Giáo án môn Địa lí 8 cả năm

Giáo án môn Địa lí 8 cả năm

PHẦN I

THIÊN NHIÊN CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC

XI – CHÂU Á

Bài 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

 Học sinh nắm được đặc điểm vị trí địa lý kích thước địa hình và khoáng sản Châu Á.

2. Kỹ năng:

Củng cố và phát triển các kỹ năng đọc phân tích so sánh các đối tượng trên lược đồ.

3. Thái độ:

Học sinh hiểu được các điều kiện tự nhiên của Châu Á gắn liền với tự nhiên của Việt Nam.

II. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên: Bản đồ tự nhiên Châu Á.

2. Học sinh: Tìm hiểu bài tập bản đồ, lược đồ Châu Á.

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP.

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

3. Bài mới.

 

doc 116 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1038Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Địa lí 8 cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1
Tiết: 1
PHẦN I
THIÊN NHIÊN CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC
XI – CHÂU Á
Bài 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
	Học sinh nắm được đặc điểm vị trí địa lý kích thước địa hình và khoáng sản Châu Á.
2. Kỹ năng:
Củng cố và phát triển các kỹ năng đọc phân tích so sánh các đối tượng trên lược đồ.
3. Thái độ:
Học sinh hiểu được các điều kiện tự nhiên của Châu Á gắn liền với tự nhiên của Việt Nam.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: Bản đồ tự nhiên Châu Á.
2. Học sinh: Tìm hiểu bài tập bản đồ, lược đồ Châu Á.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
 * Hoạt động 1:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát bản đồ Châu Á.
? Cho biết Châu Á có vị trí tự nhiên như thế nào?
? Châu Á rộng lớn có vị trí rất độc đáo, nó khác với Châu Mĩ và Châu Phi như thế nào?
(Châu Á thuộc nữa cầu Bắc, Châu Mĩ và Châu Phi nằm ở cả hai nửa cầu).
? Quan sát quả địa cầu vì sao Chấu Á lại được gọi là lục địa Âu Á?
? Cho biết diện tích Châu Á kể cả đảo bao quanh?
Số đất liền: 41,5 triệu km2, diện tích các đảo: 44,4 triệu km2.
* Giáo viên chia lớp 4 nhóm:
? Dựa vào hình 1.1/SGK. Cho biết:
- Nhóm 1: Đọc và chỉ trên bản đồ điểm cực Bắc ở vĩ độ? Các nhóm còn lại cùng theo dõi.
- Nhóm 2: Xác định điểm cực Nam.
- Nhóm 3: Xác định điểm cực Tây.
- Nhóm 4: Xác định điểm cực Đông.
? Quan sát Châu Á từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam em có nhận xét gì về vị trí? (thuộc nửa cầu Bắc).
? Quan sát hình 1.1. Châu Á tiếp giáp với đại dương và châu lục nào? (Âu – Phi và 3 đại dương).
? Châu Á có vị trí và diện tích so với các châu lực khác như thế nào?
- Giáo viên yêu cầu học sinh chỉ trên bản đồ và nhắc lại vị trí.
? Từ vị trí đó Châu Á có đặc điểm gì về khí hậu.
Giáo viên sơ lược và chuyển ý.
 * Hoạt động 2:
- Quan sát hình 1.2. Về màu sắc ký hiệu bản đồ địa hình khoáng sản.
? Địa hình Châu Á có đặc điểm gì?
