Giáo án Mĩ thuật 6 cả năm - Gv: Phạm Tuấn Hùng

Giáo án Mĩ thuật 6 cả năm - Gv: Phạm Tuấn Hùng

Tiết 1: Vẽ trang trí Ngày soạn :

 Ngày dạy:

Chép hoạ tiết trang trí dân tộc

A.MỤC TIÊU

1.Kiến thức : Hs hiểu biết về hoạ tiết trang trí dân tộc và ứng dụng của nó

2.Kỹ năng: HS vẽ được một số hoạ tiết trang trí dân tộc và tô màu theo ý thích

3.Thái độ : Học sinh nhận thức đúng đắn về truyền thống nghệ thuật dân tộc, nhận ra vẻ đẹp của nghệ thuật miền xuôi và miền núi .

B.PHƯƠNG PHÁP

-Quan sát vấn đáp trực quan, gợi mở

-Luyện tập , thực hành nhóm

C.CHUẨN BỊ

1) Gv: -Bộ đồ dùng dạy học MT 6

 -Tranh về chạm khắc gỗ Việt nam

 - Tài liệu tham khảo"Lược sủ mĩ thuật và mĩ thuật học" của Chu Quang Trứ, Phạm Thị Chỉnh, Nguyễn Thái Lai

 - Hình minh hoạ hướng dẫn cách chép hoạ tiết trang trí dân tộc

2) Hs:-Tranh ảnh liên quan đến bài học.

 - Giấy , chì , màu , tẩy

 

