Giáo án môn Đại số Lớp 8 - Tiết 3: Luyện tập - Trường THCS Hòa Thạnh

Giáo án môn Đại số Lớp 8 - Tiết 3: Luyện tập - Trường THCS Hòa Thạnh

1.Mục tiêu:

a) Kiến thức:

 Học sinh cũng cố kiến thức về , nhân đa thức với đa thức, quy tắc nhân đơn thức với đa thức

b) Kỹ năng:

 Rèn cho học sinh kỹ năng thực hiện phép nhân đa thức và đơn thức

c) Thái độ:

 Rèn luyện cho học sinh tính tư duy, cẩn thận, chính xác.

2.Chuẩn bị:

- GV : + SGK, SGV, bảng phụ, phấn màu, thước thẳng,

 - HS: SGK, vở ghi Ôn lại quy tắc nhân đa thức với đa thức, quy tắc nhân đơn thức với đa thức

3. Phương pháp:

Phương pháp gợi mở vấn đáp và giải quyết vấn đề đan xen hoạt động nhóm.

4.Tiến trình :

4.1. Ổn định (1)

Kiểm diện học sinh

 Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS

 4.2. Kiểm tra bài cũ (8)

 

doc 5 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 167Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đại số Lớp 8 - Tiết 3: Luyện tập - Trường THCS Hòa Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUYỆN TẬP
Tiết : 3
Ngày dạy:1/9/2010 	
1.Mục tiêu:
Kiến thức: 
 Học sinh cũng cố kiến thức về , nhân đa thức với đa thức, quy tắc nhân đơn thức với đa thức 
Kỹ năng: 
 Rèn cho học sinh kỹ năng thực hiện phép nhân đa thức và đơn thức
Thái độ: 
 Rèn luyện cho học sinh tính tư duy, cẩn thận, chính xác.
2.Chuẩn bị:
- GV : + SGK, SGV, bảng phụ, phấn màu, thước thẳng, 
 - HS: SGK, vở ghi Ôn lại quy tắc nhân đa thức với đa thức, quy tắc nhân đơn thức với đa thức
3. Phương pháp:
Phương pháp gợi mở vấn đáp và giải quyết vấn đề đan xen hoạt động nhóm. 
4.Tiến trình :
4.1. Ổn định (1’)
Kiểm diện học sinh
 Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS
 4.2. Kiểm tra bài cũ (8’)
HS1: Sữa bài tập 7/SGK/8 (10 đ)
Bái tập:7/SGK/8
a) (x2 – 2x + 1 )(x – 1 )
ĐS :x3 – 3x2 + 3x – 1 
b)( x3 – 2x2 + x – 1 )(5 – x )
ĐS: – x4+ 7x3 – 11x2 + 6x – 5 
HS2:Nêu quy tắc nhân đa thức với đa thức (4đ)
 Sữa bài tập 10/SGK/8 (6đ)
Quy tắc:SGK/7
Bái tập 10/SGK/8
b) (x2 – 2xy + y2)(x – y )
ĐS: x3 – 3x2y + 3xy2 – y3
4.3. Bài tập luyện tập (30’)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 
Hoạt động 1:
GV: Cho cả lớp làm bài tập 11/SGK/8
 Hướng dẫn : Thực hiện phép tính sau cho kết quả là một hằng số
Bài tập11/SGK/8:
(x – 5)(2x + 3 ) – 2x.(x – 3 ) + x +7 
= x.2x + x.3 + (– 5).2x + (– 5).3 + (– 2x)( – 3) + x +7
HS: Lên bảng trình bày lời giải
GV: Nhận xét – sữa sai (nếu có)
= 2x2 + 3x – 10x – 15 – 2x2 + 6x + x +7= – 8
Vậy giá trị của biểu thức không phụ thuộc vào giá trị của biến x 
Hoạt động 2:
GV: Cho HS làm bài tập 12
 Hướng dẫn : + rút gọn biểu thức
 .Thay giá trị của x vào biểu thức tìm được
HS1: Rút gọn
HS2: Tính giá trị biểu thức
Bài tập 12/SGK/8
(x2 – 5 )(x + 3 ) + ( x + 4)(x – x2)
= x3 + 3x2 – 5x – 15 + x2 – x3 + 4x – 4x2 = – x – 15
a) – 15 c ) 0
Hoạt động 3:
GV: Cho HS làm bài tập 14/SGK/8 theo nhóm
 Hướng dẫn: Số tự nhiên chẳn VD:2x
 => 2x ; 2x + 2 ; 2x + 4 ....
HS: Hoạt động theo nhóm
 Đại diện nhóm lên bảng trình bày lời giải
Bài tập 14/SGK/8
Gọi ba số chẳn liên tiếp là : 2x ; 2x + 2 ; 2x + 4
Ta có (2x + 2)( 2x + 4) – 2x(2x + 2) = 192
4x2 + 12x + 8 – 4x2 – 4x = 192
8x = 184
x = 23
Vậy ba số chẳn cần tìm là :46;48;50
4.4. Bài học kinh nghiệm:
 -Để chứng minh biểu thức không phụ thuộc vào biến : Ta thực hiện phép tính ,sau đó rút gọn , sau cho biểu thức không còn biến 
- Muốn tính giá trị của biểu thức nên rút gọn biểu thức trước rồi sau đó thay giá trị của biến vào biểu thức tìm được
4.5. Hướng dẫn tự học ở nhà: (5’)
- Xem lại các bài tập đã làm
-Làm bài tập 13;15/SKG/9
-Hướng dẫn:
Bài 13 :làm tương tự bài 14
