Giáo án môn Đại số 8 - Tuần 25 (Bản 3 cột)

Giáo án môn Đại số 8 - Tuần 25 (Bản 3 cột)

I/ MỤC TIÊU

- HS nắm được các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình.

- HS biết vận dụng để giải một số dạng toán bậc nhất không quá phức tạp (dạng tìm

 2 số).

II/ CHUẨN BỊ

- GV : Thước kẻ; bảng phụ (ghi đề bài tập, các bước giải)

- HS : Ôn tập cách giải phương trình đưa được về dạng bậc nhất

- Phương pháp : Nêu vấn đề – Hoạt động nhóm.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

 

doc 6 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 277Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đại số 8 - Tuần 25 (Bản 3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 25 
Tiết: 51
Ngày soạn:16/02/2011 
Ngày dạy: 22/02/2011
Lớp: 8/1 + 8/2
GIẢI BÀI TOÁN BẰNG CÁCH LẬP PHƯƠNG TRÌNH
I/ MỤC TIÊU
- HS nắm được các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình.
- HS biết vận dụng để giải một số dạng toán bậc nhất không quá phức tạp (dạng tìm 
 2 số). 
II/ CHUẨN BỊ
- GV : Thước kẻ; bảng phụ (ghi đề bài tập, các bước giải) 
- HS : Ôn tập cách giải phương trình đưa được về dạng bậc nhất
- Phương pháp : Nêu vấn đề – Hoạt động nhóm. 
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG 
- Treo bảng phụ đưa đề 
- Gọi HS lên bảng 
- Cả lớp cùng làm bài
- Kiểm tra bài tập về nhà của vài HS 
- Cho HS nhận xét câu trả lời 
- Đánh giá cho điểm
- HS đọc đề bài 
- HS làm ở bảng mỗi em một bài.
1/ 
ĐKXĐ : x 1 
2x – 1 + x – 1 = 1 
 3x = 3
 x = 1 (loại)
Vậy S = Æ
2/ 2x + 4(36 –x) = 100 
2x + 144 – 4x = 100 
 -2x = -44 
 x = 22 
Vậy S = {22}
- HS khác nhận xét 
- HS sửa bài vào tập 
Giải các phương trình sau :
1/ 
2/ 2x + 4(36 –x) = 100 
Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG 
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới (1’)
- Lập phương trình để giải một bài toán như thế nào ? Để biết được điều đó chúng ta vào bài học hôm nay 
- HS chú ý nghe và ghi tựa bài mới. 
§6. GIẢI BÀI TOÁN BẰNG CÁCH LẬP PHƯƠNG TRÌNH
Hoạt động 2 : Biểu diễn một đại lượng bởi biểu thức chưá ẩn (7’)
- Trong thực tế, có những đại lượng biến đổi phụ thuộc lẫn nhau. Nếu kí hiệu một trong các đại lượng là x thì các đại lượng kia được biểu diễn dưới dạng một biểu thức của x.
- Nêu ví dụ như SGK , cho thêm ví dụ khác.
- Cho HS thực hiện ?1 và ?2 
- Nhận xét, sửa sai bài làm trên bảng phụ. 
- HS chú ý nghe 
- Cho ví dụ
- HS suy nghĩ cá nhân sau đó hợp tác làm bài theo nhóm nhỏ các nhóm cùng dãy thực hiện một ? (2 đại diện làm ở bảng phụ) 
- HS làm ?1 và ?2
?1 a) 180x (m) 
 b) (km)
?2 a) 500 + x 
 b) 10x + 5
- HS khác nhận xét 
- HS sửa bài vào tập 
1/ Biểu diễn một đại lượng bởi biểu thức chưá ẩn : 
Ví dụ: Gọi x (km/h) là vận tốc ôtô. 
Quãng đường ôtô đi trong 2 giờ là 2x (km)
Thời gian ôtô đi hết quãng đường 40km là (giờ) 
Hoạt động 3 : Ví dụ (18’)
- Nêu ví dụ (bài toán cổ –SGK) 
- Nói: Các em đã giải được bài toán này bằng pp số học. 
- Trong bài này ta sẽ giải bằng pp đại số bằng cách lập ptrình. 
- Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể lập ra được p. trình từ đề bài toán ? 
- Ta cần phân tích kỹ đề bài toán 
- Nêu các đối tượng có trong bài ? 
- Các đại lượng có liên quan đến gà và chó ? Đề bài yêu cầu tìm gì ? 
- Hãy gọi một trong hai đại lượng đó là x, cho biết x cần điều kiện gì ? Tính đối tượng còn lại ?
- Tính số chân gà ? Biểu thị số chó? Tính số chân chó ? 
