Giáo án Lớp 5 Tuần 5

Giáo án Lớp 5 Tuần 5

Tiết 1: CHÀO CỜ - SINH HOẠT

1. Tập trung toàn trường- chào cờ.

 2. Sinh hoạt chủ nhiệm.

* Mục tiêu:

- HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 4.

- Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân.

- Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân.

 * Đánh giá tình hình tuần qua:

 * Nề nếp, học tập, hoạt động khác:

* Kế hoạch tuần 5:

 * Nề nếp:

- Tiếp tục duy trì SS, nề nếp ra vào lớp đúng quy định.

- Nhắc nhở HS đi học đều, nghỉ học phải xin phép.

- Khắc phục tình trạng nói chuyện riêng trong giờ học.

- Chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp.

 

doc 34 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 988Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn 5
 Thứ hai ngày 17 tháng 9 năm 2012
Tiết 1: CHÀO CỜ - SINH HOẠT
1. Tập trung toàn trường- chào cờ.
	2. Sinh hoạt chủ nhiệm.
* Mục tiêu: 
- HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 4.
- Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân.
- Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân.
 * Đánh giá tình hình tuần qua:
 * Nề nếp, học tập, hoạt động khác:
* Kế hoạch tuần 5:
 * Nề nếp:
- Tiếp tục duy trì SS, nề nếp ra vào lớp đúng quy định.
- Nhắc nhở HS đi học đều, nghỉ học phải xin phép.
- Khắc phục tình trạng nói chuyện riêng trong giờ học.
- Chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp.
 * Học tập:
- Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT – TKB tuần 5.
- Tích cực tự ôn tập kiến thức đã học.
- Tổ trực duy trì theo dõi nề nếp học tập và sinh hoạt của lớp.
- Thi đua hoa điểm 10 trong lớp, trong trường.
- Khắc phục tình trạng quên sách vở và đồ dùng học tập ở HS.
 * Vệ sinh:
- Thực hiện VS trong và ngoài lớp.
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống.
- Thực hiện trang trí lớp học
Tiết 2: TẬP ĐỌC
MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
I. Mục tiêu:
	- Đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn.
	- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Tình hữu nghị giữa chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam.
	- Trả lời được các câu hỏi trong SGK. HS khá giỏi trả lời cả 4 câu hỏi.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Tranh minh họa trong SGK.
	- Bảng phụ ghi đoạn 4.
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Giáo viên tùy theo đối tượng, yêu cầu đọc thuộc lòng 1 hoặc 2 khổ thơ hay cả bài thơ Bài ca trái đất và trả lời câu hỏi có nội dung vừa đọc. 
- Nhận xét, ghi điểm.
- Nhận xét chung.
3. Bài mới
- Giới thiệu: Một chuyên gia máy xúc
4. Phát triển các hoạt động.
*HĐ1: Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Yêu cầu HS khá giỏi đọc bài.
- Yêu cầu từng nhóm 4 HS nối tiếp nhau đọc theo 4 đoạn.
- Kết hợp sửa lỗi phát âm và giải thích từ ngữ mới, khó.
- Yêu cầu HS khá giỏi đọc lại bài.
- GV đọc mẫu.
b) Tìm hiểu bài
- Yêu cầu đọc thầm, đọc lướt bài, thảo luận và lần lượt trả lời các câu hỏi: 
? Anh Thủy gặp anh A-lếch- xây ở đâu ?
+ Ở công trường xây dựng
? Dáng vẻ của anh A-lếch-xây có gì đặc biệt khiến anh Thủy chú ý ?
+ Người cao lớn, tóc vàng; thân hình chắc, khỏe; khuôn mặt to, chất phác.
? Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào ?
