HỌC KỲ I: LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI
Chương I : THỜI KỲ XÁC LẬP CỦA CNTB
( TỪ GIỮA TK XVI ĐẾN NỬA SAU TK XIX )
Tuần 1 - Tiết 1. Bài1 :
NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN.
A. Mục tiêu bài học :
1. Kiến thức : HS cần nắm được :
- Nguyên nhân , diễn biến , tính chất , ý nghĩa lịch sử của cuộc cấch mạng tư sản Hà Lan giữa TK 16, câch mạng TS Anh giữa TK 17, chiến tranh giành độc lập của 13 nước thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ và sự thành lập Hợp chủng quốc châu Mỹ
- Nắm được kiến thức cơ bản , chủ yếu là khái niệm “ cách mạng Tư sản”.
2. Thaựi ủoọ:
- Nhận thức đúng vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng TS .
- Nhận thức đúng về CNTB có mặt tiến bộ : là XH phát triển cao hơn XHPK, và hạn chế của nó : vẫn là bóc lột thay thế chế độ PK .
3. Kỹ năng :
- Sử dụng tranh ảnh , bản đồ lịch sử .
- Chủ động học tập giải quyết các vấn đề đặt ra trong bài .
B. Phương tiện dạy học :
- Bản đồ thế giới để xác định vị trí các nước đang học.
- Sưu tầm các tài liệu liên quan .
C. Tiến trình dạy học :
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn sách vở lịch sử 8của HS
- Trình bày tóm tắt tiến trình lịch sử của xã hội loài người từ thời cổ đại cho đến nay. Nhắc lại những nội dung chính đã học trong chương trình lịch sử lớp 7
Học kỳ i: Lịch sử thế giới cận đạI Chương I : Thời kỳ xác lập của CNTB ( Từ giữa TK XVI đến nửa sau TK XIX ) --------------------------------------------------------------------------------------- Ngày soạn : 14 / 8 / 2010 Ngày dạy :16/ 8/ 2010 Tuần 1 - Tiết 1. Bài1 : Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên. A. Mục tiêu bài học : 1. Kiến thức : HS cần nắm được : - Nguyên nhân , diễn biến , tính chất , ý nghĩa lịch sử của cuộc cấch mạng tư sản Hà Lan giữa TK 16, câch mạng TS Anh giữa TK 17, chiến tranh giành độc lập của 13 nước thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ và sự thành lập Hợp chủng quốc châu Mỹ - Nắm được kiến thức cơ bản , chủ yếu là khái niệm “ cách mạng Tư sản”. 2. Thaựi ủoọ: - Nhận thức đúng vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng TS . - Nhận thức đúng về CNTB có mặt tiến bộ : là XH phát triển cao hơn XHPK, và hạn chế của nó : vẫn là bóc lột thay thế chế độ PK . 3. Kỹ năng : - Sử dụng tranh ảnh , bản đồ lịch sử . - Chủ động học tập giải quyết các vấn đề đặt ra trong bài . B. Phương tiện dạy học : - Bản đồ thế giới để xác định vị trí các nước đang học. - Sưu tầm các tài liệu liên quan . C. Tiến trình dạy học : 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra sự chuẩn sách vở lịch sử 8của HS - Trình bày tóm tắt tiến trình lịch sử của xã hội loài người từ thời cổ đại cho đến nay. Nhắc lại những nội dung chính đã học trong chương trình lịch sử lớp 7 3. Bài mới : * Giới thiệu bài mới : Đây là bài học đầu tiên của quá trình lịch sử 8 nên cần liên hệ đến kiến thức đã học ở lớp 7 để giới thiệu.: Các em đã tìm hiểu về XH PK trong chương trình lớp 7. Những mâu thuẫn gay gắt giữa tầng lớp mới ( tư sản và tầng lớp nhân dân ) với chế độ phong kiến trong lòng xã hội phong kiến đã suy yếu đòi hỏi phải được giải quyết bằng một cuộc cách mạng tư sản là tất yếu . Vậy nội dung cuộc cách mạng tư sản đầu tiên đã