Giáo án môn Hình học 8 - Tiết 69: Ôn tập học kỳ II (Tiết 2)

Giáo án môn Hình học 8 - Tiết 69: Ôn tập học kỳ II (Tiết 2)

I- Mục tiêu:

1. Kiến thức:

Học sinh được hệ thống các kiến thức về định lý Ta-let trong tam giác, tính chất đường phân giác trong tam giác, hai tam giác đồng dạng đã học, diện tích và thể tích các hình đã học.

2. Kỹ năng:

Vận dụng các công thức đã học vào các dạng bài tập (nhận biết, tính toán )

3. Thái độ:

- Thấy được mối quan hệ giữa các hình đã học, góp phần rèn luyện tư duy biện chứng cho học sinh,

- Rèn khả năng suy luận, có ý thức vận dụng vào thực tế.

II- Chuẩn bị:

GV: - Bảng phụ ghi câu hỏi và bài tập

- Thước kẻ, compa, phấn màu

HS: - Thước thẳng, êke, compa, bảng phụ nhóm

- Ôn tập lý thuyết và làm các bài tập theo hướng dẫn của giáo viên.

 

doc 4 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 278Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học 8 - Tiết 69: Ôn tập học kỳ II (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:04/05/2010
Ngày giảng:06/05/2010
	tiết 69: ôn tập học kì II( tiết 2)
I- Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Học sinh được hệ thống các kiến thức về định lý Ta-let trong tam giác, tính chất đường phân giác trong tam giác, hai tam giác đồng dạng đã học, diện tích và thể tích các hình đã học. 
2. Kỹ năng:
Vận dụng các công thức đã học vào các dạng bài tập (nhận biết, tính toán)
3. Thái độ:
- Thấy được mối quan hệ giữa các hình đã học, góp phần rèn luyện tư duy biện chứng cho học sinh,
- Rèn khả năng suy luận, có ý thức vận dụng vào thực tế.
II- Chuẩn bị:
GV: - Bảng phụ ghi câu hỏi và bài tập
- Thước kẻ, compa, phấn màu
HS: - Thước thẳng, êke, compa, bảng phụ nhóm
- Ôn tập lý thuyết và làm các bài tập theo hướng dẫn của giáo viên.
III- Phương pháp: 
- Vấn đáp, phát hiện VĐ và giải quyết VĐ,luyện tập và thực hành, chia nhóm nhỏ.
IV- Tiến trình:
1. ổn định tổ chức:(1’)
- 8A1:
- 8A2:
2. Kiểm tra bài cũ:(Không)
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Hệ thống hoá kiến thức cơ bản(10’)
Mục tiêu:
Giúp h/s ôn tập lại k/thức đã học ở chương hình học không gian.
Đồ dùng:
Bảng phụ
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
- Giáo viên đưa ra hình vẽ phối cảnh của hình hộp chữ nhật
- Hãy lấy ví dụ trên hình hộp chữ nhật
- Các đường thẳng song song
- Các đường thẳng cắt nhau
- Hai đường thẳng chéo nhau
- Đường thẳng song song với mặt phẳng, giải thích
- Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, giải thích
- Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi 2 sách giáo khoa
- Giáo viên đưa tiếp hình vẽ phối cảnh của hình lăng trụ đứng tứ giác để học sinh quan sát
- Học sinh quan sát hình vẽ phối cảnh hình hộp chữ nhật rồi trả lời câu hỏi
HS lấy ví dụ
HS trả lời các câu hỏi sau khi quan sát hình vẽ
I. Ôn tập lý thuyết
- AB//DC//D’C’//A’B’
- AA’ cắt AB, AD cắt DC
- AD và A’B’ chéo nhau
AB song song mặt phẳng (A’B’C’D’) vì AB//A’B’ mà A’B’ thuộc mặt phẳng (A’B’C’D’)
AA’ vuông góc với mặt phẳng (ABCD) ví AA’ vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau AD và AB thuộc mặt phẳng (ABCD)
- Học sinh trả lời câu hỏi 2 sách giáo khoa
a./ Hình lập phương có 6 mặt, 12 cạnh, 8 đỉnh, các mặt là những hình vuông.
b./ Hình hộp chữ nhật có 6 mặt, 12 cạnh,
8 đỉnh, các mặt là những hình chữ nhật
c./ Hình lăng trụ đứng tam giác có 5 mặt, 9 cạnh, 6 đỉnh. Hai đáy là những hình tam giác. Ba mặt bên là hình chữ nhật
Hoạt động 2: Bài tập(30’)
Mục tiêu:
Củng cố và nâng cao các kỹ năng giải các bài tập hình học
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
Bài58/92sgk
Câu1: Trong hình vẽ ở câu 17, có bao nhiêu cạnh song song với AD:
	A, 2 cạnh	B, 3 cạnh	C, 4 cạnh	D, 1 cạnh
Câu2: Cho hình vẽ. Kết luận nào sau đây là sai: 
	A, ΔPQR ∽ ΔHPR	B, ΔMNR ∽ ΔPHR	
	C, ΔRQP ∽ ΔRNM	D, ΔQPR ∽ ΔPRH
Câu3: Trong hình vẽ bên có MQ = NP, MN // PQ. Có bao nhiêu cặp tam giác đồng dạng
A, 1 cặp	B, 2 cặp	
C, 3 cặp	D, 4 cặp 
Câu4. ΔABC vuông tại A, đường cao AH. Biết AB = 6, AC = 8 thì AH bằng: 
A, 4,6	B, 4,8
C, 5,0	D, 5,2
A, 36 cm3	;B, 18 cm3
C, 216 cm3	;D,Cả A,B,Cđều sai
	Hình vẽ câu 30
Câu5: Trong hình hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D' có bao nhiêu cạnh bằng CC': 
	A, 1 cạnh	B, 2 cạnh
	C, 3 cạnh	D, 4 cạnh 
Câu6: Trong hình lập phương MNPQ.M'N'P'Q' có bao nhiêu cạnh bằng nhau:
A, 4 cạnh	B, 6 cạnh
C, 8 cạnh	D, 12 cạnh
Học sinh nêu gt, KL, của bài toán 
a./ D BKC và D CHB có 
 K = H = 900
 BC chung
4. Củng cố: (2’)
 GV hệ thống lại cách làm các dạng bài tập :
+ Tính độ dài cạnh của tam giác vuông, chứng minh 2 tam giác đồng dạng, tính diện tích của tam giác dựa vào tỉ số đồng dạng,chứng minh 2 đường thẳng song song dựa vào định lý Ta- let, ...
5. Hướng dẫn về nhà:(2’)
- Ôn tập toàn bộ kiến thức lý thuyết đã học.
- Giờ sau tiếp tục ôn tập. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hinh_hoc_8_tiet_69_on_tap_hoc_ky_ii_tiet_2.doc