Giáo án luyện tập Ngữ văn 8 cả năm

Giáo án luyện tập Ngữ văn 8 cả năm

TUẦN 1:

TẠO LẬP VĂN BẢN TỰ SỰ CÓ XEN YẾU TỐ MIÊU TẢ

VÀ BIỂU CẢM

I- NỘI DUNG CẦN ĐẠT:

- Học sinh ôn lại đặc điểm của văn bản tự sự.

- Thấy được vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong hai văn bản vừa học.

- Biết vận dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm phù hợp trong mỗi sự việc.

- Rèn kỹ năng tìm chuỗi sự việc và dựng đoạn văn theo những cách trình bày nội dung.

 

doc 136 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 577Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án luyện tập Ngữ văn 8 cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: Ngày dạy:
Tuần 1: 
tạo lập văn bản tự sự có xen yếu tố miêu tả 
và biểu cảm 
i- nội dung cần đạt:
- Học sinh ôn lại đặc điểm của văn bản tự sự.
- Thấy được vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong hai văn bản vừa học.
- Biết vận dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm phù hợp trong mỗi sự việc.
- Rèn kỹ năng tìm chuỗi sự việc và dựng đoạn văn theo những cách trình bày nội dung.
ii- nội dung bài dạy:
1- Đặc điểm của văn bản tự sự:
H: Nhắc lại đặc điểm của văn bản tự sự đã học ?
- Cốt truyện.
- Chuỗi các sự việc chính.
- Nhân vật chính.
Van 6
2- Vai trò của yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự:
H: Miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự có vai trò gì ?
- Làm cho sự việc trở nên dễ hiểu, hấp dẫn.
- Nhân vật trở nên gần gũi, sinh động.
- Bổ trợ cho SV và NV chính.
3- Luyện tập
Bài 1: Cho một số đoàn văn sau, hãy phân tích và chỉ ra phương pháp để trình bày nội dung ở mỗi đoạn.
- Đoạn 1: Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước, thương nòi của ta, chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong bể máu.
Song hành.
- Đoạn 2: Chẳng có nơi nào như sông Thao quê tôi, rừng cọ chập chùng, thân cọ cao vút, búp cọ dài như thanh kiếm sắc, lá cọ tròn xoè ra nhiều phiến nhọn dài.
Diễn dịch.
- Đoạn 3: Một mùi hương lạ xông lên trong lớp. Trông hình gì treo trên tường tôi cũng thấy lạ và hay hay. Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cẩn thận rồi tự nhiên lạm nhận là vật riêng của mình. Tôi nhìn người bạn tí hon ngồi bên tôi, một người bạn tôi chưa hề quen biết, nhưng lòng tôi vẫn không cảm thấy xa lạ chút nào.
Song hành
- Đoạn 4: Những cách chống nạn đói chia ra làm mấy hạng: như cấm nấu rượu bằng gạo hay bắp, cấm các thứ bánh ngọt để cho đỡ tốn ngũ cốc. Như vùng này san sẻ thức ăn cho vùng khác. Như ra sức tăng gia, trồng trọt Nói tóm lại, bất cứ cách gì, hễ làm cho dân đỡ đói lúc này và ngăn ngừa nạn đói mùa sau chúng ta đều phải làm cả.
Quy nạp
- Bài 2: Cho 2 nội dung sau.
1- Em giúp một bà cụ già qua đường lúc đông người và nhiều xe qua lại.
2- Em nhận được món quà bất ngờ nhân ngày sinh nhật của mình hoặc trong dịp lễ, tết.
Chọn một trong 2 nội dung trên viết 1 đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Bài 3: Chỉ ra yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản "Tôi đi học" của Thanh Tịnh.
.........................................
Ngày soạn :	Ngày dạy :
Tuần 2:
luyện tập liên kết đoạn trong văn bản
i- nội dung kiến thức cần nắm:
- Giúp học sinh hiểu tác dụng liên kết, giúp bài văn thêm mạch lạc, đảm bảo tính thống nhất.
- Các phương tiện liên kết đoạn, cách liên kết đoạn.
ii- nội dung bài dạy:
- Dùng từ ngữ liên kết:
+ Vị trí: Đầu đoạn
- QHT: Và, những
- Chỉ từ: này, nọ, ấy, kia.
- DT chỉ (+): hôm qua, hôm nay
- Từ ngữ khác: nói tóm lại, nhìn chung.
- Nội dung (quan hệ, ý nghĩa)
+ Liệt kê.
+ So sánh
+ Đối lập
+ Nguyên nhân
+ Tổng kết
+ Sự thay thế.
GV: Đọc cho HS nghe.
HS trao đổi, chỉ ra PTLK (quan hệ ý nghĩa, nội dung)
II- Một số đoạn văn có sử dụng phương tiện liên kết:
- Quan hệ nối.
- Quan hệ lặp.
- Phép thế.
- Phép đối.
* Luyện tập.
G: Phát BT đã foto 5 đoạn văn, thứ tự sắp xếp đảo lộn
1- 5 đoạn văn trên có cùng một chủ để, đều tập trung nói về hình ảnh cây tre, những kỷ niệm gắn bó với cây tre và lũy tre đang trở thành cổ tích trong thời đại đô thị hoá.
H: Theo em, 5 đoạn văn trên có cùng một chủ đề không ? Vì sao ? Hãy nêu cụ thể chủ đề ấy.
H: Sắp xếp các phương tiện chuyển đoạn hợp lý để gắn kết 5 đoạn trên tạo thành một văn bản hoàn chỉnh.
Đó là các phương tiện chuyển đoạn nào?
G: Dùng bảng phụ chép 2 đoạn văn trong đoạn trích "Lão Hạc".
H: Tìm từ ngữ làm phương tiện liên kết giữa hai đoạn văn ? nêu tác dụng.
2- Sắp xếp:
(5) (2) (3) (4) (1)
3- Phương tiện liên kết đoạn văn:
Đoạn (1) (2) - Tôi cũng sinh ra ở một làng quê như thế.
(2) (3) - Trước kia
(3) (4) - Ngày nay.
4- 
- Dùng từ ngữ tương phản: nhưng
- Câu nối: Không ! Cuộc đời
	Một nghĩa khác
đ Tác dụng: 
	- Liên kết đoạn.
	- Khép lại ý đoạn trước
	 Chuyển ý cho đoạn sau.
	- Tô đậm, sâu về nhân cách lão Hạc.
	- Nổi bật tính triết lý.
Ngày soạn: / /200	Ngày dạy : 
Tuần 3:
 luyện tập về bố cục văn bản
i- nội dung:
1- Bố cục văn bản là gì ?
Gồm 3 phần:	- Mở bài
	- Thân bài.
	- Kết bài.
2- Nội dung các phần trong bố cục văn bản:
a- Mở bài:
- Đầu văn bản.
- Nhiệm vụ: Nêu vấn đề của văn bản.
+ Trực tiếp	: đi thẳng vào vấn đề.
+ Gián tiếp	: thông qua một số khía cạnh để nêu ra vấn đề.
b- Thân bài: Phần chính của văn bản.
- Sắp xếp trình tự cho mạch lạc.
- Hình thức: thân bài tách ra nhiều đoạn nhỏ.
- Trình tự: thời gian, không gian, diễn biến sự việc.
c- Kết bài:
- Kết khép: khép lại vấn đề nói tới trong văn bản.
- Kết mở: Gợi cho người đọc những suy nghĩ về cảm xúc tiếp theo.
ii- bài tập:
Bài 1: Đoạn văn "Cây và hoa bên lăng Bác".
Trên quảng trường Ba Đình lịch sử, lăng Bác uy nghi mà gần gũi. Cây và hoa khắp miền đất nước về đây tụ hội đâm trồi phô sắc và toả ngát hương thơm. Ngay thềm lăng, 18 cây Vạn tuế tượng trưng cho một hàng quân danh dự đứng trang nghiêm. Những cây Trò nâu sánh đôi đứng suốt dọc đường. Hướng chính bằng những đoá hoa Ban nở lứa đầu. Sau lăng, những cành Đào Tô Hiệu vươn lên. Trên bậc tam cấp hoa Dạ hương chưa đơm bông những hoa nhài trắng mịn, hoa ngâu kết chùm đang toả hương ngào ngạt. Cây và hoa của non sông gấm vóc đang dâng niềm tôn kính thiêng liêng theo đoàn người vào viếng Bác.
a- Tách văn bản trên theo bố cục.
b- Thân bài viết theo trình tự nào ? Vì sao ?
* Gợi ý:
a- Tách vì câu giới thiệu chung ở đầu văn bản và câu khái quát ý ở cuối văn bản thì ta sẽ có hai đoạn văn tương ứng với phần mở bài và phần kết bài. Toàn bộ phần còn lại là phần thân bài.
b- Phần thân bài có thể tách ra thành nhiều đoạn nhỏ theo trình tự thay đổi không gian (khoảng 4 đoạn).
Bài 2: Cho đề văn: Tả cảnh mùa thu về trên quê hương em.
a- Dựa vào những hiểu biết về bố cục, hãy lập dàn ý cho đề văn trên.
b- Nói rõ trình tự sắp xếp phần thân bài.
* Gọi ý:
a- 
- Mở bài: Trình bày khái quát ngắn gọn (giới thiệu chung mùa thu về trên quê hương em).
- Thân bài:
+ Cảnh bầu trời khi mùa thu về: vòm trời, mây, ánh sáng.
+ Cảnh cánh đồng vào thu: lúa chín (màu sắc, hương vị), gió thu, cảnh lao động
+ Cảnh trong vườn: màu sắc của toàn khu vườn trong nắng thu, không khí trong vườn, những trái cây chín về mùa thu, lá cây chuyển màu, tiếng chim hót
- Kết bài: Nhận xét, suy nghĩ về cảnh mùa thu.
b-
- Các ý trong phần thân bài sắp xếp theo trình tự không gian.
- Cũng có thể sắp xếp ý theo trình tự thời gian.
+ Khi mùa thu chớm về.
+ Khi mùa thu đã về thật sự
_______________________
Ngày soạn: / /200	Ngày dạy : / /200
 Tuần 4
luyện tập 
Bài 1: Lập bảng so sánh sự đối lập giữa hai nhân vật Đôn-Ki-Hô-Tê và Xan-Cho-Pan-Xa.
* Gợi ý:
Đôn-Ki-Hô-Tê
- Hình dáng	: Lênh khênh.
- Dòng dõi	: Quý tộc nghèo.
- Khát vọng	: Cao cả.
- Đầu óc	: Mụ mẫm.
- Ước vọng	: Hão huyền.
- Thái độ	: Dũng cảm.
Xan-Cho-Pan-Xa
- Hình dáng	:.
- Dòng dõi	: 
- Khát vọng	: 
- Đầu óc	: 
- Ước vọng	: 
 - Thái độ
Bài 2: Xây dựng cặp nhân vật tương phản song song bên nhau, nhà văn có dụng ý gì ?
- Làm nổi bật các đặc điểm khác nhau của mỗi nhân vật.
- Cả hai nhân vật đối lập một cách cực đoan. Từ đó rút ra bài học: trong cuộc sống không nên quá hão huyền cũng không nên quá cá nhân, thực dụng.
Bài 3: Tìm yếu tố miêu tả trong đoạn cuối văn bản "đánh nhau" với cối xay gió. Đoạn từ "Đêm hôm ấy đủ no rồi".
Ví dụ:	- Bẻ một cành khô, rút cái mũi sắt
	- Suốt đêm không ngủ.
	- Dạ dày no căng.
- ánh nắng chiếu thẳng vào mặt.
- Tiếng chim hót líu lo.
