Giáo án môn Đại số 8 - Tiết 41, Bài 1: Mở đầu về phương trình (Bản 4 cột)

Giáo án môn Đại số 8 - Tiết 41, Bài 1: Mở đầu về phương trình (Bản 4 cột)

A. Mục đích yêu cầu :

 Nắm được các khái niệm phương trình một ẩn, giải phương trình, phương trình tương đương

 Biết kiểm tra một số có phải là nghiệm của pt hay không, biết nhận dạng hai pt tương đương

 Thấy được phương trình có thể có 1, 2, 3, nghiệm hoặc vô số nghiệm hoặc vô nghiệm

B. Chuẩn bị :

 Sgk, giáo án, phấn, thước, bảng phụ, phiếu học tập

C. Nội dung :

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 316Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đại số 8 - Tiết 41, Bài 1: Mở đầu về phương trình (Bản 4 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20	Ngày soạn :7/ 01/ 09
Tiết 41	Ngày dạy :13/ 01/ 09
Chương 3 : PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN
1. Mở đầu về phương trình
A. Mục đích yêu cầu :
	Nắm được các khái niệm phương trình một ẩn, giải phương trình, phương trình tương đương
	Biết kiểm tra một số có phải là nghiệm của pt hay không, biết nhận dạng hai pt tương đương
	Thấy được phương trình có thể có 1, 2, 3,  nghiệm hoặc vô số nghiệm hoặc vô nghiệm
B. Chuẩn bị :
	Sgk, giáo án, phấn, thước, bảng phụ, phiếu học tập
C. Nội dung :
TG
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
Nội dung
1p
0p
35p
15p
10p
10p
8p
1p
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Dạy bài mới : 
Giới thiệu qua bài toán cổ : “ vừa gà vừa chó ”
Bài toán tìm x biết 2x+5= 3(x-1)+2. Ta gọi hệ thức 2x+5=3(x-1)+2 là một phương trình với ẩn số x ( hay ẩn x )
Em nào có thể nói khái quát về phương trình ?
Hãy làm bài tập ?1 
Hãy làm bài tập ?2 ( chia nhóm )
Nhận xét kết quả trên ?
Ta nói rằng số 6 thoả mãn hay nghiệm đúng phương trình đã cho và gọi 6 hay x=6 là một nghiệm của phương trình đó
Hãy làm bài tập ?3 
Hãy làm bài tập ?4 
Nhận xét tập nghiệm của 2 phương trình : x=-1 và x+1=0
Ta nói 2 phương trình ấy tương đương nhau
Để chỉ 2 phương trình tương đương ta dùng kí hiệu 
4. Củng cố :
Hãy làm bài 1 trang 6
5. Dặn dò :
Làm bài 2, 4 trang 6, 7
Một phương trình với ẩn x có dạng A(x)=B(x), trong đó vế trái A(x) và vế phải B(x) là 2 biểu thức của cùng một biến x
Làm bài tập ?1 
2x+5=2.6+5=17
3(x-1)+2=3(6-1)+2=17
Hai vế của phương trình nhận cùng một giá trị khi x=6
a. Không thoả mãn
b. x=2 là một nghiệm của pt
a. S={2}
b. S=Ỉ
Có cùng một tập nghiệm là {-1}
a. 4x-1=4(-1)-1=-5
 3x-2=3(-1)-2=-5
 Vậy x=-1 là nghiệm của pt
b. x+1=-1+1=0
 2(x-3)=2(-1-3)=-8
 Vậy x=-1 không là nghiệm của pt
c. 2(x+1)+3=2(-1+1)+3=3
 2-x=2-(-1) =3
 Vậy x=-1 là nghiệm của pt
1. Phương trình một ẩn :
Một phương trình với ẩn x có dạng A(x)=B(x), trong đó vế trái A(x) và vế phải B(x) là 2 biểu thức của cùng một biến x
Vd: 2x+1=x là pt với ẩn x 
 2t-5=3(4-t)-7 là pt với ẩn t
Chú ý :
Hệ thức x=m ( m là một số nào đó ) cũng là một phương trình. Phương trình này chỉ rằng m là nghiệm duy nhất của nó
Một phương trình có thể có 1 nghiệm, 2 nghiệm, 3 nghiệm,  nhưng cũng có thể không có nghiệm nào hoặc vô số nghiệm. Phương trình không có nghiệm nào đgl phương trình vô nghiệm
Vd : x2=1 có hai nghiệm là x=1 và x=-1
 x2=-1 vô nghiệm
2. Giải phương trình :
Tập hợp tất cả các nghiệm của 1 phương trình đgl tập nghiệm của phương trình đó và thường được kí hiệu bởi S
Giải phương trình là tìm tất cả các nghiệm hay tìm tập nghiệm của phương trình đó
3. Phương trình tương đương :
Hai phương trình có cùng một tập nghiệm là hai phương trình tương đương

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_dai_so_8_tiet_41_bai_1_mo_dau_ve_phuong_trinh_ba.doc