Giáo án môn Đại số Khối 8 - Tiết 47: Phương trình chứa ẩn ở mẫu (Bản chuẩn)

Giáo án môn Đại số Khối 8 - Tiết 47: Phương trình chứa ẩn ở mẫu (Bản chuẩn)

I / Mục tiêu :

- Về kiến thức: Học sinh cần nắm vững khái niệm điều kiện xác định của một phương trình, cách tìm điều kiện xác định của phương trình

- Về kĩ năng: Học sinh nắm vững cách giải phương trình chứa ẩn ở mẫu, cách trình bày bài giải chính xác, đặt biệt là bước tìm ĐKXĐ của phương trình và bước đối chiếu với ĐKXĐ của phương trình để nhận nghiệm

- Về tư duy, thái độ: Ứng dụng bài toán thực tế, có tinh thần hợp tác.

II / Chuẩn bị của GV và HS:

· GV: Bảng phụ ghi sẵn các bài tập, cách giải phương trình chứa ẩn ở mẫu

· HS: Ôn tập điều kiện của biến để giá trị phân thức được xác định, các quy tắc biến đổi phương trình, định nghĩa hai phương trình tương đương.

III / Kiểm tra bài cũ : (4 phút)

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 280Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đại số Khối 8 - Tiết 47: Phương trình chứa ẩn ở mẫu (Bản chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4- TIẾT 47
Ngày soạn:
Ngày dạy:
PHƯƠNG TRÌNH CHỨA ẨN Ở MẪU	 
I / Mục tiêu :
- Về kiến thức: Học sinh cần nắm vững khái niệm điều kiện xác định của một phương trình, cách tìm điều kiện xác định của phương trình
- Về kĩ năng: Học sinh nắm vững cách giải phương trình chứa ẩn ở mẫu, cách trình bày bài giải chính xác, đặt biệt là bước tìm ĐKXĐ của phương trình và bước đối chiếu với ĐKXĐ của phương trình để nhận nghiệm
- Về tư duy, thái độ: Ứng dụng bài toán thực tế, có tinh thần hợp tác.
II / Chuẩn bị của GV và HS:
GV: Bảng phụ ghi sẵn các bài tập, cách giải phương trình chứa ẩn ở mẫu
HS: Ôn tập điều kiện của biến để giá trị phân thức được xác định, các quy tắc biến đổi phương trình, định nghĩa hai phương trình tương đương.
III / Kiểm tra bài cũ : (4 phút)
Câu hỏi
Đáp án
Cho phương trình . Giá trị x = 1 có phải là nghiệm của phương trình hay không? Vì sao? 
Thay x=1 vào phương trình
 1 = 1 (5đ)
Không là nghiệm vì tại đó giá trị của 
2 vế không xác định tại x=1 (5đ)
IV / Tiến trình giảng bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung 
HĐ1Ví dụ mở đầu:(8phút) 
-GV ĐVĐ như SGK sau đó cho HS xem ví dụ mở đầu trên bảng phụ
-GV nói: ta chưa biết cách giải phương trình dạng này, vậy ta thử giải bằng phương pháp đã biết xem có được không ? Và ta biến đổi thế nào ?
-GV hỏi: x = 1 có phải là nghiệm của phương trình đã cho không ? Vì sao ?
-GV hỏi tiếp: vậy phương trình đã cho và phương trình x = 1 có tương đương không ?
-GV ĐVĐ: thế thì em có nhận xét gì qua ví dụ trên ?
-GV chốt lại vấn đề: khi giải phương trình chứa ẩn ở mẫu ta phải chú ý đến một yếu tố đặc biệt, đó là ĐKXĐ của phương trình
HĐ2:Tìm điều kiện xác định của một phương trình (10 phút) 
-GV cho HS đọc mục 2 tr19-tr20 SGK
-GV nhấn mạnh: ý “ tất cả các mẫu trong phương trình đều khác 0 “
-GV cho HS tự quan sát ví dụ 1a tr20 SGK
-GV giới thiệu thêm: nếu không làm như thế thì ta cứ cho x-2 = 0 rồi giải tìm x, sau đó tiến hành loại bỏ đi giá trị x = 2, thì đó là ĐKXĐ của phương trình
-GV cho HS quan sát tiếp ví dụ 1b
-GV chốt lại cho HS có hai cách tìm ĐKXĐ của phương trình nhưng ta chỉ nên chọn (cách cho mẫu khác 0) sẽ tiện lợi hơn
-GV yêu cầu HS làm ?2 tr20 SGK
-GV nhấn mạnh: để tìm ĐKXĐ của phương trìnhta phải giải
quyết điều kiện của mấy mẫu ?
-GV khẳng định vấn đề để giúp HS không bị sai sót khi tìm ĐKXĐ của phương trình
HĐ3. Giải phương trình chứa ẩn ở mẫu:(16 phút) 
-GV treo bảng phụ ghi ví dụ giải pương trình: cho HS xem
-GV yêu cầu HS tìm ĐKXĐ của phương trình trên, gọi HS đọc kết quả, GV ghi bảng