Bài 4: Trong giao tiếp, các trường hợp phát ngôn sau thường bị phê phán. Em hãy giải thích vì sao và chữa lại cho thích hợp.
a- Em chào thầy.
b- Chào ông cháu về.
c- Con đã học bài rồi.
d- Mẹ ơi con đi chơi một lát.
Gợi ý: Đây là những lời chào, những câu trả lời, xin phép của bậc dưới đối với bậc trên, do vậy phải thể hiện thái độ lễ phép. Các câu này đều thiếu tình thái từ cần thiết. Vậy em hãy thêm tình thái từ vào mỗi câu cho đúng.
Ví dụ: 	a- Em chào thầy ạ.
Bài 5: Xác định từ loại của các từ in đậm trong các trường hợp sau và giải thích vì sao ?
a- 	- Đảng cho ta trái tim giàu
 Thẳng lưng Mà bước, ngẩng đầu mà bay	(Tố Hữu)
 	- Tôi Mà có nói dối ai
 Thì trời đánh chết cây khoai giữa đồng 	(Ca dao)
 	- Tôi đã giúp bạn ấy nhiều rồi mà	(TTT)
b- 	- Mà nói Vậy trái tim anh đó
 Rất chân thật chia ba phần tươi đỏ
 Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều ,phần yêu thơ và phần của em 	yêu	(Tố Hữu)
	- Trời mưa thì đành ở nhà Vậy.	(TTT)
Một số bài tập tập SBTTN< SGK , BTNgày soạn: / /200	Ngày dạy : / /200	
Tuần 5 
luyện tậpviết đoạn văn tự sự kết hợp với
miêu tả và biểu cảm
i- nội dung cần đạt:
- Rèn kỹ năng viết đoạn văn tự sự kết hợp giữa các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
ii- luyện tập:
Bài 1: Hãy chuyển những câu kể sau đây thành những câu kể có đan xen yếu tố miêu tả hoặc biểu cảm.
a- Tôi nhìn theo cái bóng của thằng bé đang khuất dần phía cuối đường.
b- Tôi ngước nhìn lên, thấy vòm phượng vĩ đã nở hoa tự bao giờ.
c- Nghe tiếng hò của cô lái đò trong bóng chiều tà, lòng tôi chợt buồn và nhớ quê.
d- Cô bé lặng lẽ dõi theo cánh chim nhỏ trên bầu trời.
* Gợi ý:
- Bổ sung những từ ngữ có sức gợi tả hình ảnh, màu sắc, âm thanh, trạng thái (dùng phương thức miêu tả).
- Bổ sung những từ ngữ, những vế câu bộc lộ tâm trạng của chủ thể được nói tới trong câu (phương thức biểu cảm).
- Về hình thức: Mở rộng thành phần câu, bổ sung vế câu.
Bài 2: Cho đoạn văn tự sự sau.
Sáng nay, gió mùa đông bắc tràn về. Vậy mà khi đi học tôi lại quên mang theo áo ấm. Bỗng nhiên tôi nhìn thấy mẹ xuất hiện với cái áo len trên tay. Mẹ xin phép cô giáo cho tôi ra khỏi lớp rồi giục tôi mặc áo. Đây là cái áo mẹ đã đan tặng tôi từ mùa đông năm ngoái. Khoác chiếc áo vào, tôi thấy thật ấm áp. Tôi muốn nói thành lời: Con cảm ơn mẹ !
- Hãy bổ sung thêm phương thức miêu tả và phương thức biểu cảm để viết lại đoạn văn trên.
Gợi ý: 
- Viết lại đoạn văn nghĩa là phải thay đổi cách diễn đạt (thêm, bớt câu chữ, đổi kiểu câu, sắp xếp trật tự các câu, các ý) làm thế nào để đoạn văn có cách viết thật phong phú: tự sự đan xen miêu tả, biểu cảm.
- Về nội dung: bám sát đề tài của đoạn văn gốc, không tuỳ tiện thay đổi đề tài.
Bài 3: Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miên tả, biểu cảm.
a- Kể chuyện một bạn học sinh phạm lỗi.
b- Kể chuyện lớp em có bạn mới nhập học.