diễn ra như thế nào ? *Tiến trình bài dạy Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1 ( 20 phút) - GV cho HS quan sát bản đồ thế giới, xác định vị trí Tây âu nơi xuất hiện nền sản xuất mới TBCN H. Dựa vào phần lịch sử XHPK phương Tây đã học ở lớp 7, hãy cho biết nền sản xuất mới TBCN ra đời trong điều kiện lịch sử nào? - Đây là sự phát triển tất yếu mang tính khách quan của lịch sử loài người. H. Nêu những biểu hiện chứng tỏ một nền sản xuất mới ra đời và phát triển trong lòng XH Tây âu? - Gợi ý: + Về kinh tế: + Về xã hội ( hình thành quan hệ bóc lột giữa ông chủ TB và người làm thuê): H. Đời sống của giai cấp tư sản và người lao động trong giai đoạn đầu mới ra đời ntn? - GV: Sự chèn ép của chế độ PK (cái cũ) với giai cấp tư sản( cái mới) thông qua thuế khoá nặng nề H. Sự kìm hãm của nhà nước phong kiến đối với nền SX mới ra đời tất yếu dẫn đến điều gì? - GV: Mâu thuẫn giữa cái mới đang phát triển với cái cũ bảo thủ lạc hậu tất yếu dẫn đến đấu tranh à các cuộc CMTS bùng nổ ở Tây Âu.Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên đã diễn ra như thế nào ( Chuyển mục 2) GV : Sử dụng bản đồ TG, yêu cầu HS xác định vị trí các nước Hà Lan trên bản đồ H?: Vị trí các nước này có tác động gì tới sự ra đời của nền sản xuất mới TBCN ? Nền kinh tế TBCN phát triển mạnh ở vùng đất Nê-đec-la H. phân tích nguyên nhân làm bùng nổ cuộc CM Hà Lan? H.Mâu thuẫn đó tất yếu dẫn đến điều gì ? Nêu những sự kiện chính về diễn biến kết quả c/mạng TS Nê-đec-lan ? H. Nêu kết quả và ý nghĩa của cuộc CM Hà Lan? GV kết luận : C/mạng Hà Lan thắng lợi chứng tỏ CNTB đã chiến thắng chế độ PK -> mở đầu thời kỳ cận đại . H. Đây là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc nhưng dựa vào giai cấp lãnh đạo em có kết luận gì về tính chất cuộc cách mạng này? - GV: Khi đánh giá tính chất của cuộc CM phải dựa vào đặc điểm giai cấp lãnh đạo và mục đích cuộc CM ấy Hoạt động 2 ( 15 phút) - Sử dụng bản đồ TG, yêu cầu HS xác định vị trí các nước Anh trên bản đồ H. Trong sự phát triển chung của CNTB Tây Âu, CNTB Anh được đánh giá ntn? Nêu biểu hiện cụ thể về sự phát triển đó? GV: Yêu cầu HS theo dõi đoạn chữ nhỏ in nghiêng trong SGK, các con số chứng tỏ điều gì? H. Vì sao CNTB phát triển mạnh ở Anh mà nông dân vẫn phải bỏ quê hương đi nơi khác sinh sống? - N/xét gì về vị trí , tính chất của tầng lớp quý tộc mới trong XH trước c/mạng ? H. XH Anh TK XVII tồn tại những >< nào ? H. Cách mạng Anh bùng nổ như thế nào ? - Giai đoạn 1? - Giai đoạn 2? GV nhấn mạnh : Quyết tâm của Quốc hội chống lại nhà vua đẩy mạnh phát triển lên đỉnh cao , vua Sác-lơ I bị đem xử chém . H. Hãy tường thuật sự kiện xử chém vua Sác lơ I ngày 30-1-1649. Sự kiện đó đưa đến kết quả gì ? ( Vua Sác –lơ là biểu tượng cho chế độ PK đã bị tiêu diệt) H. Vì sao nước Anh từ chế độ cộng hoà lại chuyển sang chế độ quân chủ ? H. Thực chất chế độ quân chủ lập hiến là gì ? H. Hãy nêu nhận xét tính chất của cuộc cách mạng TS Anh ? H. Dựa vào câu nói của Mác, hãy rút ra ý nghĩa của cuộc c/mạng TS Anh ? - HS quan sát-xác định vị trí Tây Âu. + Tích hợp dọc .