Giáo án môn Giáo dục công dân 8 học kỳ 2

Giáo án môn Giáo dục công dân 8 học kỳ 2

Tiết 21: PHÒNG, CHỐNG NHIỄM HIV/AIDS.

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức :

- Hiểu tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS .Các biện pháp phòng tránh nhiễm HIV/AIDS .

- Những quy định của pháp luật về phòng ,chống nhiễm HIV/AIDS .

- Trách nhiệm của công dân trong việc phòng chống nhiễm HIV/AIDS .

2. Kỹ năng :

- Biết giữ mình để không bị nhiễm HIV/AIDS .

- Không phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS .

3. Thái độ :

- Ủng hộ những hoạt động phòng chống nhiễm HIV/AIDS .

- Không phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS .

II. Các kĩ năng sống cơ bản:

 - Kĩ năng tiếp thu sử lí thông tin, trình bày suy nghĩ /ý tưởng về tệ nạn xã hội và tác hại của nó

- Kĩ năng phê phán đối với những hành vi liên quan đến các tệ nạn xã hội

- Kĩ năng ứng phó, tự bảo vệ.

- Kĩ năng tự tin, kiểm soát cảm xúc, kiên định; biết từ chối không tham gia tệ nạn xã hội và các hành vi mà pháp luật nghiêm cấm.

III. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học :

1.Phương pháp: Phương pháp hỏi và trả lời ,phân tích xử lí tình huống .

2. Kĩ thuật : Thảo luận nhóm, tranh luận, KT trình bày1phút.

IV.Tài liệu , phương tiện thiết bị dạy học :

GV: Sgk, Stk, tranh ảnh có liên quan dến nội dung bài học , phiếu học tập

HS : Chuẩn bị bài ở nhà .

 

doc 37 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 970Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Giáo dục công dân 8 học kỳ 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28. 01.2012 
Ngày giảng: 8A( 30. 01) 
 Tiết 21: Phòng, chống nhiễm HIV/AIDS.
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức :
- Hiểu tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS .Các biện pháp phòng tránh nhiễm HIV/AIDS .
- Những quy định của pháp luật về phòng ,chống nhiễm HIV/AIDS .
- Trách nhiệm của công dân trong việc phòng chống nhiễm HIV/AIDS .
2. Kỹ năng :
- Biết giữ mình để không bị nhiễm HIV/AIDS .
- Không phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS .
3. Thái độ :
- ủng hộ những hoạt động phòng chống nhiễm HIV/AIDS .
- Không phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS .
II. Các kĩ năng sống cơ bản:
 - Kĩ năng tiếp thu sử lí thông tin, trình bày suy nghĩ /ý tưởng về tệ nạn xã hội và tác hại của nó 
- Kĩ năng phê phán đối với những hành vi liên quan đến các tệ nạn xã hội 
- Kĩ năng ứng phó, tự bảo vệ. 
- Kĩ năng tự tin, kiểm soát cảm xúc, kiên định; biết từ chối không tham gia tệ nạn xã hội và các hành vi mà pháp luật nghiêm cấm.
III. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học :
1.Phương pháp: Phương pháp hỏi và trả lời ,phân tích xử lí tình huống .
2. Kĩ thuật : Thảo luận nhóm, tranh luận, KT trình bày1phút... 
IV.Tài liệu , phương tiện thiết bị dạy học : 
GV: Sgk, Stk, tranh ảnh có liên quan dến nội dung bài học , phiếu học tập
HS : Chuẩn bị bài ở nhà .
IV. Tổ chức dạy học .
1. ổn định tổ chức (1’) Kiểm tra sĩ số :
2 . Kiểm tra bài cũ :(3’) 
 H: Làm thế nào để phòng tránh được các tệ nạn xã hội ?
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động 
 * Giới thiệu bài:(1’) GV : Treo bảng phụ ghi thông tin :
 Vào tháng 6-1981 tai Losangierles người ta đẫ phát hiện ra ca nhiễm HIV đầu tiên trên thế giới . Tính đến 1999 số người nhiễm HIV lên đến 336 triệu người trong đó có 12,9 triệu người đã chết vì AIDS . ởViệt Nam 1998 đã phát hiện người nhiễm HIV trên 61 tỉnh thành , tính đến tháng 16-12-1999 phát hiện 16.688 người nhiễm . Năm 2002 phát hiện 86.817 người nhiễm . 30-9-2006 cả nước có 111.148 người nhiễm HIV , trong đó chuyển sang AIDS 18.848 trường hợp trong đó 10.940 người đã chết .
GV : Như chúng ta đã biết HIV/AIDS là một đại dịch nguy hiểm trên thế giới trong đó có Việt Nam. HIV/AIDS đã gây những đau thương cho người mắc bệnh và người thân của họ, cũng như để lại hậu quả nặng nề cho xh. Pháp luật nhà nước ta đã có những quy định để phòng ,chống nhiễm HIV/AIDS. Để hiểu rõ hơn điều này,chúng ta cùng nhau tìm hiểu tiết học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ1: Tìm hiểu đặt vấn đề.(10’)
*Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu các tình huống sgk. Nguyên nhân dẫn đến cái chết của con người.
HS: Đọc phần đặt vấn đề .
H: Tai hoạ giáng xuống gia đình bạn Mai là gì ? 
H: Nguyên nhân nào đã dẫn đến cái chết cho anh trai bạn Mai ?
H: Cảm nhận của em về nỗi đau mà AIDS gây ra cho bản thân và người thân của họ ?
HS : Đối với người nhiễm HIV /AIDS là nỗi bi quan hoảng sợ cái chết đến gần , măch cảm tự ti trước người thân ,bạn bè . Đối với gia đình là nỗi đau mất đi người thân .
GV : Lời nhắn nhủ của bạn Mai cũng là bài học cho chúng ta . Hãy tự bảo vệ mình trước hiểm hoạ AIDS , sống lành mạnh để không rơi vào cảnh đau thương như gia đình của Mai .
H: Theo em con người có thể ngăn chặn được thảm hoạ của AIDS 
không ? Vì sao ?
HS : HĐN(3’)->Trả lời , nhận xét .
GV : Kết luận .
HĐ2 : Tìm hiểu bài học: (15’)