Gợi ý: Trước hết hãy hình dung cốt truyện với nhân vật, sự việc và các tình tiết chính, sau đó lựa chọn những chi tiết cần có sự bổ trợ của yếu tố miêu tả (tả nhân vật, tả TN, tả sinh hoạt) và yếu tố biểu cảm (cảm xúc của nhân vật, cảm xúc của người kể).
................................................... ... yển sang vấn đề khác
Bài 3: Cho đề văn sau:
Trong "Bình Ngô Đại Cáo", khi nói về nước Đại Việt ta, Nguyễn Trãi đã khẳng định:	"Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có".
Dựa vào LSDT, em hãy chứng minh.
a- Có 1 bạn học sinh đã tìm luận điểm cho đề văn NL trên như sau:
LĐ 1: Lịch sử Việt Nam đã trải qua những bước thăng trầm "mạnh yếu từng lúc khác nhau".
LĐ 2: Tuy nhiên ở bất cứ giai đoạn lịch sử nào, khi đất nước có binh biến thì lại xuất hiện anh hùng hào kiệt.
LĐ 3: Các anh hùng hào kiệt thời đại Hùng Vương.
LĐ 4: Các anh hùng hào kiệt thời kỳ Bắc thuộc.
LĐ 5: Trong số các anh hùng hào kiệt còn xuất hiện bóng dáng của nữ giới như Hai Bà Trưng, Bà Triệu
LĐ 6: Các anh hùng hào kiệt thời phong kiến.
LĐ 7: Các anh hùng hào kiệt trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ.
a- Theo em, hệ thống luận điểm trên có những luận điểm nào chưa hợp lý? vì sao ?
b- Hãy điều chỉnh và sắp xếp lại hệ thống luận điểm trên sao cho hợp lý.
* Gợi ý: Em phải xác định, trả lời được câu hỏi sau:
a	- Các luận điểm có trùng nhau không ? chỉ rõ.
	- Các LĐ đã dựa trên một căn cứ duy nhất hay những căn cứ khác nhau?
	- Quan hệ giữa các luận điểm có bình đẳng không ?
	- 7 luận điểm có nhiều quá không ?
b- Để sắp xếp được, em hãy bỏ những luận điểm trùng với vấn đề chính. Các luận điểm còn lại phương pháp được sắp xếp dựa trên căn cứ duy nhất là trục thời gian.
Bài 4: Chọn 1 luận điểm để viết thành đoạn văn.
(Học sinh có thể chọn luận điểm 2 để viết).
Ngày soạn: 15/03/09 	
Ngày dạy : 20 ,27 / 03 /2009
Tiết29 luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm
a- yêu cầu:
- Củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức cần nắm.
- Luyện tập kỹ năng viết câu chủ đề.
b- lên lớp:
GV dẫn dắt: Một bài văn Nghị luận được tổ chức bằng một hệ thống luận điểm, mỗi luận điểm được trình bày trong 1 đoạn văn.
H: Nêu những điểm cần ghi nhớ khi trình bày luận điểm.
GV lưu ý: cho HS câu kết đoạn
I- Nội dung:
Khi trình bày luận điểm:
- Cách nêu luận điểm qua câu chủ đề.
- Vị trí câu chủ đề.
- Luận cứ: phải rõ ràng, chính xác, phải phù hợp với nội dung.
+ Đủ làm sáng tỏ nội dung.
+ Sắp xếp theo trình tự hợp lý.
- Diễn đạt trong sáng, hấp dẫn.
II- Luyện tập:
Bài 1: 
Thật vậy, đêm đêm ở nhà tù của bọn Tưởng Giới Thạch, các bạn tù đã ngủ say, Người vẫn ung dung ngồi ngắm trăng.
"Trong tù..
 nhà thơ"
(Ngắm trăng).
