Giáo án môn Đại số khối 8 - Tiết 41 đến tiết 60 - Trường THCS Tô Hiến Thành

Giáo án môn Đại số khối 8 - Tiết 41 đến tiết 60 - Trường THCS Tô Hiến Thành

I. MỤC TIÊU :

– HS hiểu khái niệm phương trình và các thuật ngữ như : vế phải, vế trái, nghiệm của pt, tập nghiệm của pt (ở đây chưa đưa vào khái niệm TXĐ của pt), hiểu và biết cách sử dụng các thuật ngữ cần thiết khác để diễn đạt bài giải pt sau này.

– HS hiểu khái niệm giải pt, bước đầu làm quen và biết cách sử dụng quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân.

II. TIẾN TRÌNH :

1. Ổn định :

2. Bài cũ :

3. Bài mới :

 

doc 38 trang Người đăng nhung.hl Lượt xem 1165Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Đại số khối 8 - Tiết 41 đến tiết 60 - Trường THCS Tô Hiến Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần19 	Ngày soạn:
Tiết 41 :	MỞ ĐẦU VỀ PHƯƠNG TRÌNH
I. MỤC TIÊU :
– HS hiểu khái niệm phương trình và các thuật ngữ như : vế phải, vế trái, nghiệm của pt, tập nghiệm của pt (ở đây chưa đưa vào khái niệm TXĐ của pt), hiểu và biết cách sử dụng các thuật ngữ cần thiết khác để diễn đạt bài giải pt sau này.
– HS hiểu khái niệm giải pt, bước đầu làm quen và biết cách sử dụng quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân.
II. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định :
2. Bài cũ : 	 
3. Bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi Bảng
HĐ 1 : Phương trình một ẩn
– Tìm x biết 2x + 3 = 5(x + 2) – 4
– GV giới thiệu các thuật ngữ phương trình, ẩn, vế phải, vế trái.
– Vế trái của phương trình trên gồm có mấy hàng tử? 
– Hãy cho thêm một vài ví dụ về phương trình có ẩn x, ẩn y.
– Hãy xác định vế trái, vế phải của các phương trình trên.
?2 GV chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm tính giá trị một vế của pt.
– Có nhận xét gì về giá trị của hai vế khi x = 6?
– GV giới thiệu khái niệm nghiệm của pt
– Vậy để kiểm tra một số có phải là nghiệm của pt hay không, ta làm như thế nào?
– Hãy kiểm tra xem các số ở ?3 có là nghiệm của pt hay không?
– Trong các số –1; 0 ; 1; 2 số nào là nghiệm của pt : (x + 1) (x – 2) = 0
à Chú ý
– HS giải bài toán tìm x quen thuộc
– Vế trái của phương trình trên gồm có 2 hạng tử : là 2x và 3
– HS cho VD.
– Hai vế có giá trị bằng nhau khi x = 6.
– Ta thay giá trị đó vào pt và tính. Nếu hai vế của pt có giá trị bằng nhau thì đó chính là nghiệm.
– x = –1 và x = 2
1. Phương trình một ẩn :
SGK / 5
VD :
3x2 + 5 = 2x là phương trình với ẩn x.
3y – 1 = 5y + 13 là pt với ẩn y.
?2 2x + 5 = 3(x – 1) + 2
Khi x = 6, hai vế của pt nhận cùng một giá trị. Ta nói :
– Số x = 6 là một nghiệm của pt.
– Số x = 6 thoả mãn pt.
– Số x = 6 nghiệm đúng pt.
– Pt nhận x = 6 làm nghiệm.
?3 .
Chú ý : SGK/5
HĐ 2 : Giải phương trình .
– GV giới thiệu khái niệm tập hợp nghiệm của pt. Sau đó yêu cầu HS làm ?4 .
– Pt vô nghiệm nghĩa là như thế nào ?
– Vậy khi đó tập hợp nghiệm là gì ?
– Pt vô nghiệm là phương trình không có nghiệm nào cả.
– Khi đó tập hợp nghiệm là tập rỗng.
2. Giải phương trình :
Tập hợp nghiệm của phương trình là tập hợp tất cả các nghiệm của pt đó, thường được ký hiệu là S.
