Giáo án Lịch sử 8 - Bài 27 đến 31

Giáo án Lịch sử 8 - Bài 27 đến 31

Bài 27

 KHỞI NGHĨA YÊN THẾ VÀ PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP

 CỦA ĐỒNG BÀO MIỀN NÚI CUỐI THẾ KỈ XIX.

I. Khởi nghĩa Yên Thế ( 1884 – 1913)

- Đặc điểm của căc cứ Yên Thế: nằm ở phía tây bắc tỉnh Bắc Giang.

- Diện tích: 40- 45 km2.

- Đây là vùng đất đồi, cây cối rậm rạp, khí hậu khắc nghiệt.

- * nguyên nhân diễn ra k/n.

- K.tế nông nghiệp sa sút, nông dân đối khổ, phiêu tán.

- Khi Pháp bình định, Yên Thế là mục tiêu của Pháp; nhân dan Yên Thế đánh Pháp để giữ đất, bảo vệ cuộc sống của mình.

- * Diễn biến: k/n Yên Thế diễn ra 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1( 1884 – 1892): hoạt động của nhiều toán nghĩa quân riêng lẽ( Đề Thuật, Bá Phức, ), có uy tín nhất là Đề Nắm.

- Giai đoạn 2 ( 1893 – 1908 )

- + nổi lên nhân vật Hoàng Hoa Thám, một nông dân nghèo tham gia nghiã quân Đề Nắm.

- + Năm 1892: Đề Nắm chết, Hoàng Hoa Thám chỉ huy nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng lực lượng.

- + Do lực lượng chênh lệch nên nghĩa quân phải giải hòa( lần 1 ) với Pháp = vụ Sétnay.

- + Pháp buột phải rút khỏi Yên Thế và trả cho nghĩa quân 4 tổng Nhã Nam, Mục Sơn, Yên Lễ, Hữu Thượng.

 

