Giáo án môn Đại số 8 tiết 56, 57

Giáo án môn Đại số 8 tiết 56, 57

ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG III

ĐỀ 1

Câu 1: Cho hai phương trình (1) và (2). Biết rằng hai phương trình này tương đương với nhau và tập nghiệm của phương trình (1) là S={–2; 3}. Hỏi trong các số sau đây, số nào là nghiệm, số nào không là nghiệm của phương trình (2): –2; –3; 0; 1; 2 và 5

Câu 2: Giải phương trình:

a./ (2x – 1)2 – (2x + 1)2 = 4(x – 3)

b./

Câu 3: Một người đi xe đạp từ A đến B với vậnt ốc trung bình 15km/h. Lúc về, người đó chỉ đi với vận tốc trung bình 12km/h, nên thời gian về lâu hơn thời gian đi là 45 phút.

 

doc 3 trang Người đăng ngocninh95 Lượt xem 1307Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đại số 8 tiết 56, 57", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG III
ĐỀ 1
Câu 1: Cho hai phương trình (1) và (2). Biết rằng hai phương trình này tương đương với nhau và tập nghiệm của phương trình (1) là S={–2; 3}. Hỏi trong các số sau đây, số nào là nghiệm, số nào không là nghiệm của phương trình (2): –2; –3; 0; 1; 2 và 5
Câu 2: Giải phương trình:
a./ (2x – 1)2 – (2x + 1)2 = 4(x – 3)
b./ 
Câu 3: Một người đi xe đạp từ A đến B với vậnt ốc trung bình 15km/h. Lúc về, người đó chỉ đi với vận tốc trung bình 12km/h, nên thời gian về lâu hơn thời gian đi là 45 phút.
ĐỀ 2
Câu 1: Giải phương trình: 
Câu 2: Giải phương trình chứa ẩn ở mẫu thức: 
Câu 3: Khi mới nhận lớp 8A, cô giáo chủ nhiệm dự định chia lớp thành 3 tổ có số học sinh như nhau. Nhưng sau đó, lớp nhận thêm 4 học sinh nữa. Do đó cô chủ nhiệm đã chia đều số học sinh của lớp thành 4 tổ. Hỏi lớp 8A hiện có bao nhiêu học sinh, biết rằng so với phương án dự định ban đầu, số học sinh của mỗi hiện nay có ít hơn 2 học sinh.
ĐỀ 3
Câu 1: Giải phương trình sau và tính giá trị gần đúng của nghiệm, chính xác đến hai chữ số sau dấu phẩy.
a./ 7x + 2 = –6 	b./ 3,27x – 1,32 = 5, 89
Câu 2: Giải phương trình bằng cách đưa về phương trình tích :
Câu 3: Đầu năm, giá xe máy tăng 5%, nhưng cuối năm lại giảm 5%. Vì vậy, giá một chiếc xẻ máy vào cuối năm rẻ hơn trước lúc tăng giá là 50000 đồng. Hỏi giá một chiếc xe máy trước lúc tăng giá là bao nhiêu?
Tuần:.	 	Ngày dạy:
Tuần: 56
CHƯƠNG IV: BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN
BÀI 1 : LIÊN HỆ GIỮA THỨ TỰ VÀ PHÉP CÔNG
I./ MỤC TIÊU:
–Nhận biết vế trái, vế phải và biết dùng dấu của bất đẳng thức.
–Biết tính chất liên hệ giữa thứ tự với phép công ở dạng bất đẳng thức.
II./ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
–SGK, phấn màu
III./ QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1./ Ổn định lớp.
2./ Dạy bài mới:
Hoạt động 1 : Nhắc lại thứ tự trên tập hợp số
Khi so sánh 2 số a và b ta xảy ra những trường hợp nào?
–> học sinh trả lời
–>Cho học sinh làm ?1
–> giáo viên giới thiệu các kí hiệu £ , ³ 
–>Cho ví dụ.
1.Nhắc lại thứ tự trên tập hợp số:
* a = b : a bằng b.
* a > b : a lớn hơn b.
* a < b : a bé hơn b.
* a £ b : a bé hơn hoặc bằng b.
* a ³ b : a lớn hơn hoặc bằng b. 
Hoạt động 2: Giới thiệu bất đẳng thức:
Giáo viên giới thiệu thứ tự như sách giaó khoa
–> Cho ví dụ: 7 + ( –3 ) > –5
*Có phải là bất đẳng thức?
*Vế trái là ?
*Vế phải là?
2.Bất đẳng thức :
Hệ thức a < b ( hoặc a < b, a £ b, a ³ b) gọi là bất đẳng thức.
a: là vế trái
b: là vế phải 
Hoạt động 3: Liên hệ giữa thứ tự và phép cộng:
Gv giới thiệu hình vẽ minh họa kết quả: –4 < 2 có –4 + 3 < 2 + 3
=> Cho học sinh làm ?2
=> Cho học sinh rút ra kết luận.
Giáo viên cho sửa và cho 1 số em đọc lại trong SGK.
=> Cho học sinh làm ?3, ?4
3./ Liên hệ giữa thứ tự và phép cộng:
*Tính chất: Học SGK trang 36 ( phần in đậm)
Nếu a < b thì a + c < b + c ( tương tự £ )
Nếu a > b thì a + c > b + c ( tương tự ³ )
Ví dụ : Chứng tỏ 2003 + (– 35) < 2004 + (–35)
Vì 2003 < 2004, theo tính chất trên, ta cộng 2 vế cho (–35)
Nên 2003 + (– 35) < 2004 + (–35)
*Hoạt động 4 : Vận dụng:
* Bài 1 trang 37
a./ ( –2) + 3 ³ 2 :Sai
b./ Đúng
c./ Đúng
d./ Đúng
*Bài 2 trang 37
a./ a + 1 < b + 1 vì a < b nên ta cộng 2 vế cho 1, bất đẳng thức không đổi chiều.
b./ a – 2 < b – 2 ( giải thích tương tự )
*Hoạt động 5: Hướng dẫn ở nhà.
–Về học bài
–Làm bài 3 trang 37
–Xem trước bài 2 : “ Liên hệ giữa thức và phép nhân “
RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docT56_KT CIII.doc