*Mục tiêu : Hiểu tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS .Các biện pháp phòng tránh nhiễm HIV/AIDS. Những quy định của pháp luật về phòng ,chống nhiễm HIV/AIDS .
Trách nhiệm của công dân trong việc phòng chống nhiễm HIV/AIDS .
H: HIV/AIDS được em hiểu là gì ?
GV : HIV/AIDS là hội chứng suy giảm miễm dịch mắc phải ở người .
GV : Cung cấp thêm một sốthông tin cho hs
 +Tháng 6 – 1996 tỉnh Hoà Bình đã phát hiện ca nhiếm HIV đầu tiên ở Kỳ Sơn .
 + Tháng 11-2006 toàn tỉnh phát hiện 1.191 người nhiễm trong đó chuyể sang AIDS la 137 người ,
 + Lai Châu : Tháng 12- 1998 phát hiện 2 ca đầu tiên .
 + 1999 : 7 ca nhiễm.
 + 2000: 11 ca 
 +31-11-2004:104 người nhiễm HIV 
 + 28-12-2006: 170 người nhiễm HIV .Trong đó 91 người chuyển sang AIDS ,đã chết 77 người .16/22 xã đã có người nhiễm HIV .
Thị trấn có người nhiễm nhiều nhất : 46 người .
H: HIV có tính chất nguy hiểm như thế nào ?
H: PL nước ta có những quy định nào để phòng ,chống HIV/AIDS ?
GV : Treo bảng phụ những quy định của pháp luật về phòng chống nhiễm HIV/AIDS .
H: Bản thân mỗi người có trách nhiệm như thế nào trong vấn đề này ?
H: HIV lây truyền qua những con đường nào?
HS :- Lây truyền qua đường máu .
 - Lây truyền qua qhệ tình dục .
 - Lây truyền từ mẹ sang con .
H: Cách phòng tránh ?
HS : Tránh tiếp xúc với máu của người nhiễm HIV/AIDS .
 - Không dùng chung bơm kim tiêm .
 - Không quan hệ tình dục bừa bãi. 
HĐ3 : Luyện tập (10’)
*Mục tiêu :Tìm mối quan hệ giữa HIV /AIDS với các tệ nạn xh khác.
H: Nêu mối quan hệ giữa HIV /AIDS với các tệ nạn xh khác ?
HS : HĐN(3’)->Trả lời , nhận xét .
GV: Kết luận.
GV: Hướng dẫn hs làm bài tập 2.
HS : HĐN(3’)->Trả lời , nhận xét .
GV: Kết luận.
I. Đặt vấn đề .
II. Nội dung bài học .
1. HIV là gì ?
- HIV là tên của một loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người , AIDS là giai đoạn cuối của sự nhiễm HIV .
- HIV /AIDS đang là một đại dịch của thế giới và Việt Nam , đó là căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với sức khẻo ,tính mạng của con người và tương lai nòi giống dân tộc , ảnh hưởng đến kinh tế xh của đất nước .
2. Quy định của pháp luật .
- Mọi người cần có hiểu biết đầy đủ về HIV /AIDS , không phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS và gia đình của họ ; Tích cực tham gia phòng chống HIV/AIDS .
III. Bài tập 
1. Bài tập 1: 
2. Bài tập 2: 
 	 Định hướng
Các con đường b,e,g,i.
4. Củng cố (3’)
GV : Khái quát nội dung chính 
HS: Đọc tài liệu tham khảo .
5. Hướng dẫn học và chuẩn bị bài (2’)
 HS : Học bài, hoàn thành các bài tập . 
Chuẩn bị bài : Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại .
Ngày soạn: 29. 01.2012 
Ngày giảng: 8B( 01. 02)
 8A( 06. 02) 
 Tiết 22
Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại 
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - Hs nắm được những quy định thông thường của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại.
- Phân tích được tính chất nguy hiểm của vũ khí, các chất dẽ gây cháy ,gây nổ và các chất độc hại khác.
- Phân tích được các biện pháp nhằm phòng ngừa các tai nạn trên.
- Nhận biết được các hành vi vi phạm các quy định của nhà nước về phòng ngừa các tai nạn trên.
 2. Kỹ năng: Biết cách phòng nừa và nhắc nhở người khác cùng thực hiện ,
 3. Thái độ: Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của nhà nước về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy, nổ và các chất độc hại; nhắc nhở mọi người xung quanh cùng thực hiện.
II. Các kĩ năng sống cơ bản:
 - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tinvề tình hình tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại gây ra.
- Kĩ năng tư duy sáng tạo trong việc đề xuất các biện pháp phòng tránh tai nạn do vũ khí  cho bản thân và người khác.
