Giáo án môn Đại số khối 8 - Trường THCS Lương Quới - Tiết 57: Liên hệ giữa thứ tự và phép cộng

Giáo án môn Đại số khối 8 - Trường THCS Lương Quới - Tiết 57: Liên hệ giữa thứ tự và phép cộng

I. MỤC TIÊU:

- HS nhận biết được vế trái, vế phải và biết dùng dấu của bất đẳng thức, biết được hai bất đẳng thức cùng chiều.

- HS nắm được tính chất liên hệ giữa thứ tự và phép cộng.

- Biết so sánh các số , các biểu thức dựa vào tính chất trên.

- Thấy được toán học gần gũi trong cuộc sống thực tế.

II. CHUẨN BỊ:

- GV : bảng phụ.

- HS : ôn lại tập hợp số thực, các kí hiệu so sánh hai số.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 

doc 3 trang Người đăng nhung.hl Lượt xem 988Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đại số khối 8 - Trường THCS Lương Quới - Tiết 57: Liên hệ giữa thứ tự và phép cộng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 4-3-2007	 Tuần:27
ND: 14-3-2007	 Tiết: 57
§ 1. LIÊN HỆ GIỮA THỨ TỰ VÀ PHÉP CỘNG.
MỤC TIÊU:
HS nhận biết được vế trái, vế phải và biết dùng dấu của bất đẳng thức, biết được hai bất đẳng thức cùng chiều.
HS nắm được tính chất liên hệ giữa thứ tự và phép cộng.
Biết so sánh các số , các biểu thức dựa vào tính chất trên.
Thấy được toán học gần gũi trong cuộc sống thực tế.
CHUẨN BỊ:
GV : bảng phụ.
HS : ôn lại tập hợp số thực, các kí hiệu so sánh hai số.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
BỔ SUNG
TG
HĐ CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
10’
HOẠT DỘNG 1: Nhắc lại thứ tự trên tập hợp số thực.
Khi so sánh hai số thực, có thể xảy ra những trường hợp nào ?
® GV minh hoạ trên trục số thực.
Củng cố : ?1. Gọi 2 HS điền vào bảng phụ.
GV giới thiệu cách đọc kí hiệu: ³; £ và gọi HS cho ví dụ..
Có thể xảy ra ba trường hợp: lớn hơn, bé hơn, hoặc bằng.
HS quan sát.
HS điền vào bảng phụ.
HS nghe.
Nhắc lại thứ tự trên tập hợp số thực.
Kí hiệu:
a = b : a bằng b.
a > b : a lớn hơn b.
a < b : a nhỏ hơn b.
a ³ b : a lớn hơn hoặc bằng b.
a £ b : a nhỏ hơn hoặc bằng b.
5’
HOẠT ĐỘNG 2 : Bất đẳng thức.
GV giới thiệu như SGK.(bảng phụ)
Gọi HS cho ví dụ.
GV khẳng định .
HS nghe.
Bất đẳng thức :
Hệ thức dạng a b ; a £ b; a ³ b) là bất đẳng thức, và gọi a là vế trái, b là vế phải của bất đẳng thức.
VD: 4 + (-3) < 2
10’
HOẠT ĐỘNG 3 : Liên hệ giữa thứ tự và phép công.
GV nêu ví dụ và hình vẽ như SGK.
Củng cố: ?2.Gọi HS trả lời
GV giới thiệu bất đẳng thức cùng chiều.
® tính chất.
® phát biểu thành lời.
GV chốt : tính chất của thứ tự cũng là tính chất của bất đẳng thức, 
Hãy nêu ý nghĩa của tính chất của bất đẳng thức ?
GV khẳng định : để so sánh hai số, hoặc chứng minh bất đẳng thức.
® yêu cầu ?3,?4.gọi 2 HS giải thích.
® GV khẳng định ® tính chất trên có thể phát biểu một cách khác ?
HS quan sát, suy nghĩ.
HS trả lời.
HS phát biểu tính chất.
Dùng để so sánh hai số hoặc chứng minh bất đẳng thức.
Khi trừ cùng một số vào hai vế của một bất đẳng thức ta được bất đẳng thức mới cùng chiều với bất đẳng thức đã cho. 
Liên hệ giữa thứ tự và phép công.
Tính chất: Với ba số a,b và c, ta có:
Nếu a < b thì a + c < b + c;nếu a £ b thì a + c £ b + c.
Nếu a > b thì a + c > b + c;nếu a ³ b thì a + c ³ b + c.
Khi cộng cùng một số vào hai vế của một bất đẳng thức ta được bất đẳng thức mới cùng chiều với bất đẳng thức đã cho. 
18’
HOẠT ĐỘNG 4 : Củng cố
Bài 1: Gọi HS thảo luận theo bàn ® trả lời.
Bài 2 : thảo luận nhóm 5’
Bài 3: (bảng phụ) GV đưa lên bảng phụ hình vẽ bảng báo tín hiệu giao thông ® bài toán trắc nghiệm. Gọi HS xác định.
® liên hệ thực tế.
Bài 1: HS trao đổi theo bàn ® trả lời:
.
Bài 2: HS thảo luận.
Bài 3: HS quan sát, suy nghĩ và trả lời.
Chọn a £ 20
Bài 1: Điền dấu “x” vào ô vuông thích hợp:
Câu
Đúng
Sai
A/ (-2) + 3 ³ 2
x
B/ Số –6 không lớn hơn hoặc bằng tích của 2 và (-3).
x
C/ 4 + (-8) < 15 + (-8)
x
D/ x2 + 1 £ 1
x
Bài 2:
a < b Þ a + 1 < b + 1 
a – 5 ³ b - 5 Þ a – 5 + 5³b – 5+ 5 Þ a ³ b.(tc)
2’
HOẠT ĐỘNG 5 : HDVN
Nắm vững tính chất bất đẳng thức.
Giải bài 1 b,d; bài 2 b, bài 3 a.
HD.
Bài 2b. Cộng 2 vào hai vế của bất đẳng thức.
Bài 3b. Cộng (–15) vào hai vế.
Chuẩn bị § 2. Giải các ?., nghiên cứu các tính chất, ví dụ và bài tập 5 ® 8.
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docds8-t57.doc