-GV yêu cầu HS hãy tìm cách đưa phương trình về dạng đã biết ?
-GV gợi ý: hãy quy đồng mẫu hai vế của phương trình rồi khử mẫu
-GV hỏi: phương trình có chứa ẩn ở mẫu và phương trình đã khử mẫu có tương đương không ?
-GV nói tiếp: chính vì thế nên ở bước này ta dùng kí hiều suy ra (=>) chứ không dùng kí hiệu tương đương ()
-GV hỏi tiếp: sau khi đã khử mẫu ta phải tiếp tục làm gì ?
-GV khẳng định vấn đề và yêu cầu HS giải tiếp
-GV nhấn mạnh: có phải là nghiệm của phương trình đã cho không ?
-GV hỏi làm thế nào để kiểm tra ?
-GV chốt lại vấn đề và hướng dẫn HS cách kiểm tra nghiệm
-GV hỏi: vậy em nào có thể tóm tắt các bước giải phương trình chứa ẩn ở mẫu ?
-GV treo bảng phụ ghi tóm tắt các bước giải cơ bản
HĐ1:
-HS quan sát ví dụ
-HS thực hiện (dựa trên hai quy tắc biến đổi phương trình đã học)
-HS tiến hành thử lại và trả lời
-HS trả lời
-HS nêu nhận xét “Khi biến đổi phương trình mà làm mất mẫu chứa ẩn của phương trình thì phương trình nhận được có thể không tương đương với phương trình ban đầu “
-HS tập trung lắng nghe GV trình bày
HĐ2:
-HS đọc và suy nghĩ
-HS ghi nhận 
-HS dễ dàng nhận thấy phương trình có mẫu khi 
-HS ghi nhớ để có thể áp dụng trong bài tập sau này
-HS theo dõi
-HS ghi nhớ để vận dụng
-HS trả lời miệng
-HS trả lời phải tìm điều kiện của cả hai mẫu
-HS khắc sâu và ghi nhận
HĐ3:
-HS quan sát ví dụ
-HS cho kết quả ĐKXĐ của phương trình là: 
-HS suy nghĩ tìm cách làm
-HS thực hiện theo gợi ý
-HS trả lời (có thể không tương đương)
-HS ghi nhận
-HS trả lời phải giải phương trình (1) mới nhận được
-HS giải phương trình tìm được 
-HS trả lời chưa chắc là nghiệm của phương trình đã cho phải thử lại
-HS thay giá trị vào phương trình
-HS so sánh với ĐKXĐ
-HS nêu các bước thực hiện
-HS ghi vào vở
I / Ví dụ mở đầu:
Xét phương trình (1)
+ Chuyển vế 
+ Thu gọn x = 1
* Chú ý: Khi biến đổi phương trình mà làm mất mẫu chứa ẩn của phương trình thì phương trình nhận được có thể không tương đương với phương trình ban đầu
II / Tìm điều kiện xác định của một phương trình:
Ví dụ: Tìm ĐKXĐ của phương trình
a / 
Giải
Ta có: 
Vậy ĐKXĐ của phương trình là: 
b / 
Giải
Ta có: 
Vậy ĐKXĐ của phương trình trên là:;
Bài tập ?2 tr20 SGK
a / 
Giải
Ta có: 
Vậy ĐKXĐ của phương trình là:; 
b / 
Giải
Ta có: 
Vậy ĐKXĐ của phương trình là: 
III / Giải phương trình chứa ẩn ở mẫu
1 / Ví dụ: Giải pương trình 
 (*)
* Phương pháp giải:
+ ĐKXĐ:
+ Quy đồng mẫu hai vế và khử mẫu
 (1)
+ Giải phương trình (1) vừa nhận được
+ Kiểm tra điều kiện để chọn nghiệm
Vì thỏa ĐKXĐ nên nó là nghiệm của (*). Vậy tập nghiệm của phương trình (*) là: 
2 / Cách giải phương trình chứa ẩn ở mẫu
* Bước 1: Tìm điều kiện xác định của pương trình
* Bước 2: Quy đồng mẫu hai vế của phương trình rồi khử mẫu
* Bước 3: Giải phương trình vừa nhận được
* Bước 4 : Kết luận (kiểm tra điều kiện để chọn nghiệm)
V/ Củng cố : (5phút)
-GV treo bảng phụ ghi bài tập 27a tr22 SGK . Làm trên phiếu học tập
-GV nhắc nhở HS tìm ĐKXĐ bên ngoài chỉ ghi kết quả vào bài làm thôi
- -GV chốt lại vấn đề và treo bảng phụ ghi lời giải hoàn chỉnh
 Bài tập 27a tr22 SGK
Tên HS: Phiếu học tập
Bài tập 27a tr22 SGK 
 Giải phương trình
Giải phương trình: (1)
ĐKXĐ: 
Với điều kiện trên, ta được:
 (thỏa ĐKXĐ) (nhận)
Vậy tập nghiệm của phương trình là 
VI/ Hướng dẫn hs học ởà nhà: (2 phút)
-Xem lại để nắm vững cách tìm ĐKXĐ của phương trình
-Học thuộc bốn bước giải phương trình chứa ẩn ở mẫu
-Xem lại các bài tập và ví dụ đã giải ở lớp
-Làm bài tập 27 (b, c, d); 28 tr22 SGK
Rút kinh nghiệm:
.
..

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_dai_so_khoi_8_tiet_47_phuong_trinh_chua_an_o_mau.doc