- Kĩ năng ứng phó với sự cố nguy hiểm do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại gây ra.
III. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học:
1. Phương pháp: Phương pháp hỏi và trả lời, phân tích xử lí tình huống .
2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, tranh luận, KT trình bày1phút, TLN... 
IV.Tài liệu, phương tiện thiết bị dạy học: 
GV: Sgk, Stk, tranh ảnh có liên quan dến nội dung bài học.
HS : Chuẩn bị bài ở nhà .
IV. Tổ chức dạy học.
1. ổn định tổ chức (1’) Kiểm tra sĩ số :
2 . Kiểm tra bài cũ :(3’) 
 H: HIV/AIDS là gì ? Em hiểu câu “ Đừng chết vì thiếu hiểu biết về AIDS ” là như thế nào ?
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động 
 GV giới thiệu (1’): Ngày 2-5-2003 Xe khách mạng biển số 29H6583 bốc cháy tại khu cổng chợ thôn Đại Bái , xã Đại Bái, huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh. Nguyên nhân tren xe có chở thuốc súng, 88 người bị tai nạn trong vụ cháy này.
 H. Em có suy nghĩ gì về vụ tai nạn trên ?
 Hs : nêu suy nghĩ -> Gv : Gợi dẫn hs vào bài.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ 1: Tìm hiểu đặt vấn đề(10’)
* Mục tiêu: HS nắm được những quy định thông thường của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại .
Gv : Gọi học sinh đọc phần đặt vấn đề .
Hs: đọc .
Gv: Chia hs thành 3 nhóm , phát phiếu học tập.
 Hs : Thảo luận các câu hỏi .
Nhóm 1: Vì sao khi chiến tranh đã kết thúc nhưng vẫn còn có người chết do bị trúng bom mìn gây ra ?
Nhóm 2: Thiệt hại về cháy của nước ta trong thời gian 1998-2002 là như thế nào ?
Nhóm 3: Nguyuên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm ? Ngộ độcthực phẩm gây thiệt hại như thế nào ?
Hs : đại diện trả lời 
Hs : nhóm khác bổ sung .
Gv : Nhận xét – Kết luận :
 Các tai nạn do vũ khí cháy nổ và các chất độc hại gây ra rất nguy hiểm . Vì vậy cần có những quy định cụ thể từ pháp luật nhà nước để phòng ngừa .
HĐ 2: Tìm hiểu nội dung bài học(15’)
* Mục tiêu: Phân tích được tính chất nguy hiểm của vũ khí, các chất dẽ gây cháy ,gây nổ và các chất độc hại khác.
Phân tích được các biện pháp nhằm phòng ngừa các tai nạn trên .
 Gv : Dùng phương pháp đàm thoại , hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung bài học .
H. Những tổn thất do vũ khí cháy nổ và các chất độc hại gây ra ntn?
H. Để phòng ngừa ,hạn chết những quy định đó nhà nước đã ban hành những quy định gì?
H. Trách nhiệm của hs trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy , nổ và các chất độc hại ?
Gv : Liên hệ thực tế việc sử dụng pháo trong dịp tết nguyên đán .
HĐ 3 : Hướng dẫn Luyện tập (10’)
* Mục tiêu: Nhận biết được các hành vi vi phạm các quy định của nhà nước về phòng ngừa các tai nạn trên
Hs : đánh dấu chất và loại có thể gây tai nạn nguy hiểm cho con người .
Hs : Nhận xét 
Gv : Kết luận bài tập đúng .
Gv : hướng dẫn hs làm bài tập 3.
 I. Đặt vấn đề .
Nhóm 1: 
 Chiến tranh đã kết thúc nhưng bom mìn và vật liệu chưa nổ vẫn còn ở khắp nơi, nhất là các địa bàn ác liệt như Quảng Trị .
 Nhóm 2:
 Thiệt hại về cháy nổ từ 1998-2002 .
 Cả nước có 5871 vụ cháy , thiệt hại 902.910 triệu đồng .
 Nhóm 3:
 Nguyên nhân gây ra ngộ độc : THực phẩm bị nhiễm khuẩn , do nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, một số lý do khác .
II. Nội dung bài học .
1. Các tai nạn do vũ khí cháy nổ và các chất độc hại đã gây tổn thất to lớn về người và tài sản cho cá nhân , gia đình và xã hội .
2. Để phòng ngừa , hạn chế các tai nạn đó ,Nhà nước đã ban hành luật phòng cháy và chữa cháy ,luật hình sự và một số vănbản quy phạm pháp luật khác , trong đó : 
- Cấm tàng trữ ,vận chuyển ,buôn bán sử dụng tráI phép các loại vũ khí ,các chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và các chất độc hại 
