Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tuần 6 - Trịnh Văn Thương

Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tuần 6 - Trịnh Văn Thương

A/- MỤC TIÊU

 Nhận biết hình có trục đối xứng trong thực tế . Vận dụng tính đối xứng trục để vẽ, gấp hình

B/- CHUẨN BỊ

GV: Compa, thước thẳng, thước đo góc.

HS: Học và làm bài ở nhà, vở ghi, sgk, dụng cụ HS.

C/- PHƯƠNG PHÁP

Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, đàm thoại gợi mở.

D/- TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

 

doc 6 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 242Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tuần 6 - Trịnh Văn Thương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
Tiết 11
 LUYỆN TẬP (Bài 6)
A/- MỤC TIÊU 
 Nhận biết hình có trục đối xứng trong thực tế . Vận dụng tính đối xứng trục để vẽ, gấp hình 
B/- CHUẨN BỊ
GV: Compa, thước thẳng, thước đo góc.
HS: Học và làm bài ở nhà, vở ghi, sgk, dụng cụ HS.
C/- PHƯƠNG PHÁP
Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, đàm thoại gợi mở. 
D/- TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trị
Ghi bảng
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (8’)
- Treo bảng phụ. Gọi HS lên bảng làm. Cả lớp cùng làm
- Kiểm tra bài tập về nhà của HS
- Gọi HS nhận xét
- GV đánh giá cho điểm
- HS lên bảng điền
1/ Hai điểm gọi là đối xứng nhau qua đường thẳng d nếu d là đường trung trực nối hai điểm đó
2/ Ta có A đối xứng với B qua Oy
Nên Oy là đường trung trực của AB
OA=OB (1)
Tương tự Ox là đường trung trực của AC
OA=OC (2)
Từ (1)(2) suy ra OB=OC
- HS khác nhận xét
1/ Hai điểm gọi là đối xứng nhau qua đường thẳng d nếu .......
2/ Bài 36a trang 87 Sgk
Hoạt động 2: Luyện tập (35’)
Bài 36b trang 87 Sgk
GV lần lượt hỏi
êAOB là tam giác gì? Vì sao? 
Mà Ox là đường trung trực của AB nên ta có điều gì? Suy ra ? 
-GV tương tự ta có điều gì ? 
-GV cộng ta được gì? 
-Mà =?
=?
-GV gọi HS lên bảng trình bày 
- Cho HS nhận xét
Bài 39 trang 88 Sgk
-Gọi HS vẽ hình. Nêu GT- KL
a) C đối xứng với A qua d, Dd nên ta có điều gì? 
AD+DB=?
-Tương tự đối với điểm E ta có?
-AE+EB=?
-Trong êBEC thì CB như thế nào với CE+EB ? 
-Từ (1)(2)(3) ta có điều gì ?
-Cho HS lên bảng trình bày lại.
b) Vì AE+EB > BC suy ra?
-Nên con đường ngắn nhất mà tú phải đi là? 
-Gọi HS nhận xét.
-GV hoàn chỉnh
Bài 40 trang 88 Sgk
- Treo bảng phụ ghi hình 61
- Cho HS nhận xét
Bài 41 trang 88 Sgk
- Cho HS đọc và trả lời 
- Cho HS nhận xét
- GV chốt lại vấn đề 
+ Bất kì một đường kính nào cũng đều là trục đối xứng của đường tròn
+ Một đoạn thẳng có hai trục đối xứng là : đường trung trực của nó và đường thẳng chứa đoạn thẳng ấy
-HS tham gia trả lời
êAOB là tam giác cân vì OB=OA
Nên Ox là tia phân giác của 
Suy ra 
-HS tương tự : 
- HS lên bảng trình bày lại.
- HS khác nhận xét
-HS lên bảng vẽ hình, nêu GT-KL
AD = CD
AD+DB = CD+DB = CB (1)
AE = EC
AE+EB = CE+EB (2)
CB < CE+EB (3)
AD+DB < AE+EB
-HS lên bảng trình bày 
-AE+EB > AD+DB
-Nên con đường ngắn nhất mà tú phải đi là đi theo ADB.
- HS nhận xét
- HS quan sát và trả lời 
a) Có một trục đối xứng
b) Có một trục đối xứng
c) Không có trục đối xứng
d) Có một trục đối xứng
- HS khác nhận xét
- HS đọc đề và trả lời
a) Đúng b) Đúng
c) Đúng d) Sai
- HS nhận xét
- HS chú ý nghe và ghi vào tập
Bài 36b trang 87 Sgk
Ta có êAOB là tam giác cân vì OB=OA
Nên Oy là tia phân giác của 
Suy ra 
Tương tự : 
Vậy= 2()
=>
Bài 39 trang 88 Sgk
a)C đối xứng với A qua d, Dd
nên AD = CD
AD+DB=CD+DB = CB(1)
Tương tự đối với điểm E ta có