Điều kiện ra đời nền SX mới: - Trong lòng XHPK đã suy tàn - Sau các cuộc phát kiến địa lí và PT cải cách tôn giáo làm các yếu tố mới hình thành và phát triển. + Biểu hiện (nội dung SGK) - Về kinh tế xuất hiện nền kinh tế TB ( công trường, thành thị, ngân hàng) - Về xã hội có nhiều chuyển biến, xuất hiện giai cấp mới tư sản và vô sản + HS đọc phầnchữ nhỏ đầu trang 4 + Đấu tranh - Quan sát,xác định vị trí các nước Nê-đéclan, Anh - Đều nằm ven bờ biển Bắc ĐTD có điều kiện giao lưu buôn bán và phát triển sx công thương nghiệp + Nội dung SGK các tầng lớp nhân dân >< với PK Tây Ban Nha - Nội dung SGK - Đất nước Hà Lan giành được độc lập - Tạo điều kiện cho CNTB phát triển lập -> mở đầu thời kỳ lịch sử cận đại + Tính chất; là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên ẩn dưới hình thức của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vì giai cấp tư sản ở Hà Lan đã lãnh đạo cuộc cách mạng lật đổ sự thống trị của chế độ phòn kiến Tây Ban Nha - Quan sát,xác định vị trí các nước Anh - Sự phát triển của các công trường thủ công và thương nghiệp cùng với nền nông nghiệp kinh doanh theo lối TBCN . - Những con số trên chứng tỏ CNTB phát triển ở Anh + Sự bần cùng hoá của nông dân : bị tước đoạt ruộng đất , đời sống khốn khổ . - Là giai cấp thống trị nhưng có tư tưởng và đường lối kinh doanh giống tư sản nên sẽ là bạn đồng hành cùng tư sản chống lại chế độ phong kiến. - XH Anh tồn tại những >< không thể điều hoà : + Vua >< Quốc hội . + PK >< nông dân . Phải tiến hành c/mạng TS mở đường cho CNTB phát triển . + Giai đoạn 1: - Sự giàu có của tầng lớp quý tộc mới. Quý tộc mới đã TS hoá ,có thế lực kinh tế và địa vị chính trị , ủng hộ và cùng với TS lãnh đạo cách mạng Anh . - Dựa vào SGK trả lời Lên bảng chỉ lược đồ tiến trình cuộc nội chiến ở Anh + Giai đoạn2: - Dựa vào SGK trả lời - Chế độ PK bị lật đổ -> chế độ cộng hoà được thiết lập ; quyền lực nằm trong tayTS và quý tộc mới, nhân dân không được hưởng quyền lợi gì -> Chế độ cộng hoà được thiết lập có sự tham gia của quý tộc mới liên minh với TS chống lại cuộc đấu tranh của nhân dân -> tiến hành đảo chính 12-1688 thiết lập chế độ quân chủ lập hiến + Chế độ chính trị mà quyền lực của vua bị hạn chế bằng một hiến pháp do quốc hội đặt ra Là cuộc CM do tư sản lãnh đạo được nhân dân ủng hộ giành được thắng lợi nhưng không lật đổ được hoàn toàn chế độ phong kiến, nhân dân không được hưởng quyền lợi à Là cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để - HS nêu theo SGK I . Sự biến đổi trong kinh tế – xã hội Tây Âu TK XVI – XVII. Cuộc Cách mạng TS đầu tiên : 1. Một nền sản xuất mới ra đời a, Điều kiện ra đời: Nền sx mới TBCN tiến bộ ra đời trong lòng XHPK suy tàn b, biểu hiện: - Về Kinh tế - Về xã hội c, Hệ quả 2 . Cuộc cách mạng tư sản đầu tiên a, Nguyên nhân các tầng lớp nhân dân Nê-đec-lan >< với PK Tây Ban Nha b, Diễn biến - 8-1566 nhân dân Nê-đec-lan nổi dậy. - 1684 nước Cộng hoà Hà Lan được thành c,Kết quả- ý nghĩa d, Tính chất; là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên ẩn dưới hình thức của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. II . Cách mạng TS Anh giữa TK XVII: 1. Sự phát triển của CNTB Anh * Biểu hiện sự phát triển mạnh của CNTB Anh Về Kinh tế Về Xã hội *Nguyên nhân bùng nổ CM XH Anh tồn tại những >< không thể điều hoà 2 . Tiến trình cách mạng a) Giai đoạn 1 ( 1642 – 1648 ) - 8-1642 cuộc nội chiến ở Anh bùng nổ à cách mạng thắng lợi , nước Anh thiết lập chế độ cộng hoà . b) Giai đoạnII (1649 - 1688 ) - 12- 1688 đảo chính thiết lập chế độ quân chủ lập hiến , c/mạng kết thúc . 