Giáo viên liên hệ Việt Nam cũng có ¾ diện tích là đồi núi.
? Hãy đọc và xác định 4 mạch núi lớn trên bản đồ.
- Thiên sơn, Tây Tạng, Côn Luân, Hima
? Em hãy tìm hình 1.2 các sơn nguyên lớn nhất?
- Trung Xibia, Tây Tạng, Đêcan
? Đọc và xác định các đồng bằng lớn.
- Tây Xibia, Turan, Ấn Hằng, Lưỡng Hà
? Xác định hướng của các mạch núi chính theo em địa hình Châu Á phức tạp hay đơn giản? Tại sao?
? Châu Á có những khoáng sản nào? Phân bố ở đâu? Kể tên các khoáng sản chủ yếu?
? Châu Á có những khoáng sản nào? Phân bố ở đâu? kể tên các khoáng sản chủ yếu?
? Dầu mỏ tập trung ở phía nào của Châu Á? khu vực Tây Á, Đông Nam Á.
- Dầu mỏ, than đá
? Việt Nam có khoáng sản nào không? Cho ví dụ.
- Dầu mỏ ở Vũng Tàu, Trường Sa, chất đốt
? Dựa vào kiến thức đã học cho biết các khoáng sản kể trên thuộc nhóm khoáng sản nào?
1. Vị trí địa lý và kích thước của châu lục.
Châu Á có tổng diện tích 44,4 triệu km2
- Điểm cực Bắc: 77044’ B (mũi Sêlưuxleim)
- Điểm cực Nam: 1015’ B (mũi Pia)
- Châu Á có diện tích rộng nhất thế giới chạy dài từ vòng cực Bắc đến đường xích đạo.
ðNên có đầy đủ các đới khí hậu.
2. Đặc điểm địa hình và khoáng sản.
a. Địa hình.
- Châu Á có địa hình phức tạp nhiều mach núi cao, sơn nguyên đồ sộ xen kẻ đồng bằng rộng lớn.
b. Khoáng sản.
- Châu Á giàu khoáng sản đứng đầu thế giới với trữ lượng lớn. Với nhiều loại khoáng sản có giá trị lớn như: Đâu mỏ, khí đốt, than
* Giáo viên kết bài học và lưu ý những điểm cần thiết của bài học.
	4. Củng cố:
	? Nêu vị trí lãnh thổ Châu Á và ý nghĩa của chúng đối với khí hậu Châu Á?
	? Nêu và chỉ rõ đặc điểm địa hình Châu Á?
	5. Dặn dò:
	Về nhà làm bài tập 3 SGK, các bài tập trong tập bản đồ
	Tham khảo bài khí hậu Châu Á.
	IV. RÚT KINH NGHIỆM.
KÝ DUYỆT 
Ngày 9 tháng 09 năm 2010
Tuần 2
Tiết 2
Bài 2: KHÍ HẬU CHÂU Á
	I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
	1. Kiến thức.
	Học sinh hiểu được tính phức tạp, đa dạng của khí hậu Châu Á mà nguyên nhân do vị trí địa lý, kích thước địa hình bị chia cắt mạnh.
	2. Kỹ năng.
	Rèn luyện kỹ năng phân tích biểu đồ, đọc lược đồ khí hậu.
	3. Thái độ.
	Thấy được khí hậu ảnh hưởng đến môi trường giáo dục các em có biện pháp cải thiện và khắc phục khí hậu, ý thức được
	II. CHUẨN BỊ.
	1. Giáo viên: Bản đồ các đới khí hậu Châu Á.
	2. Học sinh: Tranh ảnh sưu tầm về bão, lốc xoáy.
	III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP.	
	1. Ổn định lớp.
	2. Kiểm tra bài cũ.
 Nêu vị trí lãnh thổ Châu Á và ý nghĩa của chúng đối với khí hậu Châu Á?
	 Nêu và chỉ rõ đặc điểm địa hình Châu Á?
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
 * Hoạt động 1.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát bản đồ khí hậu Châu Á.
? Khí hậu Châu Á phân hoá như thế nào?
? Hãy nêu đặc điểm khí hậu của Châu Á?
? Châu Á có mấy đới đới khí hậu?
? Quan sát hình 2.1/SGK. Đọc tên các đới khí hậu từ vòng cực Bắc đến xích đạo theo kinh tuyến 800 Đông.
