I) Mục tiêu :
Học sinh nắm được các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình ; biết vận dụng để giải một số dạng toán bậc nhất không quá phức tạp
II) Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
GV : Giáo án, bảng phụ ghi ví dụ 2, các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình
HS : Nghiên cứu bài trước ở nhà
III) Tiến trình dạy học :
Tiết 50 Ngày dạy: 19/02/10 giải bài toán bằng cách lập phương trình I) Mục tiêu : Học sinh nắm được các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình ; biết vận dụng để giải một số dạng toán bậc nhất không quá phức tạp II) Chuẩn bị của giáo viên và học sinh : GV : Giáo án, bảng phụ ghi ví dụ 2, các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình HS : Nghiên cứu bài trước ở nhà III) Tiến trình dạy học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Phần ghi bảng Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ Kiểm tra vở tập tổ 1 và 3 Hoạt động 2 : ví dụ Trong chuyển động đều, muốn tính quãng đường đi được theo thới gian ta phải làm sao ? Vậy quãng đường ôtô đi được trong 5 giờ là ? Muốn tìm thời gian đi hết quãng đường ta làm sao ? Vậy thời gian ôtô đi được quãng đường 100 km là ? Các em thực hiện ? Các em thực hiện ? Gọi x là số con gà thì điều kiện của x phải thế nào ? Khi đó số chân gà là ? Số con chó là ? Và số chân chó là ? Theo đề thí tổng số chân là 100 nên ta có phương trình như thế nào ? Một em lên bảng giải phương trình đó ? x = 22 có thoả mãn các điều kiện của ẩn không ? Vậy số gà là ? Và số chó là ? Qua ví dụ này, để giải bài toán bằng cách lập phương trình ta phải thực hiện mấy bước ? Nêu nội dung từng bước ? Các em thực hiện ? Hướng dẫn về nhà : Học thuộc các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình Bài tập về nhà : 34, 35, 36 trang 25, 26 SGK HS: Trong chuyển động đều, muốn tính quãng đường đi được theo thới gian ta lấy vận tốc nhân thời gian Quảng đường ôtô đi được trong 5 giờ là: 5x (km) Muốn tìm thời gian đi hết quãng đường ta lấy đường dài chia vận tốc Thời gian để ôtô đi được quảng đường 100km là: (h) Biểu thức với biến x biểu thị : a) Quảng đường Tiến chạy được trong x phút với vận tốc trung bình 180m/ph là : 180x (mét) b) Vận tốc trung bình của Tiến (tính theo km/h), nếu trong x phút Tiến chạy được quãng đường 4500m là : (km/h) Gọi x là số tự nhiên có hai chữ số Biểu thức biểu thị số tự nhiên có được bằng cách : a) Viết thêm chữ số 5 vào bên trái số x là : 500 + x b) Viết thêm chữ số 5 vào bên phải số x là : 10x + 5 HS : Gọi x là số con gà thì điều kiện của x phải là số nguyên dương và nhỏ hơn 36 Khi đó số chân gà là : 2x Số con chó là : 36 - x Và số chân chó là: 4(36 - x) Theo đề thí tổng số chân là 100 nên ta có phương trình là : 2x + 4(36 - x) = 100 Giải 2x + 4(36 - x) = 100 2x + 144 - 4x = 100 -2x = 44 x = 22 x = 22 thoả mãn các điều kiện của ẩn . Vậy số gà là 22 con. Từ đó suy ra số chó là 36 - 22 = 14 (con) Gọi x là số con chó thì điều kiện của x phải là số nguyên dương và nhỏ hơn 36 Khi đó số chân chó là : 4x Số con gà là : 36 - x Và số chân gà là: 2(36 - x) Theo đề thí tổng số chân là 100 nên ta có phương trình : 4x + 2(36 - x) = 100 4x + 72 - 2x = 100 2x = 28 x = 14 x = 14 thoả mãn các điều kiện của ẩn . Vậy số chó là 14 con. Từ đó suy ra số gà là 36 - 14 = 22 (con) 1) Biểu diễn một đại lượng bởi biểu thức chứa ẩn Ví dụ 1 : Gọi x (km/h) là vận tốc của một ôtô. Khi đó Quảng đường ôtô đi được trong 5 giờ là: 5x (km) Thời gian để ôtô đi được quảng đường 100km là: (h) 2) Ví dụ về giải bài toán bằng cách lập phương trình Ví dụ 2: ( Bài toán cổ) Vừa gà vừa chó Bó lại cho tròn Ba mươi sáu con Một trăm chân chẵn Hỏi có bao nhiêu gà, bao nhiêu chó ? Giải Gọi x là số gà, với điều kiện x phải là số nguyên dương và nhỏ hơn 36 Khi đó số chân gà là 2x Số con chó là 36 - x Và số chân chó là 4(36 - x) Theo đề ta có phương trình : 2x + 4(36 - x) = 100 2x + 144 - 4x = 100 -2x = 44 x = 22 x = 22 thoả mãn các điều kiện của ẩn . Vậy số gà là 22 con. Từ đó suy ra số chó là 36 - 22 = 14 (con) Tóm tắt các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình Bước 1 : Lập phương trình – Chọn ẩn số và đặt điều kiện thích hợp cho ẩn số – Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết ; – Lập phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng – Bước 2 : Giải phương trình – Trả lời : Kiểm tra xem các nghiệm của phương trình, nghiệm nào thoả mãn điều kiện của ẩn, nghiệm nào không, rồi kết luận
Tài liệu đính kèm: