Giáo án môn Hình học 8 - Tiết 32: Luyện tập (Bản chuẩn)

Giáo án môn Hình học 8 - Tiết 32: Luyện tập (Bản chuẩn)

1. MỤC TIÊU

- Củng cố cho HS công thức tính diện tích tam giác.

- HS vận dụng được công thức tính diện tích tam giác trong giải toán: Tính toán, chứng minh, tìm vị trí đỉnh của tam giác thoả mãn yêu cầu về diện tích tam giác.

- Phát triển tư duy: HS hiểu nếu đáy của tam giác không đổi thì diện tích tma giác tỉ lệ thuận với chiều cao tam giác, hiểu được tập hợp đỉnh của tam giác khi có đáy cố định và diện tích không đổi là một đường thẳng song song với đáy tam giác.

2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

GV: Bảng phụ, thước kẻ, êke, phấn màu.

HS:

 + Ôn tập công thức tính diện tích tam giác, diện tích hình chữ nhật, tập hợp đường thẳng song song, đại lượng tỉ lệ thuận (Đại số lớp 7).

 + Thước thẳng, êke, bảng phụ, bút dạ.

3. PHƯƠNG PHÁP

- Gợi mở

- Vấn đáp

4. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

4.1. Ổn định lớp

8A Sĩ số: Vắng:

4.2. Kiểm tra bài cũ

- HS:

 + HS1: Nêu công thức tính diện tích tam giác. Chữa bài tập 19 (SGK – T122).

 + HS2: Chữa bài tập 27 (a, c) (SBT - T129).

- GV nhắc lại: Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức y = kx (với k là một hằng số khác 0) thì ta nói y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k.

4.3. Bài mới

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 269Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học 8 - Tiết 32: Luyện tập (Bản chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/12/2008
Ngày giảng: 8A (02/01/2009)
Bài soạn:
Tuần: 20
Tiết: 32
3. luyện tập
1. Mục tiêu
- Củng cố cho HS công thức tính diện tích tam giác.
- HS vận dụng được công thức tính diện tích tam giác trong giải toán: Tính toán, chứng minh, tìm vị trí đỉnh của tam giác thoả mãn yêu cầu về diện tích tam giác.
- Phát triển tư duy: HS hiểu nếu đáy của tam giác không đổi thì diện tích tma giác tỉ lệ thuận với chiều cao tam giác, hiểu được tập hợp đỉnh của tam giác khi có đáy cố định và diện tích không đổi là một đường thẳng song song với đáy tam giác.
2. chuẩn bị của gv và hs
gV: Bảng phụ, thước kẻ, êke, phấn màu.
HS: 
	+ Ôn tập công thức tính diện tích tam giác, diện tích hình chữ nhật, tập hợp đường thẳng song song, đại lượng tỉ lệ thuận (Đại số lớp 7).
	+ Thước thẳng, êke, bảng phụ, bút dạ.
3. Phương pháp
- Gợi mở
- Vấn đáp
4. tiến trình dạy học
4.1. ổn định lớp
8A 	Sĩ số: 	Vắng:
4.2. Kiểm tra bài cũ
- HS:
	+ HS1: Nêu công thức tính diện tích tam giác. Chữa bài tập 19 (SGK – T122).
	+ HS2: Chữa bài tập 27 (a, c) (SBT - T129).
- GV nhắc lại: Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức y = kx (với k là một hằng số khác 0) thì ta nói y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k.
4.3. Bài mới
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Ghi bảng
hoạt động 1
(luyện tập)
GV yêu cầu HS làm bài tập 21 SGK 
GV đưa đề bài và hình vẽ lên bảng phụ
GV gợi ý:
- Tính diện tích tam giác ADE
- Lập hệ thức biểu thị diện tích hình chữ nhật ABCD gấp ba lần diện tích tam giác ADE
GV yêu cầu HS làm bài tập 24 SGK 
GV hỏi: Để tính được diện tích tam giác cân ABC khi biết BC = a; AB = AC = b ta cần biết điều gì ?
- Hãy nêu cách tính AH ?
- Tính diện tích tam giác cân ABC
GV nêu tiếp: Nếu a = b hay tam giác ABC là tam giác đều thì diẹn tích tam giác đều cạnh a được tính bằng công thức nào ?
GV lưu ý công thức tính diện tích đường cao và diện tích tam giác đều còn dùng nhiều sau này.
GV yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm làm bài tập 22 SGK
GV: Khi xác định các điểm cần giải thích lí do và xét xem đó có bao nhiêu điểm thoả mãn.
- GV đi lại và giúp đỡ một số nhóm học yếu
- GV chốt lại bằng cách đưa ra bảng phụ ghi sẵn lời giải
- HS đọc to đề bài
- HS quan sát hình vẽ, suy nghĩ và trả lời
- HS1 trả lời
- HS2 nhận xét
- 1 HS đọc to đề bài
- 1 HS khác lên bảng vẽ hình
- HS cả lớp vẽ hình vào vở
- HS: Ta cần tính AH
- HS trả lời
- HS phát biểu
HS: Nếu a = b
thì 
- 1 HS đọc to đề bài
- HS hoạt động nhóm
- Sau vài phút HS đưa bảng nhóm lên bảng treo
- Các nhóm nhận xét bài của nhau
- HS quan sát và sửa lại những chỗ sai nếu có
Bài tập 21 (SGK – T122)
SABCD = 5x (cm2)
SABC = = 5 (cm2)
Mà SABCD = 3SABC
5x = 3.5
x = 3 (cm)
Bài tập 24 (SGK – T123)
Xét tam giác vuông AHC có
AH2 = AC2 – HC 2 (định lí Pytago)
Bài tập 22 (SGK – T122)
a) Điểm I phải nằm trên đường thẳng đi qua A và song song với đường thẳng PF thi 
SPIF = SPAF vì hai tam giác này có đáy PF chung và hai đường cao tương ứng bằng nhau.
Có vô số điểm I thoả mãn
b) Tương tự điểm O thuộc đường thẳng b
c) Tương tự điểm N thuộc đường thẳng c
4.4. Củng cố
- Yêu cầu học sinh nhắc lại định lí về công thức tính diện tích của tam giác.
4.5. Hướng dẫn về nhà
- Ôn tập các công thức tính diện hình chữ nhật, diện tích tam giác, diện tích hình thang đã học ở tiểu học, các tính chất của diện tích tam giác.
- Làm bài tập 23 (SGK – T123).
 28, 29, 30 (SBT – T129).
5. Rút kinh nghiệm
.....
.....
.....
.....
.....

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hinh_hoc_8_tiet_32_luyen_tap_ban_chuan.doc