?4 .
a. x = 2 ; 
b. Pt vô nghiệm : S = Ỉ.
HĐ 3 : Phương trình tương đương .
– Hãy tìm tập hợp nghiệm của pt x= 1 và pt x – 1 = 0.
– Có nhận xét gì về hai tập hợp nghiệm này?
– Hai phương trình này được gọi là tương đương. Vậy hai pt tương đương là hai phương trình như thế nào?
– và 
– Hai tập hợp nghiệm này bằng nhau
– Hai phương trình tương đương là hai phương trình có cùng một tập hợp nghiệm.
3. Phương trình tương đương .
Hai phương trình tương đương là hai phương trình có cùng một tập hợp nghiệm.
Để chỉ hai pt tương đươgn, ta dùng ký hiệu Û
VD : x = 1 Û x – 1
4. Củng cố :
* BT1/6 : x = –1 có là nghiệm của pt hay không ?
– Để kiểm tra xem x = –1 có là nghiệm của pt hay không, ta làm như thế nào?
– Vậy trong các pt sau, pt nào có nghiệm x = –1?
– Ngoài ra, còn có cách phát biểu nào khác cách phát biểu trên?
a. Với x = –1, ta có :
VT = 4x – 1 = 4(–1) – 1 = –5.
VP = 3x – 2 = 3(–1) – 2 = –5.
Nhận thấy VT = VP. Vậy x=–1 là nghiệm của pt.
* BT3/6 : 
Hãy cho biết pt này có bao nhiêu nghiệm?
Vậy số nghiệm của pt là như thế nào?
Vậy tập hợp nghiệm của pt là gì?	S = R
5. Hướng dẫn về nhà :
Làm các bài tập 2/6 ; 4 ; 5 /7 SGK
Để chỉ ra hai phương trình là tương đương, ta làm như thế nào ?
Để chỉ ra hai phương trình là không tương đương, ta làm như thế nào ?
Tuần 19	Ngày soạn
Tiết 42 :	PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN
	VÀ CÁCH GIẢI	
I. MỤC TIÊU :
– HS hiểu khái niệm phương trình bậc nhất một ẩn 
– HS nắm được quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân và vận dụng thành thạo chúng để giải các phương trình bậc nhất.
II. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định :
2. Bài cũ : 	 
Tập hợp nghiệm của pt là gì? Thế nào là hai phương trình tương đương?
Các pt sau có tương đương không? 
a. x – 3 = 0 và 3(x – 3) = 0	b. x – 1 = 0 và x2 – 1 = 0
3. Bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi Bảng
HĐ 1 : Định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn
– GV giới thiệu pt bậc nhất một ẩn.
– Trong các pt sau, pt nào là pt bậc nhất một ẩn ?
a. x –1 =0; b. x2 + 2 = 0;
c. x + 2y = 0; d. 3y – 8 =0
–Vì sao các pt còn lại không phải là phương trình bậc nhất 1 ẩn?
– HS : a. d
– pt (b) : Bậc 2
pt (c) : 2 ẩn.
1. Định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn :
Phương trình dạng ax + b = 0, với a và b là hai số đã cho và a ¹ 0, được gọi là pt bậc nhất một ẩn.
VD : 2x – 5 = 0; 9 – 5y = 0  là các pt bậc nhất một ẩn.
HĐ 2 : Hai quy tắc biến đổi phương trình .
– GV giới thiệu quy tắc chuyển vế.
Hãy vận dụng quy tắc này để giải BT ?1 .
– Hãy cho biết ta cần chuyển hạng tử nào sang vế kia?
– Dấu của hạng tử sau khi chuyển vế là như thế nào?
– Trong trường hợp bài (c) thì ta nên làm như thế nào?
– Hãy nhắc lại quy tắc nhân và chia cùng một số khác 0 trên đẳng thức số mà ta đã học?
– Vậy ta có quy tắc tương tự trên đẳng thức số trên hai vế của pt.
– Quy tắc nhân với một số được phát biểu như thế nào?
– Hãy vận dụng tính chất này để giải BT ?2 .
– Gọi HS lên bảng giải và giải thích, các HS khác làm vào vở.
– Ta thường chuyển các hạng tử không chứa x sang sang vế kia.