- Tìm mối liên quan giũa các dữ liệu trên ? 
- Cho HS tự giải phương trình 
- x = 22 có thoả điều kiện của ẩn không ? Trả lời ? 
- Qua ví dụ, em hãy cho biết : Để giải bài toán bằng cách lập phương trình, ta cần tiến hành những bước nào ? 
- GV đưa ra “tóm tắt” trên bảng phụ 
- Cho HS thực hiện ?3 
- GV ghi lại tóm tắt bài giải 
GV: Tuy ta thay đổi cách chọn ẩn nhưng kết quả vẫn không thay đổi.
- Một HS đọc to đề bài (sgk) 
+ Tóm tắt: Số gà + Số chó = 36 
Số chân gà + Số chân chó = 100 chân. 
Tìm số gà ? Số chó ? 
- HS chú ý nghe 
- Đáp: 2 đối tượng: gà và chó. 
- Số lượng con, Số lượng chân. 
- Tìm số gà, số chó 
- Chọn ẩn là gà; ĐK: x (con) ; x nguyên dương và x < 36 
Số chó là 36 – x (con) 
- Số chân gà là 2x (chân) 
 Số chân chó là 4(36 –x) (chân)
- Mối liên quan : Tổng số chân gà là 100 
- Ta được pt : 2x + 4(36 – x) = 100
 2x + 144 – 4x = 100 
 -2x = -44 
 x = 22
- x = 22 thoả mãn điều kiện 
Vậy số gà là 22 con ; số chó là 14 con
- HS nêu tóm tắt các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình như sgk. 
- HS lần lượt nhắc lại và ghi bài 
- HS suy nghĩ cá nhân sau đó thảo luận tìm cách giải ?3 
- HS trình bày miệng 
2/ Ví dụ về giải bài toán bằng cách lập phtrình : 
Ví dụ: (bài toán cổ) 
(SGK trang 24)
a) Phân tích: 
 Số con Số chân 
Gà x 2x 
Chó 36 – x 4(36 – x) 
b) Giải: 
+ Gọi x (con) là số gà. 
Điều kiện x nguyên dương và x < 36 
+ Khi đó số chó là 36 – x (con) 
Số chân gà là 2x chân 
Số chân chó là 4(36–x) chân 
Tổng số chân là 100 nên ta có phương trình : 
 2x + 4(36 – x) = 100 
+ Giải phương trình ta được 
 x = 22 (con) 
+ Ta thấy x = 22 thoả mãn các điều kiện của ẩn. 
Vậy số gà là 22 con
=> số chó là: 36 –22 = 14 (con) 
* Tóm tắt các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình (sgk)
Củng cố
Bài 34 trang 25 SGK 
- Nêu bài tập 34 
- Yêu cầu HS tóm tắt đề 
- Để tìm được phân số, cần tìm gì ? 
- Nếu gọi tử là x thì x cần điều kiện gì ? Biểu diễn mẫu ? 
- Tử và mẫu sau khi thêm ? 
- Lập phương trình bài toán?
- Cho HS khác nhận xét
- GV hoàn chỉnh bài làm 
- HS đọc đề bài 
Tóm tắt đề : 
 Tử + 3 = mẫu 
Tìm phân số ban đầu ?
- Tìm tử và mẫu của phân số 
- Điều kiện: x Z 
- Khi đó mẫu là: x + 3 
- Tử sau khi thêm: x + 2 
- Mẫu sau khi thêm: x + 3 + 2 
 = x + 5
- Ta có pt: 
 ĐKXĐ : x – 5 
 2(x + 2) = x + 5 
 2x + 4 – x = 5
 x = 1 (nhận) 
Vậy tử là 1 và mẫu là 3 
- HS khác nhận xét 
- HS sửa bài vào tập 
Bài 34 trang 25 SGK 
Mẫu số của một phân số lớn hơn tử số của nó 3 đơn vị . Nếu tăng cả tử và mẫu của nó thêm 2 đơn vị thì được phân số bằng . Tìm phân số ban đầu 
Hướng dẫn về nhà
Bài 35 trang 25 SGK 
* Gọi số HS cả lớp là x. Tìm số HS giỏi HKI và HKII 
Bài 36 trang 25 SGK
* Tìm số tuổi của từng giai đoạn sau đó cộng lại chính là tuổi của ông 
- Học bài: nắm vững cách giải bài toán bằng cách lập phương trình
IV/ RÚT KINH NGHIỆM
...
...
...
...
Tuần: 25
Tiết: 52
Ngày soạn:16/02/2011 
Ngày dạy: 22/02/2011
Lớp: 8/1 + 8/2
LUYỆN TẬP 
I/ MỤC TIÊU
- Củng cố cách giải bài toán bằng cách lập phương trình.
- Luyện tập cho HS giải bài toán bằng cách lập phương trình qua các bước: Phân tích 
 bài toán, giải (qua ba bước đã học). 
II/ CHUẨN BỊ
- GV: Thước kẻ; bảng phụ (ghi đề kiểm tra, bài tập) 
- HS: Ôn tập cách giải phương trình đưa được về dạng bậc nhất; Các bước giải bài 
 toán bằng cách lập phương trình. 