? Nêu đặc điểm khí hậu cực và cận cực?
- Thuộc vòng cực Bắc có mùa đông lạnh T0 - 300C
? Nêu đặc điểm khí hậu nhiệt đới?
? Việt Nam nằm ở đới khí hậu nào?
? Quan sát hình 2.1. Cho biết một trong các đới khí hậu có nhiều kiểu khí hậu và đọc lên các đới có các kiểu khí hậu?
? Nêu đặc điểm khí hậu ôn đới? Nói rõ các kiểu khí hậu?
? Nêu đặc điểm khí hậu lục địa?
-Xa biển: + mùa đông lạnh
 + mùa hạ nóng khô
? Tìm trong lược đồ khu vực khí hậu ôn đới lục địa và điền vào khoảng trống các kiểu khí hậu?
? Nêu đặc điểm khí hậu cận nhiệt?
? Tại sao Châu Á lại có nhiều kiểu khí hậu khác nhau?
- Do vị trí kéo dài từ vòng cực Bắc đến đường xích đạo, do kích thước, địa hình.
- Giáo viên sử dụng hình thức thảo luận nhóm xác định và thảo luận để rút ra vị trí và đặc điểm của các kiểu khí hậu.
 * Hoạt động 2:
? Quan sát hình 2.1. Và tìm vị trí đặc điểm của 2 kiểu khí hậu chính?
? Chỉ trên lược đồ khu vực có kiểu khí hậu gió mùa? Nêu đặc điểm của chúng? (Mùa đông lạnh khô, hạ nóng ẩm)
? Việt Nam nằm ở kiểu khí hậu nào? (nhiệt đới gió mùa)
? Khí hậu gió mùa nhiệt đới, ôn đới nằm ở đâu? (khu vực Đông Á)
? Quan sát hình 2.1. Chỉ ra khu vực có kiểu khí hậu lục địa.
? Khí hậu lục địa có đặc điểm gì?
- Sâu trong lục địa, khí hậu hà khắc.
? Khí hậu lục địa phát triển những loại cảnh quan nào?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét và phân tích biểu đồ nhiệt độ và mưa.
? Khí hậu đã ảnh hưởng đến môi trường như thế nào?
-Bão, mưa đá, lũ, lốc xoáy.
1. Khí hậu Châu Á phân hoá rất đa dạng.
- Khí hậu phân hoá theo các đới khác nhau: Thay đổi từ Bắc xuống Nam. Cực và cận cực đến ôn đới đến cận nhiệt đến nhiệt đới đến xích đạo.
* Ôn đới: 3 kiểu khí hậu: Ôn đới lục địa, gió mùa và hải dương.
* Cận nhiệt: Địa trung hải lục địa, núi cao, gió mùa.
2. Khí hậu Châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và lục địa.
a. Khí hậu gió mùa:
- Cận nhiệt gió mùa.
- Ôn đới gió mùa.
- Nhiệt đới gió mùa.
(Nam Á và Đông Nam Á).
b. Các kiểu khí hậu lục địa.
- Sâu trong lục địa nên có mùa đông lạnh khô, mùa hạ nóng ẩm.
4. Củng cố:
	Phân tích 3 biểu đồ về nhiệt độ và lượng mưa của 3 địa điểm (SGK).
	Cho biết chúng thuộc đới khí hậu nào?
	5. Dặn dò:
	Về nhà làm bài tập 1 và bảng 2.1/SGK.
	IV. RÚT KINH NGHIỆM.
KÝ DUYỆT
Ngày 09 tháng 09 năm 2010
Tuần: 3
Tiết: 3
Bài 3: SÔNG NGÒI VÀ CẢNH QUAN CHÂU Á
	I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
	1. Kiến thức.
	- Học sinh nắm được hệ thống các sông lớn đặc điểm chế độ nước và giá trị kinh tế.
	- Sự phân hoá đa dạng của cảnh quan tự nhiên và mối quan hệ giữa khí hậu và cảnh quan.
	- Những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên Châu Á đối với việc phát triển kinh tế xã hội.
	2. Kỹ năng.
	Học sinh xác định vị trí địa lý của các sông trên bản đồ.
	3. Thái độ.
	Yêu mến thiên nhiên, bảo vệ môi trường, tránh ô nhiễm sông
