Giáo án môn Đại số Khối 8 - Tiết 59: Bất phương trình một ẩn (Bản chuẩn)

Giáo án môn Đại số Khối 8 - Tiết 59: Bất phương trình một ẩn (Bản chuẩn)

I / MỤC TIÊU BÀI DẠY

- Kiến thức: Học sinh được giới thiệu về bất phương trình một ẩn, biết kiểm tra một số có là nghiệm của bất phương trình một ẩn hay không ? Hiểu khái niệm hai bất phương trình tương đương

- Kĩ năng: Biết viết dưới dạng kí hiệu và biểu diễn trên trục số tập nghiệm của các bất phương trình dạng là:

x a; x a; x ≤ a; x a

-Tư duy, thái độ:Tìm được cách giải nhanh, chính xác, có tinh thần hợp tác

II / CHUẨN BỊ

*GV: Bảng phụ ghi bài tập; bảng tổng hợp “Tập nghiệm và biểu diễn tập nghiệm của bất phương trình” tr52 SGK; đề KTBC

*HS: Tính chất của bất đẳng thức về nhân và cộng 2 vế với cùng một số

III / KIỂM TRA BÀI CŨ (5 phút)

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 249Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đại số Khối 8 - Tiết 59: Bất phương trình một ẩn (Bản chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28 TIẾT 59
Ngày soạn:06/3/2010
Ngày dạy:15 /03/2010
 	 BẤT PHƯƠNG TRÌNH MỘT ẨN 
I / MỤC TIÊU BÀI DẠY
- Kiến thức: Học sinh được giới thiệu về bất phương trình một ẩn, biết kiểm tra một số có là nghiệm của bất phương trình một ẩn hay không ? Hiểu khái niệm hai bất phương trình tương đương
- Kĩ năng: Biết viết dưới dạng kí hiệu và biểu diễn trên trục số tập nghiệm của các bất phương trình dạng là:
x a; x ≤ a; x ³ a
-Tư duy, thái độ:Tìm được cách giải nhanh, chính xác, có tinh thần hợp tác
II / CHUẨN BỊ
*GV: Bảng phụ ghi bài tập; bảng tổng hợp “Tập nghiệm và biểu diễn tập nghiệm của bất phương trình” tr52 SGK; đề KTBC
*HS: Tính chất của bất đẳng thức về nhân và cộng 2 vế với cùng một số
III / KIỂM TRA BÀI CŨ (5 phút)
Câu hỏi
Đáp án
HS1: Phát biểu tính chất của bất đẳng thức về nhân 2 vế với cùng một số
Áp dụng:
So sánh a và b nếu a-8 > b –8
HS2:Phát biểu tính chất của bất đẳng thức về nhân 2 vế với cùng một số
Áp dụng:
Cho a<b . Hãy so sánh: 2a+3 với 2a+5
HS1: Phát biểu đúng (2đ)
Ta có: a-8 > b –8 a-8+8 > b-8+8a>b (8đ)
HS2: Phát biểu đúng (2đ).
a< b 2a < 2b2a+3< 2b+3 2a+3<2a+5 (8đ)
IV / TIẾN TRÌNH GIẢNG BÀI MỚI
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
HĐ1Mở đầu:(15phút)
Bài toán tr41 SGK
-GV yêu cầu HS chọn ẩn số ? Và hỏi:
+ Vậy số tiền Nam phải trả để mua một cái bút và x quyển vở là bao nhiêu ?
+ Nam có 25000 ngàn đồng, hãy lập hệ thức biểu thị quan hệ giữa số tiền Nam phải trả và số tiền Nam có
Hệ thức 2200x + 4000 ≤ 25000
là một bất phương trình một ẩn, ẩn của bất phương trình này là x
-GV yêu cầu HS hãy cho biết vế trái, vế phải của bất phương trình này ?
-GV nhấn mạnh: theo em, trong bài toán này thì x có thể là bao nhiêu ?
-GV chấp nhận đáp số HS nêu ra “Nam mua được 9 quyển vở”
-GV có thể chấp nhận đáp số khác do HS đưa ra 
-GV hỏi: tại sao x có thể là 9 ? (hoặc 8, hoặc bằng 7)
-GV hỏi: nếu lấy x = 5 có được không ?
-GV nói: khi thay x = 9 hoặc x = 5 vào bất phương trình, ta được một khẳng định đúng, khi đó ta nói rằng x = 9, x = 5 là nghiệm của bất phương trình
-GV hỏi: x = 10 có là nghiệm của bất phương trình không ? Tại sao ?
-GV yêu cầu HS làm ?1 tr41 SGK (đề bài ở bảng phụ)
-Gv yêu cầu mỗi dãy kiểm tra một số để chứng tỏ các số 3; 4; 5 đều là nghiệm; còn số 6 không phải là nghiệm của bất phương trình
-GV ĐVĐ: hãy thử chỉ ra nghiệm của bất phương trình trên ?
-GV chú ý cho HS kỹ thuật kiểm tra một số là nghiệm của bất phương trình 
HĐ2Tập nghiệm của bất phương trình:(14phút)
-GV ĐVĐ và giới thiệu thuật ngữ tập nghiệm của bất phương trình 
-GV yêu cầu HS hãy chỉ ra vài nghiệm cụ thể của bất phương trình x > 3 và tập nghiệm của bất phương trình đó
-GV gọi HS giải thích tại sao x = 4 là một nghiệm của bất phương trình x > 3