Ai trong chúng ta cũng đều biết rằng 1 ngày ở tù nghìn thu ở ngoài. ở tù vừa thiếu thốn, vừa khổ sở trăm về. Thế mà HCM lại có nguồn thi hứng dạt dào đến như vậy. Đây là 1 hiện tượng hiếm hoi. HCM đã làm một cuộc vượt ngục tinh thần, kẻ thù không giam hãm được trí óc, trái tim của Người. Người nhìn trăng, trăng nhìn Người. Mặt gặp mặt, nhìn nhau cảm động chẳng nói lên lời. Ôi ! thi vị biết bao !
H: Xác định câu của đề của đoạn văn ?
- Vị trí ? cách trình bày ?
- Từ ngữ "thậy vậy" trong câu chủ đề có vai trò gì ?
- Tìm luận cứ trong đoạn văn - nhận xét về các luận cứ.
H: Nhận xét về câu kết đoạn.
H: Cách diễn đạt có gây được sự hấp dẫn người đọc ? vì sao?
- GV cho HS thảo luận trình bày - GV chốt lại.
- GV gợi dẫn cách viết câu chủ đề.
H: Phát triển các luận cứ.
+ Bác kết bạn cùng trăng trong hoàn cảnh nào ?
+ Lý do gì khiến trăng là bạn tri âm của Bác.
+ Bác kết bạn cùng trăng để làm gì ?
+ Coi trăng là bạn tri âm ta cảm nhận gì về tâm hồn của Bác ?
- Câu chủ đề: Câu 1 - đầu đoạn.
- Trình bày: diễn dịch.
- Từ "thật vậy": liên kết với đoạn trước.
- Luận cứ:
1- Thi hứng dạt dào được nảy sinh từ hoàn cảnh đặc biệt.
2- Cuộc vượt ngục tinh thần đầy thú vị.
- Luận cứ xác đáng, vừa đủ.
- Câu kết: câu cảm bộc lộ cảm xúc.
- Lời văn trong sáng, sử dụng nhiều câu cảm -> thấm đẫm cảm xúc.
Bài 2: Cho luận điểm sau - trình bày thành 1 đoạn văn.
Trong thơ HCM trăng luôn là người bạn tri âm tri kỷ.
+ Câu chủ đề: thêm từ ngữ (câu liên kết) liên kết, kết hợp giải thích luận điểm.
+ Phát triển và sắp xếp luận cứ.
- Trong những lúc khó khăn, gian nan hay công việc kháng chiến bề bộn Người thường dành ít phút thư giãn để tâm sự cùng trăng.
- Người tìm đến trăng là tìm đến ánh sáng, cái đẹp, cái tự do.
- Có trăng: bạn tri âm - chia sẻ nỗi buồn đau vơi đi và niềm vui cũng từ đó được nhân lên.
- Quả là một tâm hồn nhạy cảm tinh tế, Bác luôn sống gần gũi hoà hợp với thiên nhiên như các nhà hiền triết xưa.
+ Chọn viết câu kết đoạn:
VD: Luôn sống gần gũi, hoà hợp với trăng, với thiên nhiên, đó chẳng phải Bác coi trăng như một người bạn tri âm tri kỷ hay sao ?
PHầN II TRắC NGHIệM
1. Từ điển Tiếng Việt giải nghĩa: tức cảnh là "ngắm cảnh mà có cảm xúc, nảy ra tứ thơ, lời thơ". Nếu thế, tên bài thơ Tức cảnh Pác Bó có thể hiểu theo cách nao?
A
Cảm xúc của Bác trước cảnh Pác Bó
B
Bác ngắm cảnh Pác Bó mà nảy ra tứ thơ
C
Cảm xúc của Bác trước cuộc sống ở Pác Bó
D
Những tình cảm của Bác với Pác Bó
2. bài thơ Tức cảnh Pác Bó được Bác viết trong thời gian nào, ở đâu?