	II. CHUẨN BỊ.
	1. Giáo viên: Bản đồ và cảnh quan tự nhiên Châu Á.
	2. Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh về cảnh quan đài nguyên.
	III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP.	
	1. Ổn định lớp.
	2. Kiểm tra bài cũ.
	 Cho biết đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu lục địa .
	Giáo viên gọi học sinh lên làm bài tập 3/SGK.
	3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
 * Hoạt động 1.
- Học sinh quan sát hình 1.2 và bản đồ sông ngòi Châu Á.
? Dựa vào hình 1.2. Cho biết sông lớn nhất Bắc và Đông Á bắt nguồn từ khu vực nào? Biển nào?
? Chỉ trên bản đồ các con sông và nêu đặc điểm các sông đó. (Sông Đông Á: Amua, Hồng Hà, Trường Giang)
? Khu vực Đông Nam Á gồm những sông nào? Chỉ trên bản đồ
(Sông Mêkông bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng)
? Nêu đặc điểm của các sông đó?
? Những sông nào đóng băng về mùa đông (sông ÔBi)
? Dựa vào hình 1.2 và 2.1
? Sông ÔBi chạy theo hướng nào? Qua đới khí hậu? (Hàn đới, ôn đới - hướng Bắc Nam).
? Đặc điểm của sông?
(Mùa đông đóng băng, mùa xuân băng tan)
? Xác định trên bản đồ sông lớn của Đông Nam Á và nêu đặc điểm? Kể tên sông lớn của Việt Nam.
? Chỉ và nêu đặc điểm của sông Đông Nam Á
? Đặc điểm sông Đông Á? Chảy theo hướng nào? (ôn đới, cận nhiệt đới)
? Nêu mặt thuận lợi và khó khăn, giá trị của các con sông?
(Cung cấp thuỷ hải sản, thuỷ điện, giao thông thuận lợi lũ lụt, úng)
? Vị trí địa hình, khí hậu còn ảnh hưởng đến các đới cảnh quan tự nhiên như thế nào?
? Nêu giá trị của sông ngòi.
 * Hoạt động 2.
- Quan sát hình 2.1 và 3.1
? Hãy cho biết các đới cảnh quan tự nhiên của Châu Á từ Bắc đến Nam.
 Đài nguyên à rừng lá kim à rừng hỗn giao và rừng lá to à địa trung hải à rừng cận nhiệt đới ấm à xa van bụi gai à sa mạc à núi cao.
? Cảnh quan đài nguyên thuộc đới khí hậu nào?
? Cảnh quan địa trung hải thuộc đới khí hậu nào?
? Rừng lá kim có diện tích rộng được phân bố ở đâu? (Vùng Xibia)
VD: Đài nguyên thuộc khí hậu cực.
 Tai ga (lá kim) thuộc ôn đới.
? Rừng cận nhiệt phân bố ở đâu? (khu vực Đông Á).
? Qua tìm hiểu về cảnh quan của Châu Á em thấy có những thuận lợi và khó khăn gì?
Thuận lợi: Khoáng sản, đất, sinh vật
- Giáo viên sơ lược và chuyển ý.
 * Hoạt động 3.
? Nêu mặt thuận lợi của thiên nhiên Châu Á?
(Tài nguyên khoáng sản phong phú đa dạng vào bậc nhất thế giới).
? Khó khăn của thiên nhiên Châu Á?
Thiên tai, hạn hán, lũ lụt giao thông đi lại khó khăn.
? Nêu những biện pháp khắc phục các khó khăn của Châu Á.
1. Đặc điểm sông ngòi.
- Mạng lưới sông ngòi nhiều và lớn phân bố không đồng đều chế độ nước phức tạp phụ thuộc vào khí hậu.
* Sông Bắc Á.
- Sông chảy theo hướng Bắc Nam mùa đông sông bị đóng băng, mùa xuân băng tan lũ băng.
* Đông Nam Á.
- Chảy qua khí hậu nhiệt đới gió mùa. sông có 2 mùa.
* Sông Đông Á.
- Chảy qua khí hậu ôn đới gió mùa và cận nhiệt đới.