-GV khẳng định rằng tất cả các số lớn hơn 3 đều là nghiệm của bất phương trình x > 3
-GV giới thiệu kí hiệu tập hợp nghiệm của bất phương trình đó là
S = { x | x > 3} và hướng dẫn cách biểu diễn tập nghiệm này trên trục số
-GV lưu ý HS: để biểu thị điểm 3 không thuộc tập hợp nghiệm của bất phương trình phải dùng ngoặc đơn “(”, bề lõm của ngoặc quay về phần trục số nhận được
-GV cho bất phương trình 3.
+ Tập nghiệm của bất phương trình là S = { x | x 3}
+ Biểu diễn tập nghiệm trên trục số
[
0
3
///////////////////////////////////
-GV lưu ý HS: để biểu thị điểm 3 thuộc tập hợp nghiệm của bất phương trình phải dùng ngoặc vuông “[”, ngoặc quay về phần trục số nhận được
-GV giới thiệu ví dụ 2 như trên
-GV yêu cầu HS làm ?2 tr42 SGK
-GV lưu ý cho HS các bất phương trình x > 3 và 3 < x
-GV giới thiệu bảng tổng hợp tr52 SGK để củng cố các trường hợp 
-GV chốt lại vấn đề cả hai cách làm: viết tập nghiệm hay biểu diễn tập nghiệm trên trục số cũng chỉ nhằm hình dung rõ về tập nghiệm của bất phương trình 
-GV lấy bài tập 16 tr43 SGK làm ví dụ cho HS
HĐ3: Bất phương trình tương đương :(4phút)
-GV hỏi: thế nào là hai phương trình tương đương ?
-GV nói: tương tự như vậy, hai bất phương trình như thế nào là tương đương ?
x
2200x + 4000
2200x + 4000 ≤ 25000
-HS đứng tại chỗ trả lời
-HS giải thích vì 9 quyển vở giá 19800đ và một cái bút 4000đ, tổng cộng mua hết 23800đ dư 1200đ
-HS đưa ra đáp số khác 8 quyển, 7 quyển, 
-HS trả lời miệng câu a
-HS hoạt động theo nhóm, mỗi dãy kiểm tra một số
-HS tìm và trả lời
-HS suy nghĩ và trả lời: các nghiệm là x = 4; x = 7;  
-HS giải thích vì x = 4 nên thế vào bất phương trình, ta được: x > 3 Þ 4 > 3 (là khẳng định đúng)
-HS ghi nhận
-HS thực hành theo hướng dẫn của GV
-HS ghi nhận
-HS tập trung theo dõi
-HS ghi nhận
-HS tiếp tục thực hiện theo trình tự đã làm nhưng tốc độ nhanh hơn
-HS trả lời
-HS nhìn hình vẽ và hình dung vấn đề 
-HS xem bảng tổng hợp để ghi nhớ bốn trường hợp
-HS tập trung lắng nghe
-HS ghi nhận các ví dụ vào vở
-Có cùng tập nghiệm
-Có cùng tập nghiệm
1 / Mở đầu
Ta có: 2200x + 4000 ≤ 25000 là một bất phương trình với ẩn x
+ Vế trái là 2200x + 4000
+ Vế phải là 25000
* Lưu ý:
-Khi thay giá trị x = 9 vào bất phương trình trên ta được một khẳng định đúng => số 9 là một nghiệm của bất phương trình
-Khi thay giá trị x = 10 vào bất phương trình trên ta được một khẳng định sai 
=> số 10 không phải là nghiệm của bất phương trình 
2 / Tập nghiệm của bất phương trình 
-Tập hợp tất cả các nghiệm của một bất phương trình được gọi là tập nghiệm của bất phương trình
-Giải bất phương trình là tìm tập nghiệm của bất phương trình
* Ví dụ: Viết và biểu diễn tập nghiệm của mỗi bất phương trình sau trên trục số
a) x < 4 
Giải
Tập nghiệm của bất phương trình x < 4 là:
)
//////////////
0
4
b) x ≤ -2 
Giải
Tập nghiệm của bất phương trình x ≤ -2 là:
//////////////////////
]
-2
0
c) x > -3
Giải
Tập nghiệm của bất phương trình x > -3 là:
////////////////////
(
-3
0
d) x ³ 1
Giải
Tập nghiệm của bất phương trình x ³ 1 là:
[
0
1
///////////////////////////////////
3 / Bất phương trình tương đương 
Hai bất phương trình có cùng tập nghiệm là hai bất phương trình tương đương
* Ví dụ: 3 3
V. Củng cố (5phút)
-Nhấn mạnh cách biểu diễn của bất phương trình trên trục số với những ký hiệu: ; 
-Phiếu học tập: Biểu diễn tập nghiệm của bất phương trình sau: x > –12 ; x
Hướng dẫn về nhà (2phút)
-Xem lại các ví dụ đã làm ở lớp
-Làm bài tập 15, 18 tr43 SGK; bài 31, 32 tr44 SBT
-Oân lại các tính chất của bất đẳng thức; hai quy tắc biến đổi phương trình
-Xem trước bài mới “Bất phương trình bậc nhất một ẩn”
Rút kinh nghiệm:
..
.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_dai_so_khoi_8_tiet_59_bat_phuong_trinh_mot_an_ba.doc