- Chỉ những cơ quan ,tổ chức ,cá nhân được Nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép mới được giữ , chuyên chở và sử dụng vũ khí , chất nổ, chất cháy , chất phóng xạ và chất độc hại .
- Cơ quan tổ chức cá nhân có trách nhiệm bảo quản ,chuyên chở và sử dụng vũ khí ,chất nổ ,chất ch ... 
H. ở địa phương em, mọi người thực hiện theo hiến pháp và pháp luật như thế nào? Liên hệ?
GV nhắc nhở, lưu ý.
I. Ngoại khoá các vấn đề ở ĐP. 
1. Tệ nạn xã hội
 - Tình hình ở địa phương và cách khắc phục
2. Nếu bố mẹ, anh chị emvà những ngời xung quanh nơi em ở bị nhiễm HIV/AIDS thì em sẽ làm gì?
3. Hiến pháp – pháp luật.
 Nhận xét về việc thực hiện hiến pháp, pháp luật nhà nước ở địa phương nơi em ở như thế nào? Em có những biện pháp gì khắc phục về những hành vi vi phạm pháp luật của bản thân hoặc bạn bè.
4. Củng cố(2’)
 - GV khắc sâu kiến thức
5. Hướng dẫn học và chuẩn bị bài(2’)
- Liên hệ thực tế địa phương
- Chuẩn bị tiết 2: Thực hành ngoại khóa
 ***************************
Ngày soạn: 15. 04. 2012
 Ngày giảng : 8B(18. 04)
 8A(23. 04)
Tiết 33
Ngoại khoá các vấn đề địa phương và thực hành 
nội dung đã học(T2)
 I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu sơ lược về khái niệm ma tuý và tác hại của nó.
 2. Kĩ năng: Tránh xa ma tuý và các con đường đễ sa vào ma tuý.
 3. Thỏi độ: Hình thành cho học sinh lối sống lành mạnh, tham gia các hoạt động phòng chống ma tuý trong học đường.
II. Chuẩn bị
- SGK, SGV lớp 8
- Tư liệu về các vấn đề ở địa phương.
III. Phương pháp: Thảo luận, giải quyết vấn đề, liên hệ gương người tốt việc tốt
IV. Tổ chức dạy học
 1. ổn định tổ chức (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ (3’): Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động 
HĐ 1: Khởi động(1’)
 Như các em đã biết hiện nay đất nước ta đã và đang đối mặt với nhiều tệ nạn xã hội trong đó nguy hiểm nhất là tệ nạn ma tuý. Ma tuý gây hại không chỉ đến sức khoẻ của con người mà còn tác hại đến những vấn đề khác. Vậy ma tuý là gì? Tác hại của nó như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ 2: Tìm hiểu khái niệm về ma tuý(35’)
* Mục tiêu: Tìm hiểu khái niệm về ma tuý
Gv phát cho học sinh các tư liệu cơ bản về ma tuý, hướng dẫn các em tìm hiểu và trả lời các câu hỏi sau:
H. Ma tuý là gì?
H. Chất gây nghiện là gì?
H. Chất hướng thần là gì?
H. Thế nào được gọi là tiền chất?
Gv cho học sinh quan sát các hình ảnh về những nhóm ma tuý thường gặp.
H. Căn cứ theo nguồn gốc thì ma tuý được chia làm mấy loại?
H. Căn cứ vào sự tác động lên hệ thần kinh thì ma tuý có mấy loại?
GV: Hiện nay theo thống kê của LHQ có 247 chất ma tuý cần kiếm soát còn ở Việt Nam chúng ta thì quy định có 249 chất.
H. Thế nào là nghiện ma tuý?
H. Có thể nhận biết người nghiện qua những biểu hiện gì?
H. Theo em một người khi sa vào con đường nghiện ma tuý thì bản thân họ có nhunữg tác hại gì?
H. Trong gia đình nếu có người nghiện ma tuý theo em sẽ có những tác hại gì?
H. Ma tuý có tác hại gì đối với xã hội?
I. Những vấn đề chung về ma tuý:
1. Ma tuý là gì?
- Là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh mục do chính phủ ban hành
a. Chất gây nghiện: Là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
b. Chất hướng thần: là chất kích thích ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thế dẫn tới tình trạng nghiện.
c. Tiền chất: Là các chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế, sản xuất ma tuý được quy định trong danh mục do chính phủ ban hành.
2. Các loại ma tuý:	
a. Căn cứ theo nguồn gốc: 
- Nhóm được chiết xuất từ cây thuốc phiện.
- Nhóm được chiết xuất từ cây côca
- Nhóm được chiết xuất từ cây cần sa