ðThuỷ chế thất thường
2. Cảnh quan tự nhiên.
- Từ Bắc đến Nam có đủ các cảnh quan tự nhiên ứng với mỗi đới khí hậu.
ðCảnh quan phân hoá đa dạng gắn liền với khí hậu.
3. Những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên Châu Á.
* Thuận lợi: Nhiều khoáng sản với trữ lượng lớn.
Đất, khí hậu, thuỷ văn
* Khó khăn: Địa hình hiểm  ... ên và học sinh
Nội dung
 * Hoạt động 1.
- Xác định vị trí và giới hạn của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
? Cho biết ý nghĩa của vị trí địa lí đặc biệt đối với khí hậu.
- Nằm sát đường chí tuyến Bắc và Á nhiệt đới Hoa Nam chịu ảnh hưởng của gió mùa đông Bắc.
? Nếu miền Bắc sát chí tuyến Nam thì miền Nam nằm ở vị trí giới hạn như thế nào?
(Miền Nam sát đường xích đạo: tính chất nóng ẩm)
 * Hoạt động 2.
? Nêu đặc điểm nổi bật của khí hậu miền Bắc?
Miền Bắc: Mùa đông lạnh, khô
 Hạ nóng, mưa.
? Ảnh hưởng của khí hậu lạnh đến sản xuất nhỏ và đời sống con người.
Thuận lợi: Sản xuất thâm canh chuyên canh.
Khó khăn: Nhiệt độ giảm có hại đến cây trồng, vật nuôi.
VD: Đồng bằng Bắc Bộ: vụ đông Xuân, vụ màu.
? Vì sao tính chất nhiệt đới của miền bị giảm sút mạnh mẽ.
(Do vị trí địa lý chịu ảnh hưởng trực tiếp gió mùa đông Bắc, địa hình, đồi núi thấp, dãy núi cánh cung mở rộng phía Bắc đón gió mùa Đông Bắc vào sâu Bắc Bộ)
 * Hoạt động 3.
? Nêu các dạng địa hình ở miền Bắc và Đông Bắc Bộ? Địa hình nào chiếm diện tích lớn?
(Đồi núi thấp)
? Đọc tên các hệ thống sông lớn của miền?
2: Sông Hồng và sông Thái Bình.
(2 mùa rõ rệt chảy theo mùa khí hậu)
 * Hoạt động 4.
? Dựa vào SGK: Miền Bắc và Đông Bắc Bộ có những tài nguyên gì? Nêu giá trị kinh tế của chúng.
(Nhiều tài nguyên khoáng sản)
? Vấn đề gì được đặt ra khi khai thác tài nguyên và phát triển kinh tế bền vững ở miền? Các cảnh đẹp nổi tiếng ở miền Bắc.
VD: Vịnh Hạ Long, Hồ Ba Bể.
1. Vị trí và phạm vi lãnh thổ của miền.
- Nằm sát đường chí tuyến Bắc, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc.
2. Tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ mùa đông lạnh khô kéo dài.
- Mùa đông lạnh khô
- Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều.
3. Địa hình phần lớn là đồi núi thấp với những cánh cung núi mở rộng về phía Bắc và qui tụ về Tam Đảo.
- Hệ thống sông chảy hướng Tây Bắc Đông Nam vòng cung.
2 mùa
4. Tài nguyên phong phú và đa dạng nhiều cảnh quan đẹp và nổi tiếng.
- Đây là khu vực nhiều cảnh đẹp và nhiều tài nguyên nhất cả nước.
	3.3. Củng cố.
	? Nguyên nhân nào khiến miền Đông Bắc Bộ lại có nhiều đợt gió mùa Đông Bắc kéo dài.
	? Gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp như thế nào?
	3.4. Dặn dò.
	Về nhà xem tiếp bài mới.
	IV. RÚT KINH NGHIỆM.
Ngày soạn
Tuần 36
Tiết 50
Bài 42: MIỀN TÂY BẮC VÀ BẮC TRUNG BỘ
	I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
	1. Kiến thức.
	- Học sinh nắm được vị trí và phạm vi của miền.