+ Kể lại diễn biến cuộc gặp gỡ và tình cảm thân thiết của hai người
? Yêu cầu HS khá giỏi trả lời câu hỏi: Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất ?
- Nhận xét, chốt lại ý đúng sau mỗi câu trả lời.
* HĐ2: Hướng dẫn đọc diễn cảm 
- Yêu cầu 4 HS khá giỏi tiếp nối nhau đọc diễn cảm toàn bài.
- Hướng dẫn đọc diễn cảm:
 + Treo bảng phụ và hướng dẫn đọc.
 + Đọc mẫu đoạn 4.
 + Yêu cầu theo cặp.
 + Tổ chức thi đọc diễn cảm.
 + Nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.
* HĐ3: Củng cố .
- Yêu cầu HS Nêu ý nghĩa, nội dung của bài văn.
- Nhận xét, chốt ý và ghi nội dung bài.
- Không chỉ chuyên gia Liên xô mà ngày nay trên đất nước ta, các nước bạn khắp nơi trên thế giới luôn giúp chúng ta xây dựng đất nước. Tình hữu nghị đó luôn được thắt chặt và giữ vững.
5.Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Tập đọc và trả lời các câu hỏi sau bài.
- Chuẩn bị bài Ê-mi-li, con ....
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện.
- Lớp nhận xét.
- Xem tranh và nghe giới thiệu.
- Nhắc tựa bài.
- 1 HS đọc to.
-4 HS tiếp nối tiếp từng đoạn.
- Đọc chú giải và luyện đọc tiếng khó, 
- Luyện đọc theo cặp.
- HS khá giỏi đọc.
- Lắng nghe.
- Thực hiện theo yêu cầu:
- Học sinh trả lời.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- Thảo luận nhóm đôi trả lời.
- Nhóm khác nhận xét.
- Học sinh trả lời.
- Lớp nhận xét bổ sung.
 + HS khá giỏi tiếp nối nhau trả lời.
- Nhận xét và bổ sung sau mỗi câu trả lời.
- HS khá giỏi được chỉ định tiếp nối nhau đọc diễn cảm.
- Chú ý.
- Lắng nghe.
- Đọc diễn cảm với bạn ngồi cạnh.
- Xung phong thi đọc.
- Nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt.
- Tiếp nối nhau trả lời và nhắc lại nội dung bài..
- Chú ý theo dõi.
Tiết 3: TOÁN
ÔN TẬP: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI
I. Mục tiêu
- Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng (BT1).
- Biết chuyển đổi các số đo độ dài và giải các bài toán với các số đo độ dài (BT2a,c; BT3).
- HS khá giỏi làm cả 4 bài tập.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ kẻ bảng đơn vị đo độ dài theo mẫu (SGK).
- Bảng nhóm và bảng con.
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ .
- Tùy theo đối tượng HS, yêu cầu làm lại các BT
 SGK.
- Nhận xét, ghi điểm. 
3. Bài mới
- Giới thiệu: Ôn tập: Bảng đơn vị đo độ dài.
4. Phát triển các hoạt động:
* HĐ1: Thực hành
- Bài 1: 
 + Yêu cầu nêu bảng đơn vị đo độ dài theo thứ tự xuôi, ngược.
 + Treo bảng phụ kẻ theo mẫu như yêu cầu BT1.
 + Yêu cầu mỗi em điền vào một cột và cho ví dụ minh họa.
 + Yêu cầu so sánh hai đơn vị liền kề nhau.
 + Nhận xét, chốt lại ý đúng.
+ Đơn vị lớn bằng 10 lần đơn vị bé.
+ Đơn vị bé bằng đơn vị
- Bài 2: 
 + Nêu yêu cầu bài.
 + Ghi bảng lần lượt từng số đo của câu a, c; yêu cầu thực hiện vào bảng con.
 + Yêu cầu HS khá giỏi nêu kết quả bài 2b.
+ Nhận xét, sửa chữa.
a/ 135 m = 1350 dm ; 342 dm = 3420cm ; 15 cm = 150 mm
*( b/ 8300m = 830 dam ; 4000m = 40 hm ; 25000m = 25 km )
 c/ 1 mm = 
- Bài 3: 
 + Nêu yêu cầu bài.
 + Yêu cầu 1 HS giải trên bảng, lớp làm vào vở.
 + Nhận xét, sửa chữa; lưu ý HS cột 2. Kết luận:
4km 37m = 4037m 354dm = 35m 4dm
8m 12cm = 812cm 3040m = 3km 30m
- Bài 4: 
 + Gọi HS đọc yêu cầu bài.
 + Yêu cầu HS khá giỏi nêu cách giải.
 + Nhận xét, sửa chữa. 