– Dấu của hạng tử sau khi chuyển là trái với dấu ban đầu của hạng tử.
a.c = b.c Û a = b
Trong một pt, ta có thể nhân (hoặc chia) cả hai vế với cùng một số khác 0
2. Hai quy tắc biến đổi phương trình :
a. Quy tắc chuyển vế
Trong một pt, ta có thể chuyển một hạng tử từ vế này sang vế kia và đổi dấu hạng tử đó.
?1 .
a. x – 4 = 0
 x = 4
b. + x = 0
 x = –
c. 0,5 – x = 0
 0,5 = x
 x = 0,5
b. Quy tắc nhân với một số :
Trong một pt, ta có thể nhân cả hai vế với cùng một số khác 0
Trong một pt, ta có thể chia cả hai vế cho cùng một số khác 0
?2 .
a. = –1
 .2 = –1.2
 x = –2
b. 0,1x = 1,5
0,1x : 0,1 = 1,5 : 0,1
 x = 15
c.–2,5x = 10
–2,5x:(–2,5) = 10:(–2,5)
 x = –4
HĐ 3 : Cách giải phương trình bậc nhất một ẩn .
– Hãy cho biết trước đây ta giải bài toán tìm x ở cấp 1 như thế nào?
– Vậy để giải pt bậc nhất 1 ẩn, ta thực hiện như thế nào?
– Vậy hãy giải các pt trong các VD sau.
– GV tiến hành giải mẫu các VD cho HS.
– Qua mỗi bước, yêu cầu HS xác định xem ta đã áp dụng quy tắc gì để có kết quả tương ứng
– Yêu cầu HS dựa vào các VD mẫu đó, tự giải BT ?3 .
– Chuyển các hạng tử không chứa x sang một vế, các hạng tử còn lại sang vế bên kia
– Ta thực hiện quy tắc chuyển vế và nhân chia với một số để giải.
3. Cách giải phương trình bậc nhất một ẩn .
Từ một pt, dùng quy tắc chuyển vế hay quy tắc nhân, ta luôn nhận được một phương trình mới tương đương với phương trình đã cho.
VD1 : Giải pt
3x – 9 = 0 Û 3x = 9 
 Û x = 3
Vậy pt có nghiệm duy nhất x = 3
VD2 : Giải pt
1 – x = 0 Û – x = –1
 Û x = – 1: 
 Û x = 
Vậy pt có tập hợp nghiệm S = 
Tổng quát : SGK/9
4. Củng cố : * BT7/10  Chỉ ra các pt bậc nhất trong các phương trình sau :
Các pt bậc nhất là : 1 + x = 0; 1 – 2t = 0; 3y = 0.
Vì sao các pt còn lại không phải là pt bậc nhất ? ( x + x2 = 0 ; 0x – 3 = 0 )
5. Hướng dẫn về nhà :Làm các bài tập 6 ; 8 ; 9 /9 – 10 SGK
Tuần 20	Ngày soạn : 
Tiết 43 :	PHƯƠNG TRÌNH ĐƯA ĐƯỢC VỀ DẠNG ax + b = 0
I. MỤC TIÊU :
– Củng cố kỹ năng biến đổi các pt bằng quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân.
– Yêu cầu HS nắm vững phương pháp giải các pt mà việc áp dụng quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân và phép thu gọn có thể đưa về dạng pt bậc nhất.
II. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định :
2. Bài cũ : 	 
Phát biểu định nghĩa pt bậc nhất một ẩn? Trình bày các phép biến đổi phương trình.
Giải pt : 3 – 5x = 0
3. Bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi Bảng
HĐ 1 : Cách giải các pt đưa được về dạng ax + b = 0
– Giải pt 2x – (3 – 5x) = 4(x + 3)
– Hãy xác định vế trái, vế phải của pt này?
– Hãy thực hiện các phép toán trên từng vế và thu gọn hai vế. 
– Để tìm được x, ta phải làm như thế nào?
– Hãy cho biết ta đã áp dụng các phép biến đổi nào trên mỗi bước
– Giải pt 
– Hãy xác định vế trái, vế phải của pt này?
– Theo em, để giải pt này, việc trước tiên ta cần làm gì?
– Hãy thực hiện các phép toán trên từng vế và thu gọn hai vế. 