doc 9 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 733Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 8 - Bài 27 đến 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài soạn môn Lịch sử 8 HS: Pham Quốc Huy
Bài 27
 KHỞI NGHĨA YÊN THẾ VÀ PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP 
 CỦA ĐỒNG BÀO MIỀN NÚI CUỐI THẾ KỈ XIX.
Khởi nghĩa Yên Thế ( 1884 – 1913)
Đặc điểm của căc cứ Yên Thế: nằm ở phía tây bắc tỉnh Bắc Giang.
Diện tích: 40- 45 km2.
Đây là vùng đất đồi, cây cối rậm rạp, khí hậu khắc nghiệt.
* nguyên nhân diễn ra k/n.
K.tế nông nghiệp sa sút, nông dân đối khổ, phiêu tán.
Khi Pháp bình định, Yên Thế là mục tiêu của Pháp; nhân dan Yên Thế đánh Pháp để giữ đất, bảo vệ cuộc sống của mình.
* Diễn biến: k/n Yên Thế diễn ra 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1( 1884 – 1892): hoạt động của nhiều toán nghĩa quân riêng lẽ( Đề Thuật, Bá Phức,), có uy tín nhất là Đề Nắm.
Giai đoạn 2 ( 1893 – 1908 )
+ nổi lên nhân vật Hoàng Hoa Thám, một nông dân nghèo tham gia nghiã quân Đề Nắm.
+ Năm 1892: Đề Nắm chết, Hoàng Hoa Thám chỉ huy nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng lực lượng.
+ Do lực lượng chênh lệch nên nghĩa quân phải giải hòa( lần 1 ) với Pháp = vụ Sétnay.
+ Pháp buột phải rút khỏi Yên Thế và trả cho nghĩa quân 4 tổng Nhã Nam, Mục Sơn, Yên Lễ, Hữu Thượng.
+ Vốn tráo trở, Pháp bao vây, chuẩn bị tấn công, tiêu diệt nghĩa quân.
+ HH Thám buộc phải giải hòa lần 2 với Pháp để tranh thủ thời gian hòa hoãn sản xuất, tích trữ lương thảo, vũ khí.
Giai đoạn 3 ( 1909 – 1913 ):
+ Pháp tập trung lực lượng mạnh tấn công Yên thế. Lực lượng nghĩa quân hao mòn dần.
+ Ngày 10 – 2 – 1913: Đề Thám bị sát hại, k/n từng bước tan rã
* Nhận xét:
Là cuộc k/n có t.gian tồn tại dài nhất gần 30 năm.
Về quy mô: k/n diễn ra trên địa bàn tương đối rộng.
Thành phần: nông dân.
Tính chất: tính dân tộc, nhân dân sâu sắc.
Nguyên nhân thất bại: thực dân Pháp mạnh mà còn cấu kết với pk để đàn áp fong trào; lực lượng nghĩa quân còn mỏng lại bị cô lập, bó hẹp trong địa bàn địa phương.
Phong trào chống pháp của đồng bào miền núi.
Nam kì: Đồng bào Thượng, Khrme, Xtiêng sát cánh cùng người Kinh chống Pháp.
Tây Nguyên : các tù trưởng Nơtrang Gư, Ama Con kêu gọi nhân dân rào làng chống Pháp.
Tây Bắc ( Sơn La,Lai Châu,): Nguyễn Quang Bích. Nguyễn Quang Giáp.
Đông Bắc: phong trào chống Pháp của người Dao, Người Hoa.
Nguyên nhân thất bại:
+ Pháp đang mạnh.
+ Trình độ các thủ lĩnh còn quá thấp, đời sống nhân dân khó khăn dễ bị mua chuộc.
Yù nghĩa:
+ phong trào miền núi góp phần làm chậm bước tiến của kẻ thù.
+ góp phần vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. 
 1
Bài soạn môn Lịch sử 8 HS: Phạm Quốc Huy 
Bài 28 :
TRÀO LƯU CẢI CÁCH DUY TÂN Ở VIỆT NAM NỮA CUỐI THẾ KỈ XIX
Tình hình Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX.
Kinh tế: nông nghiệp sa sút; thủ công nghiệp bế tắc; tài chính cạn kiệt.
Xã hội:
+ Thực dân Pháp xâm lược.
+ Nông dân nối dậy khởi nghĩa khắp nơi.
- Nguyên nhân khủng hoảng:
+ triều đình vẫn thực hiện chính sách đối nội, đói ngoại lạc hậu, phản động.
+ thực dân Pháp xâm lược và mở rộng chiến tranh.
à Mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp đan xen làm cho xã hội trở nên rối loạn.