doc 80 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1075Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 6 cả năm - Gv: Phạm Tuấn Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIAÙO AÙN
GV: phạm tuấn hùng 
MOÂN: Mĩ THUậT
 LễÙP :6	
Tiết 1: Vẽ trang trí Ngày soạn :
 Ngày dạy:
Chép hoạ tiết trang trí dân tộc
A.Mục tiêu
1.Kiến thức : Hs hiểu biết về hoạ tiết trang trí dân tộc và ứng dụng của nó 
2.Kỹ năng: HS vẽ được một số hoạ tiết trang trí dân tộc và tô màu theo ý thích 
3.Thái độ : Học sinh nhận thức đúng đắn về truyền thống nghệ thuật dân tộc, nhận ra vẻ đẹp của nghệ thuật miền xuôi và miền núi .
B.Phương pháp
-Quan sát vấn đáp trực quan, gợi mở
-Luyện tập , thực hành nhóm
C.Chuẩn bị 
1) Gv: -Bộ đồ dùng dạy học MT 6 
 -Tranh về chạm khắc gỗ Việt nam 
 - Tài liệu tham khảo"Lược sủ mĩ thuật và mĩ thuật học" của Chu Quang Trứ, Phạm Thị Chỉnh, Nguyễn Thái Lai
 - Hình minh hoạ hướng dẫn cách chép hoạ tiết trang trí dân tộc
2) Hs:-Tranh ảnh liên quan đến bài học.
 - Giấy , chì , màu , tẩy
D.Tiến trình dạy học 
I.ổn định lớp (1') : Kiểm tra sĩ số
II.Kiểm tra bài cũ 
III. Bài mới : (38')
1.Đặt vấn đề : Trang trí là một phần quan trọng của cuộc sống , phản ánh sự phát triển hay trì trệ của xã hội. Trang trí là bộ môn quan trọng trong môn học mĩ thuật. Bài hôm nay cỗe giới thiệu cho các em biết về hoạ tiết dân tộc cách chép và trang trí chúng .
2.Triển khai bài :
Hoạt động 1 : Quan sát- nhận xét 
 ? Gv giới thiệu một số công trình kiến trúc, đình chùa và chỉ rõ các hoạ tiết ở trang phục dân tộc bằng đĩa hình hoặc tranh trực tiếp 
? Các hoạ tiết này được trang trí ở đâu 
?Chúng có hình dáng chung như thế nào 
?Hoạ tiết trang trí thường thể hiện nội dung gì , do ai sáng tác 
?Đường nét của hoạ tiết đó như thế nào 
? Các hoạ tiét đó được sắp xếp theo nguyên tắc nào 
? Em có nhận xét gì về màu sắc của các hoạ tiết dân tộc.
+ Đây là những hoạ tiết trang trí trên trống đồng, trên váy áo người dân tộc 
1.Hình dáng : hình vuông, hình tròn, hình tam giác 
2.Nội dung : Là các hình hoa lá, mây,sóng nước, chim muông được khắc trên gỗ, vẽ trên vải trên gốm sứ.
3.Đường nét : Mềm mại, uyển chuyển phong phú nét vẽ giản dị, khúc chiết 
4. Bố cục : Cân đối, hài hoà thường đói xứng xen kẻ hoặc nhắc lại
5. Màu sắc : Rực rỡ , tươi sáng hoặc hài hoà.
Hoạt động 2 : Cách chép hoạ tiết trang trí dân tộc 
Gv : Khi quan sát- nhận xét phải tìm ra hình dáng chung của hoạ tiết .
? Sau khi có hình dáng chung ta phải làm gì 
G yêu cầu HS phân tích các bước minh hoạ trên ĐDDH 
*GVkết luận , bổ sung.
B1: Quan sát, nhận xét tìm ra đặc điểm của hoạ tiết (vẽ hình dáng chung của hoạ tiết) 
B2: Phác khung hình và đường trục
B3: Phác hình bằng nét thẳng 
B4 : Hoàn thiện bài vẽ và tô màu 
Hoạt động 3: Thực hành 
GV ra bài tập, học sinh vẽ bài
- GV bao quát lớp, hướng dẫn , chỉnh sửa bài cho những em vẽ chưa được
- Hướng dẫn một vài nét trực tiếp lên bài của những em vẽ yếu
+ Chọn và chép một hoạ tiết trang trí dân tộc sau đó tô màu theo ý thích.
+Kích thước 8 x 13 cm
+ Màu tuỳ thích.
IV- Đánh giá - Củng cố:(4')
 - Gv thu một số bài vẽ của HS (4-5 bài ) yêu cầu hs nhận xét về 