A
Tháng 2 năm 1941 tại hang Pác Bó
B
Tháng 2 năm 1941 tại Cao Bằng
C
Năm 1941 tại hang Pác Bó - Cao Bằng
D
Tháng 2 năm 1941 tại hang Pác Bó - Cao Bằng
3. Phân tích bố cục bài thơ theo cách nào là đúng nhất?
A
B
- Ba câu đầu: cuộc sống của Bác ở Pác Bó
- câu cuối: Suy nghĩ về cuộc sống ấy
- Hai câu đầu: Việc ăn, ở của Bác ở Pác Bó
- Hai câu cuối: Công việc cách mạng của Bác
4. Bài thơ viết theo phương thức nào?
A
Biểu cảm kết hợp với tự sự
B
Miêu tả kết hợp với tự sự
C
Biểu cảm kết hợp với nghị luận
D
Miêu tả kết hợp với biểu cảm
5. Câu thơ Sáng ra bờ suối, tối vào hang có ý nghĩa thế nào?
A
Đó là cuộc sống hài hoà, thư thái
B
Đó là cuộc sống luôn làm chủ hoàn cảnh
C
Đó là cuộc sống gian khổ vất vả
D
Đó là cuộc sống gian khổ mà thư thái, hài hoà
6. Theo em, câu thơ Sáng ra bờ suối, tối vào hang có thể đổi lại thành Tối vào hang, sáng ra bờ suối được không? Vì sao?
7. Câu thơ Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng được các bạn hiểu theo cách dưới đây. em chọn cách nào? Hãy giải thich vì sao chọn cách đó?
A - Dù chỉ có "cháo bẹ rau măng" nhưng vẫn sẵn sàng làm cách mạng.
B - Cháo bẹ rau măng là món ăn lúc nào cũng sẵn có.
8. Câu thơ Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng dùng phép đối nào?
A
Đối ý
B
Đối thanh
C
Đối thanh và đối ý
D
Đối vế trước và vế sau
9. Theo em, có thể thay từ "chông chênh" trong câu thơ Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng bằng một từ khác như: "thênh thênh" hoặc "thênh thang" được không? Hãy trình bày ý kiến của em trước các bạn để hiểu sâu sắc hơn câu thơ Bác viết.
10. Ba câu thơ đầu bài thơ cho ta hiểu gì về người chiến sỹ cách mạng?
A
Đó là người yêu thiên nhiên đến say đắm
B
Đó là người yêu tha thiết công việc cách mạng
C
Đó là người làm chủ cuộc sống trong bất kỳ hoàn cảnh nào
D
Đó là người là người hoà hợp giữa tâm hồn chiến sỹ với cảnh tự nhiên
11. Hãy điền các từ, cụm từ: Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng, sáng ra bờ suối, tối vào hang, cuộc đời cch mạng, cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng vào sơ đồ để làm rõ quan hệ ý nghĩa các câu thơ trong bài thơ.
12. Từ "sang" trong câu cuối bài thơ cần được hiểu thế nào cho đúng?
A
Sang trọng
B
Giàu có
C
Sang trọng, giàu có về vật chất
D
Sang trọng, giàu có về tinh thần
13. Thú lâm tuyền của Bác trong bài thơ được hiểu thế nào?
A
Được sống giữa núi rừng bao la
B
Tìm đến với núi rừng, thiên nhiên
C
Hưởng niềm vui sống giữa núi rừng
D
Niềm vui sống, làm việc cách mạng ở nơi rừng núi.
14. Trong những bài thơ dưới đây, bài nào cũng thể hiện thú lâm tuyền?
A
Bài ca Côn Sơn (Nguyễn TRãi)
B
Buổi chiều ở phủ Thiên Trường trông ra (Trần Nhân Tông)
C
Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan)
D
Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến)
15. Dòng nào phân biệt rõ nhất sự khác biệt giữa thú lâm tuyền của Bác Hồ với người xưa?
A
Sống ẩn dật, xa lánh đời người ở chốn rừng xanh
B
Vui với cái nghèo, cảm thấy nghèo mà sang
C
Sống giữa rừng xanh để làm việc giúp đời
D
Thú lâm tuyền hoà hợp với niềm vui được làm cách mạng
16. Bài thơ cho em hiểu gì về tâm hồn Bác?
A
Yêu thiên nhiên, yêu nước, yeu đời
B
Quyết tâm, kiên trì làm cách mạng
C
Lạc quan, yêu đời
D
Tâm hồn yên thiên nhiên
17. Hãy đọc và so sánh bài thơ dưới đây với bài Tức cảnh Pác Bó về đề tài, hình ảnh, cảm hứng thơ để thấy tư thế ung dung, lạc quan của Bác trong hoàn cảnh sống gian khổ ở Pác Bó.