Các giải pháp cải thiện tình hình:
+ Thay đổi chế độ xã hội hoặc là tiến hành cải cách xã hội làm cho dân mạnh, nước giàu để tự cường.
Những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX
* Nguyên nhân đề nghị cải cách.
- Từ thực trạng khủng hoảng kinh tế – xã hội ở VN lúc đó.
- Xuất phát từ lòng yêu nước thương dân, mong muốn đất nước giàu mạnh, đủ sức đương đầu với thực dân Pháp.
- Các sĩ phu, quan lại có điều kiện đi nhiều, được chứng kiến, tiếp cận với sự phát triển và những thành tựu của nền kinh tế, văn hóa phương Tây. Họ mong muôn nước ta cũng phát triển cường thịnh như phương Tây.
* Các nhà cải cách tiêu biểu: Trần Đình Túc, Nguyễn Lộ Trạch, Nguyễn Trường Tộ,
- Về Nguyễn Trường Tộ( 1828 – 1871 )
+ Con nhà nho nhưng theo đạo Thiên Chúa.
+ Thông minh, đi nhiều, biết nhiều
+ Có nhiều đề nghị, cải cách lên làm vua.
* Nội dung của đề nghị cải cách:
Nhằm đổi mới công tác nội trị, ngoại giao,kinh tế, văn hóa, như:
Khai khẩn ruộng hoang.
Khai mỏ.
Phát triển buôn bán.
Chấn chình quốc phòng.
Chấn chỉnh lại bộ máy cai trị.
Khai thông dân trí.
Mở rộng ngoại thương.
Kết cục của các đề nghị cải cách:
 Kết quả:
Tác động đến một bộ phận quan lại trong triều đình.
Góp phần làm nới lỏng chính sách bế quan tỏa cảng
Triều đình Huế bớt ngặt nghèo với Thiên Chúa giáo.
Hầu hết các đề nghị cải cách không được thực hiện.
 Nguyên nhân đề nghị cải cách không thức hiện
Nội dung đề nghị cải cách chưa hợp thời: dập khuôn, mô phỏng theo nước ngoài có điều kiện khác nước ta.
Nguyên nhân chính là do triều đình Huế bảo thủ trì trệ, lạc hậu, đối lập với sự thay đổi.
 Yù nghĩa đề nghị cải cách:
Phản ánh nhu cầu thực tại khách quan của xh nước ta lúc đó. 2
Bài soạn môn Lịch sử 8 HS: Phạm Quốc Huy
Góp phần tấn công những tư tưởng lỗi thời, ảo thủ cản trở bước tiến của lịch sứ dân tộc
Chương II. XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ NĂM 1897 – 1918
Bài 29
CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP - NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI VIỆT NAM
Cuộc khai thác thuộc địa lần nhất của thực dân Pháp ( 1897 – 1914 )
Tổ chức bộ máy nhà nước.
Tổ chức bộ máy nhà nước do Pháp dựng lên ở nước ta: theo sắc lệnh ngày 17 – 10 – 1887
Liêng bang Đông Dương gồm Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì và Campuchia. Năm 1899 thêm Lào.
Liêng bang Động Dương do 1 viên toàn quyền Pháp đứng đầu.
Việt Nam bị chia làm 3 kì và 3 chế độ cai trị khác nhau: bắc kì nửa bảo hộ, trung kì bảo hộ và nam kì thuộc địa.
Một kì gồm nhiều tình do các viên quan Pháp cai quản.
Tỉnh gồm châu, phủ huyện. Châu, phủ, huyện gồm nhiều làng xã do chức dịch địa phương cai quản.
Nhận xét.
Tổ chức chính quyền do Pháp dựng lên và cai trị chặt chẽ, chúng với tay đến tận các vùng nông thôn.
Kệt hợp giữa nhà nước thực dân và tay sai phong kiến.
Mục đích;
Chia để trị, Pháp chia rẽ các dân tộc Đông Dương trong sự thống giả tạo. Chia rẽ các vùng, miền, các dân tộc.
Tăng cường áp bức bóc lột, kìm hẹp, nhằm làm giàu cho tư bản Pháp.
Biến Đông Dương thành một xứ thuộc Pháp; xóa tên Việt Nam, Lào, Campuchia trên bản đồ thế giới.
Chính sách kinh tế.