? Hình dáng của hoạ tiết như thé nào 
? Bố cục của hoạ tiết 
? Màu sắc của hoạ tiết 
- GV kết luận, bổ sung, tuyên dương những em trả lời tốt , động viên những ẻmtả lời chưa tốt.
V- Dặn dò:(2')
- chép hoạ tiết trang trí ở nhà
- Chuẩn bị bài 2 - Sưu tầm tranh ảnh về mĩ thuật Việt nam thời kì cổ đại.
- Giấy A4, bút nét to.
E.Bổ sung
 Ngày soạn : 
Tiết 2:Thường thức mĩ thuật Ngày dạy: 
Sơ lược về mĩ thuật việt Nam thời kì cổ đại
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS được củng cố thêm kiến thức về lịch sử Việt Nam thời kì cổ đại 
2. Kỹ năng: HS trình bày được các sản phẩm mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại và những đặc điểm cũng như công dụng của chúng .
3. Thái độ : HS trân trọng nghệ thuật của cha ông 
B. Phương pháp:
- Quan sát- vấn đáp -trực quan
- Luyện tập - thực hành nhóm 
C. Chuẩn bị :
1 GV: Tranh mĩ thuật ĐDDH6
-Tài liệu tham khảo Mĩ thuật của người Việt , bảo tàng mĩ thuật Việt nam,tranh ảnh về mĩ thuật cổ đại, Tranh trống đồng cỡ lớn, bản đồ khu vực châu á
2. Giấy, chì, màu, tẩy
-Bài viết về mĩ thuật cổ Việt Nam
-Tranh ảnh mĩ thuật Việt Nam
-Giấy RôKi , bút nét to
D. Tiến hành 
I- ổn định tổ chức:(1') Kiểm tra sĩ số 
II-Kiểm tra bài cũ(2') 
? Nêu cách chép hoạ tiết trang trí dân tộc 
III- Bài mới (36')
1 Đặt vấn đề: Thời kì cổ đại qua đi để lại cho Mĩ Thuật Việt Nam những sản phẩm vô giá. Đó là những sản phẩm về điêu khắc chạm khắc mạng đậm nét hào hùng và tinh thần dân tộc sâu sắc .
2. Triển khai bài :
Hoạt động 1 : Sơ lược về bối cảnh lịch sử
GV chỉ trên bản đồ vị trí đất nước Việt Nam : là một trong những cái nôi loài người có sự phát triển liên tục qua nhiều thế kỉ .
?Thời kì lịch sử Việt nam được phân chia làm mấy giai đoạn 
+ 3 giai đoạn:
-Thời kì đồ đá: XH Nguyên thuỷ
-Thời kì đồ đồng: Cách đây khoảng 4000-5000 năm
-Thời đại Hùng Vương với nền văn minh lúa nước đã phản ánh sự phát triển của văn hoá - xã hội trong đó có mĩ thuật.
Hoạt động 2 : Sơ lược về mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại
? Hình vẽ mặt người được khắc ở đâu
? Nêu những đặc điểm của hình vẽ mặt người
? Nêu nghệ thuật diễn tả của chạm khắc thời kì đồ đá
? Kể tên những dụng cụ đồ đồng của mĩ thuật Việt Nam
-Gv hướng dẫn cho HS xem tranh trên ĐDDH
GV yêu cầu HS thực hành theo phương pháp nhóm
? Trình bày xuất xứ của trống đồng Đông Sơn 
? Vì sao trống đồng Đông Sơn được coi là trống đồng đẹp nhất Việt Nam
? Bố cục của mặt trống dược trang trí như thế nào 
?NT trangtrí mặt trống và tang trống có gì đặc biệt 
? Những hoạt động của con người chuyển động như thế nào
? Đặc điểm quan trọng nhất của nghệ thuật Đông Sơn là gì 
1.Mĩ thuật thời kì đồ đá
*Hình mặt người trên vách hang đồng nội
-Khắc gần cửa hang, trên vách nhủ ở độ cao từ 1,5m đến 1,75m vừa với tầm mắt và tầm tay con người 
-Phân biệt được nam hay nữ, các mặt người đều có sừng, cong ra hai bên
*đặc điểm nghệ thuật: Góc nhìn chính diện, đường nét dứt khoát rõ ràng, bố cục cân xứng,tỉ lệ hài hoà
2. Mĩ thuật thời đồ đồng
-Trải qua 3 giai đoạn : Phùng Nguyên,Đồng Đậu, Gò Mun