3 . Tính chất và ý nghĩa lịch sử của c/mạng TS Anh giữa TK XVII Là cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để Mở đường cho CNTB phát triển 4. Củng cố * Tại sao nói : Cuộc CM tư sản Anh là cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để? 5 Hướng dẫn học ở nhà: - Học thuộc bài đã học trên lớp , nắm chắc những >< cơ bản của XH PK , ý nghĩa cuộc cách mạng TS đầu tiên trên thế giới (đã đánh đổ chế độ PK,xây dựng một XH tiến bộ hơn) - Soạn phần III: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa ở Bắc Mỹ. + Yêu cầu HS nắm chắc: - ý nghĩa lịch sử của các cuộc cách mạng TS . - Vai trò quần chúng trong các cuộc cách mạng TS + HS sưu tầm tài liệu về nước Mỹ . Ngày soạn : 20 / 8 / 2010 Ngày dạy :23/ 8/ 2010 Tuần 2 - Tiết 2 . Bài 1 ( Tiếp theo) III. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Băc mỹ. A. Mục tiêu bài học : 1. Kiến thức : HS cần nắm được : - Nguyên nhân , diễn biến , tính chất , ý nghĩa lịch sử của cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 nước thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ và sự thành lập Hợp chủng quốc châu Mỹ - Nắm được kiến thức cơ bản , chủ yếu là khái niệm “ cách mạng Tư sản”. 2. Thaựi ủoọ: - Nhận thức đúng vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng TS . - Nhận thức đúng về CNTB có mặt tiến bộ : là XH phát triển cao hơn XHPK, và hạn chế của nó : vẫn là bóc lột thay thế chế độ PK . 3. Kỹ năng : - Sử dụng tranh ảnh , bản đồ lịch sử . - Chủ động học tập giải quyết các vấn đề đặt ra trong bài . B. Phương tiện dạy học : - Bản đồ thế giới để xác định vị trí các nước đang học. - Lược đồ 13 nước thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ - Sưu tầm các tài liệu liên quan . C. Tiến trình dạy học : 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ : * Hiện tượng nào sau đây trong nền kinh tế Tây Âu TK XV – XVII được xem là mới xuất hiện ? Các công trường thủ công Các xưởng có thuê mướn nhân công ( Đ ) Các hội buôn bán Các trung tâm sản xuất , buôn bán Các ngân hàng . (Đ ) * Vì sao Cách mạng TS Hà Lan được coi là sự kiện mở đầu thời kỳ lịch sử thế giới Cận đại ? Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng : a) Cách mạng TS Hà Lan nổ ra đầu tiên ( tháng ... uẩn bị nội dung câu hỏi kiểm tra - Phôtô đề cho học sinh - Hướng dẫn HS ôn tập, chuẩn bị kiểm tra 2. Học sinh: Ôn tập theo sự hướng dẫn của GV - Chuẩn bị phương tiện làm bài C. Tiến trình bài kiểm tra 1. ổn định tổ chức lớp 2. Phát đề và nêu yêu cầu trong tiết kiểm tra 3. GV quản lí Hs trong suốt thời gian làm bài Đề bài lấy trong ngân hàng đề hoặc tham khảo đề bài sau: D. Hướng dẫn học ở nhà. - Ôn lại các kiến thức trong bài kiểm tra, so sánh đối chiếu với bài làm của bản thân. - Hệ thống lại các kiến thức lịch sử đã học trong chương trình lịch sử lớp 8, lập sổ tay ghi nhớ các sự kiện lịch sử đã học. - Chuẩn bị SGK, sách bài tập của lịch sử lớp 9 Đề bài: Câu 1. ( 3điểm): Nêu đặc điểm của từng giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam sau chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp (1897-1914) Câu 2. ( 3 điểm): Trình