– Theo em ta làm như thế nào để cả hai vế không còn mẫu?
– Nhâïn xét gì về pt trước và sau khi khử mẫu?
– Hãy cho biết ta đã áp dụng các phép biến đổi nào trên mỗi bước
VT = 2x – (3 – 5x)
VP = 4(x + 3)
– Thực hiện chuyển vế và thu gọn từng vế, sau đó chia cả hai vế cho hệ số của x.
– Phép biến đổi : Chuyển vế và nhân với một số.
VT = 
VP = 
– Quy đồng mẫu hai vế.
– Nhân cả hai vế của pt cho mẫu chung.
– Sau khi khử mẫu, việc tính toán được đơn giản hơn vì không phải tính trên phân thức.
Ta chỉ xét các phương trình mà hai vế của chúng là hai biểu thức hữu tỉ của ẩn, không chứa ẩn ở mẫu và có thể đưa được về dạng ax + b = 0 hoặc ax = –b.
1. Cách giải :
VD1 : Giải pt 
2x – (3 – 5x) = 4(x + 3)
 2x – 3 + 5x = 4x + 12
2x +5x – 4x = 12 + 3
 3x = 15
 x = 5
Phương trình có nghiệm x = 5.
VD2 : Giải pt 
 10x – 4 + 6x = 6 + 15 – 9 x
 10x + 6x + 9x = 6 + 15 + 4
 25x = 25
 x = 1
Phương trình có nghiệm x = 1.
HĐ 2 : Áp dụng .
– Vận dụng các bước giải pt đã giải ở trên, hãy giải pt cho ở VD3.
– Hãy xác định mẫu chung ?
– Hãy tiến hành quy đồng khử mẫu hai vế của pt.
– Yêu cầu HS làm ?4 .
– Mẫu chung là 6
2. Áp dụng :
VD3 : Giải pt 
(6x2 + 10x – 4) – (6x2 + 3) = 33
6x2 + 10x – 4 – 6x2 – 3 = 33
10x = 33 + 4 + 3
10x = 40
 x = 4
Phương trình có nghiệm x = 4.
HĐ 3 : Chú ý.
– Hãy nêu lại phương pháp chung để giải các phương trình đã giải ở trên?
- Tuy nhiên trong một số trường hơ ...  < 3
b. -6 ≤ 2.(-3)
Đúng vì -6 = 2.(-3)
c. 4 + (-8) < 15 + (-8)
Đúng vì 4 < 15 nên 4 + (-8) < 15 + (-8)
d. x2 + 1 ≥ 1
Đúng vì x2 ≥ 0 nên x2 + 1 ≥ 0 +1
* BT2/37 : 
Cho a < b, hãy so sánh :
a. a + 1 và b +1
Vì a < b nên a + 1 < b + 1.
a. a – 2 và b – 2
Vì a < b nên a + (–2) < b +(–2) 
hay a – 2 < b – 2
5. Hướng dẫn về nhà :
Làm các bài tập 3, 4 /37 SGK
Hướng dẫn BT3 :
a – 5 ≥ b – 5
a – 5 + 5 ≥ b – 5 + 5 ( Cộng hai vế cho số đối của -5)
a + 0 ≥ b + 0
hay a ≥ b
Ngày soạn: 	Tuần 27
Tiết 58 :	LIÊN HỆ GIỮA THỨ TỰ VÀ PHÉP NHÂN
I. MỤC TIÊU :
– HS nắm được tính chất liên hệ giữa thứ tự và phép nhân (với số dương và với số âm) ở dạng BĐT.
– HS biết cách sử dụng tính chất đó để chứng minh BDT (qua một số kỹ thuật suy luận).
– HS biết phối hợp vận dụng các tính chất thứ tự (đặc biệt ở tiết luyện tập).
II. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định :
2. Bài cũ : 
Thế nào là bất đẳng thức? Cho một vài ví dụ về bất đẳng thức?
Nêu liên hệ giữa thứ tự và phép cộng? Giải BT 3/37	 
3. Bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi Bảng
HĐ 1 : Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân với số dương.
– Yêu cầu HS xem hình vẽ SGK/37 và nhận xét.
– Cho HS làm ?1 .