a/ Đường sắt từ Đà Nẵng đến TPHCM là :
791 + 144 = 935 (km )
b/ Quảng đường Hà Nội đến TPHCM là :
791 +935 = 1726 (km )
Đáp số : a/ 934 km ; b/ 1726 km
* HĐ2: Củng cố 
- Yêu cầu nhắc lại bảng đơn vị đo độ dài theo thứ tự xuôi, ngược.
- Nắm được bảng đơn vị đo độ dài, các em sẽ vận dụng vào thực tế cuộc sống. Các em sẽ biết lượng vải đề may áo, quần; quãng đường cần phải đi,  
5. Dặn dò 
- Nhận xét tiết học. 
- Làm lại các bài tập vào vở. 
- Chuẩn bị bài Ôn tập: Bảng đơn vị đo khối lượng.
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện theo yêu cầu.
- Lớp nhận xét.
- Nhắc tựa bài.
- HS tiếp nối nhau phát biểu.
- Quan sát bảng.
- Suy nghĩ và nối tiếp nhau thực hiện.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
 - Nhận xét, bổ sung.
- Xác định yêu cầu bài.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- HS khá giỏi nêu.
- Đối chiếu với kết quả.
- Xác định yêu cầu bài.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS đọc to.
- HS khá giỏi thực hiện.
- Nhận xét, bổ sung.
- Học sinh nêu lại.
	- Chú ý theo dõi.
Tiết 4: KHOA HỌC
THỰC HÀNH: 
NÓI "KHÔNG !" VỚI CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN
I. Mục tiêu:
	- Nêu được một số tác hại của ma túy, thuốc lá, rượu bia. 
- Từ chối sử dụng rượu, bia, thuốc lá, ma túy. 
II. Giáo dục KNS :
- Kĩ năng phân tích và xử lí thông tin một cách hệ thống từ các tư liệu của SGK, của GV cung cấp về tác hại của chất gây nghiện.
- Kĩ năng tổng hợp, tư duy hệ thống thông tin về tác hại của chất gây nghiện.
- Kĩ năng giao tiếp, ứng xử và kiên quyết từ chối sử dụng các chất gây nghiện.
- Kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ khi rơi vào hoàn cảnh bị đe dọa phải sử dụng các chất gây nghiện
III. Các PP KTDH:
- Lập sơ đồ tư duy. Hỏi chuyên gia. Trò chơi. Đóng vai.Viết tích cực
IV. Đồ dùng dạy học:
	- Hình và thông tin trang 20-21 SGK.
	- Sưu tầm tranh ảnh về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma túy.
	- Phiếu học tập (SGK). 
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu trả lời câu hỏi: Ở tuổi dậy thì, các em đã làm gì để bảo vệ sức khỏe về thể chất và tinh thần?
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
- Giới thiệu: Thực hành: Nói "Không !" đối với các chất gây nghiện.
4. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Thực hành xử lí thông tin 
- Mục tiêu: Lập được bảng tác hại của rượu bia, thuốc lá, ma túy.
- Cách tiến hành: 
 + Yêu cầu đọc thông tin trang 20-21 SGK, thảo luận theo nhóm đôi và hoàn thành phiếu học tập: 
PHIẾU HỌC TẬP
Tác hại của rượu bia
Tác hại của thuốc lá
Tác hại của ma túy
Đối với người sử dụng
Đối với người xung quanh
 + Yêu cầu trình bày kết quả. 
 + Nhận xét, cho xem tranh sưu tầm và kết luận: các chất gây nghiện rất có hại cho những người sử dụng và những người xung quanh. Riêng ma túy là chất gây nghiện bị nhà nước nghiêm cấm , vì vậy, sử dụng, mua bán, vận chuyển ma túy là những việc làm vi phạm pháp luật. 
* Hoạt động 2: Trò chơi: Bốc thăm, trả lời câu hỏi 
- Mục tiêu: Củng cố cho HS về tác hại của rượu bia, thuốc lá, ma túy.
- Cách tiến hành: 
 + Chuẩn bị 3 hộp phiếu đựng các câu hỏi có liên quan đến rượu bia, thuốc lá, ma túy.
 + Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm cử 1 bạn vào ban giám khảo, phát đáp án và thống nhất cách cho điểm. Các nhóm lần lượt bốc thăm và trả lời. nam và nhóm nữ, phát phiếu học tập cho nhóm.
-Nhận xét tuyên dương nhóm có số đểm cao nhất.
- Yêu cầu đọc mục "Bạn cần biết" trang 21 SGK.
* HĐ3: Củng cố :
- Gọi học sinh nêu lại tựa bài.
- GDHS: Biết được tác hại của rượu bia, thuốc lá, ma túy; các em tuyệt đối không sử dụng dù chỉ một lần thử. Bên cạnh đó, các em là những tuyên truyền viên vận động cho mọi người chung quanh hiểu mà không sử dụng.
5. Dặn dò 
- Nhận xét tiết học. 
- Chép bài vào vở và xem lại bài đã học. 
- Chuẩn bị phần tiếp theo của bài Tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma túy. 
- Hát vui.
- HS được chỉ định trả lời câu hỏi.
- Nhắc tựa bài.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
- Nhận xét, bổ sung và quan sát.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động theo yêu cầu.
- Nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
- Tiếp nối nhau đọc.
- Học sinh theo dõi.
	Thứ ba ngày 18 tháng 9 năm 2012
Tiết 3: 	CHÍNH TẢ
 Nghe-viết
MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
I. Mục tiêu:
	- Viết lại đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn. 
	- Tìm được các tiếng chứa uô, ua trong bài văn và nắm được cách đánh dấu thanh: trong các tiếng có uô, ua (BT2); tìm được tiếng thích hợp có chứa uô hoặc ua để điền vào 2 trong 4 câu thành ngữ ở BT3, HS khá giỏi làm đầy đủ BT 3.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bảng phụ kẻ mô hình cấu tạo.
III. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Treo bảng phụ kẻ mô hình cấu tạo vần, yêu cầu chép phần vần của các tiếng: biến - rìu - chìa - chiều và nêu vị trí đặt dấu thanh trong từng tiếng.
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
- Giới thiệu: Một chuyên gia máy xúc 
4. Phát triển các hoạt động.
* HĐ1: Hướng dẫn nghe - viết 
- Đọc bài chính tả với giọng thong thả, rõ ràng, phát âm chính xác.
- Yêu  ...  gia đình.
- Nhận xét, đánh giá.
4/ Củng cố 
- Ghi bảng mục ghi nhớ.
- Việc giữ gìn và bảo quản tốt một số dụng cụ đun, nấu, ăn uống trong gia đình sẽ giúp gia đình các em có những bữa ăn ngon và như thế gia đình sẽ có sức khỏe tốt.
5/ Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Giữ vệ sinh và bào quản tốt một số dụng cụ đun, nấu, ăn uống trong gia đình.
- Chuẩn bị bài Chuẩn bị nấu ăn. 
- Hát vui.
- HS được chỉ định trưng bày.
- Nhắc tựa bài.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động.
- đại diện nhóm treo bảng và trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động.
- Đại diện nhóm treo bảng và trình bày.
- Nhận xét, bổ sung và quan sát tranh.
- Suy nghĩ và tiếp nối nhau trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Tiếp nối nhau đọc.
TẬP ĐỌC
Ê-mi-li, con 
I. Mục đích, yêu cầu
	- Đọc đúng tên nước ngoài trong bài; đọc diễn cảm được bài thơ. 
	- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi hành động dũng cảm của môt công dân Mĩ tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
	- Trả lời được 4 câu hỏi trong SGK và thuộc 1 khổ thơ trong bài. HS khá giỏi thuộc khổ thơ 3 và 4; biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng trầm lắng, xúc cảm.
II. Đồ dùng dạy học
	- Tranh minh họa trong SGK. 
	- Bảng phụ ghi đoạn 4.
