HS: Theo dõi, nhận xét và ghi vào vở bài tập.
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà (2’)
+ Xem trước bài “THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT” (tiếp).
+ Làm các bài tập 6, 7, 9 (SGK trang 100).
	Duyệt của tổ trưởng
	 Ngày:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hinh_hoc_8_tiet_56_hinh_hop_chu_nhat_tiep_theo_n.doc