bày hiểu biết của em về phong trào Đông Du ( 1905-1909) Câu 3 (4 điểm): Nêu điểm khác nhau giữa các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX về mục đích, lực lượng tham gia, hình thức đấu tranh. Ma trận đề kiểm tra học kì ii Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Bài 29 Câu 1( 4đ) 1 (3đ) Bài 30 Câu 2(3đ) Câu 3 (3đ) 2(7đ) Tổng 1 (3đ) 2(7đ) 3 (10đ) Biểu điểm và đáp án Câu 1. ( 4 đ) Cần nêu rõ đặc điểm giai cấp, nghề nghiệp và thái độ chính trị của các giai cấp cũ ( nông dân, địa chủ), các giai cấp, tầng lớp mới ( tư sản, tiểu tư sản, công nhân): Nông dân chiếm số đông nhất trong xã hội nhưng bị tước đoạt ruộng đất, bị bóc lột nặng nề, bị phá sản và phân hoá. Là giai cấp mâu thuẫn gay gắt với chế độ phong kiến thực dân, sẵn sàng tham gia đấu tranh và là lực lượng đông đảo nhất trong các cuộc đấu tranh sau này Địa chủ là giai cấp thống trị, câu kết với thực dân Pháp để bóc lột nhân dân ta bằng địa tô, là tay sai của thực dân Pháp Tư sản là những người làm ăn lớn về kinh tế nhưng luôn bị thực dân Pháp chèn ép, bị lệ thuộc , có thái độ cải lương trong cuộc đấu tranh chống Pháp và phong kiến tay sai. Tiểu tư sản gồm học sinh, sinh viên, trí thức, những người buôn bán nhỏ, dân nghéo thành thịcó đời sống dễ chịu nhưng bếp bênh. Có ý thức dân tộc và tích cực tham gia đấu tranh Công nhân là những người xuất thân từ nông dân, bị bóc lột nặng nề nhất nên có tinh thần đấu tranh kiên quyết nhất, có ý thức tổ chức và kỉ luật cao. Đây sẽ là giai cấp giữ vị trĩ lãnh đạo trong các cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp và dân tộc Câu 2 ( 3 điểm). Cần trình bày được về: Lãnh đạo, lực lượng tham gia. Mục tiêu, khuynh hướng đấu tranh. Diễn biến. Kết quả Câu 3 ( 3 điểm). Cần đảm bảo yêu cầu sau: Các nội dung chủ yếu Xu hướng cứu nước cuối thế kỉ XIX Xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX Mục đích Đánh Pháp, giành độc lập dân tộc, xây dựng lại chế độ PK Đánh Pháp, giành độc lập dân tộc, kết hợp với cải cách xã hội, xây dựng chế độ quân chủ lập hiến và cộng hoà tư sản Thành phần lãnh đạo Văn thân, sĩ phu phong kiến yêu nước Tầng lớp nho học trẻ đang trên đường tư sản hoá Hình thức hoạt động Vũ trang Vũ trang, tuyên truyền giáo dục, vân động cải cách xã hội, kết hợp lực lượng bên trong và bên ngoài Tổ chức Theo lề lối phong kiến Biến đấu tranh giai cấp thành tổ chức chính trị sơ khai Lực lượng tham gia Đông, nhưng hạn chế Nhiều tầng lớp, giai cấp, thành phần xã hội. ____________________________________________________ Tiết : 52. Tuần : 35 Ngày soạn : 01 / 05 / 2009 Ngày dạy : 05 / 05 / 2009 làm bài kiểm tra hkiI A. Mục tiêu của bài học. 1.Kiến thức : - Qua giờ kiểm tra nhằm đánh giá kiến thức của HS nắm được trong cả quá trình HKII. - Thấy rõ mức độ tiếp thu bài và ý thức học tập của HS, trên cơ sở đó cho điểm chính xác từng HS về kiến thức đã được học. 2.Tư tưởng : - Giáo dục tinh thần tự giác sáng tạo của HS . - Rèn tính kỷ luật – nghiêm túc trong học tập của HS . 3. Kỹ năng : - Ghi nhớ các sự kiện , phân tích đề - Phát triển tư duy và lập luận của HS. b. nội dung : 1. Giấy kiểm tra : GV chuẩn bị . 2. Đề bài : Lấy tại văn phòng Hiệu trưởng . 