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định 
2/ Kiểm tra bài cũ 
- Tùy theo đối tượng, yêu cầu đọc bài Một chuyên gia máy xúc và trả lời câu hỏi có nội dung vừa đọc. 
- Nhận xét, ghi điểm.
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, chú Mo-ri-xơn đã dũng cảm tự thiêu giữa thủ đô nước Mĩ. Xúc động trước hành động của chú, nhà thơ Tố Hữu đã viết bài thơ Ê-mi-li, con  Các em cùng đọc bài thơ nhé.
- Ghi bảng tựa bài.
* Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Yêu cầu HS khá giỏi đọc diễn cảm bài thơ.
- Giới thiệu tranh, ghi bảng và luyện đọc đúng tên nước ngoài trong bài.
- Yêu cầu từng nhóm 4 HS nối tiếp nhau đọc theo 4 đoạn.
- Kết hợp sửa lỗi phát âm và giải thích từ ngữ mới, khó.
- Yêu cầu HS khá giỏi đọc lại bài.
- Đọc mẫu.
b) Tìm hiểu bài
- Yêu cầu đọc thầm, đọc lướt bài, thảo luận và lần lượt trả lời các câu hỏi: 
 + Đọc diễn cảm khổ thơ đầu để thể hiện tâm trạng của chú Mo-ri-xơn và bé Ê-mi-li.
+ Giọng chú Mo-ri-xơn nghiêm trang, nén xúc động; giọng bé Ê-mi-li ngây thơ, hồn nhiên.
 + Vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh của chính quyền Mĩ ?
+ Đó là cuộc chiến tranh phi nghĩa và vô nhân đạo.
 + Chú Mo-ri-xơn nói với con điều gì trước khi từ biệt ?
+ Trời sắp tối, không bế Ê-mi-li về được. Chú dặn khi mẹ đến hãy ôm hôn cho cha và nới với mẹ: Cha đi vui xin mẹ đừng buồn.
 + Em có suy nghĩ gì về hành động của chú Mo-ri-xơn ?
+ Cảm phục và xúc động
- Nhận xét, chốt lại ý đúng sau mỗi câu trả lời.
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm 
- Yêu cầu 4 HS khá giỏi tiếp nối nhau đọc diễn cảm toàn bài.
- Hướng dẫn đọc diễn cảm:
 + Treo bảng phụ và hướng dẫn đọc.
 + Đọc mẫu đoạn 4.
+ Tổ chức thi đọc diễn cảm.
 + Nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.
- Hướng dẫn đọc thuộc lòng:
 + Yêu cầu đọc chọn 1 khổ thơ để đọc nhẩm. HS khá giỏi đọc nhẩm khổ thơ 3 và 4.
 + Tổ chức thi đọc thuộc lòng theo đối tượng.
 + Nhận xét và ghi điểm HS đọc thuộc lòng tốt.
4. Củng cố 
- Yêu cầu: Nêu ý nghĩa, nội dung của bài văn.
- Nhận xét, chốt ý và ghi nội dung bài.
- Quyết định tự thiêu, chú Mo-ri-xơn mong muốn ngọn lửa mình đốt lên sẽ làm mọi người nhận ra cuộc chiến tranh phi nghĩa của chính quyền Giôn-xơn ở Việt Nam mà hợp sức ngăn chặn tội ác.
5. Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Tập đọc và trả lời các câu hỏi sau bài.
- Chuẩn bị bài Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai.
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện.
- Xem tranh và nghe giới thiệu.
- Nhắc tựa bài.
- 1 HS đọc to.
- Quan sát tranh, nghe giới thiệu và luyện đọc đúng.
- Từng nhóm 4 HS tiếp nối nhau đọc tùng đoạn.
- Đọc thầm chú giải và tìm hiểu từ ngữ khó, mới. 
- HS khá giỏi đọc.
- Lắng nghe.
- Thực hiện theo yêu cầu:
- Học sinh trả lời.
- Nhận xét và bổ sung sau mỗi câu trả lời.
- HS khá giỏi được chỉ định tiếp nối nhau đọc diễn cảm.
- Chú ý.
- Lắng nghe.
- Xung phong thi đọc.
- Nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Xung phong thi đọc thuộc lòng.
- Tiếp nối nhau trả lời và nhắc lại nội dung bài 
- Chú ý
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- Biết tính diện tích một hình quy về tính diện tích hình chữ nhật và hình vuông.
- Biết cách giải bài toán với các số đo độ dài, khối lượng.