-Công cụ : Rìu,dao găm, giáo mác,mũi lao được chạm khắc và trang trí đẹp mắt 
-Đồ trang sức và tượng nghệ thuật "Người đàn ông bằng đá" (Văn Điển- Hà Nội)
*Trống đồng Đông Sơn
+ở Đông Sơn (Thanh Hoá), nằm bên bờ sông Mã 
+Nghệ thuật trang trí đẹp mắt giống với các trống đồng trước đó đặc biệt là trống đồng Ngọc Lữ
+Nghệ thuật chạm khắc đặc biệt
+Bố cục là những vòng tròn đồng tâm bao lấy ngôi sao nhiều cánh ở giữa
*Là sự kết hợp giữa hoa văn hình học với chữ S và hoạt động của con người, chim thú rất nhuần nhuyễn hợp lí.
+Chuyển động ngược chiều kim đồng hồ gợi lên vòng quay tự nhiên , hoa văn diễn tả theo lối hình học hoá
+Hình ảnh con người chiếm vị trí chủ đạo.
IV- Đánh giá - Củng cố:(4') Trò chơi ô chữ
có 7 hàng ngang, 11 hàng dọc và 7 gợi ý 
1.Thời kì mĩ thuật đầu tiên trong xã hội nguyên thuỷ
2.Tên gọi chung của rìu, giáo mác, lao .....( 6 chữ cái )
3.Tưọng ngưòi đàn ông tiêu biểu cho mĩ thuật thời đồ đồ đồng(7 chữ cái )
4.tượng ngưòi trên vách hang đồng nội được khắc ở đâu(7..")
5.Hoa văn chủ yếu trang trí trên mặt trống đồng (4..")
6.Hình ảnh này chiếm vị trí chủ đạo trong trang trí (8...")
7.Một trong 3 giai đoạn cao nhất của mĩ thuật thời đồ đồng (5...")
đ
ồ
Đ
á
c
Ô
n
g
c
ụ
c
h
â
N
đ
è
n
c
ử
a
h
a
n
g
c
c
h
ữ
S
o
n
n
g
ừ
Ơ
i
g
ò
m
u
N
V.Dặn dò : (2')
-Học thuộc bài cũ 
- Chuẩn bị bài 3- Sơ lược về luật xa gần
- Mỗi nhóm từ 2-3 em chuẩn bị 2 tờ giấy A2
- Đọc trước bài Luật xa gần 
- Giấy, chì, tẩy
E.Bổ sung
 Ngày dạy:
Tiết 3: Vẽ theo mẫu Ngày dạy:
Sơ lược về luật xa gần 
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức : HS hiểu thế nào là luật xa gần,những điểm cơ bản của luật xa gần 
2.Kỹ năng : HS biết vận dụng luật xa gần để quan sát , nhận xét vật mẫu trong các bài học 
3.Thái độ : HS yêu quý vẻ đẹp thiên nhiên thông qua việc học môn luật xa gần 
B. Phương pháp: 
- Vấn đáp - gợi mở
- Luyện tập- thực hành 
C. Chuẩn bị
1.GV: - Tranh ảnh minh hoạ về luật xa gần, bài mẫu cho HS tham khảo 
 - Tranh ảnh về con đường, hàng cây, phong cảnh , góc phố
 - bài mẫu của HS năm trước
2. HS: -Sưu tầm một số tranh ảnh về luật xa gần
- Giấy chì, mẫu thật 
 D.Tiến hành:
I-ổn định tổ chức(1') : Kiểm tra sĩ số
II- Kiểm tra bài cũ(2') :? Trình bày những tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật cổ đại Việt Nam 
III- Bài mới (36'):
1. Đặt vấn đề: Khi đứng trước một khoảng không gian bao la rộng lớn : Cánh đồng, con sông, dãy phố, hàng cây, cảnh vật cáng xa thì càng nhỏ và mờ dần , những cảnh vật gần thì lại rõ ràng to hơn , màu sắc đậm đà hơn. 
2.Triển khai bài: 
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét 
+GV cho HS xem những bức tranh hàng cây con sông, dãy phố
? So sánh 2 hình ảnh về độ mờ rõ của chúng 
+GV minh hoạ lên bảng những đồ vật đã chuẩn bị sẵn hoặc treo những đồ vật đó lên 
? Tại sao vật này lại lớn hơn vật kia dù trong thực tế nó hoàn toàn giống nhau về kích thước
Gv : Để trả lời câu hỏi này chúng ta bước sang phần 2 (GV chuyển hoạt động và ghi bảng)
I.Quan sát- nhận xét 
* Vật ở gần : To,cao rộng và rõ hơn, màu sắc đậm đà hơn 
* Vật ở xa : Nhỏ, thấp,hẹp mờ, màu sắc thì nhạt hơn so với vật ở trước 