3. Kiểm tra theo lịch của nhà trường 4. Hướng dẫn học ở nhà. _____________________________________________ Tuần 31 - Tiết 44 Ngày soạn :07 / 04 / 2009 Ngày dạy : 09 (8B+D) ; 10 (8A+C)/ 04 / 2009 Bài 2 . quá trình hình thành và phát triển Thành phố hải phòng ( 1874 – 1918 ) A. Mục tiêu của bài học. 1. Kiến thức : HS nắm được : - Sự ra đời của thành phố Hải Phòng . - Đặc điểm lịch sử nổi bật của vùng đất Hải Phòng . - Quá trình phát triển của thành phố Hải Phòng 2. Tư tưởng : Giáo dục cho HS : - Truyền thống yêu nước, xây dựng thành phố của nhân dân Hải Phòng . - Trân trọng và kính yêu những vị anh hùng dân tộc hy sinh vì nghĩa lớn 3. Kỹ năng : - Rèn luyện cho HS kỹ năng sử dụng bản đồ - Phân tích , tổng hợp , đánh giá các sự kiện lịch sử . B. Phương tiện dạy học. - Bản đồ Hải Phòng thế kỷ XX . - Tranh ảnh nhân vật , câu chuyện lịch sử C. Tiến trình dạy học. 1. Kiểm tra bài cũ. * Nêu tóm tắt những sự việc và tên người đã tham gia phong trào đấu tranh trên đất Hải Phòng hoặc tại địa phương Kiến An ? * Giới thiệu tóm tát những tư liệu, hiện vật đã sưu tầm được về các phong trào như : tranh ảnh, hiện vật, di tích hiện còn 2. Dạy bài mới. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt GV: Giới thiệu những nét chính về nền móng đầu tiên của thành phố Hải Phòng xưa : + Ban đầu là một làng chài nhỏ gần cửa sông, có bến tàu thuyền ( Bến Ninh Hải ) , trạm quan thuế & đồn canh cửa biển (đồn Hải Phòng ) + Về mặt tự nhiên, HP được tạo lập và phát triển thành một thành phố – cảng biển trước hết là nhờ vị trí đối với sông và biển : Cửa Cấm là cửa sông khá rộng và sâu . Hệ thống sông Thái Bình thông với hệ thống sông Hồng + Quân sự , HP là một đồn tiền tiêu ở vịnh Bắc bộ có lợi thế phát hiện & ngăn chặn mọi hành động xâm lăng từ ngoài vào đất liền như từng diễn ra trong LS . ?: Vị trí của HP đã tạo ra những thuận lợi gì cho sự phát triển Hải Phòng ? ?:HP ra đời trong hoàn cảnh nào ? GV: Phân tích cho HS thấy sự phát triển của thành phố Hải Phòng trong thế kỷ XIX . Trình bầy rõ công cuộc đô thị hoá ở Hải Phòng trong những năm 1888 – 1918 . + 1892, Pháp tiến hành xây Nhà máy điện + Từ 1894 đến năm 1900 xây dựng 30 km đường ống dẫn nước ngọt từ Uông Bí về HP . + Các nhà máy lớn được xây dựng : Xi măng , Điện,nước sợi,hoá chất + Cảng HP được xây dựng & mở rộng,1891 hệ thống cầu sắt dài 800 m được lắp đặt + Các hãng buôn nổi tiếng của Pháp đều có trụ sở hoặc chi nhánh tại HP + Mạng lưới điện thoại liên tỉnh HP – HN được khai thác từ năm 1906. GV: Nêu tình hình phát triển kinh tế của HP trong cuộc khai thac thuộc địa lần thứ nhất : +Là hải cảng lớn thứ hai của cả nước + Nền kinh tế phát triển nhanh . + Nông thôn HP vẫn làm nông nghiệp là chủ yếu, kết hợp với nghề thủ công cổ truyền.Các huyện ven biển có thêm nghề cá. HP Thực sự là một thành phố mạng tính chất thuộc địa ?: Em hãy trình bầy sự phân bố dân cư của thành phố HP những năm đầu thế kỷ XX ? - HP là một tụ điểm trung chuyển của tuyến giao thông dẫn đến các thị trường châu á - Thái Bình Dương . Phát triển cảng biển nối liền với Hà Nội – trung tâm chính trị , kinh tế, văn hoá & lâu đời nhất của đất nước. - Sau khi Pháp hạ thành Hà Nội lần thứ nhất ,dẫn đến việc ký kết Hiệp ước 1874 với triều đình nhà Nguyễn Theo đó nhà Nguyễn chính thức mở cửa thông thương cảng Hải Phòng . Trong 15 năm (1874 – 1888 ) ở HP diễn ra quá trình đô thị hoá nhanh chóng : + Khu dân cư người Việt và Hoa kiều tập trung chủ yếu ở làng An Biên thuộc hữu ngạn sông Tam Bạc dần dần đông đúc + Năm 1876, nhà Nguyễn bỏ lệnh cấm dân vượt biển đi buôn mà chỉ bắt đóng thuế để tăng thu nhập cho nhà nước. Lúc này nhà nước đặt một chợ mua gạo ở An Biên.Bộ mặt phố xá cũng thay đổi.Nhiều nhà cửa cũng mọc lên khu vực buôn bán đông vuithuộc các phố Tam Bạc,Quang Trungngày nay + Về mặt hành chính: Năm 1887, nhà Nguyễn thành lập nha Hải Phòng. 1888, Tổng thống Pháp ra sắc lệnh thành lập thành phố Hải Phòng - Vì thành phố mới ra đời nên dân cư từ mọi nơi đến làm ăn sinh sống tại HP rất đông : - Năm 1920: Tổng số dân HP là 46.848 người , trong đó người Việt là 35.000 người (chiếm 83,3%) - Là chiếc nôi ra đời của giai cấp công nhân VN.Có thể nói: Đội ngũ công nhân HP ra đời ngay trong cuộc khai thác lần thứ nhất, trước cả g/cấp TS bản xứ . Tầng lớp tiểu TS tăng nhanh theo quá trình đô thị hoá. Nông dân bị bóc lột nên bị phá sản ngày càng nhiều . Một số ít trở thành công nhân. => Chính sách bóc lột của TD Pháp đã đẩy các tầng lớp nhân dân HP vào cảnh đói nghèo,lầm than , tủi nhục 1. Những nền móng đầu tiên : - Là một làng chài nhỏ gần cửa sông . - Được tạo lập & phát triển thành một thành phố – cảng biển - Quân sự : HP là một đồn tiền tiêu của vịnh Bắc bộ 2. Thành phố Hải Phòng ra đời (1874 – 1888 ) + Hiệp ước 1874 triều đình nhà Nguyễn chính thức mở cửa thông thương cảng Hải Phòng . Trong 15 năm (1874 – 1888 ) ở HP diễn ra quá trình đô thị hoá nhanh chóng + Về mặt hành chính: Năm 1887, nhà Nguyễn thành lập nha Hải Phòng. 1888, Tổng thống Pháp ra sắc lệnh thành lập thành phố Hải Phòng. 3. Thành phố Hải Phòng phát triển trở thành một thành phố – hải cảng thuộc địa ( 1888 – 1918 ) a) Công cuộc đô thị hoá ở HP được đẩy mạnh vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX : + 1892, Pháp tiến hành xây Nhà máy điện + Từ 1894 đến năm 1900 xây dựng 30 km đường ống dẫn nước ngọt từ Uông Bí về HP . + Các nhà máy lớn được xây dựng: Xi măng , Điện,nước, sợi,hoá chất + Cảng HP được xây dựng & mở rộng, 1891 hệ thống cầu sắt dài 800 m được lắp đặt + Mạng lưới điện thoại liên tỉnh HP – HN được khai thác từ năm 1906. b) Về kinh tế : +Là hải cảng lớn thứ hai của cả nước + Nền kinh tế phát triển nhanh . + Nông thôn HP vẫn làm nông nghiệp là chủ yếu,kết hợp với nghề thủ công cổ truyền.Các huyện ven biển có thêm nghề cá. HP Thực sự là một thành phố mạng tính chất thuộc địa c) Sự phân hoá dân cư: - Năm 1920: Tổng số dân HP là 46.848 người , trong đó người Việt là 35.000 người ( chiếm 83,3 % ) - Là chiếc nôi ra đời của giai cấp công nhân VN - Tầng lớp tiểu tư sản tăng nhanh theo quá trình đô thị hoá - Nông dân bị bóc lột nên bị phá sản ngày càng nhiều Một số ít trở thành công nhân. Chính sách bóc lột của TD Pháp đã đẩy các tầng lớp nhân dân HP vào cảnh đói nghèo,lầm than, tủi nhục 3. Củng cố. * Tại sao nói : HP là một trong những chiếc nôi ra đời giai cấp công nhân ? * Nêu tính chất các cuộc đấu tranh của công nhân trong thời kỳ này ? 4. Hướng dẫn học ở nhà.: * Sưu tầm tài liệu , tranh ảnh về thành phố Hải Phòng * Xem lại các bài tập và bài học chuẩn cho tiết học “ Làm bài tập Lịch sử “
Tài liệu đính kèm: