Giáo án môn Giáo dục công dân lớp 8 - Bài 1: Tôn trọng lẽ phải

Giáo án môn Giáo dục công dân lớp 8 - Bài 1: Tôn trọng lẽ phải

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức: Giúp HS:

- Hiểu được thế nào là lẽ phải và tôn trọng lẽ phải.

- Nêu được một số biểu hiện của sự tôn trọng lẽ phải.

- Hiểu ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải đối với cuộc sống.

- Phân biệt được tôn trọng lẽ phải với không tôn trọng lẽ phải.

2.Kỹ năng :

- Biết suy nghĩ và hành động theo lẽ phải.

3.Thái độ:

- Có ý thức tôn trọng lẽ phải và ủng hộ những người làm theo lẽ phải.

- Không đồng tình với những hành vi làm trái lẽ phải, làm trái đạo lí của dân tộc.

II. Chuẩn bị:

- Gv: sgk,sgv, soạn giáo án,bảng phụ: BT 1/sgk .

- Tham khảo sách bài tập tình huống GDCD 8.

- Sưu tầm một số câu chuyện nói về tôn trọng lẽ phải.

- Hs: Đọc trước phần đặt vấn đề và trả lời trước phần gợi ý trong SGK.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1588Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Giáo dục công dân lớp 8 - Bài 1: Tôn trọng lẽ phải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/8/2012
Ngày dạy:
Lớp 8A ngày 23/8/2012
Lớp 8B ngày 25/8/2012
Bài 1
TÔN TRỌNG LẼ PHẢI
Tuần 1
Tiết 1
I.	 Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Giúp HS:
- Hiểu được thế nào là lẽ phải và tôn trọng lẽ phải.
- Nêu được một số biểu hiện của sự tôn trọng lẽ phải.
- Hiểu ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải đối với cuộc sống.
- Phân biệt được tôn trọng lẽ phải với không tôn trọng lẽ phải.
2.Kỹ năng : 
- Biết suy nghĩ và hành động theo lẽ phải.
3.Thái độ:
- Có ý thức tôn trọng lẽ phải và ủng hộ những người làm theo lẽ phải.
- Không đồng tình với những hành vi làm trái lẽ phải, làm trái đạo lí của dân tộc.
II.	Chuẩn bị:
- Gv: 	sgk,sgv, soạn giáo án,bảng phụ: BT 1/sgk .
- Tham khảo sách bài tập tình huống GDCD 8.
- Sưu tầm một số câu chuyện nói về tôn trọng lẽ phải.
- Hs: Đọc trước phần đặt vấn đề và trả lời trước phần gợi ý trong SGK.
III.	Phương pháp:
- Thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề,thảo luận, đàm thoại.
IV.	Tiến trình giờ dạy:
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
Kiểm tra vệ sinh lớp học.
Kiểm tra sĩ số lớp và tác phong của học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra bài cũ)
Giáo viên chỉ thông qua mục đích, ý nghĩa của môn GDCD trong nhà trường.(2p)
3 Bài mới:
* Giới thiệu bài: (1 phút)
Trong cuộc sống hàng ngày có nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau. Nếu ai cũng có cách ứng xử đúng đắn; biết bênh vực và làm theo những điều đúng; biết bảo vệ chân lý, lẽ phảisẽ góp phần làm cho xã hội trở nên lành mạnh, tốt đẹp hơn. 
- GV kể cho HS nghe câu chuyện : “ Vụ án trái đất quay” về một tấm gương biết bảo vệ chân lý, lẽ phải. Như vậy, qua câu chuyện ta thấy Galilê đã dám bảo vệ điều đúng đắn, không chấp nhận những điều sai trái. Nghĩa là Galilê đã biết tôn trọng lẽ phải. Để biết được lẽ phải là gì? Thế nào là tôn trọng lẽ phải?Chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể hơn qua bài học đầu tiên của chương trình GDCD lớp 8.
* Tiến trình bài dạy :
Tg
Hoạt động của gv và hs
Nội dung
11p
14p
5p
6p
Hoạt động 1: timg hiểu phând đặt vấn đề.
- GV gọi HS đọc các phần đặt vấn đề trong SGK. Yêu cầu HS còn lại theo dõi.
- HS lần lượt đọc ba tình huống trong SGK. 
- Đối với phần đặt vấn đề 1:
HTB:Em hãy nêu những việc làm của viên Tri huyện Thanh Ba với tên nhà giàu và người nông dân nghèo?
HY: Hình bộ Thượng thư là anh ruột của Tri huyện Thanh Ba đã có hành động gì?
Gv: Từ việc làm của hai anh em quan Tri huyện Thanh Ba đã khiến cho quan Tuần phủ Nguyễn Quang Bích phải ra tay diệt trừ nạn tham ô, mang lại hạnh phúc cho người dân nghèo.
HK:Qua đó, em có nhận xét gì về việc làm của quan Tuần phủ Nguyễn Quang Bích?Việc làm đó của ông thể hiện đức tính gì?
- GV chia nhóm cho HS thảo luận hai tình huống còn lại trong SGK.
+ Nhóm 1; 2; 3: Trong các cuộc tranh luận, có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị đa số các bạn khác phản đối. Nếu thấy ý kiến đó đúng thì em sẽ xử sự như thế nào?
+ Nhóm 4; 5; 6: Nếu biết bạn mình quay cốp trong giờ kiểm tra, em sẽ làm gì?
Hs: Thảo luận nhóm. Trình bày kết quả thảo luận và nhận xét.
