Giáo án môn Hình 8 tiết 31: Ôn tập học kỳ I

Giáo án môn Hình 8 tiết 31: Ôn tập học kỳ I

 Tiết 31

ÔN TẬP HỌC KỲ I

I.Mục tiêu:

 1.Kiến thức: Học sinh được củng cố vững chắc các kiến thức về tứ giác, hình thang, hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông.

 2.Kỹ năng: Học sinh vận dụng được các kiến thức trên vào giải được một số bài tập. Rèn khả năng tư duy tổng hợp các kiến thức.

 3.Thái độ: Cẩn thận, chính xác trong khi vận dụng các kiến thức trong giải toán, có hứng thú với bộ môn hình học.

II.Chuẩn bị:

 1.Giáo viên: SGK toán 8, giáo án, thước thẳng, ê ke, bảng phụ.

 2.Học sinh: Dụng cụ học tập, bảng nhóm.

 

doc 3 trang Người đăng ngocninh95 Lượt xem 1024Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình 8 tiết 31: Ôn tập học kỳ I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng
Lớp 8B:31/12/07	
 Tiết 31
ôn tập học kỳ I
I.Mục tiêu: 
 1.Kiến thức: Học sinh được củng cố vững chắc các kiến thức về tứ giác, hình thang, hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông.
 2.Kỹ năng: Học sinh vận dụng được các kiến thức trên vào giải được một số bài tập. Rèn khả năng tư duy tổng hợp các kiến thức.
 3.Thái độ: Cẩn thận, chính xác trong khi vận dụng các kiến thức trong giải toán, có hứng thú với bộ môn hình học.
II.Chuẩn bị:
 1.Giáo viên: SGK toán 8, giáo án, thước thẳng, ê ke, bảng phụ.
 2.Học sinh: Dụng cụ học tập, bảng nhóm.
III.Tiến trình tổ chức dạy – học:
 1.ổn định tổ chức lớp: (1 phút)
 8B:
 2.Kiểm tra bài cũ: (không kiểm tra mà kết hợp trong khi ôn lý thuyết)
 3.Bài mới: (35 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
*Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết.(23 phút)
G/v:Nêu từng câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời.
H/s:(hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi)
- Nêu định nghĩa hình thang, hình thang cân, hình thang vuông
- Nêu tính chất hình thang.
G/v: Hãy nêu định nghĩa hình bình hành, tính chất hình bình hành.
H/s:(đứng tại chỗ trả lời) 
G/v:(ghi tóm tắt lên bảng)
G/v: ABCD là hình chữ nhật khi nào ? Nêu các tính chất của hình chữ nhật.
H/s:(đứng tại chỗ trả lời) 
G/v:(ghi bảng)
I/Lý thuyết:
1)Hình thang:
 Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song.
Hình thang vuông là hình thang có một cạnh bên vuông góc với đáy.
Hình thang cân là hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau.
*Tính chất hình thang cân:
- Hai cạnh bên bằng nhau.
- Hai đường chéo bằng nhau.
2)Hình bình hành: 
Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song.
*Tính chất: ABCD là hình bình hành
 Û 
3)Hình chữ nhật: 
Hình chữ nhật là tứ giác có 4 góc vuông.
*Tính chất: ABCD là hình chữ nhật 
G/v: Khi nào thì ABCD là hình thoi ? Hình thoi có những tính chất gì ? Nêu dấu hiệu nhận biết hình thoi.
H/s:(đứng tại chỗ trả lời) 
G/v: Hình vuông có những tính chất gì ?
H/s:(đứng tại chỗ trả lời) 