- Phương pháp: Vấn đáp – Hoạt động nhóm. 
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG 
- Treo bảng phụ ghi đề bài 37 
- Gọi 1 HS lên bảng sửa
- Cả lớp cùng làm bài 
- Kiểm vở bài làm ở nhà của HS 
- Cho HS nhận xét ở bảng 
- GV đánh giá và cho điểm 
- HS đọc đề bài 
- Một HS lên bảng : 
1/ Phát biểu SGK trang 29
2/ Gọi x(km) là độ dài quãng đường AB. ĐK : x > 0 
Thời gian xe máy đi là 3,5giờ
Thời gian ôtô đi là 3,5 – 1 = 2,5giờ. 
Vận tốc tbình của xe máy là 
x/3,5 = 2x/7(km/h) 
Vận tốc ôtô là x/2,5 = 2x/5(km/h). Ta có ptrình : 
Û 14x – 10x = 700
 Û x = 175 thoả đk của ẩn. 
 Vậy quãng đường AB dài 175 km 
 Vận tốc trung bình của xe máy là 2.175/7 = 50(km/h) 
- HS khác nhận xét 
- HS sửa bài vào tập 
1/ Nêu các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình (3đ)
2/ Lúc 6 giờ sáng, một xe khởi hành từ A để đến B. Sau đó một giờ một ôtô cũng xuất phát từ A để đến B với vận tốc trung bình lớn hơn vận tốc trung bình của xe máy là 20km/h. Cả hai xe đến B đồng thời vào lú 9h30’ sáng cùng ngày. Tính quãng đường AB và vận tốc trung bình của xe máy ? 
Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG 
Bài 42 trang 31 SGK
- Đưa đề bài lên bảng phụ. 
- Gọi HS đọc và phân tích đề 
- Chọn ẩn số ? 
- Nếu viết thêm một chữ số 2 vào bên trái và một chữ số 2 vào bên phải thì số mới biểu diễn như thế nào ? 
- Lập phương trình và giải ? 
(gọi một HS lên bảng) 
- Cho HS lớp nhận xét 
- GV hoàn chỉnh bài ở bảng 
Một HS đọc to đề bài (sgk) 
* Gọi x là số cần tìm.ĐK: xÎ N; x > 9 
- Ta được: 2 x2 = 2000 + x.10 + 2 
- Theo đề bài ta có phương trình : 
* 2000 + 10x + 2 = 153x 
Û 153x – 10x = 2002 
Û x = 2002 : 143 = 14 
 (nhận)
Vậy số cần tìm là 14 
- Nhận xét ở bảng, đối chiếu, sửa chữa, bổ sung  
Bài 42 trang 31 SGK
Một số tự nhiên có hai chữ số, biết rằng nếu viết thêm một chữ số 2 vào bên trái và một chữ số 2 vào bên phải số đó thì ta được một số lớn gấp 153 lần số ban đầu 
Bài tập tương tự 
Một số tự nhiên có hai chữ số, biết rằng nếu viết thêm một chữ số 4 vào bên trái và một chữ số 4 vào bên phải số đó thì ta được một số lớn gấp 296 lần số ban đầu 
Bài 43 trang 31 SGK
- Nêu bài tập 43 (sgk) 
- Để tìm được phân số, cần tìm gì ? Trả lời câu a ? 
- Nếu gọi tử là x thì x cần điều kiện gì ? 
- Đọc câu b và biểu diễn mẫu 
- Đọc câu c và lập ptrình? 
- Giải phương trình bài toán ? 
- Đối chiếu với điều kiện bài toán và trả lời ?
- HS đọc đề bài 
- Gọi tử số của phân số là x
- Điều kiện x nguyên dương x £ 9; x ¹ 4 
- Mẫu số là x – 4 
- Ta có phương trình : 
hay 
Û 10x – 40 + x = 5x 
Û 6x = 40 Û x = 20/3 
(không thoả mãn đk) 
- Vậy không có phân số nào có tính chất đã cho
Bài 43 trang 31 SGK
Tìm phân số có các tính chất sau : 
a) Tử số của phân số là số tự nhiên có một chữ số
b) Hiệu giữa tử số và mẫu số bằng 4 
c) Nếu giữ nguyên tử số và viết vào bên phải của mẫu số một chữ số đúng bằng tử số , thì ta được một phân số bằng phân số 1/5
 4. Củng cố
- Cho HS nhắc lại các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình 
- GV nhấn mạnh cần thực hiện tốt 2 bước 1 và 4
 5. Dặn dò
Bài 46 trang 31 SGK
* Tính điểm trung bình 
Bài 47 trang 31 SGK 
* Lập bảng theo hợp đồng và đã thực hiện (số sản phẩm, số ngày, năng suất)
- Xem lại các bài đã giải. 
- Tiết sau: LUYỆN TẬP §7
IV. RÚT KINH NGHIỆM
...
...
...
...

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_dai_so_8_tuan_25_ban_3_cot.doc