– Qua kết quả của bài tập trên, em có nhận xét gì về quan hệ giữa thứ tự và phép nhân với một số dương?
– Cho HS làm ?2 . 
Với 3 số a, b, c, mà c > 0 ta có :
+ Nếu a < b thì a.c < b.c
+ Nếu a > b thì a.c > b.c
1. Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân với số dương :
?1 .
Tính chất :
Với 3 số a, b, c, mà c > 0 ta có :
+ Nếu a < b thì a.c < b.c
+ Nếu a > b thì a.c > b.c
 Khi nhân cả hai vế của bất đẳng thức với cùng một số dương, ta được bất đẳng thức mới cùng chiều với bất đẳng thức đã cho.
?2 .
HĐ 2 : Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân với số âm.
– Yêu cầu HS xem hình vẽ SGK/37 và nhận xét.
– Cho HS làm ?3 .
– Qua kết quả của bài tập trên, em có nhận xét gì về quan hệ giữa thứ tự và phép nhân với một số âm?
– Cho HS làm ?4 . 
– Cho HS làm ?5 . Phép chia cho một số khác 0 có thể xem như một phép nhân được không?
Với 3 số a, b, c, mà c < 0 ta có :
+ Nếu a b.c
+ Nếu a > b thì a.c < b.c
-4a > -4b
-4a. < -4b. 
a < b
- Có thể xem phép chia cho một số khác 0 như là một phép nhân cho số nghịch đảo với số đó.
2. Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân với số âm :
?3 .
Tính chất :
Với 3 số a, b, c, mà c < 0 ta có :
+ Nếu a b.c
+ Nếu a > b thì a.c < b.c
 Khi nhân cả hai vế của bất đẳng thức với cùng một số âm, ta được bất đẳng thức mới ngược chiều với bất đẳng thức đã cho.
?4 .
?5 .
HĐ 3 : Tính chất bắc cầu của thứ tự
– Nếu a < b và b < c thì em có được kết luận gì?
– Hãy vận dụng tính chất bắc cầu để chứng minh a+2>b-1 nếu a>b.
–Từ a > b để xuất hiện a + 2 ta cần làm gì?
– Hãy so sánh 2 và - 1?
– Làm sao để xuất hiện b – 1?
- Ta có thể kết luận a < c.
- Ta cần cộng thêm 2 vào 2 vế của BĐT.
2 > - 1
3. Tính chất bắc cầu của thứ tự
Tính chất :
Với 3 số a, b, c ta có :
+ Nếu a < b 
và b < c 
Thì a < c
VD :
Cho a > b. Chứng minh a + 2 > b – 1.
Ta có a > b nên a + 2 > b + 2. (1)
Ta cũng có 2 >-1 nên a + 2 > b–1. (2)
Từ (1) và (2) ta có a + 2 > b – 1.
4. Củng cố :
* BT51/39 : Mỗi khẳng định sau đúng hay sai ? Vì sao?
– Để kiểm tra xem các khẳng định trên có đúng không, ta cần kiểm tra như thế nào?
– Hãy cho biết các khẳng định sau khẳng định nào là đúng và chưa đúng? Và vì sao?
a. (-6).5 < (-5).5
Đúng vì (-6) < (-5) nên (-6).5 < (-5).5 nhân cả 2 vế với số dương 5.
b. (-6).(-3) < (-5) .(-3)
Sai vì (-6) (-5) .(-3) nhân cả 2 vế với số âm -3.
* BT2/37 : 
Cho a < b, hãy so sánh :
a. 2a và 2b
Vì a < b nên 2a < 2b (nhân 2 vế cho số dương 2)
b. 2a và a + b
Vì a < b nên a + a < b + a 
hay 2a < a + b
c. –a và –b
Vì a b(-1) 
hay –a > –b 
5. Hướng dẫn về nhà : Làm các bài tập 7, 8 / 40 SGK
Ngày soạn 	Tuần 28
Tiết 59 :	LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU :
– HS được rèn luyện tính chất liên hệ giữa thứ tự với phép cộng và phép nhân (với số dương và với số âm) ở dạng BĐT.
– HS biết cách sử dụng các tính chất đó để chứng minh BĐT (qua một số kỹ thuật suy luận).
– HS biết phối hợp vận dụng các tính chất thứ tự .
II. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định :
2. Bài cũ : 
Nêu liên hệ giữa thứ tự và phép nhân? 
Nêu liên hệ giữa thứ tự và phép chia ?
Cho -5a < -5b. So sánh a và b.
3. Luyện tập :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi Bảng
HĐ 1 : Giải BT 9/40
– Tính chất về 3 góc trong tam giác như thế nào?
– Vậy các khẳng định dưới đây, khẳng định nào không mâu thuẫn với định lý trên? 
- Tổng số đo 3 góc của một tam giác bằng 180o.
- Tổng hai góc của tam giác phải không vượt quá 180o.
* BT9/40 :
Các khẳng định đúng :
b. Â + BÂ < 180o.
c. BÂ + CÂ ≤ 180o.
HĐ 2 : Giải BT 11/40.
– Từ a < b, làm sao để xuất hiện 3a và 3b ở 2 vế BĐT?
– Làm sao để xuất hiện số 1 ở 2 vế?
– Từ a < b, làm sao để xuất hiện -2a và -2b ở 2 vế BĐT?
– Làm sao để xuất hiện số -5 ở 2 vế?
- Nhân cả 2 vế cho số dương 3.
- Cộng cả 2 vế cho số 1.
* BT 11/40
Cho a< b :
a. Chứng minh 3a + 1 < 3b + 1
Vì a < b nên 3a < 3b 
Từ 3a < 3b ta có 3a + 1 < 3b + 1.
b. Chứng minh -2a – 5 > -2b – 5.
Vì a -2b 
Từ -2a > -2b ta có -2a – 5 > -2b – 5.
HĐ 3 : Giải BT 14/42 SBT.
– Làm sao để xuất hiện m + 3?
– Làm sao để xuất hiện quan hệ giữa m + 3 với n + 1?
– Ta nhờ đâu có được kết quả m + 3 > n + 1?
– Làm sao để xuất hiện 3m?
– Làm sao để xuất hiện quan hệ giữa 3m + 2 với 3n?
– Ta nhờ đâu có được kết quả 3m + 2 > 3n ?
- Cộng hai vế cho 3
- Cộng thêm n vào cả 2 vế của BĐT 3 > 1.
- Nhờ tính chất bắc cầu
- Nhân hai vế cho 3
- Cộng thêm n vào cả 2 vế của BĐT 2 > 0.
- Nhờ tính chất bắc cầu
* BT 14/42 SBT 
Cho m > n. Chứng tỏ :
a. m + 3 > n + 1
Từ m > n ta có m + 3 > n + 3 (1)
Vì 3 > 1 nên n + 3 > n + 1 (2)
Từ (1) và (2) ta có :
m + 3 > n + 3 > n + 1
Hay m + 3 > n + 1
b. 3m + 2 > 3n
Từ m > n ta có 3m > 3n (3)
Vì 2 > 0 nên 3n + 2 > 3n + 0
Hay 3n + 2 > 3n (4)
Từ (3) và (4) ta có :
3m + 2 > 3n + 2 > 3n
Hay 3m + 2 > 3n
HĐ 4 : Giải BT 28/43 SBT.
– Có nhận xét gì về vế trái của BĐT?
– Hãy viết vế trái dưới dạng hằng đẳng thức?
– Có nhận xét gì về dạng bài b so với bài a?
– Vậy giải bài toán này như thế nào?
- Vế trái có dạng hằng đẳng thức
a2 + b2 – 2ab = (a – b)2
- Dạng bài b gần giống dạng của bài a.
- Giải tương tự như đã giải ở bài a là đưa về dạng hằng đẳng thức bậc 2.
* BT 28/43 SBT.
Với a, b là các số bất kỳ :
a. a2 + b2 – 2ab ≥ 0
Ta có a2 + b2 – 2ab = (a – b)2 ≥ 0
Hay a2 + b2 – 2ab ≥ 0.
b. 
Từ ta có a2 + b2 ≥ 2ab 
à a2 + b2 – 2ab ≥ 0 
à (a – b)2 ≥ 0
Vậy 
4. Hướng dẫn về nhà :
Làm các bài tập 10, 12, 13, 14 / 40 SGK
Ngày soạn: 	Tuần 28
Tiết 60 :	BẤT PHƯƠNG TRÌNH MỘT ẨN	
I. MỤC TIÊU :
– HS biết kiểm tra một số có là nghiệm của BĐT một ẩn hay không?