G/v:Nêu công thức tính diện tích hình chữ nhật, tam giác, hình vuông, tam giác vuông ?
H/s:(lên bảng ghi công thức)
G/v:(theo dõi và nhận xét)
*Hoạt động 2: bài tập áp dụng.(12 phút)
G/v:(nêu bài tập cho học sinh chép)
H/s:(chép bài tập và đọc)
G/v:(vẽ hình và ghi giả thiết, kết luận lên bảng)
H/s:(vẽ hình và ghi giả thiết, kết luận vào vở)
G/v:(gợi ý học sinh chứng minh dựa vào tính chất đường trung bình của tam giác từ đó suy ra EFGH là hình gì)
G/v:(yêu cầu học sinh hoạt động nhóm làm ra bảng nhóm phần chứng minh trong 6 phút)
H/s:(hoạt động nhóm theo yêu cầu của giáo viên)
G/v:(yêu cầu các nhóm treo bảng nhóm và gọi đại diện các nhóm nhận xét chéo nhau)
 Û
4)Hình thoi: Hình thoi là tứ giác có 4 cạnh bằng nhau.
*Tính chất: ABCD là hình thoi Û
5)Hình vuông: Hình vuông là tứ giác có 4 cạnh bằng nhau, 4 góc bằng nhau.
*Tính chất: ABCD là hình vuông 
 Û AC BD, AC = BD.
6) Diện tích hình chữ nhật, tam giác, hình vuông:
*Diện tích hình chữ nhật: S = a.b
(a, b: hai kích thước của hình chữ nhật)
*Diện tích hình vuông: S = a2
(a là độ dài cạnh hình vuông)
*Diện tích tam giác vuông: S = ab
(a, b là độ dài hai cạnh góc vuông)
*Diện tích tam giác: S = a.h
(a là độ dài cạnh đáy, h là chiều cao tương ứng)
II/Bài tập: A E B
 ABCD, ẺAB F
 EA = EB, FẻAC H
GT FA = FC, GẻDC C
 GD = GC, HẻDB G
 HD = HB D
 Điều kiện của ABCD để EFGH là:
KL a) Hình chữ nhật
 b) Hình thoi.
 c) Hình vuông.
C/m
Theo giả thiết ta có: 
Suy ra EFGH là hình bình hành.
a) EFGH là hình chữ nhật Û EH ^ EF ị AD ^ BC
H/s:(thực hiện theo yêu cầu của gv) 
G/v:(nhận xét các nhóm hoạt động và cho điểm các nhóm để khuyến khích tinh thần hoạt động nhóm của hs)
b) EFGH là hình thoi Û EH = EF 
ị AD = BC
c) EFGH là hình vuông Û EH ^ EF và 
EH = EF ị AD ^ BC và AD = BC.
 4.Củng cố: (7 phút)
 G/v: Hệ thống nội dung ôn tập.
*Bài tập trắc nghiệm: Điền dấu “x” vào ô Đ(đúng), S(sai) tương ứng trong các khẳng định sau:
Các khẳng định
Đ
S
a) Hai đường chéo của hình thang cân chia hình đó thành 4 tam giác có diện tích bằng nhau.
b) Hai đường chéo của hình thang cân chia hình đó thành 4 tam giác bằng nhau.
c) Hai đường chéo của hình bình hành chia hình đó thành 4 tam giác có diện tích bằng nhau.
d) Hai đường chéo của hình bình hành chia hình đó thành 4 tam giác bằng nhau.
e) Hai đường chéo của hình chữ nhật chia hình đó thành 4 tam giác có diện tích bằng nhau.
f) Hai đường chéo của hình chữ nhật chia hình đó thành 4 tam giác bằng nhau.
g) Hai đường chéo của hình thoi chia hình đó thành 4 tam giác có diện tích bằng nhau.
h) Hai đường chéo của hình thoi chia hình đó thành 4 tam giác bằng nhau. 
*Đáp án: a) Sai, b) Sai, c) Đúng, d) Sai, e) Đúng, f) Sai, g) Đúng, h) Đúng.
 5.Hướng dẫn học ở nhà: (2 phút)
- Ôn tập toàn bộ lý thuyết đã ôn trên lớp.
- Xem lại các bài tập đã chữa.
- Chuẩn bị giờ sau kiểm tra học kỳ I môn hình 1 tiết kết hợp môn đại số 2 tiết.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 31.doc