Mục tiêu của Pháp: vơ vét, bóc lột tối đa sức người, sức của cùa Đông Dương.
Nội dung chính sách kinh tế.
Nông nghiệp: ra sức cướp đoạt ruộng đất của nông dân( năm 1902, Pháp chiếm 182.000 ha ở Bắc kì.
Công nghiệp: khai thác mỏ xuất khẩu kiếm lời ( năm 1912 sản lượng than tăng 2 lần so với năm 1903; năm 1911 khai thác hàng vạn tấn quặng.
Thương nghiệp: độc chiếm thị trường mua bán hàng hóa, nguyên liệu và thu thuế.
Giao thông: mở mang cầu đường, bến càng, phục vụ vận chuyển hàng, hành quân đàn áp.
Tác động
Tích cực: nền kinh tế phong kiến Việt Nam có sự du nhập của một số yếu tố của nền sàn xuất TBCN nên có nhiều tiến bộ; của cải vật chất nhiều hơn, phong phú hơn.
Tiêu cực:
+ Tài nguyên thiên nhiên bị vơ vét cạn kiệt.
+ Nông nghiệp vẫn trong tình trạng lạc hậu, giẫm chân tại chỗ
+ Nông dân bị cướp đoạt ruộng đất, bóc lột tàn nhẫn.
+Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, què quặt, thiếu công nghiệp nặng.
Kinh tế không phát triển, lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp
Chính sách văn hóa, giáo dục.
Mục đích. 
Duy trì chế độ giáo dục dưới thời phong kiến qua các kì thi Hương, Hội, Đình có thêm môn tiếng Pháp.
 3
Bài soạn môn Lịch sử 8 HS: Phạm Quốc Huy
Mở một số trường học, cơ sở văn hóa, y tế,chỉ nhằm tạo ra một lớp người bản xứ phục vụ cho việc cai trị của chúng; kìm hãm dân ta trong vòng ngu dốt; khuyến khích các tệ nạn: ma chay, rượu chè, mê tín=> cai trị dễ dàng hơn. 
 Hệ thống giáo dục phổ thông thời thuộc Pháp 
 - Hạn chế tối đa số người được đi học.
Càng lên cao, số người đi học càng ít.
Nội dung học: tiếng Pháp dần trở thành yêu cầu bắt buộc, nhằm đào tạo tay sai.
Những biến chuyển của xã hội Việt Nam
Các vùng nông thôn.
Các giai cấp dưới thời phong kiến là nông dân và địa chủ
Sự biến đổi của các giai cấp ở nông thôn.
Bộ phận quan lại, địa chủ
+ Đông thêm về số lượng
+ Đơn vị chính trị, kinh tế được tăng cường.
+ Thái độ chính trị: cuối thế kỉ XIX ít nhiều giữ vai trò lãnh đạo, đầu thế kỉ XX làm tay sai cho bọn Pháp, cùng với Pháp đán áp, bóc lột nông dân. Một số địa chủ vừa và nhỏ có ít nhiều tinh thần yêu nước.
Giai cấp công nhân bị phá sản, bần cùng hàng hóa, trở thành tá điền, phu đồn điền, công nhân,
+ Thái độ chính trị: căm ghét thực dân, phong kiến, có tinh thần dân tộc sâu sắc, sẵn sàng tham gia đấu tranh chống áp bức, bóc lột khi được vận động, giác ngộ.
Đô thị phát triển, sự xuất hiện các giai cập, tầng lớp mới.
Đầu thế kỉ XX đô thị ngày càng phát triền.
Cũ : Hà Nội, Sài Gòn – Chợ Lớn, Hải Phòng.
Mới:Nam Định, Hòn Gai, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Biên Hòa
Nguyên nhân.
Đô thị là kết quả tất yếu của quá trình đầu tư, khai thác của chủ nghĩa thực dân.
Là trung tâm hành chính, tập trung co sở sản xuất, dịch vụ, đầu mối chính trị trong cả nước.
Cuối thế kỉ XIX, đô thị chỉ là trung tâm hành chính đơn thuần.
Các giai cấp, tầng lớp ở đô thị; thái độ chính trị của từng giai cấp:
Tư sản gồm: các nhà thầu khoán, đại lí, chủ hãng buôn bán, chủ xưởng,
Bị chèn ép, kìm hãm, lệ thuộc.
Họ chỉ cần có những thay đổi nhỏ để tiếp tục kinh doanh.
Chưa dám hưởng ứng cuộc vận động giải phóng dân tộc.
Tiểu tư sản thành thị: gồm chủ xưởng nhỏ, buôn bán nhỏ, viện chức cấp thấp