Bài 15: Thực hiện phép tính nhân hai đa thức
5.Rút kinh nghiệm 
§3 NHỮNG HẰNG ĐẲNG THỨC ĐÁNG NHỚ
Tiết: 4
Ngày dạy: 1/9/2010 	
1.Mục tiêu
a) Kiến thức: 
- Học sinh cần nắm các hằng đẳng thức bình phương của một tổng ,bình phương của một hiệu, hiệu của hai bình phương
b) Kỹ năng:
- Vận dụng các hằng đẳng thức để giải một số bài toán đơn giản
c) Thái độ: 
 - Giáo dục cho học sinh tính tư duy, cẩn thận, chính xác.
2.Chuẩn bị:
 - GV : SGK, SGV, bảng phụ, phấn màu, thước thẳng, 
 - HS: SGK, vở ghi Ôn lại quy tắc nhân đa thức với đa thức, quy tắc nhân đơn thức với đa thức
3. Phương pháp:
Phương pháp gợi mở vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề, đan xen hoạt động nhóm. 
4.Tiến trình: 
4.1. Ổn định (1’)
Kiểm diện học sinh
 Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS
 4.2. Kiểm tra bài cũ (6’)
HS:Tính
1) (a + b )(a + b )
2) (a – b )(a – b)
3) (a + b )(a – b )
GV:Nhận xét và ghi điểm
1)(a + b )(a + b ) = (a + b)2 = a2 + 2ab +b2
2)(a – b )(a – b ) = (a – b )2 = a2 – 2ab +b2
3) (a + b )(a – b ) = a2 – b 2 
4.3. Giảng bài mới: (32’)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 
Hoạt động 1:
I:Bình phương của một tổng
GV: Dựa vào bài tập 1 về nhà hãy cho biết ?1 SGK
HS: a2 + 2ab + b2 = 
GV:Rút ra công thức 
HS: Phát biểu :Bình phương của tổng hai biểu thức bằng bình phương của biểu thức 
Với A,B là các biểu thức tuỳ ý
(A + B)2 = A2 + 2AB + B2
thứ nhất cộng hai lần tích biểu thức thứ nhất với biểu thức thứ hai cộng bình phương biểu thức thứ hai
GV: Cho HS làm bài tập áp dụng
* Áp dụng:
a) (a + 1)2 = a2 + 2a +1
b) x2 + 4x +4 = (x + 2)2
c) Tính nhanh 
 512 = (50 + 1)2 = 2500 + 100 + 1 = 2601
Hoạt động2:
GV: : Dựa vào bài tập 1b về nhà hãy suy ra 
 (A + B)2
HS: A2 – 2AB + B2
GV: Cho HS phát biểu : Bình phương của hiệu hai biểu thức bằng bình phương của biểu thức thứ nhất trừ hai lần tích biểu thức thứ nhất với biểu thức thứ hai cộng bình phương biểu thức thứ hai
II:Bình phương của một hiệu: 
Với A,B là các biểu thức tuỳ ý
(A – B)2 = A2 – 2AB + B2
GV:Cho HS làm bài tập áp dụng
HS: Lên bảng trình bày lời giải
* Áp dụng:
a) (x – )2 = x2 – x + 
b) (2x – 3y )2 = 4x2 – 12xy + 9y2
c) Tính nhanh
 992 =(100 – 1 )2 =10000 – 2 00 +1 = 9801
Hoạt động3:
III :Hiệu hai bình phương
GV: Từ kết quả (a + b )(a – b ) = a2 – b 2 Hãy suy ra A2 – B2 = ?
HS:(A + B)(A – B )
 Phát biểu bằng lời: Bình phương của biểu thức thứ nhất trừ bình phương biểu thức thứ hai bằng tích của tổng và hiệu của biểu thức thứ nhất với biểu thức thứ hai
GV: Cho HS làm bài tập áp dụng
HS: Lên bảng thực hiện
Với A,B là các biểu thức tuỳ ý
A2 – B2 = (A + B)(A – B )
* Áp dụng :
a ) (x + 1)(x – 1 )
 = x2 – 1 
b) (x – 2y)(x + 2y)
 = x2 – 4y2
c) Tính nhanh
56.64 = (60 – 4 )(60 + 4) 
= 602 - 42 
= 3600 – 16 = 3584
4.4. Cũng cố:
GV: gọi hai HS lên bảng tính 
a) (x – 5 )2 = ?
b) (5 – x )2 = ?
GV: hãy so sánh kết quả a và b
HS: Trả lời
GV: Chốt lại bằng ?7
HS: Làmbài tập 18/SGK/11
Ta có:
a) (x – 5 )2 = x2 – 10x +25
b) (5 – x )2 = 25 – 10x + x2
Suy ra (x – 5 )2 = (5 – x )2
Bài tập 18/SGK/11
a) x2 + 6xy + 9y2 = (x + 3y )2
b) x2 –10xy + 25y2 = (x – 5y )2
4.5.Hướng dẫn tự học ở nhà :( 6’)
 - Học bàitheo vở ghi kết hợp SGK
 - Bài tập về nhà: 16, 17, 21, 23/SGK/11,12
- Hướng dẫn :
 +Bài 16/SGK/11 Vận dụng hằng đẳng thức 1 và 2 để làm
 + bài 17/SGK/11 :Ta phân tích vế trái sau cho bằng vế phải từ đó rút ra
 = 10a + 5
(10a + 5)2 = 100a2 + 100a + 25 = 100a.a + 100a + 25
Áp dụng phương pháp phép nhân phân phối đối với phép cộng đối với 100a.a + 100a
5 :Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_dai_so_lop_8_tiet_3_luyen_tap_truong_thcs_hoa_th.doc