- Nhóm được sản xuất từ các tiền chất, hợp chất.
b. Căn cứ vào sự tác động lên hệ thần kinh:
- Ma tuý gây ức chế thần kinh.
- Ma tuý kích thích thần kinh.
- Ma tuý gây ảo giác.
3. Nghiện ma tuý:
- Là trạng thái nhiễm độc mãn tính do sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần chất ma tuý nào đó.
II. Tác hại của ma tuý
1. Tác hại đối với cá nhân, gia đình người nghiện:
a. Đối với người nghiện: 
+ ảnh hưởng tới sức khoẻ,rối loạn tâm sinh lí, tai biến do tiêm chích, dễ lây nhiễm HIV,...
+ ảnh hưởng tới nhân cách: giảm sút nhân cách, luôn thấy cuộc đời bế tắc,u sầu, bi quan, sống không mục đích, thường xuyên xung đột với gia đình, lang thang, bụi đời..
b. Đối với gia đình:
- ảnh hưởng lớn đến kinh tế và hạnh phúc gia đình
2. Tác hại đối với xã hội:
- ảnh hưởng lớn đến trật tự an ninh xã hội.
- ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế...
4. Củng cố(2’)
 - GV khắc sâu kiến thức
5. Hướng dẫn học và chuẩn bị bài(3’)
- Liên hệ thực tế địa phương
- Chuẩn bị : “ Ôn tập học kì II”
 ***************************
Ngày soạn: 15. 04. 2012
 Ngày giảng : 8B(18. 04)
 8A(23. 04)
Tiết 33
Ngoại khoá các vấn đề địa phương và thực hành 
nội dung đã học(T2)
 I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu sơ lược về khái niệm ma tuý và tác hại của nó.
 2. Kĩ năng: Tránh xa ma tuý và các con đường đễ sa vào ma tuý.
 3. Thỏi độ: Hình thành cho học sinh lối sống lành mạnh, tham gia các hoạt động phòng chống ma tuý trong học đường.
II. Chuẩn bị
- SGK, SGV lớp 8
- Tư liệu về các vấn đề ở địa phương.
III. Phương pháp: Thảo luận, giải quyết vấn đề, liên hệ gương người tốt việc tốt
IV. Tổ chức dạy học
 1. ổn định tổ chức (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ (3’): Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động 
HĐ 1: Khởi động(1’)
 Như các em đã biết hiện nay đất nước ta đã và đang đối mặt với nhiều tệ nạn xã hội trong đó nguy hiểm nhất là tệ nạn ma tuý. Ma tuý gây hại không chỉ đến sức khoẻ của con người mà còn tác hại đến những vấn đề khác. Vậy ma tuý là gì? Tác hại của nó như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ 2: Tìm hiểu khái niệm về ma tuý(35’)
* Mục tiêu: Tìm hiểu khái niệm về ma tuý
Gv phát cho học sinh các tư liệu cơ bản về ma tuý, hướng dẫn các em tìm hiểu và trả lời các câu hỏi sau:
H. Ma tuý là gì?
H. Chất gây nghiện là gì?
H. Chất hướng thần là gì?
H. Thế nào được gọi là tiền chất?
Gv cho học sinh quan sát các hình ảnh về những nhóm ma tuý thường gặp.
H. Căn cứ theo nguồn gốc thì ma tuý được chia làm mấy loại?
H. Căn cứ vào sự tác động lên hệ thần kinh thì ma tuý có mấy loại?
GV: Hiện nay theo thống kê của LHQ có 247 chất ma tuý cần kiếm soát còn ở Việt Nam chúng ta thì quy định có 249 chất.
H. Thế nào là nghiện ma tuý?
H. Có thể nhận biết người nghiện qua những biểu hiện gì?
H. Theo em một người khi sa vào con đường nghiện ma tuý thì bản thân họ có nhunữg tác hại gì?
H. Trong gia đình nếu có người nghiện ma tuý theo em sẽ có những tác hại gì?
H. Ma tuý có tác hại gì đối với xã hội?
I. Những vấn đề chung về ma tuý:
1. Ma tuý là gì?
- Là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh mục do chính phủ ban hành
a. Chất gây nghiện: Là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
b. Chất hướng thần: là chất kích thích ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thế dẫn tới tình trạng nghiện.
c. Tiền chất: Là các chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế, sản xuất ma tuý được quy định trong danh mục do chính phủ ban hành.
2. Các loại ma tuý:	
a. Căn cứ theo nguồn gốc: 
- Nhóm được chiết xuất từ cây thuốc phiện.
- Nhóm được chiết xuất từ cây côca