Có cuộc sống dễ chịu hơn công nhân, nông dân.
Có tinh thần dân tộc; hào hứng tham gia cuộc vận động cứu nướ ...  đường giải phóng dân tộc
Bên ngoài: 
Tư tưởng dân chủ tư sản châu Aâu được truyền vào Việt Nam qua sách báo Trung Quốc. 4
Bài soạn môn Lịch sử 8 HS: Phạm Quốc Huy
Tấm gương tự cường của Nhật Bản ảnh hưởng lớn đến những sĩ phu yêu nước. Họ muốn học tập, dựa vào Nhật Bản để đánh Pháp..
 Xu hướng cứu nước
 Cũ Mới 
 Mục đích: - Đánh Pháp,xây dựng lại chế độ phong kiến Đánh Pháp và cải cách xã hội, xâydựng chếđộ 
 Quân chủ lập hiến và dân chủ cộng hòa 
Lãnh đạo: - sĩ phu, văn thân yêu nước. – Nho học trẻ được tư sản hóa.
Phương thức – Vũ trang - Vũ trang, tuyên truyền vận động torng và ngoài nước 
đấu tranh:
Tố chức - Theo lề lối phong kiến - Biến đấu tranh thàn tổ chức chính trị sơ 
chiến đấu: khai.
Lực lượng: - đông nhưng hạn chế - nhiều giai cấp, tầng lớp, thành phần xã hội
Bài 30
PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN NĂM 1918
Phong trào yêu nước trước chiến tranh thế giới thứ nhất
Phong trào Đông du ( 1905 – 1909)
Quan điểm của Phan Bội Châu:
Độc lập cần làm trước để đi tới phú cường.
Muốn độc lập chỉ có một con đường bạo động ( truyền thống dân tộc ), được phát triển khai trước hết bằng việc chuẩn bị lực lượng, tuyên truyền yêu nước và khả năng liên kết quốc tế.
Mục đích: lập ra nước Việt Nam độc lập
Lí do dựa vào Nhật Bản:
Nhật cùng màu da, cùng chịu ảnh hưởng nền văn hóa Hán học.
Nhật khác Trung Quốc là theo con đường của tư bản châu Aâu nên giàu, mạnh, chiến thắng đế quốc Nga ( 1905)
Diễn biến:
Ngày 10 – 5 – 1905: Phan Bội Châu cùng những người lãnh đạo hội Duy tân sang Nhật Bản cầu viện.
Người Nhật hứa đào tạo giúp bộ bạo động vũ trang sau này.
Năm 1908, Pháp cấu kết với Nhật trục xuất những người Việt Nam yêu nước ra khỏi Nhật.
Tháng 3 – 1909, Phan Bội Châu rời Nhật; phong trào tan rã, hội ngừng hoạt động.
Nguyên nhân thất bại.
Các thế lực đế quốc: Pháp – Nhật cấu kết với nhau để trưc xuất những người VN yêu nước rởi khỏi Nhật.
Bài học.
Chủ trương bạo động là đúng nhưng tư tưởng cầu viện là sai. Không thể dựa vào đế quốc mà đánh đế quốc được.
Cần xây dựng thực lực trong nước, trên cơ sở thực lực mà tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế chân chính
Đông Kinh nghĩa thục.( 1907)
Đông Kinh nghĩa thục:
Đông Kinh : tên gọi cũ của Hà Nội.
Nghĩa thục: trường tư làm việc nghĩa, việc công ích.
Người khởi xướng:
Lương Văn Can 5
Bài soạn Lịch sử 8 HS: Phạm Quốc Huy
Nguyễn Quyền 
 Hoạt động chính.
Mở trường dạy học.
Tổ chức bình văn, xuất bản sách báo.
 Điểm khác.
Phạm vi mở rộng trên địa bàn nhiều tỉnh: Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình,
Số lượng học sinh: nhiều khoảng 1000 hs
H.động trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, giáo dục.
Nội dung dạy và học: thêm nhiều môn khoa học thực dụng mới: địa lý. Lịch sử. Khoa học thường thức.
 Tính chất tiến bộ:
Đông Kinh nghĩa thục là hoạt động cách mạng có mục đích, có phân công, phân nhiệm cụ thể, có cơ sở ở các địa phương.
Đông Kinh nghĩa thục góp phần nâng cao lòng yêu nước, chí tiến thủ cho quần chúng.
Truyền bá tư tưởng học thuật mới, nếp sống mới có tiến bộ, phối hợp, hỗ trợ với phong trào Đông du và Duy tân.