– HS biết viết và biểu diễn trên trục số tập hợp nghiệm của các BPT dạng x a; x ≤ a; x ≥ a.
II. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định :
2. Bài cũ : 
Nêu liên hệ giữa thứ tự và phép cộng? 
Nêu liên hệ giữa thứ tự và phép nhân ?
Giải BT 14/40 
3. Luyện tập :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi Bảng
HĐ 1 : Mở đầu về BPT một ẩn
- Nhắc lại về phương trình một ẩn đã học ở chương trước.
- Thế nào là nghiệm của pt?
- Tương tự ta có khái niệm BPT và nghiệm của BPT.
- Vậy như thế nào là nghiệm của BPT?
- Để kiểm tra một số có phải là nghiệm của BPT hay không ta làm như thế nào?
- Là giá trị của ẩn làm cho giá trị của 2 vế bằng nhau.
- Là giá trị của ẩn để hai vế được khẳng định đúng.
- Ta thay số đó vào hai vế của BPT rồi tính giá trị của mỗi vế. Nếu BĐT số thu được là một khẳng định đúng thì đó chính là nghiệm của BPT.
1. Mở đầu :
SGK / 41
?1 .
HĐ 2 : Tập nghiệm của bất phương trình.
– Nhắc lại tập hợp nghiệm của phương trình?
– Tương tự ta cũng có khái niệm tập hợp nghiệm của bpt
– Tập hợp nghiệm của bpt x > 3 là những số như thế nào?
– GV hướng dẫn HS cách biểu diễn tập hợp nghiệm của bpt trên trục số
– Tập hợp nghiệm của bpt x ≤ 7 là những số như thế nào?
- Vậy số 7 có thuộc tập hợp nghiệm này không?
– GV hướng dẫn HS cách biểu diễn tập hợp nghiệm của bpt trên trục số
- Tập hợp nghiệm của một pt là tập hợp tất cả các nghiệm của pt đó.
- Là tập hợp tất cả các số lớn hơn 3.
- Là tập hợp tát cả các số bé hơn hoặc bằng 7.
- Số 7 thuộc tập hợp nghiệm của bpt.
2. Tập nghiệm của bất phương trình
Tập hợp nghiệm của một bpt là tập hợp tất cả các nghiệm của bpt đó.
Giải bpt là tìm tập nghiệm của bpt đó.
VD1 : Tập hợp nghiệm của bpt x > 3 là {x | x > 3}
(
3
0
?2 .
VD2 : Tập hợp nghiệm của bpt x ≤ 7 là {x | x ≤ 7}
]
7
0
?3 .
?4 .
HĐ 3 : Bất phương trình tương đương.
– Nhắc lại thế nào là hai pt tương đương?
– Ta cũng có khái niệm tương tự đối với bpt.
- Hai pt tương đương là hai pt có cùng một tập hợp nghiệm
3. Bất phương trình tương đương
Hai bpt tương đương là hai bpt có cùng một tập hợp nghiệm. 
VD : 3 3
4. Củng cố :
* BT15/42 : 
– Để kiểm tra xem x = 3 có là nghiệm của các bpt đã cho hay không, ta cần kiểm tra như thế nào?
a. 2x + 3 < 9
Với x = 3 thì 
VT = 2.3 + 3 = 9 = VT
Vậy x = 3 không là nghiệm của bpt 2x + 3 < 9
b. -4x > 2x + 5
Với x = 3 thì
VT = -4.3 = -12
VP = 2x + 5 = 2.3 + 5 = 11
à VT < VP
Vậy x = 3 không là nghiệm của bpt -4x > 2x + 5
c. 5 – x > 3x – 12
Với x = 3 thì
VT = 5 – 3 = 2
VP = 3.3 – 12 = -3
à VT > VP
Vậy x = 3 là nghiệm của bpt 5 – x > 3x – 12
5. Hướng dẫn về nhà :
Làm các bài tập 16, 17, 18 / 43 SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docdai so 8 tuan 1928.doc