Tiết 11:
PHÂN TÍCH ĐA THỨC THÀNH NHÂN TỬ
BẰNG PHƯƠNG PHÁP NHÓM HẠNG HẠNG TỬ
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS nhận biết nhóm các hạng tử một cách thích hợp để phân tích đa thức thành nhân tử.
2. Kĩ năng:
-Rèn kĩ năng phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách sử dụng các phương pháp đã học đó là: tìm nhân tử chung; sd hằng đẳng thức để phân tích thành nhân tử.
3. Thái độ:
- Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác.
Ngày soạn: 22/9/2010 Ngày giảng: 24/9/2010 Tiết 11: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng hạng tử I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS nhận biết nhóm các hạng tử một cách thích hợp để phân tích đa thức thành nhân tử. 2. Kĩ năng: -Rèn kĩ năng phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách sử dụng các phương pháp đã học đó là: tìm nhân tử chung; sd hằng đẳng thức để phân tích thành nhân tử. 3. Thái độ: - Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác. II.Đồ dùng: * GV : Giáo án, SGK. * HS : Vở ghi. III. Phương pháp: Hỏi đáp; gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề ,HĐ nhóm ,HĐ cá nhân. IV.Tổ chức giờ học: *Khởi động(3ph) -Mục tiêu:Tạo hứng thú học tập cho HS -Cách tiến hành:(GV giới thiệu)Các em đã được học hai phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử(đặt nhân tử chung, dùng hằng đẳng thức) .Hôm nay chúng ta tìm hiểu về phương pháp nhóm hạng tử. HĐ của thầy HĐ của trò Ghi bảng HĐ1: Ví dụ(20ph) -Mục tiêu:Thông qua nội dung ví dụ HS nhận biết được cách phân tích đa thức thành nhân tử bằng p2 nhóm hạng tử -Cách tiến hành: - GV giới thiệu ví dụ. ? Hãy sử dụng các phương pháp đã học để phân tích các đa thức trên thành nhân tử? - GV dẫn dắt HS đi đến phương pháp nhóm các hạng tử. - GV dẫn dắt để HS hiểu đc mục đích của việc nhóm các hạng tử. ? Vậy nên nhóm như thế nào? ? 2 nhóm có xuất hiện nhân tử chung không? ? Có thể nhóm cách khác được không? Hãy thực hiện? - GV chốt lại kết quả đúng. - GV giới thiệu đó chính là cách phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm h. tử. - Giới thiệu ví dụ tiếp ví dụ2. ? Bài này có mấy cách nhóm? Nhóm như thế nào? - Cho HS nhận xét. ? Có thể nhóm (2xy + 3z) + (6y + xz) được không? Vì sao? - GV chốt lại và nhấn mạnh mục đích của việc nhóm các hạng tử sao cho hợp lý. - HS ghi ví dụ. - HĐ cá nhân ( không phân tích được). - HĐ cá nhân. - HS nhóm các hạng tử thích hợp. - Có - HĐ cá nhân thực hiện theo cách khác. - HS ghi vở. - HĐ cả lớp. - Cho 2 HS lên bảng. Dưới lớp cùng thực hiện. - HS nhận xét. - HS trả lời:Sau khi nhóm xong không xuất hiện nhân tử chung 1.Ví dụ: VD1: Phân tích các đa thức trên thành nhân tử. x2 – 3x + xy – 3y = (x2 – 3x) + (xy – 3y) = x(x – 3) + y(x- 3) = (x – 3)(x + y). VD2:Phân tích các đa thức trên thành nhân tử. 2xy + 3z + 6y + xz. = (2xy + 6y) + (3z + xz) = 2y(x + 3) + z(x + 3) = (x + 3)(2y + z). HĐ2: áp dụng.(10ph) -Mục tiêu:Vận dụng kĩ năng vào làm bài tập. -Cách tiến hành: - Yêu cầu HS thực hiện (?1) - Yêu cầu HS làm tiếp (?2) theo nhóm. - yêu cầu nhóm báo cáo sau 3 phút. - GV nhận xét chốt lại kết quả đúng. ? Có thể nhóm (x2 + 6x) +(9 - y2) được không? - HĐ cá nhân ( một HS lên bảng tính) - HĐ nhóm bàn trong 3ph. - Đại diện báo cáo. - HS: không vì không thể phân tích được nữa. 2. áp dụng. ?1 15.64 + 25.100 +36.15 +60.100 = 15(64 + 36) + 100(25 + 60) = 1500 + 8500 = 10000. ?2 HĐ3: Luyện tập(7ph) -Mục tiêu:HS luyện tập phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử vào bài tập cụ thể. -Cách tiến hành: Bài tập 47SGK/22 - Yêu cầu HS làm bài tập 47SGK/22. ? yêu cầu HS dưới lớp nhận xét. - GV chốt lại kết quả đúng Cả lớp làm vào vở - 3HS lên bảng. - HS dưới lớp cùng làm và nhận xét. Bài tập 47SGK/22 a) x2-xy+x-y =(x2-xy)+(x-y) =x(x-y)+(x-y) =(x-y)(x+1) b) xz+yz-5(x+y) =(xz+yz)-5(x+y) =z(x+y)-5(x+y) =(x+y)(z-50 c) 3x2-3xy-5x+5y =(3x2-3xy)-(5x-5y) =3x(x-y)-5(x-y) =(x-y)(3x-5) *Tổng kết hướng dẫn học ở nhà(5ph) ? Có tất cả mấy cách phân tích đa thức thành nhân tử? - Về nhà ôn lại cả 3 cách phân tích đã học. - BTVN : 47; 49; 50 SGK/22+23. ***************************************************
Tài liệu đính kèm: