Giáo án môn Đại số Lớp 8 - Tiết 4: Những hằng đẳng thức đáng nhớ - Lê Anh Tuấn

Giáo án môn Đại số Lớp 8 - Tiết 4: Những hằng đẳng thức đáng nhớ - Lê Anh Tuấn

A Mục tiêu:

+HS hiểu và nhớ thuộc lòng tất cả các công thức và phát biểu bằng lời bình phương của một tổng, bình phương của một hiệu, hiệu hai bình phương.

+ Áp dụng được các hằng đẳng thức trên vào tính nhẩm, tính nhanh một cách hợp lý các giá trị của biểu thức.

B. Chuẩn bị: Bảng phụ.

C. Tiến trình lên lớp:

Tổ chức:

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 666Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đại số Lớp 8 - Tiết 4: Những hằng đẳng thức đáng nhớ - Lê Anh Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 4: Những hằng đẳng thức đáng nhớ
A Mục tiêu:
+HS hiểu và nhớ thuộc lòng tất cả các công thức và phát biểu bằng lời bình phương của một tổng, bình phương của một hiệu, hiệu hai bình phương.
+ áp dụng được các hằng đẳng thức trên vào tính nhẩm, tính nhanh một cách hợp lý các giá trị của biểu thức.
B. Chuẩn bị: Bảng phụ.
C. Tiến trình lên lớp:
Tổ chức:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1:Kiểm tra( 7 phút)
Phát biểu quy tắc nhân đa thức với đa thức?
Tính: a. ( x+1)(2x+3)
b. (x+1)(x-4)
c. (2x+y) (2x+y)
Tổ chức cho HS nhận xét cho điểm
 chốt lại kiến thức.
1 HS làm trên bẳng dưới lớp làm ra vở
a. ( x+1)(2x+3)=2x2+ 3x+2x+3= 2x2+5x+3
b. (x+1)(x-4) = x2-2x+x-4=x2-x-4
c. (2x+y) (2x+y)= 4x2+2xy+2xy+y2
 = 4x2+4xy+y2
ĐVĐ: Để giúp cho việc thực hiện các phép tính một cách nhanh chóng, thuận lợi, đỡ tốn công sức và tránh sai xót,... Người ta nghiên cứu và xây dựng các công thức tính mà người học cần phải học thuộc và ghi nhớ trong suốt cuộc đời... 
Đó là những hằng đẳng thức đáng nhớ.
Hoạt động 2: Bình phương của một tổng( 18 phút)
Với hai số bất kỳ hãy tính: (a+b)(a+b)
Gọi một HS trình bày
 (a+b)2= a2+2ab + b2 
Em nào có thể diẽn tả công thức trên bằng lời?
GV chốt lại cách phát biểu chính xác.
GV cheo bảng phụ hình 1 SGK và minh hoạ công thức: (a+b)2= a2+2ab + b2 khi a>0,b>0
Với A,B là các biểu thức ta có:
Hãy phát biểu bằng lời công thức bình phương của một tổng.
Hãy tính a. (a+1)2
 b. x2+6x+9
Thành biểu thức của một tổng
Tính nhanh: 512, 3012
 Gọi từng HS và hướng dẫn học sinh làm bài
Với a,b là các số ta có:
(a+b)(a+b)= a2+ ab+ba+b2 = a2+2ab + b2
 (a+b)2= a2+2ab + b2 
Vài HS lần lượt phát biểu
 a b
a2 
 a 
ab 
ab
 b
b2
 a b
Diện tích hình vuông cạnh a+b là: (a+b)2
Diện tích hình vuông cạnh a là: a 2
Diện tích hình vuông cạnh b là: b2
 Diện tích HCN cạnh a,b là: ab
rõ ràng (a+b)2= a2+2ab+b2
(A+B)2= A2+2AB+B2 (A,B: biểu thức).
vài HS phát biểu
AD: a. (a+1)2=a2+2a.1+12= a2+2a+1
 b. x2+6x+9=x2+2x.3+32=(x+3)2
 c. 512=(50+1)2= 502+2.50.1+12=2601 3012=(300+1)2=3002+2.300.1+12=90601
 Hoạt động 3: Bình phương của một hiệu(10 phút)
Hãy tính và cho biết kết quả [a+(-b)]2
Với A,B là các biểu thức ta có:
Em nào có thể diễn đạt bằng lời các công thức trên:
AD tính: a.(x-)2
	b. (2x-3y)2
 c. 992
Hướng dẫn HS giải và chốt lại cách phát biểu.
Với 2 số a,b ta có:
[a+(-b)]2= a2+2a.(-b)+(-b)2 =a2-2ab+b2
 (a-b)2= a2-2ab+b2
(A-B)2 = A2-2AB + B2
AD: a.(x-)2= x2-2x. +()2
 = x2-x+
 b. (2x-3y)2=(2x)2-2.2x.3y+(3y)2
 = 4x2-12xy+9y2
 c. 992=(100-1)2=1002-2.100.1+12=9801 
Hoạt động 4: Hiệu hai bình phương( 8 phút)
Hãy tính:(a+b)(a-b) với a,b là các số tuỳ ý
 a2-b2=(a+b)(a-b)
 A2-B2= (A+B)(A-B)
Hãy diễn tả các công thức trên bằng lời.
GV chốt lại cách phát biểu.
Phân biệt rõ (a-b)2 và a2-b2
AD tính: a. (x+1)(x-1)
 b. (x+2y)(x-2y
 c. 56.64
Củng cố Sơn: x2-10x+25= (x-5)2
Đức viết: x2-10x+25= (5-x)2
Ai đúng.
Với a,b là các số ta có:
(a+b)(a-b)= a2-a.b+b.a-b2=a2-b2
 a2-b2=(a+b)(a-b)
Với A,B là các biểu thức ta có:
A2-B2= (A+B)(A-B)
AD: a. (x+1)(x-1)= x2-1
 b. (x+2y)(x-2y)= x2-4y2
 c. 56.64=(60-4)(60+4)=602-42= 3584
HS thảo luận (a-b)2= (b-a)2
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà( 2 phút)
+Hiểu và thuộc lòng công thức và phát biểu bằng lời các hằng đẳng thức đã học.
+ Làm bài 16,17,18 SGK.
Công thức a2-b2=(b+a)(b-a) đúng hay sai

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_dai_so_lop_8_tiet_4_nhung_hang_dang_thuc_dang_nh.doc