Pác bó hùng vĩ
Non xa xa, nước xa xa
Nào phải thêng thang mới gọi là.
Đây suối Lê nin, kia núi Mác
Hai tay xây dựng một sơn hà.
(2 - 1941)
18. Điền các từ, cụm từ: mệnh lệnh, chúc tụng kêu gọi, yêu cầu mời mọc, thúc giục, khuyên răn vào cột A cho phù hợp với cột B.
A - nội dung câu cầu khiến
B - Từ thường dùng
Yêu cầu, mời, xin mời, cho phép, đề nghị
Hãy, chớ, đừng, không nên, không được, cấm, phải
Hãy, cứ,
Nào, đi,
Chúc, ước gì, tiến lên,
19. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi .
ngài quay mặt vào, lại hỏi thầy đề:
- Thầy bốc quân gì thế?
- Dạ, bẩm, con chưa bốc.
- Thì bốc đi chứ!
Thầy đề tay run cầm cập, thò vào đĩa nọc, rút ra một con bài, lật ngửa, xướng -rằng:
- Chi chi!
Quan lớn vỗ tay xuống sập kêu to:
- Đây rồi! Thế chứ lại!
Rồi ngài vội vàng xoè bài, miệng vừa cười vừa nói:
ù! Thông tôm, chi chi nảy! Điếu, mày!
(Phạm Huy Tốn, Sống chết mặc bay)
a) Trong đoạn trích, những câu nào là câu cầu khiến? Nội dung cầu khiến của chúng là gì?
b) Cuộc đối thoại diễn ra giữa ai với ai? Qua các câu đối thoại, em hiểu gì về tính cách nhân vật quan?
20. Phân biệt sự khác nhau giữa văn bản tự sự, miêu tả, thuyết minh, nghị luận. Hãy điền tên văn bản vào cột A cho phù hợp với nội dung ở cột B.
A - Loại văn bản
B - Nội dung 
Trình bày, giới thiệu, giải thíchnhằm cung cấp tri thức về các hiện tượng, sự vật tự nhiên, xã hội.
Trình bày sự việc, diễn biến, nhân vật nhằm giải thích sự việc, tìm hiểu con người nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê.
Dùng lýlẽ, dẫn chứng nhằm làm sáng tỏ một vấn đề dể thuyết phục người đọc, người nghe về một quan điểm,tư tưởng.
Dùng các chi tiêt, hình ảnh tái hiện chi tiết để hình dung rõ nét về đối tượng.
21. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.
Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét lên bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều thuốc xái cũ:
- Thằng kia! ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à! Nộp tiền sưu! Mau!
Hoảng quá, anh Dậu vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu gì. người nhà lý trưởng cười một cách mỉa mai:
- Anh ta lại sắp phải gió như đêm qua đây!
(ngô Tất Tố, Tắt đèn)
a) tìm các câu cầu khiến trong đoạn văn.
b) Những câu cầu khiến đó là lời của ai?
c) Qua những câu cầu khiến trong đoạn văn, ta hiểu gì về tính cách của nhân vật (người nói).
22. Câu "Thì bốc đi chứ" có thể thay đổi hình thức diễn đạt như thế nào để có những câu cầu khiến khác nhau mà vẫn giữ nguyên ý của nó?
23. Theo em, văn bản dưới đây đã đảm bảo được yêu cầu của văn bản thuyết minh chưa? Vì sao?

Tài liệu đính kèm:

  • docLuyen Tap 8 ca nam 09-2010.doc