AE = EC
=> AE+EB = CE+EB (2)
Trong êBEC thì 
CB< CE+EB (3)
Từ (1)(2)(3) ta có
AD+DB < AE+EB
b) Vì AE+EB > BC suy ra
AE+EB > AD+DB
Nên con đường ngắn nhất mà tú phải đi là đi theo ADB
Bài 40 trang 88 Sgk
a) Có một trục đối xứng
b) Có một trục đối xứng
c) Không có trục đối xứng
d) Có một trục đối xứng
Bài 41 trang 88 Sgk
a) Nếu ba điểm thẳng hàng thì ba điểm đối xứng với chúng qua một trục cũng thẳng hàng
b) Hai tam giác đối xứng với nhau qua một trục thì có chu vi bằng nhau
c) Một đường tròn có vô số trục đối xứng 
d) Một đoạn thẳng chỉ có một trục đối xứng
Hoạt động 3: Dặn dị (2’)
Bài 42 trang 88 Sgk
! Những chữ cái ta có thể gập lại để cắt sẽ có trục đối xứng
- Về nhà xem “Có thể em chưa biết “ và xem trước bài mới §7.
Tiết 12
 HÌNH BÌNH HÀNH
A/- MỤC TIÊU 
- HS nắm vững định nghĩa hình bình hành là tứ giác có các cặp cạnh đối song song, nắm vững các tính chất về cạnh đối, góc đối và đường chéo của hình bìnhn hành; nắm vững năm dấu hiệu nhận biết hình bình hành. 
- HS dựa vào tính chất và dấu hiệu nhận biết để vẽ được dạng của một hình bình hành, biết chứng minh một tứ giác là hình bình hành, chứng minhn các đoạn thẳng bằng nhau, các góc bằng nhau, hai đường thẳng song song.
B/- CHUẨN BỊ
GV: Giấy kẻ ô vuông, bảng phụ, thước 
HS: Ôn tập hình thang, làm bài ở nhà; dụng cụ: thước thẳng, compa 
C/- PHƯƠNG PHÁP
 Nêu vấn đế, đàm thoại, Hoạt động nhóm
D/- TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trị
Ghi bảng
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
-GV lần lượt nêu câu hỏi (từng khái niệm, tính chất ) và chỉ định từng HS trả lời.
-GV gọi HS khác nhận xét trước khi sang khái niệm tiếp theo  
- GV chốt lại bằng cách nhắc lại định nghĩa và tính chất của hình thang, hình thang cân có kèm theo hình vẽ (bảng phụ) 
-HS đứng tại chỗ trả lời (theo sự chỉ định của GV)
-HS khác nhận xét hoặc nhắc lại từng khái niệm, tính chất
-HS nghe để nhớ lại định nghĩa, tính chất của hình thang
 (ôn lại kiến thức cũ có liên quan đến bài học mới) 
1/- Định nghĩa hình thang, hình thang vuông, hình thang cân. 
2/- Nêu các tính chất của hình thang, của hình thang cân. 
3/- Nêu cách chứng minh một tứ giác là một hình thang, hình thang cân. 
Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới (2’)
-GV treo bảng phụ ghi hình 65 (SGK-Tr90) và hỏi: Khi hai đĩa cân nâng lên và hạ xuống ABCD luôn luôn là hình gì?
-GV giới thiệu bài học mới.
-HS nghe để biết được nội dung, tên gọi của bài học mới
-HS ghi tựa bài 
§7. HÌNH BÌNH HÀNH
Hoạt động 3: Hình thành định nghĩa (8’)
- Cho HS làm ?1 bằng cách vẽ hình 66 sgk và hỏi: 
-GV các cạnh đối của tứ giác ABCD có gì đặc biệt? 
-GV người ta gọi tứ giác này là hình bình hành. Vậy theo các em thế nào là một hình bình hành? 
-GV chốt lại định nghĩa, vẽ hình và ghi bảng.
-GV hãy cho biết định nghĩa hình thang và hình bình hành khác nhau ở chỗ nào? 
-GV phân tích để HS phân biệt và thấy được hình bình hành là hình thang đặc biệt. 
-HS làm ?1.
-HS các cạnh đối của tứ giác ABCD song song với nhau.
-HS trả lời.
-HS vẽ hình và ghi nội dung vào vở.
-HS trả lời.
-HS nhận thức được hình bình hành là hình thang đặc biệt.
1.Định nghĩa : 
Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song 
 A B
 D C
Tứ giác ABCD Û AB// CD
là hình bìnhhành AD// BC
Hình bình hành là hình thang có hai cạnh bên song song. 
Hoạt động 4: Tính chất (10’)
-GV nêu ?2, bằng cách thực hiện phép đo, hãy nêu nhận xét về góc, về cạnh, về đường chéo của hình bình hành? 
-GV giới thiệu định lí. 
-GV yêu cầu HS ghi GT, KL và chứng minh định lí? 
-GV gợi ý: hãy kẻ thêm đường chéo AC  
-GV gọi HS lên bảng tiến hành chứng minh từng ý.
-GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu 
-GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung bài chứng minh ở bảng.
-GV chốt lại và nêu cách chứng minh như SGK.
-HS tiến hành đo và nêu nhận xét:
-HS phát biểu và ghi vào vở. 
-HS ghi GT, KL và tiến hành chứng minh (cả lớp cùng làm): 
a) Hình bình hành ABCD có AD//BCÞAD = BC, AB = CD (tính chất cạnh bên hình thang)
b) DABC = DCDA (c.c.c) 
 Þ 
 DADB = DCBD (c.c.c) 
 Þ 
c) DAOB = DCOD (g.c.g) 
 Þ OA = OC ; OB = OD
2. Tính chất : 
 Định lí : 
 A B A B
 1 1
 1 O 1
D C D C
GT
ABCD là hình bình hành, AC cắt BD tại O
KL
a). 
b). 
c). 
Chứng minh: 
(Sgk trang 91)
Hoạt động 5: Dấu hiệu nhận biết hình bình hành (10’)
-GV hãy nêu các mệnh đề đảo của định lí về tính chất hình bình hành? 
-GV lưu ýù HS thêm từ “tứ giác có” 
-GV đưa ra bảng phụ giới thiệu các dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình bình hành.
-GV vẽ hình lên bảng, hỏi: Nếu tứ giác ABCD có AB // CD, AB = CD Em hãy chứng minh ABCD là hình bình hành (dấu hiệu 3)? 
-GV gọi HS khác nhận xét.
-GV hoàn chỉnh.
-GV treo bảng phụ ghi ?3.
- HS đọc lại định lí và phát biểu các mệnh đề đảo của định lí
-HS đọc (nhiều lần) từng dấu hiệu.
- HS đứng tại chỗ chứng minh
Ta có : 
AC cạnh chung
(AD//BC)
AD = BC (gt)
Vậy DABC = DCDA (c.g.c)
=>
Nên : AB//CD 
Do đó: ABCD là hình bình hành (tứ giác có các cạnh đối song song)
- HS khác nhận xét
- HS làm ?3
a) ABCD là hình bình hành vì có các cạnh đối bằng nhau
b) EFHG là hình bình hành vì có các góc đối bằng nhau
c) INKM không phải là hình bình hành 
d) PSGQ là hình bình hành vì có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường
e) VUYX là hình bình hành vì có hai cạnh đối song và bằng nhau
3. Dấu hiệu nhận biết hình bình hành: 
a) Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành
b) Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành
c) Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành
d) Tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình bình hành
e) Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành (SGK-Tr91)
Hoạt động 6: Luyện tập – Củng cớ (8’)
Bài tập 43 (SGK-Tr92) 
-GV treo bảng phụ hình 71 và yêu cầu HS trả lời.
- Gọi HS nhận xét
Bài tập 44 (SGK-Tr92)
-GV gọi HS lên bảng vẽ hình, ghi GT KL
- Muốn BE=AD ta phải chứng minh điều gì ?
-Tứ giác BEDF cần yếu tố nào là hình bình hành?
Vì sao DE//BF?
Vì sao DE=BF?
-GV gọi HS lên bảng trình bày 
-GV cho HS nhận xét.
-GV hoàn chỉnh bài.
-ABCD, EFGH, MNPQ là hình bình hành.
-HS nhận xét
-HS lên bảng vẽ hình,ghi GT-KL
Ta phải chứng minh BEDF là hình bình hành
DE//BF và DE=BF
Vì AD//BC (gt)
Vì DE= ½AD ; BF=½BC
mà AD=BC (gt)
-HS lên bảng trình bày.
-HS khác nhận xét.
- HS ghi bài.
Bài tập 43 (SGK-Tr92)
- ABCD , EFGH , MNPQ là hình bình hành 
Bài tập 44 (SGK-Tr92)
GT
ABCD là hình bình hành, 
KL
Chứng minh:
Ta có:
DE//BF (vì AD//BC (gt)) (1)
DE=1/2AD; BF=1/2BC
mà AD=BC (gt)
Nên DE=BF (2)
Từ (1) và (2) suy ra BEDF là hình bình hành (dấu hiệu)
Suy ra: 
Hoạt động 7: Dặn dị (2’)
Bài tập 45 (SGK-Tr92)
- Treo bảng phụ vẽ hình bài 45 
- Chứng minh 
- Về xem lại định nghĩa,tính chất các dấu hiệu nhận biết hình bình hành
Ký Duyệt
Tổ duyệt
Ban giám hiệu duyệt
Ngày 25 tháng 09 năm 2010
Lê Đức Mậu
Ngày . tháng . năm 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hinh_hoc_lop_8_tuan_6_trinh_van_thuong.doc