- Cả lớp làm bài tập 1, 3; HS khá giỏi làm cả 4 bài tập.
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1/ Ổn định 
2/ Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu HS:
 + Đọc bảng đơn vị đo khối lượng theo thứ tự xuôi, ngược.
 + Làm lại BT 2, 3 SGK.
- Nhận xét, ghi điểm. 
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Các bài tập thực hành hôm nay sẽ giúp các em củng cố các kiến thức về đơn vị đo cũng như cách tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông qua bài Luyện tập.
- Ghi bảng tựa bài.
* Thực hành
- Bài 1: 
 + Yêu cầu đọc bài tập 1.
 + Ghi bảng tóm tắt và nêu câu hỏi hỗ trợ HS yếu:
 . Bài toán cho biết gì và hỏi gì ?
 . Em có nhận xét gì về các đơn vị đo trong bài ?
 . Để tìm được số cuốn vở sản xuất được, em cần biết gì ?
 + Yêu cầu 1 HS làm trên bảng, lớp làm vào vở.
 + Nhận xét, chốt lại ý đúng.
1tấn 300kg =1300kg
2tấn 700kg = 2700kg
Số giấy vụn cả hai liên đội thu được:
1300 + 2700 = 4000 (kg) hay 4 tấn
4 tấn gấp 2 tấn số lần là:
4 : 2 = 2 (lần)
Số vở sản xuất được là:
50 000 2 = 100 000 (cuốn vở)
 Đáp số: 100 000 cuốn vở
- Bài 2: 
 + Gọi HS đọc yêu cầu bài.
 + Yêu cầu HS khá giỏi nêu cách làm.
 + Nhận xét, sửa chữa. 
Đổi 120 kg = 120000 g
Đà điểu gấp chim sâu số lần là :
120000 : 60 = 2000( lần )
Đáp số : 2000 lần
- Bài 3: 
 + Gọi HS đọc yêu cầu bài.
 + Vẽ hình và hỗ trợ HS yếu:
 . Hình vẽ mảnh đất gồm những hình nào ?
 . Nêu cách tính diện tích hình chữ nhật và diện tích hình vuông.
 + Yêu cầu 1 HS giải trên bảng, lớp làm vào vở.
 + Nhận xét, sửa chữa. 
Diện tích hình chữ nhật ABCD là :
14 x 6 = 84 ( m2 )
Diện tích hình vuông NCEM là :
7 x7 = 49 ( m2 )
Diện tích mảnh đất là :
84 + 49 = 133 ( m2 )
Đáp số : 133m2
- Bài 4: 
 + Gọi HS đọc yêu cầu bài.
 + Yêu cầu HS khá giỏi trình bày cách vẽ. 
 + Nhận xét, sửa chữa. 
:+ Diện tích hình chữ nhật ABCD đã cho .
 + Diện tích hình chữ nhật ABCD là : 
 4 x 3 = 12 ( m2 )
 Nhật xét : 12 = 6 x 2 = 2 x 6 =12 x 1 = 1 x 12
Vậy có thể vẽ các hình chữ nhật có chiều dài là 6 cm , chiều rộng là 2 cm hoặc chiều dài 12 cm , chiều rộng 1 cm . Hs tự vẽ
4/ Củng cố 
Gọi học sinh nêu lại tựa bài.
Yêu cầu học sinh nêu lại bảng đơn vị đo diện tích 
Vận dụng kiến thức đã học, các em sẽ giúp bố mẹ để tính toán dất đai của mình.
5/ Dặn dò (1 phút)
- Nhận xét tiết học. 
- Làm lại các bài tập vào vở. 
- Chuẩn bị bài Đề-ca-mét vuông.Héc-tô-mét vuông.
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện theo yêu cầu.
- Nhắc tựa bài.
- 2 HS đọc to.
- Suy nghĩ và nối tiếp nhau trả lời.
- Học sinh lên bảng làm bài.
- Nhận xét, bổ sung.
- 2 HS đọc to. 
- HS khá giỏi nêu. 
- Nhận xét, bổ sung.
- 2 HS đọc to. 
- Quan sát hình và suy nghĩ, trả lời.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS đọc to.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Nhận xét, bổ sung.
- Học sinh nêu.
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu.
ĐỊA LÍ
Vùng biển nước ta
 *****
I. Mục đích, yêu cầu
	- Nêu được một số đặc điểm và vai trò của vùng biển nước ta: 
	+ Vùng biển Việt Nam là một bộ phận của Biển Đông.
	+ Ở vùng biển Việt Nam, nước không bao giờ đóng băng.
	+ Biển có vai trò điều hòa khí hậu, là đường giao thông quan trọng và cung cấp nguồn tài nguyên to lớn.