* Vật trước che khuất vật sau 
" Gần to xa nhỏ, gần rõ xa mờ "
Hoạt động 2 : Những điểm cơ bản của luật xa gần 
? Đường tầm mắt là gì 
GV cho hs xem đường tầm mắt ở cao và đường tầm mắt ở thấp 
? Đường tầm mắt phụ thuộc vào yếu tố gì 
(Khi đứng ở vị trí cao thì đường tầm mắt ở thấp và ngược lại)
? Điểm tụ là gì 
(GV treo đd cho HS thấy sau đó minh hoạ các trường hợp điểm tụ )
II.Đường tầm mắt và điểm tụ 
1. Đường tầm mắt : Là đường thẳng nằm ngang với tầm mắt người nhìn phân chia mắt đất với bầu trời hay mặt nước với bầu trời gọi là đường chân trời .
- ĐTM phụ thuộc vào độ cao thấp của vị trí người vẽ 
2. Điểm tụ : Các đường thẳng song song với mặt đất càmg xa càng thu hẹp cuối cùng tụ lại ở một điểm gọi là điểm tụ . 
Hoạt động 3: Thực hành
-Gv ra bài tập, Hs vẽ bài 
_Gv bao quát lớp ,hướng dẫn cho những em vẽ còn yếu.
+Vẽ các trường hợp ĐTM đi qua thân hộp, vẽ ở vị trí ĐTM cao và thấp
+Vẽ điểm tụ của một hình hộp chữ nhật 
IV. Củng cố: (5') - GV yêu cầu các HS lên bảng vẽ điểm tụ của các vật mẫu , xác định ĐTM của mẫu (2 em hs ) 
- Yêu cầu học sinh nhận xét bài vẽ ( đúng hay chưa ) 
- GV kết luận, bổ sung, tuyên dương những em vẽ được , khuyến khích những em làm chưa được. 
V.Dặn dò : (2')
-Tập xác định ĐTM của những mẫu vật đơn giản , tập vẽ điểm tụ
- Chuẩn bị bài 4-Cách vẽ theo mẫu , chuẩn bị que đo, dây dọi ( Thế nào là vẽ theo mẫu, vẽ như thế nào, nêu cách vẽ theo mẫu các đồ vật cơ bản.)
-Mẫu thật ( Cốc và quả, phích thuỷ) 
- Giấy, chì, màu, tẩy
E.Bổ sung
 Ngày soạn : 
Tiết 4 : Vẽ theo mẫu: Ngày dạy: 
Cách vẽ theo mẫu 
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS hiểu kh ... t b. Phi đi át 
c. Mi Rông d. Apen cơ 
Câu 4 : Kỹ thuật ướp xác đầu tiên thuộc về quốc gia nào ?
a. Dim ba biê b. Êtiôpia
c. Ai Cập d. Hy Lạp
Câu 5 : Quốc gia cổ đại nào đầu tiên vẽ tranh theo lối hiện thực ?
a. Ai cập b. Hy lạp
c. La mã d. ý 
V.Dặn dò (2'): 
-Học thuộc bài chuẩn bị bài 29 
- Chuẩn bị bài 30 - đề tài thể thao văn nghệ 
- Giấy chì, màu tẩy , sưu tầm tranh về đề tài văn nghệ thể thao 
E.Bổ sung 
 Ngày soạn : 
Tiết 31:vẽ tranh Ngày dạy: 
Đề tài thể thao văn nghệ 
A. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu biết về đề tài hoạt động thể thao văn nghệ 
2. Kỹ năng : HS vẽ được tranh về đề tài hoạt động thể thao văn nghệ 
3. Thái độ: HS yêu thích và tích cực tham gia các hoạt động động thể thao văn nghệ 
B. Phương pháp
-Quan sát, vấn đáp, trực quan
-Luyện tập, thực hành- Liên hệ thực tiễn cuộc sống
C.Chuẩn bị:
1.GV: 
-Bài vẽ của học sinh về đề tài hoạt động thể thao văn nghệ 
-Tranh của các hoạ sĩ
-Các bước bài vẽ tranh đề tài hoạt động thể thao văn nghệ 
2.HS : giấy, chì, màu tẩy
D.Tiến hành 
I.ổn định tổ chức (1'): Hát một bài 
II.Kiểm tra bài cũ (2') : ? Trình bày vài nét về kiến trúc của Ai Cập, Hy Lạp La Mã ? 
III.Bài mới (38')
1.Đặt vấn đề :
 - Văn nghệ,thể thao là những đề tài bổ ích và lí thú góp phần làm tăng thêm tính thi vị của cuộc sống . Bài học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu và vẽ tranh về đề tài văn nghệ thể thao . 
2. Triển khai bài 
Hoạt động 1: Tìm và chọn nội dung đề tài
-?GV cho HS xem những bức tranh hoạt động văn nghệ thể thao 
 ? Hãy kể tên những hoạt động văn nghệ, thể thao mà em biết 
? Nêu bố cục của các bức tranh sau
? Hình vẽ trong tranh như thế nào 
? Nhận xét về màu sắc của tranh vẽ trên 
+Những hoạt động văn nghệ như : Buổi diễn văn nghệ, ca nhạc giao lưu, đối đáp giao duyên, hò ba lí ....
+ các hoạt động thể thao : đá cầu nhảy dây xem phim, đá bóng, đua thuyền....
+ Bố cục: Hợp lí, chặt chẽ có mảng chính,mảng phụ rõ ràng,cụ thể
+Hình vẽ sinh động, chắc khoẻ
+Màu sắc : hài hoà, tuỳ theo sở thích của người vẽ.
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh
? Nêu các bước của bài vẽ tranh đề tài
-GV treo bản phụ minh hoạ cách vẽ
?Gv cho học sinh xem một số tranh mẫu của học sinh lớp trước
* GV: Các em có thể chọn cho mình một nội dung để thể hiện
1.Tìm bố cục 
2.Vẽ hình 
3. Vẽ màu 
Hoạt đông 3: Thực hành
GV ra bài tập, học sinh vẽ bài 
-GV bao quát lớp, hướng dẫn chỉnh sửa cho những em vẽ chưa được
-HD một vài nét lên bài học sinh
-GV đặt ra yêu cầu cao hơn đ/v những bài tốt.
-Vẽ 1 tranh về đề tài hoạt động văn nghệ thể thao 
-Kích thước: 18 x 25
-Màu sắc: Tuỳ ý
IV.Củng cố - Đánh giá (4'):
-GV thu từ 4- 5 bài yêu cầu HS nhận xét về:
-? Bố cục của bài vẽ 
-? Hình vẽ như thế nào 
- ? Màu sắc của bài vẽ ra sao 
-(GV kết luận bổ sung ) , tuyên dương những em làm tốt, động viên khuyến khích những em làm chưa được 
V.Dặn dò (2'):
-Về nhà tiếp tục hoàn thành bài vẽ
-Chuẩn bị bài 31- Trang trí chiếc khăn để đặt lọ hoa 
-Giấy, chì, màu, tẩy.
- Phác thảo nét bài trang trí chiếc khăn để đặt lọ hoa . 
E.Bổ sung 
 Ngày soạn : 
Tiết 32: Vẽ trang trí Ngày dạy: 
Trang trí chiếc khăn để đặt lọ hoa 
A. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp HS hệ thống lại những kiến thức đã học, biết cách trang trí chiếc khăn để đặt lọ hoa 
2. Kỹ năng : HS trang trí được một hoặc vài chiếc khăn để đặt lọ hoa 
3. Thái độ: HS yêu quý các đồ vật, các hình trang trí , trân trọng nghệ thuật trang trí của cha ông.
b.Chuẩn bị:
1.GV:
- Đề bài
- Một số bài mẫu về trang trí chiếc khăn , mẫu khăn thật
2 HS : Giấy, chì màu tẩy, Phác thảo nét
D.Tiến hành 
I.ổn định tổ chức (1'): Hát một bài 
II.Kiểm tra bài cũ (2') : ? Nhận xét một vài bức tranh về đề tài thể thao văn nghệ 
III.Bài mới (38')
1.Đặt vấn đề :
 - Những đồ vật trong gia đình có những công dụng khác nhau , ngoài mục đích sử dụng còn có mục đích trang trí. ( Gv cho ví dụ cơ bản về chiếc khăn để đặt lo hoa ) 
2. Triển khai bài 
Hoạt động 1: HDHS Cách trang trí chiếc khăn để đặt lọ hoa 
Gv : Có thể trang trí chiếc khăn theo những dạng nào ?
- gv cho HS xem những chiếc khăn được trang trí bằng nhiều cách khác nhau 
? Những hình ảnh nào được đưa vào trang trí trong khăn 
- Dạng hình vuông : 16 x16 cm
- Dạng hình chữ nhật : 20 x12 cm
- Dạng hình tròn : d = 16 cm.
Hoạt đông 2: Thực hành
GV ra bài tập, học sinh vẽ bài 
-GV bao quát lớp, hướng dẫn chỉnh sửa cho những em vẽ chưa được
-HD một vài nét lên bài học sinh
-GV đặt ra yêu cầu cao hơn đ/v những bài tốt.
-Vẽ trang trí 1 chiếc khăn để đặt lọ hoa 
-Kích thước: theo yêu cầu của 3 dạng cơ bản 
-Màu sắc: Tuỳ ý
IV.Củng cố - Đánh giá (4'):
-GV thu từ 4- 5 bài yêu cầu HS nhận xét về:
-? Bố cục của bài vẽ 
-? Hoạ tiết được sử dụng trong trang trí chiếc khăn để đặt lọ hoa 
- ? Màu sắc của bài vẽ ra sao 
-(GV kết luận bổ sung ) , tuyên dương những em làm tốt, động viên khuyến khích những em làm chưa được 
V.Dặn dò (2'):
-Về nhà tiếp tục hoàn thành bài vẽ
-Chuẩn bị bài 32 - Một số công trình tiêu biểu của mĩ thuật Ai Cập, Hy Lạp, cổ đại . 
-Giấy, chì, màu, tẩy.
- Sưu tầm các tranh mĩ thuật Kim Tự Tháp, tượng Nhân Sư, Tượng Ô guýt 
E.Bổ sung 
 Ngày soạn : 
Tiết 32:Thường thức mĩ thuật Ngày dạy: 
Một số công trình tiêu biểu 
của mĩ thuật Ai Cập, Hy Lạp, la Mã 
thời kì cổ đại
A. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp học sinh nhận thức rõ hơn về các giá trị MT của Ai Cập, Hy lạp, La mã thời kì cổ đại.
2. Kỹ năng : Nắm được những tác phẩm tiêu biểu, phân tích đặc điểm nghệ thuật của chúng 
3. Thái độ: Yêu quý, trân trọng những giá trị văn hoá của thế giới .
B. Phương pháp
-Quan sát, vấn đáp, trực quan
-Nhóm - thảo luận nhóm
C.Chuẩn bị:
1.GV: -Tranh tư liệu trong Đ D DH MT6 , các tác phẩm minh hoạ tài liệu tạp chí liên quan, giấy bút nét to , phim trong, máy hắt, bản đồ thế giới 
-Bản phụ, máy chiếu, tranh về " Kim Tự Tháp", Tượng nhân sư, Tượng Ô guýt 
2 .HS : Sưu tầm tranh liên quan đến bài học, giấy rô ki
D.Tiến hành 
I.ổn định tổ chức (1'): Kiểm tra sĩ số
II.Kiểm tra bài cũ ( 2') : nêu những đặc điểm cơ bản về các công trình kiến trúc của Ai Cập, hy Lạp, và La mã ? III.Bài mới (35')
1.Đặt vấn đề : Bài 29 chúng ta đã thăm những quốc gia nào ? Hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu những tác phẩm mĩ thuật tiêu biểu của 3 quốc gia cổ đại ấy . 
Hoạt động 1: Kiến trúc 
+ GV cho HSxem nhữngcông trình kiến trúc đầu tiên là KTT Kế ôp 
? KTT được xây dựng từ năm nào?, bằng chất liệu gì?
? KTT có chiều cao bao nhiêu? chiều dài cạnh đáy bao nhiêu m? Thời gian xây dựng là bao lâu
? Điểm đặc biệt của KTT là gì 
? Trình bày hình khối của KTT?Chiều cao và chiều dài cạnh đáy bao nhiêu? thời gian xây dựng bao lâu? 
? Điểm đặc biệt của KTT 
1.Kim Tự Tháp " Kê ốp "
+Đây là công trình kiến trúc của Ai Cập, 
được xây dựng vào 2900 năm trước Công nguyên bằng những phiến đá vôi, 
+ Là hình chóp tứ giác 4 mặt là 4 tam giác chụm đầu vào nhau , cao 138m, chiều dài cạnh đáy 225m, Xây dựng trong 20 năm.
+ Điều đặc biệt là có 1 ống thông gió từ đỉnh đường hầm, trong 1 năm, vào một giờ nhất định, mặt trời chiếu thẳng vào lòng tháp .
+ KTT là một trong 7 kì quan của thế giới , là di sản văn hoá vĩ đại không những của Ai Cập mà là của nền văn hoá nhân loại.
Hoạt động 2: Điêu khắc 
? Mô tả về bức tượng nhân sư ?
? Tượng làm bằng chất liệu gì?
? Khuôn mặt của tượng nhìn về phía nào ?
Gv kết luận , bổ sung 
? Hãy mô tả lại tượng vệ nữ Mi Lô?
? Tượng được tạc vào năm nào ? được tìm thấy ở đâu?
? Tượng mang giá trị Nghệ thuật gì ?
? tượng Ô Guýt diễn tả điều gì ? nêu phong cách tạc tượng của các Điêu khắc gia La mã ?
? Phần dưới tượng Ô Guýt là tượng của ai ?
1.Tượng nhân sư(AiCập)
-hình dáng đầu người mình sư tử, tượng trưng cho sức mạnh quyền lực
- Năm 2700 TCN tượng nhân sư được khởi công và hoàn thành, với chất liệu đá hoa cương, tượng cao 20m, dài 60 m, đầu cao 5m, tai dài 1,4m, mình rộng 2,3m.
- Tượng hướng về phía mặt trời mọc, tạo tư thế oai nghiêm hùng vĩ.
ố Là kiệt tác nổi tiếng của NT Ai cập 
2. Tượng Vệ nữ Mi lô( Hi lạp )
+ Hình dáng đứng bán khoả thân, Cân đối và tràn đầy sức sống.
+ Tượng được tạc vào năm 1802 tại đảo MILÔ
+ Tượng nói lên vẻ đẹp hoàn mỹ của người phụ nữ 
3. Tượng Ô Guýt ( La Mã )
- Là bức tượng về vị Hoàng đế vĩ đại mang tên Ô Guýt diễn tả khí phách kiên cường của vị Hoàng đế đầy quyền uy.
- Tượng được tác theo phong cách hiện thực, phần dưới tượng Ô Guýt có tượng thần Amua cưỡi cá Đo phin 
+ tượng là bản anh hùng ca ca ngợi khí chất của vị Hoàng Đế tài ba lỗi lạc .
IV.Củng cố - Đánh giá (5'): 
 ? Hãy chọn câu đúng nhất trong các câu sau :
Câu 1: Kim tự Tháp Kê ốp có điều đặc biệt là : 
a. Có một ống thông gió từ đỉnh đến đáy 
b. Hình chóp tam giác 
c. Làm bằng đá cẩm Thạch 
Câu 2: Tượng Mi Lô là bức tượng :
a. Bị cụt một tay 
b. là tượng bán khoả thân 
c. tượng hướng về mặt trời 
Câu 3 : Tác phẩm Tượng Nhân sư : 
a.là công trình kiến trúc của La Mã 
b. Cao 60m, dài 20m
c. Đầu người , mình sư tử có cánh 
Câu 4 : Kỹ thuật ướp xác đầu tiên thuộc về quốc gia nào ?
a. Dim ba biê b. Êtiôpia
c. Ai Cập d. Hy Lạp
Câu 5 : Quốc gia cổ đại nào đầu tiên vẽ tranh theo lối hiện thực ?
a. Ai cập b. Hy lạp
c. La mã d. ý 
V.Dặn dò (2'): 
-Học thuộc bài, chuẩn bị bài 33, 34 Kiểm tra học kì II 
- Giấy chì, màu tẩy , sưu tầm tranh về đề tài Tự do 
E.Bổ sung 
 Ngày soạn :
Tiết 33-34:Kiểm tra kì II Ngày dạy:
Đề tài tự do 
A. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp học sinh biết thêm về các đề tài trong cuộc sống
2. Kỹ năng : Biết cách vẽ một số đề tài trong cuộc sống
3. Thái độ: HS yêu quý cuộc sống của chính mình và mọi người.
b.Chuẩn bị:
1.GV: Tranh mẫu về mọi đề tài trong cuộc sống
-Bài tham khảo của hoạ sĩ 
- Bài của HS năm trước
-Các bước bài vẽ tranh đề tài tự do. 
2.HS : Tẩy, màu , chì, giấy, phác thảo nét 
c.Tiến hành 
I.ổn định tổ chức (1'); Hát 1 bài 
II. Nội dung kiểm tra 
Ra đề: Vẽ một bức tranh về đề tài tự do
Chất liệu tuỳ ý, kích thước 18x25cm
III. Thu bài và dặn dò (2')
- chuẩn bị bài trưng bày kết quả học tập 
- Giấy rôki, băng keo, 
Đáp án và biểu điểm :
Nội dung rõ ràng, cụ thể : 3đ
Bố cục chặt chẽ, hợp lí : 3đ
Hình vẽ mềm mại, hoặc chắc khoẻ : 2đ
màu sắc tươi sáng, hài hoà : 2đ
 Ngày soạn : 
Tiết 35: Ngày dạy: 
Trưng bày kết quả học tập 
A. Mục tiêu
+ GV và HS thấy được kết quả dạy và học
 + Đánh giá, nhận xét kết quả học tập năm học qua, hướng phấn đấu cho năm học tới.
b.hình thức tổ chức 
* Trưng bày 
c.Chuẩn bị
1.GV: Bài mẫu đẹp
2.Hs: Bài đạt điểm giỏi
D.Tiến hành:
I.ổn định lớp:(1')
II.Trưng bày 
+ GV cho HS dán tranh lên giấy Rô ki theo từng phan môn cụ thể
+HS chia thành các nhóm xem tranh 
+Thuyết trình về tranh mình xem
+Cảm nghĩ khi được xem lại kết quả học tập của mình
+Viết bài thu hoạch về buổi trưng bày kết quả học tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an My thuat lop 6.doc