Chống nền giáo dục cũ với tín điều của Hán nho, hủ Nho mà Pháp lợi dụng để ngu dân.
Hô hào lập hội buôn, phát triển công, thương nghiệp.
Đả phá, lên án fong tục, tập quán lạc hậu.
Tố cáo thực dân Pháp, thức tỉnh đồng bào.
Cuộc vận động Duy tân và phong trào chống thuế ở Trung Kì. ( 1908 )
Cuộc vận động Duy tân
Quan niệm của phái Duy tân ở Trung Kì:
Hoạt động mang tính ôn hòa, không đụng chạm đến nền thống trị của thực dân
à Hoạt động công khai.
Bỏ cái cũ, theo cái mới
Lãnh đạo: Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp,
Hoạt động: giống hoạt động Đông Kinh nghĩa thục
Mở trường, diễn thuyết các vấn đề về xã hội, về tình hình thế giới.
Đả phá hủ tục phong kiến lạc hậu.
Cỗ vũ nếp sống mới, cái mới: cắt tóc, mặc áo ngắn.
Cổ động mở mang công, thương nghiệp.
Phong trào chống thuế ở Trung Kì ( 1908)
Nguyên nhân bùng nổ:
Chính sách cai trị, chính sách thuế tàn bạo của thực dân Pháp làm cho đời sống nhân dân vô cùng khổ cực.
Chịu ảnh hưởng của phong trào Duy tân ở Trung Kì.
Diễn biến:
Phong trào bắt đầu từ Quảng Nam và lan sang các tỉnh khác khắp Trung kì
Làm tê liệt chính quyền thực dân phong kiến ở nông thôn.
Từ đấu tranh hòa bình, phong trào thiên về bạo động.
Kết quả:
Thực dân Pháp thẳng tay đàn apù bắt bớ.
Các nhà yêu nước bị bắt, kết án. Phong trào thất bại.
Phong trào yêu nước trong thởi kì chiến tranh thế giới thứ nhất( 1914 – 1918 )
Chính sách của thực dân Pháp ở Đông Dương trong thời chiến. 6
Bài soạn Lịch sử 8 HS: Phạm Quốc Huy
 Những thay đổi trong chính sách kinh tế – xã hội của Pháp :
Nông nghiệp:
Diện tích đất chuyên canh cây lúa bị thu hẹp.
Nông dân phải trồng các cây trồng phục vụ cho chiến tranh: đậu, lạc, thầu dầu, cao su,
Nông dân bị bắt làm lính đưa sang chiến trường châu Aâu.
Công nghiệp: hàng vạn tấn kim loại quý, hiếm bị Pháp khai thác.
Pháp còn bắt dân ta mua công trái để chi phí cho chiến tranh.
Tác động:
Tiêu cực: Pháp ra sức vơ vét, bóc lột sức người, sức của ném vào chiến tranh.
Tích cực:
Pháp đầu tư vào các cơ sở công nghiệp ít nhiều cho nền kinh tế nước ta có nét khởi sắc.
Giai cấp tư sản dân tộc có điều kiện vươn lên.
Nông nghiệp có những nét mới: diện tích trồng cây công nghiệp tăng, chủng cây trồng phong phú, năng suất, sản lượng nông nghiệp được nâng lên.
Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế ( 1916). Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên ( 1917)
Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế 
Lãnh đạo: Thái Phiên, Trần Cao Vân, vua Duy Tân.
Lực lượng tham gia: anh em binh lonh1 ở Huế
Kết quả:
Kế hoạch k/n bị bại lộ
Trại lính bị đóng cửa
Anh em lính bị tước khí giới
Thái Phiên , Trần Cao Vân bị bắt và xử tử.
Vua Duy Tân bị đi đày ở châu Phi.
 Nguyên nhân thất bại:
Chưa có thời cơ
Lãnh đạo, tổ chức non kém
Mang nặng tư tưởng quân chủ lập hiến đã trở nên lạc hậu, lỗi thời.
Khởi nghĩa binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên 1917
Lãnh đạo: Lương Ngọc Quyến, Đội Cấn, 
Nguyên nhân:
Binh linh VN bị bạc đãi, phải đi làm bia đỡ đạn cho Pháp ở chiến trường châu Aâu
Rất căm phẫn, họ đã phối hợp với tù chính trị để k/n.
 Diễn biến:
Nghĩa quân giết tên giám binh Pháp, phá nhà lao thả tù chính trị
Chiếm công sở, làm chủ tỉnh lị.
Không chiếm được trại lính của Pháp.
Khi Pháp có thêm viện binh từ 2 phía, nghĩa quân phải rút lui, Lương Ngọc Quyến hi sinh.
Đội Cấn tiếp tục lãnh đạo nghĩa quân chiến đấu ở vùng núi thêm 5 tháng nữa.
Đội Cấn bị thương, ông tự sát.
 Kết quả: khởi nghĩa thất bại.
Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước.
Bối cảnh lịch sử:
Phong trào Cần Vương thất bại
Phong trào chống Pháp vẫn phát triển dưới những hình thức mới nhưng vẫn không giành được thắng lợi. 7
Bài soạn Lịch sử 8 HS: Phạm Quốc Huy
 Lí do : Pháp đang mạnh nhưng ta vẫn bế tắc về đường lối 
Động cơ:
Không tán thành con đường của các bậc tuyền bối.
Người muốn tìm bí mật đằng sau những từ mĩ miều mà Pháp sử dụng như: Tự do – Bình đẳng – Bác ái  là gì?
 Hoạt động chính:
5 – 6 – 1911: Bác ra đi từ bến cảng Nhà Rồng.
6 – 7 – 1911 : đến cảng Mácxây của Pháp.
1912: đi TBN, BĐN, vòng qua Bắc Phi, Tây Phi.
1913: từ Mĩ Người trở về Anh
1917: từ Anh về Pháp làm nhiều nghề, tham gia nhiều hoạt động trong fong trào công nhân Pháp.
Tham gia hội những ngưởi Việt Nam yêu nước tại Pháp.
Viết báo, truyền đơn, dự mít tinh tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam .
Điểm mới trong hướng đi của BÁc:
Cũng xuất phát tử chủ nghĩa yêu nước nhưng Người không đi theo con đường mà các bậc tuyền bối đã đi.
Người sống và hoạt động thực tiễn trong phong trào công nhân Pháp.
Tiếp nhận ah2 của CM tháng 10 Nga 1917 và chủ nghĩa Mác – Lênin
Bài 31
ÔN TẬP LỊCH SỬ VIỆT NAM 
TỪ 1858 – NĂM 1918
Những nội dung chủ yếu
Pháp xâm lược Việt Nam vìtrong quá trình phát triển của CNTB, Pháp rất cần thuộc địa; Việt Nam là nơi giàu sức người, sức của.
Triều đình nhà Nguyễn không kiên quyết chống giặc, ảo tưởng vào thương lượng, xa rời nhân dân.
Phong trào Cần Vương phát triển trên quy mô rộng lớn ( Trung Kì, Bắc Kì)
+ Thành phần: sĩ phu, văn thân yêu nước và đông đảo nhân dân.
+ Tính chất: đầu tranh giải phóng dân tộc theo ngọn cờ phong kiến.
+ Tiêu biểu: k/n Ba Đình, bãi Sậy, Hương Khê.
+Hình thức, p2: k/n vũ trang.
+ Ý nghĩa: thể hiện ý chí đấu tranh giành độc lập không gì khuất phục được nhân dân ta.
Nguyên nhân sự chuyển biến đầu thế kỉ XX:
+ Tác động của cuộc khai thác thuộc địa của td Pháp ở Việt Nam.
+ Tác động những luồng tư tưởng trên thế giới vào VN qua Trung Quốc và tấm gương tự cường của Nhật.
Làm bùng nổ phong trào yêu nước theo 1 khuynh hướng mới.
Biểu hiện cụ thể fong trào yêu nước đầu thế kỉ XX:
+ chủ trương đường lối: giành độc lập dân tộc, xây dựng xã hội tiến bộ, dân chủ cộng hòa theo mô hình Nhật Bản.
+ biện pháp đấu tranh: k/n vũ trang, duy tân cải cách.
+ thành phần: bao gồm nhiều giai cấp tầng lớp ở nông thôn và thành thị tham gia.
CÁC SỰ KIỆN CHÍNH CỦA PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG.
 8
Bài soạn Lịch sử 8 HS: Phạm Quốc Huy
 5- 7- 1885.. cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở kinh thành Huế.
 13- 7- 1885. Ra chiếu Cần Vương
 1886 – 1887 . Khởi nghĩa Ba Đình.
 1883 – 1892. Khởi nghĩa Bãi Sậy.
 1885 – 1895. Khởi nghĩa Hương Khê.
 1884 – 1913 . Khởi nghĩa Yên Thế.
Nửa cuối TK XIX . Trào lưu cải cách duy tân.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lich su 8 hocki II.doc