Giáo án môn Đại số Lớp 8 - Tiết 59: Luyện tập

Giáo án môn Đại số Lớp 8 - Tiết 59: Luyện tập

1. Mục tiêu

 a. Kiến thức:

- Học sinh được củng cố tính chất liên hệ giữa thứ tự và phép cộng, liên hệ giữa thứ tự và phép nhân, tính chất bắc cầu của thứ tự.

 b. Kĩ năng:

- Học sinh vận dụng, phối hợp các tính chất của thứ tự, giải các bài tập về bất đẳng thức.

 c. Thái độ:

 - Giáo dục Hs lòng yêu thích bộ mộn.

- Giáo dục Hs tính cẩn thận, chính xác khi giải toán.

 2. Chuẩn bị của GV và HS:

a. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án + Tài liệu tham khảo + Đồ dùng dạy học.

b. Chuẩn bị của học sinh: Học bài cũ, đọc trước bài mới.

 3. Tiến trình bài dạy:

 a. Kiểm tra 15 phút (cả lớp)

* Câu hỏi:

 1. Điền dấu “ < ,=""> , = ” vào ô vuông cho thích hợp:

 Cho a < b:="" a)="" nếu="" c="" là="" một="" số="" thực="" bất="" kì="" a="" +="" c="" b="" +="">

 b) Nếu c > 0 thì a.c b.c

 c) Nếu c < 0="" thì="" a.c="">

 d) Nếu c = 0 thì a.c b.c

2. Phát biểu tính chất liên hệ giữa thứ tự và phép nhân (Với số âm, số dương)

 