	- Đặc điểm nổi bật về tự nhiên của miền.
	- Khí hậu nhiệt đới gió mùa bị biến tính do độ cao và hướng núi.
	2. Kỹ năng.
	Phân tích mối quan hệ thống nhất giữa các thành phần tự nhiên.
	3. Thái độ.
	II. CHUẨN BỊ.
	1. Giáo viên: Soạn giảng.
	2. Học sinh: Xem trước bài mới.
	III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
	1. Ổn định lớp.
	2. Kiểm tra bài cũ.
	3. Bài mới.
	3.1. Giới thiệu bài.
	3.2. Giảng bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
 * Hoạt động 1.
- Quan sát hình 42.1: Xác định vị trí và giới hạn 160 – 230B (hữu ngạn sông Hồng - từ Lai Châu đến Huế)
Sử dụng bản đồ địa lý Việt nam giới thiệu vị trí
Phân tích nét đặc trưng của miền, nhiều dãy núi cao phía Đông Nam mở ra biển.
 * Hoạt động 2.
Hình 42.1: Cho biết miền Tây Bắc và Bắc Tây Bắc có những kiểu địa hình nào?
? Tại sao nói đây là miền địa hình cao nhất Việt Nam? Chứng minh nhận xét trên Phanxipăng 3142 m.
? Các dãy núi lớn nằm trong miền Hoàng Liên Sơn, Pu Đen Đinh, Pu San Sao, Trường Sơn Bắc, dãy hoành Sơn, dãy Bạch Mã.
? Hướng phát triển của địa hình nêu trên, địa hình ảnh hưởng như thế nào đến khu vực, sinh vật
(nhiều vành đai theo khí hậu, sinh vật theo đai cao) các dãy núi con sông, cao nguyên phát triển theo hướng Tây Bắc Đông Nam và đồng bằng nhỏ.
? Những đặc điểm nổi bật của địa hình đã ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu, thời tiết?
 * Hoạt động 3.
? Dựa vào sách giáo khoa: Mùa đông ở miền này có gì khác với mùa đông ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
(Mùa đông muộn, hết sớm)
? Tại sao ở miền Tây Bắc - Bắc Tây Bắc có mùa Đông ngắn và sớm hơn miền Bắc – Đông Bắc Bắc Bộ.
(Hướng gió mùa Đông – Đông Bắc bị ảnh hưởng địa hình Tây Bắc Đông Nam có tác dụng là bức chắn gió mùa Đông Bắc xuống Đông Bắc và đẩy ngược lên)
Mùa Đông và Đông Bắc Bắc Bộ có địa hình chung đón gió.
? Khí hậu lạnh của miền chủ yếu do yếu tố tự nhiên nào? Địa hình núi cao nhất, nhiệt độ giảm theo độ cao của núi, khí hậu gió mùa bị biến tính mạnh do yếu tố nào?
(Độ cao và hướng núi)
? Mùa hạ, khí hậu miền này có đặc điểm gì?
? Em có nhận xét gì về chế độ mưa của miền Tây Bắc và Bắc Tây Bắc?
? Mùa lũ ở Tây Bắc Bắc Tây Bắc chịu ảnh hưởng mùa mưa diễn ra như thế nào? (lũ chậm)
 * Hoạt động 4.
Giáo viên sơ lược một số tiềm năng chính của vùng.
? Tiềm năng hàng đầu về năng lượng.
? Rừng núi chịu ảnh hường gì đến đất đai và sinh vật? Biển nổi tiếng
 * Hoạt động 5.
Vì sao bảo vệ rừng là khâu then chốt để xây dựng cuộc sống bền vững, lũ quét, lũ bùn hãy cho biết thiên tai thường xảy ra trong miền nào?
Giáo viên sơ kết
1. Vị trí phạm vi lãnh thổ
- Kéo dài trên 7 vĩ tuyến (160-230B) gồm vùng núi cao Tây Bắc đến TT Huế
2. Địa hình cao nhất Việt Nam.
- Địa hình do tân kiến tạo nâng lên đến đồ sộ hướng trở nhiều đỉnh cao tập trung tại Paxipăng.
3. Khí hậu đặc biệt do tác động của địa hình.