	- Chỉ được một số điểm du lịch, nghỉ mát ven biển nổi tiếng như: Nha Trang, Hạ Long, Vũng Tàu,  trên bản đồ (lược đồ).
	- HS khá giỏi biết những khó khăn, thuận lợi của vùng biển. Thuận lợi: khai thác thế mạnh của biển để phát triển kinh tế; khó khăn: thiên tai 
BVMT: - Biển cho ta nhiều dầu mỏ, khí tự nhiên. 
- Ảnh hưởng của việc khai thác dầu mỏ, khí tự nhiên đối với môi trường không khí, nước. 
II. Đồ dùng dạy học
	- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. 
- Lược đồ khu vực Biển Đông. 
- Tranh ảnh sưu tầm về khu du lịch, nghỉ mát ở ven biển.
	- Phiếu học tập.
 III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1 .Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu trả lời câu hỏi:
 + Nêu tên và chỉ trên bản đồ một số con sông lớn của nước ta.
 + Sông ngòi của nước ta có đặc điểm như thế nào ?
- Nhận xét, ghi điểm.
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Nước ta gồm một phần đất liền và một bộ phận rộng lớn thuộc Biển Đông. Biển của nước ta có đặc điểm gì và có vai trò như thế nào đối với sản xuất và đời sống nhân dân ta ? Bài Vùng biển nước ta sẽ cho các em thấy điều đó.
- Ghi bảng tựa bài.
* Hoạt động 1 : Vùng biển nước ta - Treo lược đồ và yêu cầu quan sát.
- Chỉ và giới thiệu nước ta trên lược đồ.
- Yêu cầu thảo luận và trả lời câu hỏi: Biển Đông bao bọc phía nào phần đất liền của nước ta ?
- Nhận xét, chốt lại ý đúng: Vùng biển nước ta là một bộ phận của Biển Đông.
* Hoạt động 2: Đặc điểm của vùng biển nước ta 
- Phát phiếu học tập, yêu cầu thảo luận và thực hiện theo nhóm đôi
PHIẾU HỌC TẬP
Đặc điểm của vùng biển nước ta
Ảnh hưởng của biển đối với đời sống và sản xuất
Nước không bao giờ đóng băng
Miền bắc và miền Trung hay có bão
Hàng ngày, nước biển có lúc dâng lên, có lúc hạ xuống.
- Yêu cầu trình bày kết quả.
- Nhận xét, chốt lại ý đúng.
* Hoạt động 3: Vai trò của biển 
- Chia lớp thành nhóm 4, yêu cầu thảo luận câu hỏi: Biển có vai trò như thế nào đối với khí hậu, đời sống và sản xuất của nhân dân ta ?
- Yêu cầu trình bày kết quả. 
- Yêu cầu HS khá giỏi trả lời câu hỏi: Nêu những khó khăn và thuận lợi của người dân vùng biển ?
- Nhận xét, cho xem tranh ảnh sưu tầm và kết luận: Biển điều hòa khí hậu, là nguồn tài nguyên và là đường giao thông quan trọng.
- Ghi bảng nội dung ghi nhớ và yêu cầu đọc lại
4.Củng cố 
- Gọi học sinh nêu lại tựa bài,
- Biển có vai trò quan trọng đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta. Do vậy, mỗi chúng ta phải bảo vệ biển và khai thác nguồn tài nguyên biển một cách hợp lí.
5. Dặn dò .
- Nhận xét tiết học.
- Xem lại bài đã học và vận dụng những điều đã học vào thực tế.
- Ghi vào vở nội dung ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài Đất và rừng.
- Hát vui.
- HS được chỉ định trả lời câu hỏi.
- Nhắc tựa bài.
- Quan sát lược đồ và chú ý.
- Theo dõi.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Nhận xét, bổ sung.
- Hoàn thành phiếu học tập.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- Đại diện nhóm điều khiển nhóm hoạt động.
- Đại diện nhóm tiếp nối trình bày.
- HS khá giỏi nối tiếp nhau trả lời 
- Nhận xét, bổ sung và quan sát tranh ảnh.
- Tiếp nối nhau đọc.
- Học sinh nêu.
- Chú ý theo dõi.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5 tuan 5.doc