- GV yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận và nhận xét.
Gv: chuyển ý.
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm và biểu hiện.
Gv: Những hành động diễn ra trong ba tình huống trên người ta gọi là lẽ phải.
HY:Vậy, qua tìm hiểu hãy cho biết thế nào là lẽ phải?
Hs: trả lời.
HTB:Thế nào là tôn trọng lẽ phải?
Hs: trả lời.
- GV treo bảng phụ có ghi bài tập 1 /sgk.
 HTB-K:Em sẽ lựa chọn cách giải quyết nào trong các trường hợp trên và giải thích vì sao?
Hs: Quan sát và làm bài tập trên bảng phụ.
Hs: Cách ứng xử c là đúng đắn nhất. Vì biết tôn trọng lẽ phải
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức theo yêu cầu:
H . Hãy tìm những hành vi tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải?
- Yêu cầu: Mỗi HS được lên bảng một lần và tiến hành chơi trong 5 phút.
HS: Chơi trò chơi tiếp sức theo yêu cầu.
+ Hành vi tôn trọng lẽ phải: Tôn trọng các qui định mà nhà trường đề ra; Tôn trọng nội qui nhà trường đề ra
+ Không tôn trọng lẽ phải:
Làm trái qui định của pháp luật; Vi phạm nội qui cơ quan, trường học; Thích việc gì thì làm; Không dám đưa ra ý kiến của mình;
- Qua đó GV nhận xét về kiến thức cũng như tác phong của HS.
HTB:Qua tìm hiểu trên, hãy cho biết tôn trọng lẽ phải được biểu hiện như thế nào?
GV bổ sung thêm: 
Hoạt động 3: Ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải.
GV: Tôn trọng lẽ phải giúp cho con người rất nhiều trong cuộc sống.
HTB:Nếu trong xã hội mà mọi người đều biết tôn trọng lẽ phải thì xã hội sẽ như thế nào?
Hs: Biết thương yêu nhau, có trật tự, kĩ cương.Xh Lành mạnh, ổn định, phát triển
HY:Qua đó, em hãy cho biết tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa gì?
Hoạt động 4: Luyện tập
Gv: cho hs làm bài tập 2,6
Hs: trả lời bài tập
Gv: nhận xét.
GV:Trong cuộc sống xung quanh chúng ta có nhiều hành vi biểu hiện sự tôn trọng lẽ phải. Mỗi HS chúng ta cần phải học tập và thực hiện để có hành vi và cách ứng xử phù hợp, tránh xa và loại bỏ hành vi trái ngược với sự tôn trọng lẽ phải.
I. Đặt vấn đề:
1/ * Việc làm của tên quan huyện Thanh Ba: ăn hối lộ của tên nhà giàu; Ức hiếp dân nghèo; Xử án không công minh, đổi “trắng” thay “đen”.
- Xin tha cho tên Tri huyện.
* Quan Tuần phủ bắt tên nhà giàu trả ruộng cho người nông dân; Phạt tên nhà giàu về tội hối lộ, ức hiếp; Cách chức Tri huyện Thanh Ba; Không nể nang, đồng loã việc xấu 
Þ Quan Tuần phủ là một người dũng cảm, trung thực, dám đấu tranh đến cùng để bảo vệ chân lý, lẽ phải, không chấp nhận những điều sai trái.
2/ Nếu thấy ý kiến của bạn đúng, em cần ủng hộ bạn
3/ Em cần thể hiện thái độ không đồng tình với bạn và phân tích cho bạn thấy tác hại của việc làm sai trái đó và khuyên bạn không nên làm như vậy.
II. Nội dung bài học:
1/ Khái niệm:
- Lẽ phải: là những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.
- Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn.
2/ Biểu hiện :
- Biết điều chỉnh suy nghĩ , hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và không làm việc sai trái.
* vd: Chấp hành nội qui nơi mình sống, làm việc và học tập; 
- Lắng nghe ý kiến của bạn phân tích, đánh giá ý kiến hợp lý.
3/ Ý nghĩa:
- Tôn trọng lẽ phải giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển.
III. Bài tập:
Bài 2: Phương án: c
Bài 6: rèn luyện tính trung thực, thật thà trong học tập và lao động.Biết điều chỉnh hành vi của mình với bạn bè và thầy cô.
4.Củng cố: (4phút)
- Em hãy giải thích nghĩa của câu tục ngữ: “Gió chiều nào theo chiều đó”
( Không làm chủ được ý kiến, lập trường của mình, ai mạnh hơn thì làm theo người đó)
- Có nhiều ý kiến như:
Ý kiến của bố mẹ luôn luôn đúng, mình phải tôn trọng.
Ý kiến của thầy, cô luôn luôn đúng, mình phải nghe theo.
Hoài nghi ý kiến của mọi người, không tin vào điều tốt đẹp trong cuộc sống
 - Theo em, ý kiến của em thì như thế nào?
5Dặn dò: (1phút)
- Về nhà học bài cần nắm kĩ: Lẽ phải là gì; Tôn trọng lẽ phải là gì? Biểu hiện của tôn trọng lẽ phải; Ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải.
- Hoàn thành các bài tập trong SGK vào vở bài tập.
- Đọc trước phần đặt vấn đề trong bài “Liêm khiết” và soạn trước ở nhà các câu hỏi trong phần gợi ý trong SGK để tiết sau học bài “Liêm khiết”.
V .	 Rút kinh nghiệm: 
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD 8(2).doc