- Mùa đông miền này đến muộn và kết thúc sớm.
- Khí hậu lạnh chủ yếu do núi cao tác động của gió mùa đông Bắc giảm dần.
- Mùa hạ sớm đến gió Tây Nam mưa chuyển dần sang thu đông.
4. Tây Nguyên phong phú đa dạng.
- Phần lớn là tiềm năng tự nhiên, kinh tế nước ta chưa phát triển.
5. Bảo vệ môi trường phòng chống thiên tai lũ quét.
	3.3. Củng cố.
	Nêu mối quan hệ giữa các hợp phần tự nhiên trong miền bằng sơ đồ HTK.
	3.4. Dặn dò.
	Về nhà ôn tập.
	IV. RÚT KINH NGHIỆM.
KÝ DUYỆT TUẦN 36
Ngày
Ngày soạn
Tuần 37
Tiết 51
Bài 43: MIỀN NAM TRUNG BỘ VÀ NAM BỘ
	I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
	1. Kiến thức.
	- Học sinh nắm được phạm vi, vị trí lãnh thổ của miền.
	- Đặc điểm tự nhiên: Khí hậu nhiệt đới gió mùa.
	- Địa hình hình thành 3 khu vực rõ rệt.
	2. Kỹ năng.
	Học sinh phân tích yếu tố tự nhiên của miền.
	3. Thái độ.
	Học sinh biết được các đặc điểm của miền.
	II. CHUẨN BỊ.
	1. Giáo viên: Soạn giảng.
	2. Học sinh: Xem trước và trả lời câu hỏi SGK.
	III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
	1. Ổn định lớp.
	2. Kiểm tra bài cũ.
	3. Bài mới.
	3.1. Giới thiệu bài.
	3.2. Giảng bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
 * Hoạt động 1.
- Giáo viên sử dụng bản đồ Việt Nam hướng dẫn học sinh nhận biết giới hạn chung của các khu vực trong miền.
(Tây Nguyên, Duyên Hải Nam Trung bộ, Đông Nam bộ và Tây Nam Bộ)
? Hình 43.1/SGK: Xác định vị trí và giới hạn miền Nam Trung bộ và Nam Bộ (từ vĩ tuyến 160N Bạch Mã vào Nam)
 * Hoạt động 2.
? Tại sao nói miền Nam Trung bộ và Nam Bộ là miền nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm có mùa khô sâu sắc?
Nhiệt độ trung bình: 25 – 270C
2 mùa: Khô – 6 tháng ít mưa,  có mưa
? Vì sao ở đây có chế độ nhiệt ít biến động và không có 4 mùa như phía Bắc.
- Gió mùa Đông Bắc giảm sút mạnh.
- Gió Tín Phong Đông Bắc khô nóng.
- Gió Tây Nam nóng ẩm đóng vai trò chủ yếu.
 * Hoạt động 3.
Hình 43.1/SGK: Miền Tây Nam bộ và Nam bộ có những dạng địa hình nào?
Khu vực này có nhiều đỉnh núi cao > 2000 m. Các dãy cao nguyên xếp tầng phủ Bazan.
? Em hãy so sánh 2 đồng bằng: Bắc Bộ và Nam bộ
Học sinh quan sát 2 khu vực đồng bằng trên bản đồ tự nhiên.
 * Hoạt động 4.
Học sinh thảo luận: 
- Tài nguyên đất, khí hậu.
- Tài nguyên rừng.
- Tài nguyên biển.
Tài nguyên có quy mô lớn so với cả nước.
? Để phát triển kinh tế phải chú trọng những vấn đề gì?
? Bảo vệ môi trường rừng, biển, đất và hệ sinh thái tự nhiên.
Giáo viên sơ kết bài học.
1. Vị trí và phạm vi lãnh thổ.
- Kéo dài từ Đà Nẵng đến Cà Mau có diện tích rộng lớn (160N trở vào Nam).
2. Một miền nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm có mùa khô sâu sắc.
- Miền này có khí hậu nóng quanh năm. Nhiệt độ trung bình 25-270C, mùa khô kéo dài 6 tháng.
- Gió Tín Phong Đông Bắc khô nóng, gió Tây Nam nóng ẩm thổi thường xuyên.
3. Trường Sơn nam hùng vĩ và đồng bằng Nam bộ rộng lớn.