doc 4 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 454Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đại số Lớp 8 - Tiết 59: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/3/2011
Ngày giảng: 14/3/2011: lớp 8B
15/3/2011: lớp 8A
TIẾT 59: LUYỆN TẬP
	1. Mục tiêu
	a. Kiến thức:
- Học sinh được củng cố tính chất liên hệ giữa thứ tự và phép cộng, liên hệ giữa thứ tự và phép nhân, tính chất bắc cầu của thứ tự. 
	b. Kĩ năng:
- Học sinh vận dụng, phối hợp các tính chất của thứ tự, giải các bài tập về bất đẳng thức.
	c. Thái độ:
	- Giáo dục Hs lòng yêu thích bộ mộn.
- Giáo dục Hs tính cẩn thận, chính xác khi giải toán.
	2. Chuẩn bị của GV và HS:
a. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án + Tài liệu tham khảo + Đồ dùng dạy học.
b. Chuẩn bị của học sinh: Học bài cũ, đọc trước bài mới.
	3. Tiến trình bài dạy:
	a. Kiểm tra 15 phút (cả lớp)
* Câu hỏi:
	1. Điền dấu “ , = ” vào ô vuông cho thích hợp: 
 Cho a < b: a) Nếu c là một số thực bất kì a + c b + c
 b) Nếu c > 0 thì a.c b.c 
 c) Nếu c < 0 thì a.c b.c
 d) Nếu c = 0 thì a.c b.c
2. Phát biểu tính chất liên hệ giữa thứ tự và phép nhân (Với số âm, số dương) 
* Đáp án:
1. * Cho a < b:
 a) Nếu c là một số thực bất kì a + c < b + c 
 b) Nếu c > 0 thì a.c < b.c 2,5đ 
 c) Nếu c b.c 
 d) Nếu c = 0 thì a.c = b.c 2,5đ 
2. 
- Khi nhân cả hai vế của bất đẳng thức với cùng một số dương ta được bất đẳng thức cùng chiều với bất đẳng thức đã cho. 2,5đ
- Khi nhân cả hai vế của bất đẳng thức với cùng một số âm ta được bất đẳng thức mới ngược chiều với bất đẳng thức đã cho. 2,5đ
* Đặt vấn đề(1'): Áp dụng các tính chất liên hệ giữa thứ tự và phép cộng, giữa thứ tự và phép nhân thầy trò chúng ta cùng nhau vào nghiên cứu bài ngày hôm nay.
	b. Dạy nội dung bài mới: (22')
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
GV: Y/c Hs làm bài 8 (sgk – 40).
1 Hs lên bảng chữa.
Y/c Hs nghiên cứu và làm bài 9 (sgk – 40).
Trả lời và giải thích. 
Y/c Hs tiếp tục nghiên cứu bài 10 (sgk – 40).
Lên bảng thực hiện, dưới lớp làm vào vở.
Y/c Hs nghiên cứu bài 11.
?(TB): Nêu yêu cầu của bài ?
?(K): Để c/m BĐT của bài ta áp dụng những kiến thức nào ?
2 Hs lên bảng thực hiện.
Lưu ý: Khi nhân cả hai vế của một BĐT với cùng một số âm thì dấu của BĐT phải đổi chiều.
Y/c Hs vận dụng tương tự chứng minh các BĐT ở bài 12. Lưu ý so sánh không tính giá trị của hai vế.
Hai em lên bảng - Dưới lớp làm vào vở.
Lưu ý: Nếu so sánh giá trị số ở hai vế ta cũng dễ dàng suy ra điều phải chứng minh.
Y/c Hs nghiên cứu bài 13.
Nêu y/c của bài ?
Y/c Hs nhóm làm bài 13.
 Nhóm 1 + 3: Làm câu a, c.
 Nhóm 2 + 4: Làm câu b, d.
Y/c đại diện hai nhóm lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét.
Tóm lại cần lưu ý các t/c của BĐT:
- Khi cộng hay trừ (cộng với số đối) hai vế của 1 BĐT với cùng một số bất kỳ thì được BĐT mới luôn cùng chiều với BĐT đã cho.
- Khi nhân hay chia cả 2 vế của một BĐT với cùng 1 số dương thì BĐT mới cùng chiều với BĐT đã cho. 
- Khi nhân hay chia cả 2 vế của một BĐT cho cùng 1 số âm thì được BĐT mới ngược chiều với BĐT đã cho.
Bài 8 (sgk – 40)
 Giải:
a) Vì: a < b
Nên: 2a 0)
 2a - 3 < 2b – 3 (Cộng hai vế với – 3) (1)
b) Vì: - 3 < 5 
Nên: 2b - 3 < 2b + 5 (Cộng 2b vào 2 vế) (2)
Từ (1) và (2) theo tính chất bắc cầu:
 2a - 3 < 2b + 5
Bài 9 (sgk - 40) 
 Giải:
a) Sai vì tổng ba góc của một tam giác bằng 1800.
b) Đúng. 
c) Đúng vì < 1800.
d) Sai vì < 1800.
Bài 10 (sgk – 40)
 Giải:
a) Ta có: (- 2) . 3 = - 6 nên (- 2). 3 < - 4,5 (*)
b) Nhân cả hai vế của BĐT (*) với 10 > 0 ta được:
(- 2). 30 < - 45
Cộng cả hai vế của BĐT (*) với 4,5 ta được:
(- 2). 3 + 4,5 < 0
Bài 11 (sgk – 40)
 Giải:
Cho a < b
a) Vì a < b (gt) 
 3a 0)
Do đó: 3a + 1 < 3b + 1 (cộng cả hai vế với 1) 
b) Vì a < b
 - 2a > - 2b (nhân cả hai vế với -2 < 0)
Do đó: - 2a – 5 > - 2b – 5
(cộng cả hai vế với -5)
Bài 12 (sgk - 40) 
 Giải:
a) Ta có: - 2 < - 1
 4(- 2 ) 0 )
 4(- 2 ) + 14 < 4(-1 ) + 14 (Cộng 14 vào hai vế) 
b) Ta có: 2 > - 5
 2.(-3 ) < (-5).(-3 ) (Nhân cả hai vế với – 3 < 0).
 2.(-3 ) + 5 < (-5 ).(-3 ) + 5 (cộng cả 2 vế với 5)
Bài 13 (sgk- 40) 
 Giải:
a) a + 5 < b + 5
 a + 5 - 5 < b + 5 - 5 (cộng cả vế với – 5)
 Hay a < b
b) - 3a > - 3b
(Nhân cả hai vế với < 0)
 Hay: a < b
c) Vì: 5a – 6 ³ 5b – 6
 Nên: 5a – 6 + 6 ³ 5b – 6 + 6 
 (cộng cả 2 vế với 6)
 5a ³ 5b
 Hay: 
(nhân cả hai vế với > 0)
 Hay: a ³ b
d) Vì: – 2a + 3 £ - 2b + 3
Nên: - 2a + 3 – 3 £ - 2b + 3 – 3
 (cộng cả 2 vế với – 3)
 - 2a £ - 2bs
Hay:(chia cả hai vế cho - 2 < 0)
Hay: a ³ b
c. Củng cố, luyện tập(6'): 
Bài 14 (sgk – 40)
 Giải:
a) Vì: a < b
 Nên: 2a > 2b (Nhân hai vế với 2 > 0)
 2a + 1 > 2b + 1 (Cộng 1 vào hai vế) (1)
b) Vì: 1 < 3
Nên: 2b + 1 < 2b + 3 (Cộng 2b vào hai vế) (2)
Từ (1) và (2) theo tính chất bắc cầu 
 2a + 1 < 2b + 3
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1')
- Đọc “ Có thể em chưa biết ”.
- BTVN: 17; 18; 23; 26; 27; 29; 30 (sbt – 43, 44). 
- Đọc trước bài “ Bất phương trình một ẩn ”.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_dai_so_lop_8_tiet_59_luyen_tap.doc