- Nhóm được chiết xuất từ cây cần sa
- Nhóm được sản xuất từ các tiền chất, hợp chất.
b. Căn cứ vào sự tác động lên hệ thần kinh:
- Ma tuý gây ức chế thần kinh.
- Ma tuý kích thích thần kinh.
- Ma tuý gây ảo giác.
3. Nghiện ma tuý:
- Là trạng thái nhiễm độc mãn tính do sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần chất ma tuý nào đó.
II. Tác hại của ma tuý
1. Tác hại đối với cá nhân, gia đình người nghiện:
a. Đối với người nghiện: 
+ ảnh hưởng tới sức khoẻ,rối loạn tâm sinh lí, tai biến do tiêm chích, dễ lây nhiễm HIV,...
+ ảnh hưởng tới nhân cách: giảm sút nhân cách, luôn thấy cuộc đời bế tắc,u sầu, bi quan, sống không mục đích, thường xuyên xung đột với gia đình, lang thang, bụi đời..
b. Đối với gia đình:
- ảnh hưởng lớn đến kinh tế và hạnh phúc gia đình
2. Tác hại đối với xã hội:
- ảnh hưởng lớn đến trật tự an ninh xã hội.
- ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế...
4. Củng cố(2’)
 - GV khắc sâu kiến thức
5. Hướng dẫn học và chuẩn bị bài(3’)
- Liên hệ thực tế địa phương
- Chuẩn bị : “ Ôn tập học kì II”
 ***************************
Ngày soạn: 22. 04. 2012
Ngày giảng: 8B(25. 04)
 8A(28. 04) Bù
Tiết 34
Ôn tập học kì II
I. Mục tiêu:	
- Giúp HS có điều kiện ôn tập, hệ thống lại các kến thức đã học trong học kì II, nắm được những kiến thức cơ bản, trọng tâm, làm được các bài tập trong sách giáo khoa.
- Tạo cho các em có ý thức ôn tập, học bài và làm bài.
- HS có phương pháp là các dạng bài tập, đặc biệt là áp dụng các kiến thức đã được học vào trong cuộc sống.
II. Chuẩn bị:
 - GV: Nghiên cứu SGK, SGV, giáo án.
 - HS: Học thuộc bài cũ, làm các bài tập trong sách giáo khoa..
III. Phương pháp: Phương pháp hỏi và trả lời, phân tích xử lí tình huống.
IV. Tổ chức các hoạt động
1. ổn định tổ chức 1’
2. Kiểm tra bài cũ : Không 
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động 
HĐ1: Khởi động 1’
 Từ đầu học kì II đến giờ, thầy trò ta đã học được 8 bài với những phẩm chất đạo đức và những vấn đề pháp luật cần thiết cần thiết trong cuộc sống của mối con người và xã hội. Vậy để hệ thống lại các bài học đó, thầy trò ta sẽ nghiên cứu bài học hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ2. HD Củng cố lý thuyết(38’) 
* Mục tiờu: Hệ thống lại các kến thc đã học trong học kì II, nắm được những kiến thức cơ bản, trọng tâm, làm được các bài tập trong sách giáo khoa.
GV: Yêu cầu HS nêu nội dung chơng trình GDCD 8.
HS: Suy nghĩ, trả lời. 
GV: Nêu lại 8 chủ đề đạo đức.
 Nêu lại 5 chủ đề pháp luật.
Ngoài ra còn có thêm phần thành, ngoại khoá.
GV: Hãy nêu lại thứ tự các bài đạo đức đã học?
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Hãy nêu lại thứ tự các bài pháp luật đã học.
GV: Nhận xét, chuyển tiếp.
GV: Yêu cầu HS nêu nội dung chính của từng bài trong kỳ II.
 - Liên hệ thực tế phần tệ nạn xã hội, phòng chống nhiễm HIV/AIDS, quyền sở hữu tài sản... Quyền tự do ngôn luận, Hiến pháp và pháp luật nước CHXHCN Việt Nam.
GV: So sánh ĐĐ với pháp luật?
HS: Làm bài.
 Trình bày.
 Lớp bổ sung, nhận xét.
GV: Chốt:
 Yêu cầu HS nêu nội dung chưa hiểu.
 Làm bài tập khó trong chương trình.
I. Ôn tập 
1. Nội dung chương trình
Môn GDCD 8 có 2 phần Đ2
 PL 
Phần Đ2 có 11 bài:
Phần pháp luật: 10
Tất cả học trong 26 tiết.
11 bài:
10 bài.
2. Nội dung kiến thức từ bài 13
4. Củng cố (3’)
H. Nêu nguyên tắc hợp tác cuả Đảng và nhà nước ta? Đối với HS cần phải làm gì để rèn luyện tinh thần hợp tác?
GV: Tổng kết toàn bài.
Hệ thống lại kiến thức tòan bộ chương trình GDCD 8 ở cấp THCS
5. Hướng dẫn học bài( 2’)
- Về nhà học bài, làm bài tập.
- Chuẩn bị cho bài kiểm tra học kì II.
 *****************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGA GDCD Ki 2 Cuc chuan.doc