- Trường Sơn nam là khu vực núi cao nguyên rộng lớn được hình thành trên nền cổ KonTum, có đồng bằng Nam bộ rộng lớn.
4. Tài nguyên phong phú tập trung dể khai thác.
- Tài nguyên đất phù sa, đất đỏ Bazan, rừng, dầu khí, quặng bô xít.
- Bảo vệ môi trường rừng đất biển và hệ sinh thái tự nhiên.
	3.3. Củng cố.
	Học sinh đọc bài đọc thêm và trả lời câu hỏi SGK.
	3.4. Dặn dò.
	Về nhà tìm hiểu các vấn đề về chuẩn bị cho bài thực hành.
	IV. RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn
Tuần 37
Tiết 52
Thực hành: TÌM HIỂU ĐỊA PHƯƠNG
	I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
	1. Kiến thức.
	Học sinh tìm hiểu về vị trí địa lý và đặc điẻm tự nhiên của địa phương.
	2. Kỹ năng.
	Quan sát bản đồ hành chính và mô tả.
	3. Thái độ.
	Biết được vai trò và ý nghĩa của địa phương mình.
	II. CHUẨN BỊ.
	1. Giáo viên: Soạn giảng.
	2. Học sinh: Tìm hiểu về điều kiện qua sách báo
	III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
	1. Ổn định lớp.
	2. Kiểm tra bài cũ.
	3. Bài mới.
	3.1. Giới thiệu bài.
	3.2. Giảng bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
? Thành phố nơi em đang sống thuộc tỉnh nào?
? Nêu đặc điểm vị trí địa lý của tỉnh Cà Mau?
(Có 3 mặt giáp biển)
Cà Mau giáp với tỉnh Bạc Liêu, Kiên Giang trên bản đồ Việt Nam và cũng là nơi có cực Nam của tổ quốc.
? Cà Mau có địa hình như thế nào?
Là bán đảo, địa hình chủ yếu là đồng bằng.
Thực vật ở Cà Mau phát triển như thế nào?
Chủ yếu là rừng ngập mặn.
? Cà Mau trước đây thuộc tỉnh nào?
Cà Mau trước là thị xã thuộc tỉnh Minh Hải.
Tách tỉnh vào năm 1997 thành 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu.
Cà Mau thuộc thành phố cấp III vào năm 1999. Hiện đang phấn đấu trở thành thành phố loại II (vào năm 2010)
? Cà Mau có mấy thành phần dân tộc.
(3 thành phần dân tộc cùng sinh sống)
? Cà Mau chú trọng phát triển những ngành kinh tế nào?
- Nông nghiệp: Phát triển lúa nước..
- Công nghiệp: Khí đốt.
- Ngư nghiệp: đánh bắt thuỷ hải sản.
- Lâm nghiệp: trồng rừng phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn.
(Tham khảo tài liệu)
? Vai trò của thành phố Cà Mau đối với nhân dân trong thành phố, nhân dân trong tỉnh và đối với cả nước như thế nào?
(được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước phát triển cơ sở hạ tầng chăm sóc tới sức khoẻ nông dân
Giáo viên sơ kết bài học.
a. Tên gọi, vị trí địa lý và địa điểm.
- Cà Mau có 3 mặt giáp biển, giáp 2 tỉnh Bạc Liêu và Kiên Giang.
b. Hình dạng, diện tích.
- Là một bán đảo.
- Có 2 rừng quốc gia: Rừng U Minh Hạ và rừng Cà Mau.
- Có 3 thành phần dân tộc: Kinh, Hoa, Khmer.
* Lịch sử phát triển của Cà Mau.
* Vai trò và ý nghĩa.
	3.3. Củng cố.
	Học sinh tìm tài liệu tham khảo về tỉnh nhà.
	3.4. Dặn dò.
	Về nhà tìm tài liệu có liên quan đến địa phương để củng cố cho bài.
	IV. RÚT KINH NGHIỆM
KÝ DUYỆT TUẦN 37
Ngày

Tài liệu đính kèm:

  • docbai giang dia 8.doc